tàn phế – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 21 Jan 2019 16:46:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tàn phế – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tê bì chân tay và nguy cơ tàn phế do biến chứng bàn chân ở bệnh đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/te-bi-chan-tay-va-nguy-co-tan-phe-do-bien-chung-ban-chan-o-benh-dai-thao-duong-17896/ Mon, 21 Jan 2019 16:46:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/te-bi-chan-tay-va-nguy-co-tan-phe-do-bien-chung-ban-chan-o-benh-dai-thao-duong-17896/ [...]]]>

Nguyên nhân của biến chứng bàn chân do đái tháo đường

Cho tới nay, các tổn thương chân ở người đái tháo đường là hậu quả của nhiều nguyên nhân như:

–          Tổn thương đa dây thần kinh,

–          Bệnh lý mạch máu,

–          Chấn thương và nhiễm trùng.

Trong vòng xoắn bệnh lý bàn chân, 3 yếu tố trên có thể phối hợp cùng lúc hoặc vào những thời điểm khác nhau nhưng luôn kết hợp với nhau chặt chẽ.

Trong đó, biến chứng thần kinh do đái tháo đường hiếm khi gây tử vong nhưng lại là thủ phạm chính gây tàn phế và là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chân ở các bệnh nhân đái tháo đường.

Biểu hiện và hậu quả của biến chứng bàn chân do đái tháo đường:

–          Tê bì chân và đau:

Dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường là sự giảm cảm giác, chủ yếu ở bàn chân, có thể lan lên cẳng chân. Tê bì chân tay, cảm giác như kiến bò ở bàn và ngón chân. Đau nóng rát hai bàn chân, nhất là gan bàn chân, đau tăng về đêm khiến bệnh nhân bị mất ngủ. Đau có thể xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài, các triệu chứng đau này rất khó điều trị và thường không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.

Đau liên quan đến mạch máu xảy ra khi dòng máu không đáp ứng đủ nhu cầu trao đổi chất của cơ bắp hoạt động. Biểu hiện là đau cách hồi  (đau khi vận động), giảm khi nghỉ ngơi và cơn đau càng rõ rệt khi đi trên bề mặt nghiêng như sườn đồi, núi.

–          Biến đổi ngoài da: Da khô, bong da hoặc nứt nẻ; nguyên nhân là do dây thần kinh điều khiển các hoạt động làm ẩm da đã bị tổn thương.

–          Chai chân: Chai chân hình thành nhiều và nhanh ở bệnh nhân đái tháo đường do tăng áp lực ở gan bàn chân. Bệnh nhân thường chủ quan và ít để ý triệu chứng này nên các chai này có điều kiện phát triển nhiều hơn, trở thành nứt, loét và hình thành các ổ nhiễm trùng.

–          Biến dạng bàn chân: Do biến chứng thần kinh nên bàn chân bị mất cảm giác, khi đứng người bệnh không điều khiển được tư thế bàn chân nên những vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi về cơ, da và kéo theo biến đổi về khớp. Hậu quả là bàn chân bị biến dạng và rất dễ bị loét ở những chỗ phải chịu áp lực cao.

–          Loét chân: Hay xảy ra ở mu bàn chân và ngón cái, và thường do đi giày dép chật. Các vết loét thường bắt đầu là những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ nhưng do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên dễ bị nhiễm trùng, tiếp sau đó nhiễm trùng lan càng ngày càng rộng ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc đều không hiệu quả.

–          Cắt cụt chân: Khác với người bình thường, các vết loét ở bệnh nhân đái tháo đường rất khó liền vì ít khi được cung cấp đủ máu, thiếu các chất dinh dưỡng và oxy, đồng thời, đường máu cao ức chế hoạt động của bạch cầu, làm giảm hiệu quả của phản ứng viêm chỗng nhiễm khuẩn. Do đó các vết thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng, dẫn đến phải cắt cụt.

Phòng ngừa biến chứng bàn chân và tàn phế do đái tháo đường

Biện pháp tốt nhất là phát hiện sớm để điều trị kịp thời, đúng mức.

Đầu tiên, bệnh nhân đái tháo đường cần hiểu về bệnh lý bàn chân do đái tháo đường, biểu hiện, cách phát hiện và theo dõi (dựa theo các thông tin đã đưa ở trên).

Người bệnh và người thân của họ cần biết về nguy cơ tổn thương bàn chân, cách dự phòng, cách bảo vệ bàn chân như: Rửa chân bằng nước ấm, lau khô chân sau khi rửa, tránh tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, biết cách dùng giày dép và bít tất, tránh tổn thương bàn chân và móng chân (không cắt móng quá sát, không để tạo móng quặp,…). Người bệnh cần biết cách kiểm tra và truy tìm những bất thường xảy ra ở phía gan bàn chân.

Khi phát hiện có dấu hiệu biến chứng bàn chân do đái tháo đường, cần điều trị sớm và kịp thời theo hướng dẫn sau:

–          Ngăn chặn và khắc phục tổn thương thần kinh, mạch máu bằng sản phẩm chứa tiền vitamin B1 (Fursultiamin), B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Bluebrry có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh, nhờ đó giúp người bệnh hết triệu chứng đau hoặc tê chân tay, ngăn biến chứng nặng thêm và người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt bát.

Sử dụng sản phẩm này cho đến khi hết triệu chứng bệnh, sau đó nên duy trì thường xuyên hàng ngày hoặc dùng theo đợt 3 tháng x 2 đợt mỗi năm, để phòng ngừa.

