tăng huyết áp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 18 Jan 2019 12:45:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tăng huyết áp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tăng huyết áp trong thai kỳ và sử dụng thuốc http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-huyet-ap-trong-thai-ky-va-su-dung-thuoc-17859/ Fri, 18 Jan 2019 12:45:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-huyet-ap-trong-thai-ky-va-su-dung-thuoc-17859/ [...]]]>

Các hình thái tăng huyết áp thai kỳ

Phân loại theo “The National HBPEP Working Group (2000)”.

Tăng huyết áp mạn: khi huyết áp vượt quá 140/90 mmHg trước thai kỳ hoặc trước tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc kéo dài tới 6 tuần sau sanh.

Tăng huyết áp thai kỳ: tăng huyết áp phát hiện lần đầu sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ mà không có protein niệu. Một số trường hợp diễn tiến tiền sản giật, nếu không huyết áp sẽ trở về bình thường sau sanh được gọi là tăng huyết áp thoáng qua của thai kỳ. Nếu huyết áp vẫn tăng sau sanh được chẩn đoán tăng huyết áp mạn.

Tiền sản giật: tăng huyết áp phát hiện lần đầu sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ với protein niệu hay có ít nhất 300mg/24 giờ.

Sản giật: những cơn co giật không thể quy cho những nguyên nhân nào khác, những cơn này xảy ra sau khi sanh 2 ngày trở lên.

Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn.

Những vấn đề trong chẩn đoán tiền sản giật

Một số vấn đề vốn có trong chẩn đoán hội chứng chưa rõ nguyên nhân dựa trên những dấu hiệu không chuyên biệt, chẳng hạn huyết áp ở một thai kỳ bình thường sẽ giảm trong tam cá nguỵệt đầu và giữa, có khuynh hướng về ngưỡng trước thai kỳ trong tam cá nguyệt cuối. Bởi vì phụ nữ tăng huyết áp mạn có huyết áp giảm nhiều hơn trong thai đầu, huyết áp của họ gia tăng theo sau ở thai kỳ kế có thể sẽ khởi phát tiền sản giật. Ngoài ra những người tăng huyết áp mạn có thể chưa ghi nhận protein niệu trước đó.

Tăng huyết áp trong thai kỳ và sử dụng thuốc

Nếu chỉ phát hiện sau tam cá nguỵệt giữa chẩn đoán tiền sản giật chắc chắn hơn.

Phân biệt giữa tăng huyết áp mạn và tiền sản giật là vấn đề quan trọng “tiền sản giật nhiều hơn tăng huyết áp; đó là một hội chứng toàn thân trong đó một số không tăng huyết áp, có những biến chứng có thể đe dọa tính mạng dù huyết áp chỉ tăng nhẹ”. Vấn đề xử trí tăng huyết áp và thai kỳ cũng như dự hậu thai kỳ trong tương lai thay đổi theo chẩn đoán, thậm chí tiền sản giật nhẹ có thể diễn tiến nhanh. Nếu được chẩn đoán và xử trí đúng nguy cơ cho cả mẹ lẫn con cải thiện tốt.

Phụ nữ nên được đánh giá trước khi có thai. Nếu tăng huyết áp việc điều trị cần loại trừ thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin. Khi có bệnh thận cần theo dõi cẩn thận tránh dự hậu không tốt.

Chẩn đoán tiền sản giật

Về sinh lý bệnh: bệnh nguyên tiền sản giật được chia 2 giai đoạn, ban đầu tưới máu bánh nhau không đủ, kế đến là phản ứng toàn thân của mẹ. Với những giả thuyết hiện hành, đây là sự di trú thiếu hụt lá nuôi phôi; giảm tưới máu tử cung – bánh nhau; sự kích thích bánh nhau và hội chứng của mẹ.

Phân biệt giữa tăng huyết áp mạn và tiền sản giật là vấn đề quan trọng

 

Phụ nữ có những yếu tố sau cần theo dõi sát:

– Thai lần đầu, tiền sản giật trước đó, có thai trên 10 năm kể từ lần sanh cuối, chỉ số cơ thể BMI ≥ 35, gia đình có mẹ hay chị đã từng mắc tăng HA thai kỳ, bệnh nhân nhẹ cân, huyết áp tâm trương ≥ 80mmHg, protein niệu ≥ 300mg/24 giờ, có thai nhiều lần.

– Tiền sử có tăng huyết áp, bệnh thận mạn, đái tháo đường trước đó; Tăng huyết áp dựa trên tiêu chuẩn 140/90mmHg của ít nhất 2 lần đo, cách nhau 6 giờ hoặc hơn.

– Protein niệu được định nghĩa ≥ 300mg/nước tiểu thu thập 24 giờ hoặc thu thập 2 lần ngẫu nhiên. Tỷ lệ protein – creatinin trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên là cách hợp lý loại trừ protein niệu đáng kể.

– Tăng acid uric máu cũng quan trọng như protein niệu trong xác định nguy cơ thai kỳ.

Tăng huyết áp xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ với protein niệu ở phụ nữ trẻ chưa từng mang thai được nghỉ đến tiền sản giật, đặc biệt có bệnh sử gia đình. Bệnh nhân thường không có triệu chứng nên việc chăm sóc trước khi sanh là cốt lõi để phát hiện những dấu hiệu sớm giúp ngăn ngừa những di chứng nguy hiểm khi hội chứng toàn phát.

Chẩn đoán quá đà

Mặc dù tử vong chu sinh toàn bộ lớn hơn với sự gia tăng huyết áp thoáng qua, khả năng chẩn đoán quá đà tiền sản giật đáng kể ở từng bệnh nhân theo Dekker & Sibai (2001) chỉ có 23  – 33% giá trị tiên đoán âm và 81 – 85% giá trị tiên đoán dương. Vấn đề đặt ra cần theo dõi cẩn thận ít nhất vài ngày đến vài tuần huyết áp và nhịp tim thai phụ ở tuần lễ thứ 18 thai kỳ trước khi bác sĩ lâm sàng quyết định chẩn đoán và điều trị.

