tại nhà – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 06:07:51 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tại nhà – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Một số lưu ý khi sử dụng bình oxy hỗ trợ tại nhà http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-luu-y-khi-su-dung-binh-oxy-ho-tro-tai-nha-14023/ Sun, 05 Aug 2018 06:07:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-luu-y-khi-su-dung-binh-oxy-ho-tro-tai-nha-14023/ [...]]]>

Loại này sẵn có trên thị trường và rất dễ dàng mua được. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về các lợi ích của oxy bổ sung cũng như một số lời khuyên an toàn khi sử dụng.

Không khí mà chúng ta thở có chứa khoảng 21% oxy. Đối với hầu hết những người có phổi khỏe mạnh, điều này là đủ, nhưng đối với một số người có tình trạng sức khoẻ nào đó bị suy giảm chức năng phổi, như bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lượng oxy đạt được thông qua hô hấp bình thường là không đủ. Vì vậy, họ cần bổ sung lượng oxy để duy trì chức năng bình thường của cơ thể. Đối với những bệnh nhân này, bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo nên dùng bình oxy hỗ trợ tại nhà.

Nên sử dụng bao nhiêu oxy?

Oxy là một liệu pháp điều trị y tế và yêu cầu một đơn thuốc từ bác sĩ. Bác sĩ của bạn có thể kê toa một liều lượng oxy cho các hoạt động khác nhau, chẳng hạn như nghỉ ngơi, ngủ hoặc tập thể dục. Điều rất quan trọng là bạn phải tuân theo các chỉ định này, vì sử dụng quá nhiều hoặc quá ít có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Lỗi này thường hay gặp, nhất là khi người nhà thấy người bệnh khó thở, nên  thường điều chỉnh lượng oxy tăng quá mức chỉ định. Như vậy rất có hại, có thể làm mất cơ chế kích thích hô hấp ở bệnh nhân.

Bệnh nhân COPD cần theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ.

Bệnh nhân COPD cần theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ.

Cần bao nhiêu giờ oxy một ngày?

Số lượng và thời gian điều trị bằng oxy sẽ tùy thuộc vào khuyến cáo của bác sĩ và tùy theo từng bệnh nhân. Một số bệnh nhân chỉ cần điều trị oxy trong khi ngủ. Số khác chỉ dùng ngắt quãng khi mệt, khó thở và chỉ dùng trong khoảng 15-30 phút, trong khi những người  có thể cần đến nó 24 giờ trong ngày.

Lợi ích của liệu pháp oxy là gì?

Ngoài việc giúp ngăn ngừa suy tim ở những người bị bệnh phổi nặng, chẳng hạn như COPD, oxy bổ sung có nhiều lợi ích. Ví dụ, một số nghiên cứu đã cho thấy sự gia tăng tỷ lệ sống sót ở những bệnh nhân sử dụng oxy trên 15 giờ một ngày. Hơn nữa, theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, oxy bổ sung cải thiện giấc ngủ, tâm trạng, sự tỉnh táo và sức chịu đựng tinh thần và cho phép các cá nhân thực hiện các chức năng hàng ngày bình thường.

Những nguyên tắc sử dụng oxy an toàn

Điều rất quan trọng là tuân theo các hướng dẫn về an toàn oxy nói chung nếu bạn đang có kế hoạch sử dụng bổ sung oxy. Sau đây là lời khuyên an toàn về oxy cho những người bị COPD đối với oxy bổ sung:

Không hút thuốc gần  nơi để oxy

Giữ bình ô xy cách xa ngọn lửa

Tránh sử dụng dao cạo điện đề phòng dao cạo điện phóng tia lửa điện gây cháy nổ.

Tránh sử dụng kem và kem dưỡng da (body lotionvà cream) bởi nhiều loại được làm từ các chất có nguồn gốc dầu mỏ, hỗn hợp rất dễ cháy của hydrocarbon.