–          Đồng thời, theo dõi và kiểm soát đường máu ở giới hạn cho phép qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và dùng thuốc kiểm soát đường huyết  theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Gọi: 1900.1259 – 0439.930.899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử [email protected] để được các chuyên gia tư vấn (miễn phí).

nữ vương new

]]>
Viêm đa khớp dạng thấp – dễ chủ quan, gây tàn phế http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-da-khop-dang-thap-de-chu-quan-gay-tan-phe-14048/ Sun, 05 Aug 2018 06:11:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-da-khop-dang-thap-de-chu-quan-gay-tan-phe-14048/ [...]]]>

Đây là căn bệnh phổ biên mà rất nhiều người mắc phải đặc biệt là những người lớn tuổi. Phục hồi chức năng vận động cho người viêm khớp dạng thấp có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giúp bệnh nhân sớm hồi phục chức năng vận động, giảm tối đa các biến chứng như teo cơ, cứng khớp. Chúng tôi đã phỏng vấn Th.s.BS Thái Thị Xuân, Giám đốc BV Phục hồi chức năng Nghệ An về nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp, cũng như cách phục hồi chức năng cho những người không may mắc phải căn bệnh này.

PV: Thưa bác sĩ, bệnh viêm khớp dạng thấp thường có biểu hiện như thế nào? Vì sao trong xã hội hiện đại ngày này, viêm khớp dạng thấp lại xuất hiện nhiều?

Th.s Thái Thị Xuân: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm khớp mãn tính. Chúng ta có thể hiểu nó như sau. Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta gồm nhiều loại tế bào khác nhau giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm,… Ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế bào và các cơ quan của cơ thể, bạch cầu sẽ thâm nhập vào các bao hoạt dịch (ở giữa các khớp) đồng thời làm rỉ hoạt dịch và gây viêm. Bạn có hỏi vì sao, hiện nay viêm khớp dạng thấp lại xuất hiện nhiều, tôi cho rằng không hẳn như thế. Như tôi đã nói ở trên, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mãn tính. Hiện nay, con người rất bận rộn trong cả guồng quay liên miên từ sáng tới đêm khuya, ít thời gian dành cho vận động, thể dục thể thao, ăn uống chưa điều độ…nên cơ xương khớp không còn đợi tuổi mới lão hoá mà người trẻ cũng mắc bệnh về cơ xương khớp nhiều hơn.

Trong một buổi sáng đẹp trời, khi tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, người bệnh có thể phát hiện mình bị viêm khớp dạng thấp qua các biểu hiện như vận động khó khăn, cứng khớp, các khớp có biểu hiện sưng đau ở khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu gối, cổ chân, ngón chân,… đồng thời người bệnh cũng hay cảm thấy mệt mỏi, giảm cân và có triệu chứng như cảm cúm. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, khi các khớp viêm tiến triển nặng và tăng dần có thể gây teo cơ, biến dạng khớp.

 

Th.s Thái Thị Xuân ( ngoài cùng bên trái) trực tiếp hướng dẫn thầy thuốc bệnh viện

Th.s Thái Thị Xuân ( ngoài cùng bên trái) trực tiếp hướng dẫn thầy thuốc bệnh viện

 

PV: Thưa bác sĩ, có thể coi viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tiến triển âm ỉ, không gây ra những cơn đau đột ngột, bất ngờ, nên nhều người có tâm lý chủ quan dẫn đến di chứng nặng nề?

Th.s Thái Thị Xuân: Hiện nay, viêm khớp dạng thấp đang là căn bệnh được cho là thủ phạm gây tàn phế nhiều nhất. Ngoài ảnh hưởng tại khớp như đau, teo cơ, biến dạng khớp bệnh còn gây hậu quả nặng nề đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đây là bệnh khớp mãn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm không đặc hiệu màng hoạt dịch ở nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần, cuối cùng dẫn tới dính khớp, biến dạng khớp.

Hầu như trong các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, số lượng khớp bị tổn thương thường lớn, đối xứng hai bên và nguy cơ gây tàn phế cao. Do sự rối loạn của hệ miễn dịch nên cơ thể tự sinh kháng thể tấn công vào các cơ quan, đặc biệt là màng hoạt dịch khớp.

Ở giai đoạn toàn phát, khi có sự “bào mòn” sụn khớp, đầu xương thì khớp bị tổn thương và khó phục hồi. Hậu quả là người bệnh không chỉ gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày, mà còn có thể bị biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, mất khả năng vận động, thậm chí dẫn tới tàn phế suốt đời.

Theo thống kê sau 10 năm mắc viêm khớp dạng thấp, 40 – 60% bệnh nhân mất khả năng làm việc, khớp có thể biến dạng, gây tàn phế và cần đến sự chăm sóc, giúp đỡ của người khác. Nguy cơ tử vong tăng cao ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động, người mắc bệnh tim mạch, nhiễm trùng, loãng xương và các bệnh là hậu quả của thuốc kháng viêm không steroid… Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp còn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể tim, phổi,…kèm theo các triệu chứng toàn thân mệt mỏi, sốt cao, nổi nốt thấp dưới da…

Bệnh cần được điều trị đúng cách, tuyệt đối bệnh nhân không được tự dùng thuốc để điều trị bệnh vì có thể đang làm tăng mức độ của bệnh.

PV: Đối với BV Phục hồi chức năng Nghệ An, thưa bác sĩ, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân mắc viêm đa khớp dạng thấp như thế nào?

Th.s Thái Thị Xuân: Ở Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp được điều trị theo nhiều biện pháp: nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, chỉnh hình, lao động liệu pháp, đông y châm cứu. Tùy theo từng giai đoạn bệnh để điều trị nội trú, ngoại trú, điều dưỡng, đông – tây y kết hợp.