Khoảng 15 – 20% phụ nữ tiền sản giật sẽ mắc bệnh lần nữa trong những thai kỳ sau đó

 

Mặt khác ngưỡng huyết áp không cao đáng kể nhưng thai phụ vẫn có thể co giật với huyết áp 160/110 mmHg. Theo báo cáo của National HBPEP Working Group (2000) hầu hết thai phụ diễn tiến chậm tiền sản giật từ mức độ nhẹ đến nặng. Số khác lại diễn tiến nhanh sang thể nặng trong vài ngày hoặc vài tuần. Trường hợp nặng diễn tiến đột ngột vào tiền sản giật nặng hoặc sản giật chỉ trong vài giờ đến vài ngày. Vì thế xử trí lâm sàng tiền sản giật thường quá đà với mục tiêu ngăn ngừa tử vong chu sinh cho mẹ trong thời gian mang thai.

Chẩn đoán phân biệt

Hầu hết thai phụ có biểu hiện tăng huyết áp mà không có những rối loạn nào khác bác bỏ tiền sản giật. Tiền sản giật có thể xảy ra 15 – 25% ở thai phụ có tăng huyết áp mạn. Chẩn đoán tiền sản giật đặt lên trên với những dấu hiện sau: Mới khởi phát hoặc tăng đột ngột protein niệu; Ở những thai phụ có tăng huyết áp và không có protein niệu trong giai đoạn đầu thai kỳ (< 20tuần); Ở những thai phụ có tăng huyết áp và có protein niệu trước 20 tuần; Gia tăng huyết áp đột ngột ở thai phụ có tăng huyết áp đã được kiểm soát tốt trước đó; Giảm tiểu cầu (< 100.000/mm3); tăng men gan ALT hay AST bất thường.

Những biểu hiện bệnh trở nặng

Đông máu nội mạch: tăng hoạt hoá tiểu cầu(-thromboglobulin), đông máu(phức hợp thrombin -antithrombin III), và tổn thương tế bào nội mạc (fibronectin and laminin) được đo tới  4 tuần trước khi khởi phát biểu hiện lâm sàng của tiền sản giật.

Hội chứng HELLP: một số diễn tiến biến chứng nặng hơn gọi là hội chứng HELLP liên quan tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu. Corticoid có thể hữu ích tuy nhiên việc giục sanh là cần thiết.

Dòng máu não: co giật có thể xảy ra mà không có biểu hiện của tiền sản giật: nhức đầu, mù kiểu vỏ, và xuất hiện dấu hiệu của bệnh não do tăng huyết áp. Co thắt mạch và phù não phản ánh sự gia tăng dòng máu do suy hệ thống tự điều hòa.

Magnesium sulfate được công nhận có vai trò phòng ngừa sản giật.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiển sản giật nặng

Bao gồm triệu chứng cơ năng như nhìn mờ, nhức đầu dữ dội, đau hạ sườn phải do chướng bao gan và triệu chứng thực thể như huyết áp > 160/110 mmHg trước và sau 6 giờ nghỉ ngơi; phù phổi; đột quỵ; mù kiểu vỏ; hạn chế phát triển trong tử cung.

Cận lâm sàng thấy Protein niệu > 5g/ngày; thiểu niệu < 500ml/ngày và/ hoặc creatinin/máu > 1,2mg; hội chứng HELLP; tổn thương gan với SGPT/ SGOT gấp 2 bình thường; giảm tiểu cầu < 100.000/mm; đông máu kéo dài hoặc giảm fibrinogen.

3 nguyên tắc xử trí

Việc chấm dứt thai kỳ luôn là điều trị thích hợp cho mẹ mà không lơ là đối với thai. Xử trí sản khoa của tiền sản giật dựa vào khả năng sống còn của thai nhi mà không có những  biến chứng sơ sinh đáng kể.

Những thay đổi sinh lý bệnh cúa tiền sản giật nặng biểu hiện tưới máu kém dẫn tới rối loạn sinh lý mẹ và gia tăng bệnh tật cũng như tử vong chu sinh. Xử trí tiền sản giật bằng tăng bài niệu natri hoặc giảm huyết áp có lẽ gia tăng những thay đổi sinh lý bệnh quan trọng.

Những thay đổi bệnh sinh tiền sản giật thể hiện lâu dài trước khi có tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng. Những thay đổi không thể phục hồi này ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi trước khi có chẩn đoán lâm sàng. Nếu có cơ sở hợp lý xử trí khác hơn là chấm dứt thai kỳ để cho phép thai trưởng thành và cổ tử cung chín muồi.

Điều trị thuốc

Theo JNC-7 chọn lựa thuốc hạ áp phải an toàn cho mẹ, đường sử dụng tùy thuộc vào thời gian dự sinh và không ảnh hưởng lên tưới máu tử cung – nhau thai. Nếu trên 48 giờ mới sinh methyldopa uống được ưa chuộng vì an toàn. Labetalol uống là chọn lựa thay thế. Ức chế canxi cũng có thể chấp nhận trong khuôn khổ hạn hẹp. Nếu cuộc sanh sắp xảy ra cung cấp theo đường truyền có hiệu quả.

Phân tích gộp gồm 21 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng từ 1966 – 2002 gồm 893 phụ nữ được sử dụng những thuốc hạ áp tác dụng ngắn ở thai phụ có tăng huyết áp nặng. Hydralazine đi đôi với nhiều tác dụng phụ cho mẹ và thai nhi hơn nifedipine, isradipine hay labetalol (Magee et al., 2003).

Magnesium sulfate giúp ngăn ngừa cơn sản giật so sánh với cả placebo (Magpie Trial Collaborative Group, 2002) hoặc thuốc ức chế canxi (Belfort et al., 2003). Ngoài ra việc sử dụng magnesium sulfate bảo vệ thần kinh cho trẻ được sinh trước 30 tuần tuổi.