Lưu trữ oxy bình an toàn: Không lưu trữ bình khí oxy gần bất kỳ loại nguồn nhiệt nào, gần bếp gas, hoặc gần nến thắp sáng.

Giữ bình oxy đứng trong thùng, hoặc giá.

Đảm bảo thiết bị đựng oxy an toàn và sẽ không rơi đổ.

Tắt oxy khi không sử dụng: Không chỉ tiết kiệm oxy sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền, mà nó sẽ hỗ trợ sự an toàn tại nhà và giảm nguy cơ bị cháy nổ.

Theo chỉ dẫn của nhà cung cấp oxy: Trước khi bắt đầu điều trị oxy trong nhà, điều quan trọng là bạn phải hiểu và luôn tuân theo hướng dẫn của nhà cung cấp oxy. Những hướng dẫn này cũng nên bao gồm số điện thoại để gọi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào. Giữ số điện thoại này ở vị trí dễ thấy để dễ dàng truy cập.

Lập sổ ghi chép chi tiết thời gian, liều lượng oxy sử dụng, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Định kỳ xin tư vấn của bác sĩ cùng với các thông tin trong sổ ghi chép để điểu chỉnh cho hợp lý.

BS. Lê Thục Trinh

]]>
Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cham-soc-tre-sot-xuat-huyet-ta%cc%a3i-nha-11196/ Wed, 25 Jul 2018 09:08:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cham-soc-tre-sot-xuat-huyet-ta%cc%a3i-nha-11196/ [...]]]>

Mọi người đều có thể bị bệnh sốt xuất huyết nhưng hay gặp là trẻ em, nếu không biết cách phát hiện sớm, theo dõi và chăm sóc điều trị đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh SXH có 2 triệu chứng cơ bản, đó là: sốt và xuất huyết. Trong đó triệu chứng sốt là cơ bản vì luôn xảy ra lúc bệnh khởi phát. Chứng sốt trong bệnh SXH có một số đặc điểm khác với chứng sốt của bệnh khác với 3 đặc điểm: sốt đột ngột; sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-40oC hoặc cao hơn, sờ vào trán trẻ thấy nóng ran; sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, có cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một lát lại tăng lên.

Để trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, có thể áp dụng chườm khăn ấm giúp trẻ hạ sốt.

Chứng sốt này thường kéo dài từ 2-7 ngày. Kèm theo sốt nhiều trẻ còn đau bụng, thường là đau vùng rốn hoặc bên phải rốn. Ói mửa, sình bụng cũng là triệu chứng hay gặp.

Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng: có trẻ thấy nổi mẩn, phát ban dưới da (thể nhẹ), có trẻ xuất hiện nốt xuất huyết, hoặc chảy máu cam, chảy máu chân răng; có trẻ lại nôn hay đại tiện ra máu (xuất huyết nội tạng là thể nặng). Tuy nhiên, có những trẻ bị SXH nhưng lại không hề có một triệu chứng xuất huyết nào. Dù có hoặc không có triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới biến chứng vô cùng nguy hiểm đó là sốc xuất huyết.

Bệnh SXH được chia làm 4 độ từ nhẹ tới nặng. Ở độ 1, người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết; độ 2, người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết; ở độ 3, người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốc và độ 4 thì đã bị sốc nặng. Trẻ SXH độ 1 sẽ được điều trị tại nhà theo đơn, có hẹn ngày tái khám. Với độ 2, tùy trường hợp, trẻ có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ, hoặc nhập viện nếu xét thấy cần thiết. Những trường hợp độ 3 và 4 nhất thiết phải nhập viện ngay.

Cách chăm sóc trẻ SXH

Khoảng 70% trẻ SXH được điều trị tại nhà (điều trị ngoại trú sau khi được thầy thuốc thăm khám). Trong trường hợp này, cần cho trẻ nằm nghỉ tuyệt đối, uống nước đầy đủ, ăn các chất dễ tiêu, thực hiện đúng đơn thuốc của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của bệnh.