Tuy nhiên, điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp viêm một vài khớp kéo dài mà điều trị nội khoa không hiệu quả, khớp viêm và tràn dịch; thường mổ cắt bỏ màng hoạt dịch. Ngoài ra, điều trị ngoại khoa để phục hồi chức năng một số khớp bị biến dạng nặng, phá hủy nhiều bằng phương pháp: thay khớp nhân tạo, cắt đầu xương, chỉnh hình khớp, hoặc làm dính một số khớp tránh biến chứng nguy hiểm.

Trong viêm khớp dạng thấp điều trị bằng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là một biện pháp quan trọng và bắt buộc nhằm tránh được thấp nhất các di chứng, trả lại khả năng lao động nghề nghiệp cho bệnh nhân. Sau khi dùng thuốc điều trị bệnh nhân giảm đau thì phải kết hợp vật lý trị liệu và vận động liệu pháp. Bao gồm: Tắm nước nóng, nước ấm, bó parafin, dùng đèn hồng ngoại, tử ngoại chiếu vào khớp viêm, tắm bùn…, biện pháp này có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, tăng tiết mồ hôi, giãn cơ và giảm đau tại chỗ. Dùng dòng điện một chiều, xoay chiều, điện cao tần, siêu âm với cường độ và bước sóng khác nhau là biện pháp dùng năng lượng để điều trị.

Xoa bóp và bấm huyệt, thầy thuốc làm và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện, xoa bóp có tác dụng làm lưu thông máu, giảm đau, tăng tính đàn hồi của da, giảm xơ hoá da và dây chằng. Vận động liệu pháp và phục hồi chức năng: hướng dẫn bệnh nhân vận động thích hợp: Tập vận động bằng tay không, tập với các dụng cụ phục hồi chức năng: tập bằng gậy, tập tạ, tập trèo thang, co, kéo, bàn đạp. Ngoài ra còn kết hợp nước suối khoáng, nước biển và bùn trong trị liệu bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ hiệu quả hơn.

PV: Lời khuyên của bác sĩ dành cho người dân phòng bệnh viêm đa khớp dạng thấp như thế nào, thưa bà?

Th.s Thái Thị Xuân: Để phòng bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả chúng ta cần uống đủ nước vì nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương. Cần uống nước đầy đủ, nhất là về mùa đông không nên ngại uống nước. Thường xuyên vận động, bởi việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp. Một số môn thể thao được khuyến khích tập luyện giúp hạn chế bệnh viêm khớp là: bơi lội, đi xe đạp, đi bộ.

Chế độ ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái. Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý, nếu bạn đang thừa cân thì cần phải giảm cân, giảm cân chính là cách giảm trọng lượng chèn lên các xương, khớp điều này giúp các xương, các khớp không phải gánh chịu một áp lực quá lớn, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Hạn chế mang vác những vật nặng. Hạn chế căng thẳng, không ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hormon sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc viêm khớp.

PV: Cảm ơn bác sĩ

Lê Huyền

]]>
Viêm khớp vẩy nến: Chữa sớm, tránh tàn phế http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-khop-vay-nen-chua-som-tranh-tan-phe-14021/ Sun, 05 Aug 2018 06:07:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-khop-vay-nen-chua-som-tranh-tan-phe-14021/ [...]]]>

Do triệu chứng gần giống với viêm khớp dạng thấp mà nhiều khi không được điều trị sớm.

Đối với bệnh viêm khớp vẩy nến, điều quan trọng là phải được chẩn đoán chính xác để có các phương pháp điều trị sớm. Sau đây là những điều nên biết về bệnh viêm khớp vẩy nến.

Ai dễ bị viêm khớp vẩy nến?

Viêm khớp vẩy nến là một loại viêm khớp được phát hiện trên những người mắc bệnh vẩy nến. Đó là một  loại viêm khớp mạn tính. Khoảng 40% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến có tiền sử gia đình mắc bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp. Khoảng 15%  những người bị bệnh vẩy nến phát triển viêm khớp vẩy nến. Bệnh thường xuất hiện từ 30-50 tuổi. Nam giới và phụ nữ có vẻ như có nguy cơ tương đương phát triển viêm khớp vẩy nến. Có tăng gấp 50 lần nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vẩy nến ở những người họ hàng đầu tiên của bệnh nhân mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu cũng xác định rằng trong cặp song sinh giống hệt nhau, có 70% sự phù hợp (nghĩa là mức độ tương đồng ở cặp song sinh liên quan đến sự hiện diện hoặc không có bệnh cụ thể) đối với bệnh vẩy nến. Thật thú vị, có hai lần gia tăng nguy cơ truyền bệnh vẩy nến do một người cha bị ảnh hưởng so với người mẹ bị ảnh hưởng.

Đây được xác định là căn bệnh tự miễn, cho tới hiện nay vẫn chưa phát hiện rõ nguyên nhân tại sao hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Các chuyên gia cho rằng bệnh có thể do một số yếu tố gây nên như: do di truyền hay do môi trường, tiếp xúc hóa chất, chất phóng xạ, nhiễm virut, vi khuẩn,…

Bệnh viêm khớp vẩy nến được phát hiện ở bệnh nhân vẩy nến.

Bệnh viêm khớp vẩy nến được phát hiện ở bệnh nhân vẩy nến.