Điều trị tăng huyết áp nặng cấp tính trong tiền sản giật: Hydralazine 5mg TM, sau đó 10mg mỗi 20 – 30 phút, tối đa 25mg, lặp lại sau vài giờ khi cần thiết; Labetalol 20mg TM, 40mg sau 10 phút, thêm 2 liều 80mg mỗi 10 phút, tối đa 220mg; Nifedipine 10mg uống, lặp lại mỗi 20 phút tới liều tối đa 30mg. Cẩn thận khi sử dụng nifedipine với magnesium sulfate, có thể tụt huyết áp nhanh. Nifedipine tác dụng ngắn không được Cơ quan Quản lý Thực Dược phẩm Mỹ(FDA) công nhận trong xử trí tăng huyết áp; Sodium nitroprusside  (khi thuốc khác thất bại) 0.25 µg/kg/phút tới liều tối đa 5µg/kg/phút. Ngộ độc cyanide có thể xảy ra cho thai nhi nếu sử dụng trên 4 giờ.

Kết  quả lâu dài

Phụ nữ có tiền sản giật sau sanh sẽ có nguy cơ cao tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì (Berends et al., 2008). Hậu quả là họ sẽ mắc bệnh tim mạch và bệnh thận sau đó (Valdes et al., 2009). Nguy cơ tức thời các biến chứng nặng thấp, nếu được hướng dẫn và theo dõi thích hợp, họ có thể thay đổi cách sống tốt hơn nhờ trải nghiệm trong suốt thai kỳ trước đó.

Khoảng 15 – 20% phụ nữ tiền sản giật sẽ mắc bệnh lần nữa trong những thai kỳ sau đó. Khả năng nhiều hơn với người mang thai tuổi còn trẻ. Họ nên được theo dõi cẩn thận trong những thai kỳ theo sau, ngay ở tuần 12.

Dự phòng

Dekker and Sibai (2001) chia sự dự phòng thành 3 giai đọan:

Dự phòng nguyên phát hiển nhiên khó do không biết nguyên nhân. Tuy nhiên những yếu tố nguy cơ biết được có thể tránh đặc biệt có thai ở tuổi thiếu niên, giảm tình trạng béo phì cũng như đề kháng insulin, dinh dưỡng thích hợp, tránh đa thai.

Dự phòng thứ phát (cấp 2) liên quan việc nhận biết hội chứng càng sớm càng tốt đưa ra chiến lược tác động vào cơ chế bệnh sinh gồm aspirin liều thấp, acid folic, canxi, dầu cá.

Dự phòng thứ phát (cấp 3) thay đổi lối sống và điều trị như phác đồ xử trí.

Sản giật

Là một thể bệnh não do tăng huyết áp, trên MRI khởi đầu là hình ảnh phù não do mạch có thể phục hồi, diễn tiến đến thiếu máu hay nhồi máu não không hồi phục. Khoảng 1% thai kỳ ở các nước đang phát triển mắc sản giật.

Xử trí:

Việc chấm dứt thai kỳ được kéo dài cho đến khi khống chế được những cơn co giật, kiểm soát huyết áp, cân bằng nước và điện giải phù hợp. Với 245 trường hợp sản giật được điều trị theo tiêu chuẩn trên, chỉ một trường hợp mẹ chết, một trẻ sơ sinh sống sót với cân nặng lúc sinh 1.800 gram.

Dùng Magnesium sulfate kiểm soát các cơn co giật; Kiểm soát tăng  huyết áp nặng (huyết áp tâm trương 110mmHg) với truyền ngắt quãng hydralazine. Tránh lợi tiểu và những thuốc tăng áp lực thủy tĩnh. Giới hạn dịch nhập trừ khi mất dịch quá nhiều. Việc chấm dứt thai kỳ một khi những cơn co giật hết và phục hồi lại ý thức.

BS. ĐOÀN THỊ THANH NGUYÊT

]]>
Những “kẻ” tiếp tay cho tăng huyết áp http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-ke-tiep-tay-cho-tang-huyet-ap-17611/ Tue, 01 Jan 2019 15:18:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-ke-tiep-tay-cho-tang-huyet-ap-17611/ [...]]]>

Tuổi và giới

Tuổi là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tăng huyết áp. Huyết áp tăng theo tuổi ở cả nam và nữ. Nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên tuổi 55 có những nguy cơ đối mặt với tăng huyết áp. Hơn một nửa số người Mỹ trên 60 tuổi có tăng huyết áp. Tăng huyết áp cũng trở nên phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trong số những người trẻ tuổi, bé trai có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn bé gái.

 

Cơ lưỡi cằm giãn gây ngưng thở khi ngủ.

Cơ lưỡi cằm giãn gây ngưng thở khi ngủ.

 

Chủng tộc và dân tộc

So với người da trắng và các nhóm chủng tộc khác, người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng có tăng huyết áp hơn. Hơn 40% nam giới và nữ Mỹ gốc Phi có tăng huyết áp, có thể chiếm hơn 40% của tất cả các trường hợp tử vong ở nhóm này. Tăng huyết áp có xu hướng bắt đầu ở độ tuổi trẻ người Mỹ gốc Phi, thường nghiêm trọng hơn và gây nguy cơ lớn cho tử vong sớm vì đột quỵ tim, đột quỵ não, suy tim và suy thận.

Tiền sử gia đình

Những người có cha mẹ hoặc người thân khác mắc bệnh tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Béo phì

Khoảng 1/3 bệnh nhân có tăng huyết áp là thừa cân. Ngay cả người lớn béo phì mức độ vừa có nguy cơ gấp đôi bị tăng huyết áp hơn những người có trọng lượng bình thường. Trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì có nguy cơ tăng huyết áp khi chúng đạt đến tuổi trưởng thành.

 

Ngừng thở khi ngủ và stress là các yếu tố gây bệnh tăng huyết áp.

Ngừng thở khi ngủ và stress là các yếu tố gây bệnh tăng huyết áp.

 

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một rối loạn trong đó ngừng thở một thời gian ngắn nhưng lặp lại trong khi ngủ, xuất hiện ở nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp. Mối quan hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp đã được cho phần lớn là do béo phì, nhưng các nghiên cứu đang tìm kiếm một tỷ lệ cao hơn của tăng huyết áp ở những người bị ngưng thở khi ngủ bất kể trọng lượng của họ.