Về nghỉ ngơi và dinh dưỡng: Trẻ cần nằm nghỉ trong phòng thoáng mát. Tuyệt đối không ra mưa, ra nắng, không đi đâu vì nhiều trẻ tuy sốt những vẫn có vẻ khỏe mạnh. Cho trẻ uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết vì bệnh SXH thường làm máu bị cô đặc lại, rất khó lưu thông. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc. Để phòng tránh, nên cho trẻ uống oresol (để bù nước) hoặc nước cam, nước chanh, nước khoáng hay nước lọc đun sôi. Cho trẻ uống từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng. Về ăn, cần chọn các chất dễ tiêu như cháo, súp và không bao giờ được ăn no quá.

Về thuốc: Trong bệnh SXH, các bác sĩ thường cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thông thường paracetamol (với nhiều tên khác nhau như acemol, cetamol, efferalgan, panadol) không bao giờ cho trẻ dùng các thuốc nhóm aspirine như aspegic, aspro… chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và một số tai biến khác (có trường hợp dẫn đến tử vong). Không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì chúng không có tác dụng gì với bệnh SXH mà chỉ làm trẻ mệt thêm. Trường hợp trẻ sốt cao, có thể áp dụng thêm phương pháp lau mát; nếu sờ hai bàn chân trẻ thấy lạnh thì dùng 1 chai nước ấm ủ giữa 2 bàn chân.

Phòng ngừa sốt xuất huyết

Cách phòng ngừa bệnh SXH đơn giản là chống muỗi đốt. Cụ thể diệt muỗi, diệt loăng quăng và chống muỗi đốt. Việc đầu tiên là giữ cho nhà cửa sạch sẽ, sáng sủa, khô ráo vì tối tăm ẩm thấp là những điều kiện thuận lợi cho muỗi cư trú và phát triển. Việc thứ 2 là phát quang bụi rậm quanh nhà, đậy kín lu vại, dọn các vũng nước sau mưa, vỏ lon, lọ, lốp xe… vì đó là nơi muỗi tới sinh nở. Mọi người phải nằm ngủ trong màn để tránh muỗi đốt. Khi nghi ngờ bị SXH, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

 

Khuyến cáo đặc biệt

Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, các triệu chứng tiền sốc, bao gồm: trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã; trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất ít; tay, chân lạnh; da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại. Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào, nhưng rất khát, đó là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

 

BS. Trần Kim Anh

]]>
Cách chăm sóc trẻ quai bị tại nhà http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cham-soc-tre-quai-bi-tai-nha-10885/ Wed, 25 Jul 2018 08:20:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cham-soc-tre-quai-bi-tai-nha-10885/ [...]]]>

Tuy nhiên tôi rất lo lắng vì nhiều người nói bị quai bị rất nguy hiểm. Xin bác sĩ tư vấn cách chăm sóc trẻ khi bị căn bệnh này.

Ngô Văn Sĩ (Lào Cai)

Quai bị là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh. Hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường gặp nhất ở trẻ em (trên 2 tuổi). Quai bị do virut gây nên và rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Bệnh nhân bị sốt cao (39-40 độ C) trong 3-4 ngày, chảy nước bọt và má sưng to (có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc), gây đau khi nuốt nước bọt. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời. Nếu không giữ gìn tốt, bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm: sưng tinh hoàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh (dù là rất hiếm). Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau; nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn; viêm não hoặc viêm màng não: thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ. Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu quai bị thể nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà: hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh). Có thể cho dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau; cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng; cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó); không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng hoặc thấy bệnh nặng.