Đặc điểm bệnh viêm khớp vẩy nến

Các triệu chứng của bệnh vẩy nến và viêm khớp mạn tính thường phát triển riêng biệt trên bệnh nhân viêm khớp vẩy nến. Trong 85% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến, các triệu chứng của bệnh vẩy nến phát triển trước khi có các triệu chứng viêm khớp. Bệnh vảy nến và viêm khớp có thể phát triển kéo dài nhiều năm. Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng liên quan đến viêm khớp vẩy nến là nhẹ. Ở những bệnh nhân này, các triệu chứng có thể đến rồi thuyên giảm, nhưng rồi quá trình tiến triển của bệnh trở nên dai dẳng hơn.

Viêm khớp vẩy nến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể

Thông thường, viêm khớp vẩy nến ảnh hưởng đến các khớp lớn ở các chi dưới, khớp xa của ngón tay và ngón chân, cũng như các khớp cột sống. Các triệu chứng của viêm khớp vẩy nến có thể là một hay đồng thời diễn ra bao gồm: chứng viêm đơn khớp và viêm khớp không đối xứng; viêm đa khớp; viêm các khớp ngón tay, ngón chân; viêm khớp dẫn đến tàn phế; viêm dính khớp cột sống. Viêm khớp chân vẩy nến cũng có thể gây đau ở các điểm, nơi gân và dây chằng bám vào xương – đặc biệt là ở mặt sau của gót chân (viêm gân Achilles), hoặc trong bàn chân (plantar fasciitis).

Bệnh viêm khớp vẩy nến có thể bị nhầm là bệnh gút hoặc viêm khớp dạng thấp. Chẳng hạn, triệu chứng đau, sưng khớp đều phổ biến trong cả 3 loại viêm khớp nêu trên. Do đó, cần chú ý tới các triệu chứng thay đổi về da, móng phù hợp với bệnh vẩy nến để loại trừ. Sinh thiết da cũng giúp chẩn đoán viêm khớp vẩy nến.

Các xét nghiệm về viêm không đặc hiệu (tức là sedrate và CRP) có thể tăng lên khi viêm khớp vẩy nến hoạt động. Thông thường, bệnh nhân viêm khớp vẩy nến là âm tính  đối với yếu tố rheumatoid. Nếu yếu tố thấp khớp là dương tính, có thể là trường hợp bệnh vẩy nến kết hợp với viêm khớp dạng thấp hơn là trường hợp viêm khớp vẩy nến.

Chữa trị thế nào?

Bệnh viêm khớp vẩy nến không giống như viêm khớp dạng thấp, chỉ  cần điều trị khi triệu chứng xuất hiện. Khi các triệu chứng viêm khớp vẩy nến giảm, có thể ngừng điều trị cho đến khi các triệu chứng lại xuất hiện. NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) thường là dòng đầu tiên của điều trị viêm khớp vẩy nến. DMARDs (các thuốc chống thấp khớp) có thể được bổ sung vào quá trình điều trị. Các loại thuốc sinh học cũng nằm trong số các lựa chọn điều trị. Thuốc ức chế miễn dịch có thể có tác dụng phụ nguy hiểm và thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng nhất của viêm khớp vẩy nến.

Lời khuyên của thầy thuốc

Do chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh việm khớp vẩy nến nên chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa thiệt hại cho các khớp xương. Điều quan trọng là bệnh cần được chẩn đoán sớm để điều trị nếu không bệnh có thể tiến triển đến tàn phế.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân viêm khớp vẩy nến nên chú ý bảo vệ các khớp xương như thay đổi tính chất công việc, hoạt động có tác động tiêu cực tới khớp. Duy trì cân nặng hợp lý tránh tải trọng quá mức cho khớp. Tập thể dục thường xuyên giúp các khớp xương linh hoạt dẻo dai hơn. Bệnh có thể gây đau đớn, mệt mỏi nên tìm đến các phương pháp thư giãn như yoga, thiền để hỗ trợ.

Những dự báo xấu đối với bệnh viêm khớp vẩy nến

Bệnh viêm khớp vẩy nến trở nên trầm trọng hơn nếu bệnh nhân có các yếu tố sau: tổn thương da nặng; gia đình có tiền sử bệnh vẩy nến; giới tính nữ; sự khởi phát của bệnh trước 20 tuổi; biểu hiện gene HLA-B27, HLA-DR3, HLA-DR4; viêm đa khớp hoặc khớp bị tổn thương do viêm.

BS. Nguyễn Thông Tuyết

]]>
Tránh tàn phế do bệnh Parkinson, cách nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/tranh-tan-phe-do-benh-parkinson-cach-nao-13930/ Sun, 05 Aug 2018 05:53:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tranh-tan-phe-do-benh-parkinson-cach-nao-13930/ [...]]]>

Điều đáng lưu ý, Parkinson không phải là bệnh nguy hiểm cấp tính nhưng gây cản trở lớn đến công việc, sinh hoạt hằng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể diễn tiến ngày càng nặng dần. Nếu không được điều trị đúng đắn kịp thời, sau từ 5 đến 7 năm sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

Chưa rõ nguyên nhân

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson. Khoảng 5-10% ca có yếu tố gene, có sự tương tác giữa gene và điều kiện môi trường đặc biệt gây ra bệnh. Bệnh cũng gia tăng ở nhóm có tiền sử gia đình bị bệnh Parkinson hoặc tiếp xúc nhiều với hóa chất, thuốc trừ sâu.