Lối sống

Hút thuốc: Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tăng huyết áp.

Muối và kali: Ăn quá nhiều muối (natri) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng cao huyết áp ở một số người. Tương tự, một chế độ ăn uống quá thấp kali có thể làm cho cơ thể tích lũy quá nhiều natri. Natri và kali là những chất điều hòa quan trọng của sự cân bằng dịch nội môi trong các tế bào.

Rượu: Sử dụng rượu nặng mạn tính có thể làm tăng huyết áp. Phụ nữ có thể nhạy cảm hơn nam giới đối với hiệu ứng tăng huyết áp do rượu.

Không hoạt động thể chất: Một lối sống ít vận động và thiếu hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ bị thừa cân.

Stress: Căng thẳng về tinh thần và tình cảm có thể gây ra một sự gia tăng tạm thời huyết áp. Căng thẳng mạn tính có thể dẫn đến tham gia vào các hành vi không lành mạnh (ăn quá nhiều, hút thuốc lá, nghiện rượu, thiếu tập thể dục) cũng góp phần cho tăng huyết áp.

 

nguyên nhân gây tăng huyết áp

Những người được chẩn đoán với tiền tăng huyết áp (huyết áp 120 – 139/80 – 89mmHg) có nguy cơ cao phát triển bệnh tăng huyết áp.

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%) cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đường máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển. Một báo cáo y học mới nhất đã gây sốc: hơn một tỷ người trên thế giới đã mắc chứng tăng huyết áp và khoảng nửa tỷ người khác có nguy cơ tiếp cận với “tên giết người thầm lặng” này vào năm 2025. Tỷ lệ gia tăng căn bệnh cao huyết áp đồng nghĩa với hàng triệu trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch sẽ bùng phát.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(theo The New York Times)

]]>
Cảnh giác huyết áp tăng đột ngột khi lạnh bất thường http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-huyet-ap-tang-dot-ngot-khi-lanh-bat-thuong-17033/ Sat, 24 Nov 2018 15:16:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-huyet-ap-tang-dot-ngot-khi-lanh-bat-thuong-17033/ [...]]]>

Khi nào được gọi là tăng huyết áp?

Giai đoạn tiền tăng huyết áp (bắt đầu tăng huyết áp): Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và tăng huyết áp (huyết áp tâm thu từ 120-139mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89mmHg).

Tăng huyết áp, khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, huyết áp mục tiêu (huyết áp chuẩn nhất) là 120/80mmHg.

 

Tăng huyết áp gây nguy cơ tai biến như đột quỵ

Tăng huyết áp gây nguy cơ tai biến như đột quỵ

Một số biến chứng chính của tăng huyết áp

Theo thống kê, có khoảng 80% bệnh nhân không biết mình bị tăng huyết áp, cho đến khi đột ngột bị tai biến mạch não, liệt, hôn mê mới biết là bị tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp rất khó phát hiện, 90% không có biểu hiện điển hình, một số trường hợp có biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức nhẹ ở ngực, hay nặng sau gáy… Một số trường hợp khi huyết áp tăng quá cao dẫn đến những biến chứng cấp, lúc đó bản thân hoặc người nhà mới biết bị tăng huyết áp. Trong thực tế, nếu tăng huyết áp kéo dài và không được điều trị sẽ gây các biến chứng về tim như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim…  Tăng huyết áp có thể gây biến chứng về não như xuất huyết não, nhũn não và thận cũng sẽ bị ảnh hưởng khi bị tăng huyết áp kéo dài như suy thận. Tăng huyết áp có thể làm tổn thương đáy mắt thể hiện như mắt mờ, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị. Ngoài ra, tăng huyết áp còn có thể gây biến chứng về mạch máu như phình hoặc phình tách thành động mạch…

 

Người tăng huyết áp cần ăn nhiều rau củ.

Người tăng huyết áp cần ăn nhiều rau củ.

Tại sao khi thời tiết lạnh, nguy cơ tăng huyết áp gia tăng?

Chúng ta biết huyết áp là lực của máu tác động lên tim và thành động mạch, vì vậy, khi thời tiết lạnh sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng co thành mạch, từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Nếu một người đang bị tăng huyết áp, gặp lạnh đột ngột (vừa nằm trong chăn, thức dậy bị lạnh đột ngột, hoặc người bị tăng huyết áp tắm, rửa nước lạnh hoặc người bị tăng huyết áp ra khỏi nhà khi nhiệt độ ngoài trời thấp…) rất dễ làm huyết áp tăng đột ngột. Trời lạnh sẽ làm tăng huyết áp, nếu lạnh đột ngột sẽ còn nguy hiểm hơn, huyết áp đột ngột gia tăng do co mạch đột ngột. Người bị tăng huyết áp bị lạnh đột ngột sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh, mất nhiệt, càng bị nhiễm lạnh cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch co mạnh làm cho huyết áp tăng cao đột ngột. Nếu không xử trí kịp thời có thể gây tai biến như đột quỵ, hôn mê, tử vong.

Lời khuyên của thầy thuốc

Tăng huyết áp sẽ có nguy cơ đột quỵ, nhất là khi bị lạnh đột ngột, vì vậy, muốn phòng ngừa đột quỵ, người cao tuổi và những người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch cần chú ý kiểm soát huyết áp của mình (đo huyết áp ngày một lần hoặc ít nhất tuần một lần). Nên loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, cà phê, uống rượu bia, ăn mặn, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ…

Đối với những người đang bị tăng huyết áp, cần tuân thủ việc dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Có nghĩa là phải uống thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình, tuyệt đối không tự động tăng hoặc giảm bớt liều hoặc tự động thay đổi thuốc và không được quên uống thuốc mỗi ngày. Thuốc điều trị tăng huyết áp có nhiều nhóm, trong mỗi một nhóm có nhiều biệt dược khác nhau, trong khi đó hầu như loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ, nhưng may mắn là có loại chỉ có tác dụng với người này mà không gây tác dụng phụ cho người khác. Vì vậy, người được điều trị bệnh tăng huyết áp lần đầu, sau khi uống thuốc, nếu có tác dụng phụ cần liên hệ với bác sĩ khám bệnh hoặc tự động đến khám lại để bác sĩ có sự điều chỉnh thuốc sao cho hợp lý.