BS. Văn Bàng

]]>
Có nên tự dùng khí dung tại nhà? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-tu-dung-khi-dung-tai-nha-10744/ Wed, 25 Jul 2018 08:05:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-tu-dung-khi-dung-tai-nha-10744/ [...]]]>

Hồ Phương (Ninh Bình)

Khí dung là một biện pháp được chỉ định điều trị tại chỗ các bệnh về mũi họng (viêm họng, viêm xoang, viêm mũi mạn tính, cấp tính, viêm thanh quản…) với mục đích là đưa thuốc trực tiếp vào các hốc mũi, xoang, họng, thanh quản dưới dạng những hạt thuốc rất nhỏ. Đi kèm với máy khí dung là việc dùng thuốc. Các thuốc dùng trong khí dung thường là: kháng sinh (gentamycin, chloramphenicol), corticoid (hydrocortison), thuốc co mạch (ephedrin, oxymetazolin), tinh dầu…

Khi dùng khí dung bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên tình trạng bệnh và từng người bệnh quyết định cho dùng loại thuốc nào, thời gian khí dung là bao lâu và khí dung qua đường mũi hay họng…

Người bệnh không nên tự mua máy khí dung tại nhà (trừ khi có chỉ định, hướng dẫn cụ thể về thuốc dùng, cách dùng và thời gian dùng cụ thể và theo dõi của bác sĩ) để tránh các tai biến do thuốc gây ra.

Nếu tự điều trị, dùng thuốc  không đúng (dùng liều cao, kéo dài) có thể gây ra nhiều tai biến do thuốc. Ví dụ, gây độc cho tai, điếc (khi dùng gentamycin),  gây suy tuỷ (khi dùng chloramphenicol cho trẻ em), toàn thân giữ nước, suy tuyến thượng thận (khi dùng corticoid kéo dài)… và nhiều tai biến khác mà người bệnh không lường hết được.

Trường hợp của bạn và con nếu bị bệnh, nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ cho cách điều trị thích hợp.

BS. Nguyễn Bích Ngọc

]]>
Chăm sóc trẻ bệnh sởi đúng cách tại nhà http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-tre-benh-soi-dung-cach-tai-nha-10499/ Wed, 25 Jul 2018 07:11:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-tre-benh-soi-dung-cach-tai-nha-10499/ [...]]]>

Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc  đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong. Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là những trẻ có thể trạng yếu, sinh non, không được tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.

Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị chủ yếu để phòng bội nhiễm và các biến chứng nặng do sởi gây ra. Do đó, việc chăm sóc cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng. Khi có dấu hiệu của bệnh sởi, nên đến cơ sở y tế địa phương để được khám, điều trị và tư vấn về cách chăm sóc trẻ.

Tiêm phòng vắc xin sởi là cách duy nhất để phòng chống bệnh sởi.

Hầu hết những bệnh nhân mắc sởi thể nhẹ có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Việc chăm sóc tại nhà phụ huynh cần chú ý những nguyên tắc quan trọng sau đây:

– Cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo thịt, súp dinh dưỡng, sữa bột các loại… Bố mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn, mỗi bữa ăn ít một để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

– Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.

– Giữ vệ sinh thân thể tốt giúp da trẻ luôn sạch sẽ và khô thoáng để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn có thể gây nguy hiểm cho trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hằng ngày bằng khăn sạch, mềm. Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ.

– Uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế, nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,1% khoảng 3 – 4 lần/ngày.

–  Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên rửa tay bằng thuốc sát khuẩn hoặc rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang

– Nếu thấy trẻ bị sốt và phát ban, phụ huynh nghi ngờ trẻ bị sởi nên đưa trẻ đến khám bệnh tại cơ sở y tế nhà nước như trạm y tế phường/xã, trung tâm y tế quận/huyện vì nếu đúng trẻ mắc sởi thì bác sĩ sẽ kê đơn và cấp phát vitamin A viên nang liều cao 100.000 đơn vị để bảo vệ đôi mắt của trẻ.

– Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, ví dụ đã hết sốt tự nhiên xuất hiện sốt lại, không hạ sốt sau khi dùng thuốc, ho nhiều hơn và có đờm, khó thở, tím tái, li bì, nôn trớ nhiều, trẻ có biểu hiện chói mắt hoặc đi ngoài hoặc có các biểu hiện bất thường khác… thì cần đưa đi cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Bác sĩ  Nguyễn Tiến Dũng

]]>