Cần phát hiện sớm

Giai đoạn đầu các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo. Người bệnh mệt mỏi, có cảm giác cứng lưng, cổ, vai, háng. Cột sống và các chi có xu hướng gấp, kém mềm mại, các động tác bị chậm lại. Khi đi, cánh tay ít hoặc không đung đưa theo nhịp bước. Dần dần, bước đi ngắn lại. Tần số chớp mắt cũng giảm đi. Khe mi có vẻ rộng ra tạo cảm giác người bệnh luôn nhìn “chăm chú”. Nếu gõ vào gốc mũi, người bệnh mất khả năng ức chế nháy mắt gây hiện tượng rung giật mi mắt. Khi bệnh biểu hiện rõ có các triệu chứng sau:

Run khi nghỉ, xuất hiện khi các cơ ở trạng thái nghỉ. Dấu hiệu này biến mất khi vận động, khi ngủ. Run tăng lên khi xúc động, tập trung. Run của bệnh Parkinson có đặc điểm đều đặn, bốn chu kỳ/giây. Run thường xuất hiện ở các ngón tay, gây ra động tác như “vê thuốc lào hoặc đếm tiền”. Run có thể gặp ở chi dưới, miệng hoặc vùng đầu.

 

Biểu hiện của người mắc bệnh Parkinson.

Biểu hiện của người mắc bệnh Parkinson.

Giảm động, là triệu chứng cơ bản và xuất hiện sớm ở bệnh nhân Parkinson. Các động tác khởi đầu chậm chạp. Tốc độ thực hiện các động tác chậm (bradykinesia) và giảm biên độ của các động tác (hypokinesia) làm động tác trở nên nghèo nàn. Hiện tượng bất động thấy rõ ở chi trên. Giảm động có thể gặp ở các loại hình vận động: dáng đi, nét mặt, lời nói.

Tăng trương lực cơ ngoại tháp gây ra hiện tượng “cứng kiểu ống chì hay uốn sáp”. Khi vận động thụ động, dấu hiệu cứng thường kèm dấu hiệu “bánh xe răng cưa”: khi làm động tác duỗi, thầy thuốc cảm nhận hiện tượng  duỗi xảy ra từng nấc chứ không liên tục.

Tư thế gấp do tăng phản xạ tư thế quá mức là hiện tượng tăng trương lực cơ thuộc nhóm cơ gấp chiếm ưu thế tạo nên dáng người hơi gấp về phía trước. Lúc đầu gấp ở khuỷu tay. Giai đoạn sau, đầu và thân chúi ra trước, chi trên gấp và khép, chi dưới gấp ít hơn. Phản xạ điều chỉnh tư thế giảm nên bệnh nhân dễ bị ngã “như cây chuối đổ” khi bị đẩy nhẹ từ trước ra sau. Ở giai đoạn muộn, có dấu hiệu “đông cứng”. Mỗi lần bắt đầu ngồi dậy,  hoặc đi, người bệnh rất khó cử động. Hiện tượng này có thể xuất hiện trong tất cả các hoạt động trong ngày như nói, viết làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Ngã là hậu quả của sự rối loạn thăng bằng và điều phối các cơ trục thân thể, rối loạn phản xạ tư thế. Hậu quả của ngã có thể làm gãy xương khiến bệnh nhân liệt giường.

Bệnh Parkinson rất khó phát hiện trên các xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh mà chủ yếu bằng cách khám lâm sàng qua các triệu chứng của bệnh nhân. Do đó, bệnh sẽ rất dễ bị bỏ qua hoặc ít được phát hiện sớm nếu bệnh nhân không được khám tại các cơ sở có bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Bệnh Parkinson là bệnh mạn tính, cho đến nay y học hiện đại chưa có cách nào để phòng ngừa và chữa khỏi hẳn được bệnh này. Do đó, bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời nhằm hạn chế tiến triển của bệnh và điều quan trọng bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ. Nguyên tắc điều trị là một quá trình chăm sóc tinh tế, cần có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc và hợp tác chặt chẽ của người bệnh. Việc chọn thuốc không những phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng bệnh nhân mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh nên không có phác đồ chung cho tất cả mọi bệnh nhân.

Phục hồi chức năng là rất quan trọng

Các biện pháp phục hồi chức năng cần được thực hiện song hành với điều trị thuốc để khắc phục những tàn tật do bệnh gây nên. Mục đích của vật lý trị liệu là làm giảm tính co cứng và tập luyện các cử động nhịp nhàng và điều hợp để duy trì sự hoạt động thể chất, từ đó tạo ảnh hưởng tốt đối với tâm lý của người bệnh. Những phương thức vật lý trị liệu thường dùng có rất nhiều và cần được kết hợp với nhau mới đem lại kết quả. Các cử động thụ động, nhịp nhàng và đầy đủ tầm độ ở tất cả các khớp của cơ thể và sự nâng đỡ toàn thân bằng kỹ thuật treo là những phương pháp có hiệu quả để tạo thư giãn toàn thân. Bệnh nhân cần tập cử động chủ động có trợ giúp, tự do hay đề kháng theo điệu nhạc hay nhịp đếm để cố gắng tạo tính tự động cho cử động tự ý. Tập luyện tư thế tốt như ngồi trên ghế, bò, quỳ,… Tập luyện dáng đi với bước dài và tay đong đưa cầm bóng, bắt bóng, hoặc có thể nặn đất, xếp hình…để tập cử động khéo léo của bàn tay bằng hoạt động trị liệu. Lưu ý, trong mỗi buổi tập cần có thời gian nghỉ và cho người bệnh hít thở sâu. Người bệnh làm cử động chủ động theo nhịp đếm của kỹ thuật viên, nếu có thể tập theo nhạc càng tốt.