Cần tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng và trời lạnh chỉ nên tập trong nhà như đi lại, tập các động tác thể dục buổi sáng, hít sâu thở ra, xoa bóp các khớp xương…

 

Nên làm gì để phòng ngừa tăng huyết áp đột ngột khi lạnh?

Để phòng bệnh tăng huyết áp đột ngột, mọi người, đặc biệt là người cao tuổi đang mắc bệnh tăng huyết áp, khi trời lạnh nên ở trong phòng kín gió, tránh gió lùa và nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm, nhất là lúc trời lạnh hoặc có kèm theo mưa, gió. Nếu công việc không thể không đi ra khỏi nhà cần mặc ấm cho toàn cơ thể (áo quần đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay, chân đi tất ấm, đầu đội mũ, chân đi giày và đeo khẩu trang).

 

BS. Việt Anh

]]>
Huyết áp thất thường có nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/huyet-ap-that-thuong-co-nguy-hiem-17013/ Fri, 23 Nov 2018 14:31:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/huyet-ap-that-thuong-co-nguy-hiem-17013/ [...]]]>

Cao Quỳnh Hoa (Hà Nội)

Huyết áp của người bình thường sẽ duy trì ổn định ở mức 120/80mmHg. Các trường hợp chỉ số huyết áp đột ngột tăng hoặc giảm có thể do một số nguyên nhân sau: Do yếu tố tâm lý như stress, căng thẳng, tức giận,…; Do sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…; Môi trường thay đổi đột ngột, ví dụ thời tiết nóng lạnh đột ngột, mưa nắng thất thường; Rối loạn mỡ máu, rối loạn nội tiết hoặc cơ thể có khối u; Người bệnh mắc một số bệnh lý về tim mạch; Do sốt hoặc có các cơn đau dữ dội bất ngờ; Rối loạn thần kinh thực vật; Do dùng một số loại thuốc gây ảnh hưởng tới huyết áp; Ngoài ra, huyết áp lúc tăng lúc giảm có thể do bẩm sinh, suy tim, chứng rối loạn trương lực cơ, thay đổi tư thế đột ngột,… Khi huyết áp bị tăng giảm không ổn định, nhịp tim của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng. Tim sẽ đập nhanh hoặc chậm hơn, thậm chí đập ngắt quãng không đều khiến người bệnh dễ bị suy tim, độ dẻo dai của mạch máu kém dần. Lúc này, nguy cơ bị tai biến, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ ở người có huyết áp không ổn định sẽ tăng gấp đôi so với người chỉ bị huyết áp cao hoặc thấp. Huyết áp lúc tăng lúc giảm nếu không  kiểm soát được, có thể gây nguy hại đến tính mạng của người bệnh, do đó chú ý cần theo dõi huyết áp hàng ngày.Đồng thời, cần áp dụng một lối sống khoa học với chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Điều này sẽ giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, stress, đồng thời nâng cao sự dẻo dai và sức đề kháng của bản thân. Bên cạnh đó, bạn nên đưa mẹ đi khám chuyên khoa tim mạch để được xác định nguyên nhân, chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

BS. Bội Hoàn

]]>
7 cách ngăn ngừa đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/7-cach-ngan-ngua-dot-quy-17007/ Thu, 22 Nov 2018 15:18:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-cach-ngan-ngua-dot-quy-17007/ [...]]]>

Tăng cường tập thể dục

Tập thể dục đóng góp vào việc giảm cân và giảm huyết áp, nhưng phải duy trì thường xuyên mới có hiệu quả. Mục tiêu của bạn: Tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày một tuần. Không nhất thiết phải có chế độ và bài tập gì cao siêu. Hãy thực hiện đi bộ quanh khu nhà mỗi sáng; tập thể dục với bạn bè, theo nhóm. Đi cầu thang bộ thay vì thang máy khi bạn có thể. Khi tập nên gắng sức ở mức độ nhất định. Nếu không có 30 phút liên tục để tập thể dục, hãy chia thành các buổi 10-15 phút một vài lần trong ngày.

Ngưng hút thuốc lá giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Ngưng hút thuốc lá giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Hạ huyết áp

Tăng huyết áp là một yếu tố quan trọng làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ nếu không kiểm soát được. Vì thế kiểm soát huyết áp vô cùng quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ. Cần: giảm muối trong chế độ ăn uống (không quá 1.500mg mỗi ngày – khoảng một nửa thìa cà phê). Tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Ăn nhiều trái cây và rau mỗi ngày, mỗi tuần nên ăn cá 2-3 bữa, ăn sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều hơn nếu có thể. Tránh xa thuốc lá. Dùng thuốc giảm huyết áp theo chỉ định của thầy thuốc.

Kiểm soát đồ uống có cồn

Một khi bạn uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ  tăng lên. Do đó đừng uống rượu hoặc nếu có uống thì phải uống có kiểm soát. Hãy lựa chọn rượu vang đỏ thay vì rượu nặng.

Điều trị rung nhĩ

Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp và dẫn tới nguy cơ cao đột quỵ. Nếu bạn có các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, nhịp tim rối loạn lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, hãy tới bác sĩ để khám và được điều trị.

Nếu thừa cân, hãy lập chiến lược giảm cân.

Nếu thừa cân, hãy lập chiến lược giảm cân.

Điều trị đái tháo đường

Giữ đường huyết trong tầm kiểm soát. Đường huyết cao sẽ hủy hoại mạch máu và dễ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch gây đột quỵ. Theo dõi đường huyết thường xuyên. Tuân thủ chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thuốc để giữ mức đường huyết trong mức cho phép.

Tránh xa thuốc lá

Hút thuốc làm tăng sự hình thành cục máu đông, xơ vữa động mạch. Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, việc ngưng hút thuốc là một trong những thay đổi lối sống mạnh mẽ nhất sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.

Đỗ Tuấn

((Theo Medical News Today))

]]>
Cách nào để chữa khỏi tăng huyết áp? http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-nao-de%cc%89-chua-khoi-tang-huyet-ap-16952/ Mon, 19 Nov 2018 04:54:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-nao-de%cc%89-chua-khoi-tang-huyet-ap-16952/ [...]]]>

Tôi 42 tuổi, bị bệnh tăng huyết áp, hiện đang dùng thuốc nhưng lần nào đi khám sức khỏe đo huyết áp cũng ở mức trên 140/90mmHg. Xét nghiệm máu các chỉ số mỡ máu, đường huyết đều bình thường. Vậy tôi nên dùng loại thuốc nào để chữa khỏi bệnh?

Trịnh Văn Đạt ([email protected])


Hiện nay có khoảng 300 loại thuốc chữa tăng huyết áp khác nhau và thầy thuốc sẽ căn cứ bệnh trạng cụ thể mà lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho từng người.

Tuy nhiên người bệnh không nên ỷ lại vào thuốc mà xem nhẹ hiệu quả thay đổi lối sống. Biện pháp dùng thuốc do thầy thuốc đảm nhận, người bệnh tuyệt đối không tùy tiện điều chỉnh. Do tính chất mạn tính, tốt nhất người bệnh nên chữa trị tại nơi mình cư trú. Chữa trị làm giảm tối đa các biến chứng do tăng huyết áp, giảm chi phí và kéo dài tuổi thọ. Chữa trị càng sớm càng tốt.

Không có khái niệm khỏi bệnh tăng huyết áp trừ phi tăng huyết áp thứ phát như tăng huyết áp do hẹp động mạch thận, nong được động mạch hẹp thì hết tăng huyết áp. Khi con số tăng huyết áp đọc là nhỏ hơn 140/90mmHg thì gọi là điều trị ổn, lúc này mối nguy hiểm đã giảm nhiều. Ngưỡng này cao thấp tùy bệnh kèm theo cụ thể, ví dụ đái tháo đường và bệnh thận giai đoạn cuối thì ngưỡng an toàn là dưới 130/80mmHg.

Hãy hỏi thầy thuốc khi có bất cứ thắc mắc và khó chịu nào về bệnh tật. Thường xuyên tìm hiểu về tăng huyết áp để việc chữa trị tốt hơn (qua thầy thuốc, phương tiện truyền thông: sách báo, tivi, đài). Người bệnh và thầy thuốc phối hợp với nhau thì việc khống chế tăng huyết áp tốt hơn.

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>
Mùa lạnh, người bệnh tăng huyết áp cần chú ý http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-nguoi-benh-tang-huyet-ap-can-chu-y-16844/ Mon, 12 Nov 2018 14:25:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-nguoi-benh-tang-huyet-ap-can-chu-y-16844/ [...]]]>

Thời tiết lạnh là yếu tố rất bất lợi đối với người mắc bệnh tăng huyết áp, vì  nhiệt độ thấp khiến các mao mạch co lại, huyết áp đột ngột tăng cao, dễ gây các biến chứng, đặc biệt là tai biến mạch máu não, đột quỵ…Vậy người bệnh tăng huyết áp cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ của mình trong mùa đông?

Giữ ấm cơ thể

Khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhân cần phải mặc ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân, hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà và khi ra ngoài. Dùng khẩu trang che mũi, miệng nếu phải đi ra ngoài trời có gió lạnh để tránh hít thở không khí lạnh. Tạo một môi trường ấm áp khi làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi. Phòng ở phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm và tránh bị gió lùa. Có thể dùng điều hoà và sử dụng bóng điện đỏ cho ấm, không nên dùng bếp than tổ ong hoặc than củi để sưởi trong phòng kín dễ gây ngộ độc khí CO, rất nguy hiểm.

Người bệnh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ và luyện tập  đúng cách để nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim… Nếu không có việc cần thiết, nên tránh đi ra ngoài trời lạnh, nhất là vào ban đêm. Nếu không có nhà vệ sinh trong nhà, nên dậy trước, mặc đủ ấm, mở cửa từ từ cho quen với nhiệt độ thấp bên ngoài sau đó mới ra.

Người bệnh không nên thức dậy quá sớm. Bởi sau một đêm nằm tĩnh trên giường, cơ thể thường kém đáp ứng với sự thay đổi bên ngoài, các mạch máu kém đàn hồi hơn và khí huyết lưu thông kém hơn. Nếu dậy quá sớm bước ra ngoài gặp cơn gió lạnh sáng sớm cũng có thể khiến huyết áp tăng cao. Và nhiều cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim buổi sáng đã xảy ra ở những người cao tuổi, người có thói quen tập thể dục sáng sớm.

Chế độ ăn uống

Cần kiểm soát chế độ ăn, đặc biệt là cần ăn nhạt. Nên duy trì chế độ ăn nhạt 5-6g muối/ngày với người trưởng thành, người đã bị tăng huyết áp thì ăn càng nhạt càng tốt. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Ăn nhiều rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều cam, quýt, bưởi dưa hấu là những thực phẩm giàu kali giúp lợi tiểu. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol (các loại nội tạng: tim, gan, óc, thận). Những thực phẩm có nhiều muối như dưa muối, thực phẩm chế biến sẵn không phù hợp với người bệnh tăng huyết áp. Không ăn quá nhiều chất đường, béo… vì chất này sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo.

Không uống rượu, bia, cà phê, tuyệt đối không được hút thuốc lá. Rượu, bia tuy không phải là nguyên nhân gây tăng huyết áp nhưng lại là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong việc khởi phát cơn tăng huyết áp cũng như các biến chứng do tăng huyết áp.