BS. Nguyễn Văn Lực

]]>
Bệnh cơ xương khớp – Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-co-xuong-khop-nguyen-nhan-hang-dau-gay-tan-phe-13793/ Sun, 05 Aug 2018 05:39:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-co-xuong-khop-nguyen-nhan-hang-dau-gay-tan-phe-13793/ [...]]]>

Bệnh lý cơ xương khớp rất đa dạng

Các bệnh lý bộ máy vận động rất phong phú đa dạng với 200 bệnh khác nhau. Các bệnh cơ xương khớp được chia làm hai nhóm: Thứ nhất là nhóm có chấn thương bao gồm chấn thương do thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt… Thứ hai là nhóm không chấn thương, bao gồm rất nhiều loại bệnh lý xương khớp như bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ và viêm da cơ, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp); bệnh khớp tinh thể như bệnh gút; bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính (viêm cột sống dính khớp và viêm khớp phản ứng); bệnh lý nhiễm khuẩn liên quan tới hệ xương khớp (viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do lao, viêm khớp do vi-rút, viêm khớp do ký sinh trùng và nấm, thấp khớp cấp); bệnh xương khớp không do viêm (loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, hoại tử vô khuẩn xương); các bệnh lý phần mềm cạnh khớp (viêm gân, viêm bao gân, viêm túi thanh dịch); các bệnh lý cơ xương khớp khác (u xương nguyên phát, ung thư di căn xương).

Yếu tố nào gây bệnh?

Có thể nói bệnh cơ xương khớp xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi và cả hai giới, mặc dù phụ nữ bị bệnh nhiều hơn so với nam giới. Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp.

 

Bệnh cơ xương khớp Các khớp dễ bị tổn thương.

 

Đầu tiên là các yếu tố không thay đổi được như: Tuổi, giới tính, di truyền. Tuổi cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, loãng xương. Tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỉ lệ các bệnh xương khớp cũng càng trở nên phổ biến.

Về giới tính và hormon: Nữ giới có xu hướng mắc một số bệnh nhiều hơn nam như viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, thoái hóa khớp. Trong khi một số bệnh khác có xu hướng mắc nhiều hơn ở nam giới như gút, nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.

Các yếu tố di truyền bẩm sinh cũng có vai trò quan trọng: Một số người sinh ra với dị dạng hoặc sụn khớp bị lỗi, có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Người mang gen HLA – B27 có nguy cơ mắc các bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.

Các yếu tố có thể thay đổi được vì chúng ta có thể can thiệp được: Ví dụ, bệnh béo phì, trọng lượng cơ thể nhiều hơn, sức ép lên khớp tăng lên làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp; một số ngành nghề có công việc căng thẳng lặp đi lặp lại có thể dẫn tới thoái hóa khớp hay viêm gân; tư thế sinh hoạt, làm việc sai tư thế có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, gây gù vẹo cột sống, đau do co cứng cơ; chế độ dinh dưỡng không lành mạnh như ăn nhiều đạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Hậu quả nặng nề…

Hậu quả của bệnh loãng xương là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương. Trên thế giới, cứ 30 giây thì có một người bị bệnh gãy xương do loãng xương và được dự đoán rằng đến năm 2050 các nước châu Á, trong đó có nước ta sẽ có 50% các trường hợp tàn phế hoặc bị đe dọa đến tính mạng do gãy khớp háng vì loãng xương gây ra. Khi bị loãng xương, nếu có một lực tác động mạnh (ngã, gập chân, trượt chân…) thì sẽ xuất hiện gãy, lún cột sống, gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay. Thoái hóa khớp có thể dẫn đến sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nghiêm trọng, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động. Viêm khớp dạng thấp có thể để lại di chứng biến dạng khớp bị viêm, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động, teo cơ và có thể bị tàn phế (khoảng 10 – 15%)… Cùng rất nhiều bệnh lý cơ xương khớp mà hậu quả nặng nề nhất là gây tàn phế cho người bệnh.

Các tiến bộ trong điều trị bệnh cơ xương khớp

Trong khoảng 30 năm gần đây ngành thấp khớp học Việt Nam có sự phát triển vượt bậc và áp dụng được nhiều thành tựu khoa học của thế giới trong chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp. Việc kết hợp nhiều biện pháp nội ngoại khoa và vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và đông y đã mang lại hiệu quả điều trị tốt.

Điều trị nội khoa

Các thuốc chống viêm không steroids: Các thuốc mới dựa trên cơ chế ức chế chọn lọc COX-2 giảm thiểu tác dụng phụ trên thận và đường tiêu hoá.

Các thuốc chống thoái hoá khớp tác dụng chậm: Thuốc nhóm này có khả năng tái lập cân bằng chuyển hoá sụn khớp, ít tác dụng không mong muốn, có thể dùng kéo dài, hiệu quả tốt như glucosamin sulphat-viarthril-S, diacerheine (arthrodar). Sử dụng liệu pháp bổ sung chất nhày dịch khớp bằng tiêm acid hyaluronic nội khớp trong điều trị thoái hoá khớp. Điều trị thoái hoá khớp gối bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu, tế bào gốc mô mỡ tự thân.

Thuốc sinh học: Các thuốc sinh học trong điều trị bệnh lý khớp viêm (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, lupus ban đỏ hệ thống) như thuốc ức chế yếu tố hoại tử u TNF-alpha, ức chế IL 6 cho kết quả khả quan, dung nạp tốt, song giá tiền còn cao.

 

Bệnh cơ xương khớp - Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phếMột ca nội soi khớp gối.

 

Điều trị ngoại khoa

Nội soi khớp đạt hiệu quả tốt trong điều trị các trường hợp thoái hoá khớp, nhiễm khuẩn khớp, tổn thương dây chằng, sụn chêm, cắt bỏ màng hoạt dịch… Các kỹ thuật thay khớp háng, khớp gối, thay đĩa đệm nhân tạo, chỉnh hình cột sống ngày càng trở nên phổ biến.

Dự phòng như thế nào?

Các bệnh cơ xương khớp có thể phòng tránh một cách có hiệu quả, và phòng cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi (từ khi bắt đầu sinh ra cho đến khi tuổi đã cao).

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người mẹ rất quan trọng để có được một trẻ sinh ra khỏe mạnh. Cần bổ sung các khoáng chất như canxi, vitamin D, acid folic theo chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa trong thời kỳ mang thai.

Trẻ sơ sinh tốt nhất là nên được đảm bảo uống sữa mẹ: Bú mẹ hoàn toàn trong  6 tháng đầu, và tiếp tục đến 24 tháng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Trẻ em cần có tư thế học tập đúng, không mang vác nặng, tránh chấn thương, tai nạn, và cần uống nhiều sữa, tắm nắng 30 phút mỗi ngày.

Người lớn nên tránh mang vác, lao động nặng ở tư thế xấu. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm rất quan trọng, giúp phát hiện bệnh sớm, không chỉ là bệnh lý cơ xương khớp mà còn các bệnh lý ở các cơ quan khác như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa… để có kế hoạch  điều trị sớm, phòng tránh các biến chứng của bệnh; không nên cố chịu đựng để đến khi bệnh nặng mới đi chữa. Khi đó sẽ mất rất nhiều chi phí chữa bệnh mà hiệu quả điều trị lại không cao.

Khi có các triệu chứng đau xương, cơ, khớp hay hạn chế khả năng vận động cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để khám bệnh. Không nên tự điều trị, hay mua thuốc theo đơn của người khác.

Cần xác định bệnh lý cơ xương khớp là bệnh lý mạn tính nên phải xác định tâm lý yên tâm điều trị lâu dài và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Hết thuốc cần đến tái khám để lấy đơn mới chứ không mua nhiều lần một đơn thuốc. Việc kết hợp nhiều biện pháp dự phòng khác nhau và có lối sống lành mạnh sẽ đảm bảo cho chúng ta có một bộ máy cơ xương khớp khỏe mạnh, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.

PGS. TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc

((Phó Chủ tịch Hội thấp khớp học Hà Nội))

]]>
Phát hiện sớm tắc động mạch chi dưới, tránh tàn phế http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-som-tac-dong-mach-chi-duoi-tranh-tan-phe-12238/ Thu, 26 Jul 2018 12:12:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-som-tac-dong-mach-chi-duoi-tranh-tan-phe-12238/ [...]]]>

Tắc động mạch chi cấp tính là tình trạng đột ngột thiếu máu chi, đe dọa đến khả năng bảo tồn chi. Đây là bệnh cảnh cấp cứu và nguy hiểm nhất đối với mạch ngoại biên, dễ có nguy cơ cắt cụt chi gây tàn tật, thậm chí tử vong nếu không được điều trị thích hợp.

Nguyên nhân của bệnh

Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây tắc mạch chi cấp tính, đó là do cục máu đông từ vị trí khác di chuyển gây tắc mạch, do huyết khối hình thành trên các mạch máu bệnh lý có sẵn và do chấn thương mạch máu.

Nhóm nguyên nhân do cục máu đông di chuyển từ vị trí khác gây tắc mạch hay gặp nhất trong bệnh tim mạch (90% các trường hợp), chủ yếu do loạn nhịp tim (như rung nhĩ), nhồi máu cơ tim, bệnh lý van tim (vôi hóa van tim, cục sùi trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn…) hay các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như phình vách liên thất, u nhầy nhĩ trái… Ngoài nguyên nhân do bệnh tim mạch, chúng ta còn gặp khoảng 10% do các bệnh lý của động mạch như mảng xơ vữa bị loét, các phình động mạch (như phình động mạch chủ bụng, phình động mạch khoeo…).

Nguyên nhân do huyết khối hình thành trên mạch máu bệnh lý như động mạch bị xơ vữa. Huyết khối có thể được tổ chức hóa và biểu mô hóa làm hẹp lòng mạch, dần dần gây tắc lòng mạch. Các bệnh lý phình động mạch, bóc tách động mạch chủ cũng dễ hình thành các huyết khối. Một số bệnh lý khác có tình trạng tăng đông máu như đa hồng cầu, tăng tiểu cầu, Lupus ban đỏ hệ thống, ung thư… cũng dễ hình thành huyết khối trong lòng mạch.

Một nhóm nguyên nhân ngày càng phổ biến là các chấn thương và vết thương mạch máu, gây đụng giập mạch máu, sẽ hình thành huyết khối gây tắc mạch hoặc do phù nề tổ chức, chèn ép gây tắc mạch.

Hình ảnh tắc mạch chi cấp tính (cục máu đông từ vị trí khác di chuyển gây tắc mạch).

Biểu hiện thế nào?

Để chẩn đoán tắc mạch thường không khó và các triệu chứng khá điển hình. Người bệnh sẽ có 5 dấu hiệu cơ bản sau:

Đau: Có thể thay đổi tùy theo thời điểm khởi phát, tiến triển theo thời gian, vị trí và mức độ tắc nghẽn.

Mất mạch (pulselessness): Sờ mạch mu chân không thấy là một dấu hiệu gợi ý có giá trị, cần siêu âm Doppler ngay lập tức khi nghi ngờ để chẩn đoán xác định.

Xanh nhợt (pallor): Sờ vào chi thấy lạnh da xanh nhợt. Dấu hiệu lạnh chi so với bên đối diện rất quan trọng và đặc hiệu.

Rối loạn cảm giác chi (paresthesia): khoảng 50% các trường hợp có biểu hiện tê bì, dị cảm.