Tập luyện

Tập luyện đều đặn và phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng đối với người bị tăng huyết áp, giúp nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp. Người bệnh nên chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền và khí công… Khi tập thể dục cũng phải chọn chỗ kín gió, ấm áp. Khởi động kỹ trước khi tập luyện. Vẫn cần lưu ý là không nên ra ngoài tập thể dục vào sáng sớm, thay vào đó những khi thời tiết quá lạnh hay nhiều gió có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà.

Giữ tâm lý thoải mái

Bệnh nhân tăng huyết áp cần hết sức chú ý đến các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày trong cuộc sống như lo lắng, căng thẳng, tức giận… dễ không kiểm soát được huyết áp. Do vậy cần giữ cân bằng tâm lý bằng cách sống thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng lo âu.

Tuân thủ đúng chỉ định điều trị

Người bệnh cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ để duy trì huyết áp ổn định. Không tự ý thay đổi thuốc, tự ý uống tăng liều thuốc hoặc uống các loại thuốc khác theo mách bảo. Tuyệt đối không tự bỏ thuốc khi huyết áp đã về trị số bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Trên thực tế, có nhiều người bệnh thường tự ý dừng uống thuốc khi đo huyết áp thấy ở mức bình thường, khi nào thấy huyết áp tăng cao thì lại uống. Điều này thực sự nguy hiểm vì huyết áp đã về bình thường là do tác dụng của thuốc, nếu dừng, nồng độ thuốc không còn nên chắc chắn huyết áp lại tăng cao. Hơn nữa, khi huyết áp tăng cao thường không có biểu hiện gì đặc biệt nên người bệnh khó nhận biết và đây là nguyên nhân dẫn đến biến chứng như xuất huyết não, thường để lại di chứng nặng nề.

Bác sĩ Nguyễn Văn An

Lời khuyên của thầy thuốc

Bệnh nhân tăng huyết áp cần luôn chú ý “lắng nghe” cơ thể mình. Bất cứ khi nào thấy các biểu hiện như: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, yếu chi, nói khó, đau tức ngực, mất vận động, mất thị lực thoáng qua… đều phải kiểm tra ngay huyết áp xem có gì bất thường không, thông báo ngay cho bác sĩ, đồng thời báo cho người nhà đưa đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và điều trị kịp thời nếu có biến chứng xảy ra.

]]>
Tăng huyết áp và những biến chứng khó lường http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-huyet-ap-va-nhung-bien-chung-kho-luong-16115/ Mon, 24 Sep 2018 15:18:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-huyet-ap-va-nhung-bien-chung-kho-luong-16115/ [...]]]>

Các yếu tố nguy cơ của lối sống như lười vận động, ăn không hợp lý với chế độ ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn, hút thuốc lá… là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng gánh nặng này.

Khi nào được gọi là tăng huyết áp?

Huyết áp (HA) là một chỉ số cho biết áp lực bơm máu trong cơ thể. Số đo HA  được biểu diễn bằng đơn vị mmHg (hay cmHg)  bao gồm 2 thành phần: Trị số HA tâm thu (số ở trên) nói lên khả năng bơm máu của tim, trị số HA tâm trương (số ở dưới) nói lên trương lực của động mạch để duy trì dòng máu chảy trong hệ thống mạch máu.

Bình thường số đo HA tâm thu dao động từ 90 đến 139 mmHg và HA tâm trương từ 60 đến 89 mmHg. Bệnh tăng huyết áp là một bệnh lý trong đó trị số HA lúc nghỉ cao hơn mức bình thường: THA tâm thu đơn thuần khi ≥ 140 mmHg, THA tâm trương đơn thuần khi ≥ 90 mmHg, hoặc tăng cả hai. Tăng huyết áp (cao huyết áp) là bệnh thường gặp.  Nếu không được điều trị đúng sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề…

Tăng huyết áp và những biến chứng khó lường

Các biến chứng…

Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Các biến chứng thường gặp của THA đã được đề cập đến là:

Các biến chứng tim mạch: Nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim…

Các biến chứng về não: Tai biến mạch não (bao gồm cả xuất huyết não và nhũn não); bệnh não do THA…

Các biến chứng về thận: Đái ra protein; suy thận…

Các biến chứng về mắt: Tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Các biến chứng về mạch ngoại vi: Trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến chết người…

Đại đa số các bệnh nhân bị THA (trên 90%) thường không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước. Quan điểm trước đây cho rằng cứ THA là phải có đau đầu, mặt bừng đỏ, béo… là hết sức sai lầm. Nhiều khi, sự xuất hiện triệu chứng đau đầu đã có thể là sự kết thúc của người bệnh THA do đã bị tai biến mạch não. Do vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao là hết sức cần thiết và quan trọng.

THA ở người lớn đại đa số là không có căn nguyên, chỉ một số nhỏ dưới 5% là THA có căn nguyên (tức là do hậu quả của một số bệnh lí khác). Vì thế, những dấu hiệu thể hiện bệnh THA không có gì khác biệt so với người bình thường. Do vậy, rất nhiều người bệnh cho đến khi bị các biến chứng của THA, thậm chí tử vong mới biết mình bị THA hoặc mới hiểu rõ việc khống chế tốt THA là quan trọng như thế nào.

Tăng huyết áp và những biến chứng khó lườngTăng huyết áp có thể gây suy thận

Làm thế nào để có được huyết áp bình thường như mong muốn?

Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào bản thân người bệnh. Việc thay đổi lối sống đóng một vai trò quyết định. Ví dụ: Tập luyện thể dục thể thao với mức độ phù hợp với từng cá nhân, kết hợp với chế độ ăn hợp lý, duy trì cân nặng trong giới hạn bình thường (BMI: 18,5 – 22,9 kg/m2) sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Thêm vào đó, người bệnh phải dùng thuốc đúng, đầy đủ và liên tục theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu chúng ta nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo, thì những biện pháp dù đơn giản cũng có hiệu quả đáng kể. Khi có chỉ định dùng thuốc điều trị, cần tuân thủ chặt chẽ theo đúng các chỉ dẫn của thầy thuốc. Những nghiên cứu cho thấy, việc dùng đúng các thuốc hạ huyết áp không chỉ làm giảm huyết áp như mong muốn mà còn giúp giảm đáng kể các tổn thương cơ quan đích (hay các biến chứng của THA). Hiện nay ngày càng có nhiều loại thuốc có hiệu quả cao trong điều trị THA, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, một vấn đề khá nan giải là sự tuân thủ điều trị của người bị THA còn kém, làm cho số bệnh nhân đạt được huyết áp mục tiêu còn khiêm tốn.

Vì vậy, việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe thực hiện lối sống lành mạnh và chấp hành điều trị nghiêm túc của mỗi cá nhân là “vũ khí” lợi hại hàng đầu trong cuộc chiến chống lại “kẻ giết người thầm lặng này”.

(Theo Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống tăng huyết áp)

Ngọc Bích

]]>
Tiền tăng huyết áp ở người trẻ và cách phòng ngừa http://tapchisuckhoedoisong.com/tien-tang-huyet-ap-o-nguoi-tre-va-cach-phong-ngua-14260/ Tue, 07 Aug 2018 05:24:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tien-tang-huyet-ap-o-nguoi-tre-va-cach-phong-ngua-14260/ [...]]]>

Nghiên cứu tập trung vào gần 2.500 nam giới và phụ nữ từ 18 – 30 tuổi trong 25 năm. Một số người có huyết áp hơi cao hơn bình thường (120/80 – 139/89) khi họ dưới 30 tuổi. Mức này không đủ để được coi là tăng huyết áp. Nó được gọi là tiền tăng huyết áp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, trong 25 năm tiếp theo, những người này đều có dấu hiệu bệnh tim khi ở tuổi trung niên. Đặc biệt, họ có nhiều vấn đề với tâm thất trái của tim.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng tiền tăng huyết áp bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng tim ngay trong những năm đầu của cuộc đời người trưởng thành. Hầu hết trong số họ không có triệu chứng.

Nhiều năm trước đây, bệnh tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp từ 140/90 trở lên. Với kết quả của nghiên cứu trên cũng như nhiều nghiên cứu dài hạn khác đã chỉ ra rằng huyết áp cao hơn 120/80 đã có mối liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Đó là lý do tại sao chúng ta có thuật ngữ tiền tăng HA để chỉ những người có huyết áp từ 120/80 – 139/89.

Tiền tăng huyết áp ở người trẻ và cách phòng ngừaNên tập luyện cường độ vừa phải 30 phút mỗi ngày.

 

Lời khuyên của bác sĩ

Hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên, ngay cả khi nó dưới 120/80. Kiểm tra sức khỏe tim mạch ít nhất mỗi năm một lần.

Bạn không cần phải đi khám bác sĩ. Nhiều cửa hàng thuốc có máy đo huyết áp mà bạn có thể sử dụng miễn phí. Tận dụng bất kỳ buổi khám sức khoẻ miễn phí tại nơi làm việc hoặc trong cộng đồng của bạn.

Nếu huyết áp của bạn cao hơn 120/80, dù chỉ một lần, cần nghiêm túc lưu tâm. Đừng chủ quan rằng bạn còn trẻ.

Thay đổi lối sống hiện nay, có thể giảm nguy cơ tăng huyết áp theo tuổi tác. Và điều đó có nghĩa là ngăn ngừa các vấn đề về tim và đột quỵ sau đó.

Nếu bạn hút thuốc, bỏ thuốc lá là ưu tiên hàng đầu. Lập một chế độ ăn kiêng và tập thể dục.

Phấn đấu duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Tăng cường rau và trái cây trong khẩu phần ăn.

Nửa còn lại nên chứa chất đạm lành mạnh và carbohydrate nguyên hạt.

Giảm lượng muối tiêu thụ.

Uống nước trắng thay vì đồ uống có đường.

Hãy vận động cơ thể nhiều nhất có thể trong cả ngày.

Có ít nhất 30 phút luyện tập cường độ vừa phải trong hầu hết các ngày trong tuần.

BS. Lê Thùy Dương

]]>
Thuốc nhỏ mũi có làm tăng huyết áp? http://tapchisuckhoedoisong.com/thuoc-nho-mui-co-lam-tang-huyet-ap-14229/ Tue, 07 Aug 2018 04:45:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuoc-nho-mui-co-lam-tang-huyet-ap-14229/ [...]]]>

Nhưng tôi đọc thông tin lại bảo thuốc này có ảnh hưởng tới huyết áp. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi!

Hà Thị Liên (Nam Định)

Thuốc nhỏ mũi oxymethazolin là thuốc gây co mạch, tác dụng bằng cách kích hoạt các thụ thể alpha-adrenergic của các mạch máu ở niêm mạc mũi. Tác dụng này dẫn đến làm giảm lưu lượng máu qua niêm mạc mũi và làm giảm sưng nề tổ chức mô và niêm mạc mũi, dẫn đến giảm nghẹt mũi, giúp người bệnh ngạt mũi dễ thở hơn. Tuy nhiên, vì tác dụng này nên nếu người đang mắc bệnh tăng huyết áp sử dụng thuốc thông mũi liên tục, kéo dài, liều lượng cao… dễ gặp tác dụng không mong muốn của thuốc là có thể gây tăng huyết áp. Vì vậy, nếu bạn có tiền sử bệnh tăng huyết áp cần tránh dùng thuốc thông mũi oxymethazolin liên tục, kéo dài. Tốt nhất, bạn nên nhờ tư vấn bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp làm thông mũi không cần dùng thuốc như dùng nước muối sinh lý để làm giảm ùn tắc và làm loãng chất nhầy trong các hốc mũi. Lấy hết gỉ mũi sẽ giúp mở thông lỗ mũi và cải thiện hô hấp ở bệnh nhân nghẹt mũi. Những người bị nghẹt mũi được khuyến khích uống nhiều nước để làm loãng chất dịch tiết trong mũi và thúc đẩy thoát nước mũi nhanh hơn.

TS.BS. Lê Thanh Hải

]]>