Liệt vận động (paralysis): Đây là dấu hiệu gợi ý tiên lượng rất xấu cho người bệnh.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp triệu chứng lâm sàng không đầy đủ, chỉ thấy chi lạnh, mạch ngoại vi không bắt được. Khi đó, cần khám lâm sàng tỉ mỉ và so sánh với bên lành để tránh bỏ sót tổn thương.

Để hỗ trợ chẩn đoán, hiện nay 2 xét nghiệm cận lâm sàng chính giúp chẩn đoán chính xác là siêu âm mạch máu và chụp cắt lớp vi tính đa dãy (có tiêm thuốc cản quang).

Trên lâm sàng, người ta chia thành 3 giai đoạn, để giúp cho thầy thuốc có kế hoạch điều trị cho phù hợp.

Giai đoạn I: Người bệnh chưa mất cảm giác, vận động cơ còn tốt. Kiểm tra còn có mạch. Giai đoạn này không đe dọa cắt cụt chi ngay lập tức và có thể bảo tồn được.

Giai đoạn IIa: Người bệnh không yếu cơ (còn vận động tốt) nhưng đã mất cảm giác ở đầu chi (như ở ngón chân). Những trường hợp này có thể bảo tồn chi, tuy nhiên cần theo dõi rất sát.

Giai đoạn IIb: Người bệnh đã mất cảm giác chi, phía trên các ngón chân, có liệt nhưng không hoàn toàn. Đây là trường hợp cần cấp cứu không thể trì hoãn, chỉ có thể bảo tồn chi nếu điều trị can thiệp ngay lập tức.

Giai đoạn III: Đây là giai đoạn cuối với biểu hiện liệt và mất cảm giác hoàn toàn chi. Khi bệnh nhân trong giai đoạn này, sẽ không thể bảo tồn chi, bắt buộc phải cắt cụt chi tránh tử vong do nhiễm độc chi bị hoại tử.

Phương pháp điều trị

Tắc động mạch chi cấp đòi hỏi phải được điều trị sớm và rất tích cực. Phối hợp cả điều trị nội và ngoại khoa. Các bước điều trị bao gồm:

Tránh sự lan rộng của cục máu đông: Từ khi ra đời thuốc heparin, tạo ra cuộc cách mạng trong điều trị thiếu máu cấp tính chi dưới. Heparin sẽ được bác sĩ dùng ngay khi xác định chẩn đoán. Bên cạnh điều trị thuốc, cần sớm xử lý lấy bỏ cục máu gây tắc mạch, phương pháp hiện nay chủ yếu bằng phẫu thuật. Cục máu đông sẽ được lấy bỏ bằng một dụng cụ đặc biệt, gọi là Fogarty. Đến nay, một số trung tâm mạch máu tại các bệnh viện lớn của nước ta đã được trang bị dụng cụ này để có thể tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Ngoài ra, tùy vào bệnh lý cụ thể, có thể phải cân nhắc làm cầu nối mạch máu hoặc dùng thuốc làm tan huyết khối hoặc phối hợp với kỹ thuật hút bỏ huyết khối. Khi có dấu hiệu chèn ép khoang, cần phải phối hợp mở cân.

Cắt cụt chi là phương pháp cuối cùng, khi thiếu máu không hồi phục hoặc khi điều trị tái tưới máu thất bại, có rối loạn toàn thân do hội chứng tái tưới máu, rối loạn chuyển hóa gây đe dọa tính mạng.

Bên cạnh điều trị tái tưới máu, cần điều trị các bệnh lý gây thuận lợi cho tắc mạch, điều trị các nguyên nhân dẫn đến tắc mạch chi cấp như bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý mạch máu mạn tính…

Để phòng tránh tắc mạch chi dưới cấp tính, cần điều trị tốt các bệnh lý có thể là nguyên nhân dẫn đến tắc mạch cấp và quan trọng nhất là khi có biểu hiện bất thường, cần nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa mạch máu để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Hiện nay, đa số bệnh nhân đến viện vẫn còn ở giai đoạn muộn dẫn đến khả năng bảo tồn chi còn rất hạn chế. Một số người bệnh có đến viện nhưng không đúng chuyên khoa cũng dẫn đến mất cơ hội bảo tồn chi và làm giảm kết quả điều trị, vì vậy trong tắc động mạch chi cấp tính, vấn đề chẩn đoán kịp thời và thời gian được điều trị là rất quan trọng.

 

Quá trình hoại tử chi bắt đầu diễn ra 4 giờ sau khi có tình trạng tắc mạch chi. Trước đây, phẫu thuật điều trị thiếu máu cấp tính ở chi chỉ có một phương pháp duy nhất là cắt cụt. Cùng với sự tiến bộ của y học cũng như hiểu biết đầy đủ về cơ chế sinh bệnh, điều trị tắc động mạch chi đã có thay đổi rất nhiều, trong đó phải kể đến sự ra đời của kỹ thuật lấy cục máu gây tắc bằng dụng cụ đặc biệt, gọi là Fogarty và kỹ thuật tái lập lưu thông mạch máu bằng phẫu thuật cầu nối.

Tắc động mạch chi cấp tính là một cấp cứu nội – ngoại khoa mạch máu, đòi hỏi phải được chẩn đoán kịp thời, điều trị nhanh và kết hợp cả dùng thuốc và phẫu thuật, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ tử vong của bệnh vẫn còn cao (20-25%) và tỷ lệ tàn phế do cắt cụt chi cũng chiếm đến 30% do đa số người bệnh được điều trị bệnh ở giai đoạn muộn.

BS. Ngô Tuấn Anh

]]>