Tai biến sản khoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 08 Jan 2019 02:56:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Tai biến sản khoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bác sĩ của hai bệnh viện “cân não” cứu sản phụ nhau cài răng lược xâm lấn bàng quang http://tapchisuckhoedoisong.com/bac-si-cua-hai-benh-vien-can-nao-cuu-san-phu-nhau-cai-rang-luoc-xam-lan-bang-quang-17699/ Tue, 08 Jan 2019 02:56:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bac-si-cua-hai-benh-vien-can-nao-cuu-san-phu-nhau-cai-rang-luoc-xam-lan-bang-quang-17699/ [...]]]>

Sản phụ Nguyễn Thị T. (34 tuổi, ngụ tại huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) nhập viện với chẩn đoán con lần 2, PARA 1001, thai 34 tuần, ngôi đầu, vết mổ cũ, nhau tiền đạo theo dõi nhau cài răng lược. Qua thăm khám, kết hợp các kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng chuyên sâu phát hiện nhau tiền đạo cài răng lược bám toàn bộ vào cơ tử cung xâm lấn đến bàng quang vô cùng nguy hiểm.

Ngay lập tức, các Bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành mời hội chẩn liên viện với các bác sĩ chuyên khoa, gồm: Sản phụ khoa, Niệu khoa, Gây mê hồi sức, Huyết học,… Vào lúc 9h20, cuộc phẫu thuật lấy thai được tiến hành với sự phối hợp sẵn sàng của ekip phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm của BV Phụ sản TP. Cần Thơ  cùng với sự hỗ trợ của ekip bác sĩ đền từ Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ để có kế hoạch can thiệp một cách nhanh chóng, tích cực với đầy đủ phương tiện hồi sức mẹ/sơ sinh và ngân hàng máu.

Trong quá trình phẫu thuật, do vị trí nhau bám chặt, đâm xuyên cơ tử cung và xâm lấn sâu vào bàng quang nơi có nhiều mạch máu tăng sinh phức tạp, ekip các Bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật lấy thai, cắt tử cung thay vì bóc tách nhau, giúp sản phụ thoát nguy cơ tử vong do xuất huyết trầm trọng và tổn thương tử cung cùng các cơ quan lân cận. Với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa cùng các phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm, chị T. đã có cuộc “vượt cạn” an toàn, mẹ tròn con vuông sau gần 3 giờ tập trung phẫu thuật.

Nhân viên y tế của bệnh viện đang chăm sóc sản phụ

BS.CKII. Đỗ Thị Minh Nguyệt – Phó Trưởng khoa Sản bệnh, trưởng kíp phẫu thuật  cho biết: Nhau tiền đạo cài răng lược là nhau bám đoạn dưới tử cung, vị trí mà lớp cơ tử cung mỏng, mạch máu nuôi nghèo nàn nên các gai nhau dễ lan rộng và cắm sâu vào lớp cơ tử cung, thậm chí xuyên thủng cả lớp cơ tử cung, xâm lấn vào các cơ quan lân cận như bàng quang, ruột. Đây một bệnh lý góp phần làm tăng tai biến xuất huyết và tử vong trong lúc sinh mổ, thường xuất hiện ba tháng cuối thai kỳ. Thai phụ bị nhau tiền đạo; có sẹo mổ lấy thai; tiền căn bóc nhân xơ tử cung; sinh con nhiều lần; tiền sử nạo phá thai nhiều lần là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhau cài răng lược trong cuộc sinh nở.

Do vậy, thai phụ cần thăm khám, theo dõi thai định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa có uy tín để được tư vấn, chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe mẹ và thai nhi.”

Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ trong thời gian vừa qua đã tiếp nhận và cấp cứu thành công nhiều trường hợp bệnh nặng, cứu sống được mẹ và bé, đem lại niềm vui mẹ tròn con vuông cho các cặp vợ chồng. Bệnh viện luôn chú trọng đến việc cải tiến, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhằm mục đích chăm sóc và điều trị tốt nhất đối cho sản phụ và người bệnh nhằm tiến tới sự hài lòng của người bệnh, xứng đáng là “Nơi gửi trọn niềm tin”.

 

H.Nguyên

]]>
3 ngày cứu sống 3 sản phụ tai biến sản khoa nguy kịch http://tapchisuckhoedoisong.com/3-ngay-cuu-song-3-san-phu-tai-bien-san-khoa-nguy-kich-17039/ Sun, 25 Nov 2018 02:59:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/3-ngay-cuu-song-3-san-phu-tai-bien-san-khoa-nguy-kich-17039/ [...]]]>

Ca bệnh thứ nhất: sản phụ băng huyết sau sinh

Theo đó, vào tối 26/10,  sản phụ  Lang Thị Đào 41 tuổi đang mang thai ở tuần thứ 25 của thai kỳ  thì chị Đào xuất hiện dấu hiệu ra máu âm đạo, dọa sinh non, bụng nhiều dịch, chướng to. Sản phụ được theo dõi tại 1 cơ sở y tế tại TP Vinh, nhưng nguyên nhân băng huyết của sản phụ không được chẩn đoán chính xác. Nhanh chóng được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh, với kinh nghiệm xử trí nhiều ca bệnh khó, các bác sỹ xác định ban đầu bệnh nhân bị rau tiền đạo trên vết mổ đẻ cũ. 20h, sản phụ được chuyển mổ tối khẩn với chẩn đoán vỡ tử cung.

Ngay khi bộc lộ vết mổ, ổ bụng sản phụ ngập tràn 2 lít máu tươi. Rau tiền đạo cài răng lược ăn xuyên gây vỡ động mạch tử cung bên trái, ăn một phần đáy bàng quang. Ê kip phẫu thuật nhanh chóng lấy thai, cắt tử cung hoàn toàn và khâu cầm máu, kịp cứu sản phụ qua cửa tử.

Ca bệnh thứ hai sản phụ suy đa phủ tạng vượt hơn 200km xuống viện

Vừa “thở phào” vì ngỡ rằng một ngày làm việc căng thẳng đã qua đi và có thể ngơi tay, thì đến 22h đêm đó bệnh viện lại tiếp nhận sản phụ Vi Thị Hoa (Yên Na, Tương Dương) phải mổ cấp cứu. Ca sinh lần 2 này thực sự là nỗi ám ảnh của sản phụ, khi chị phải trải qua 2 lần đau: chuyển dạ đẻ thường kéo dài mãi không được, sản phụ phải mổ lấy thai cấp cứu tại Bệnh viện huyện Tương Dương. Cứ ngỡ khi bé gái cất tiếng khóc chào đời, chị đã có cuộc vượt cạn an toàn, nhưng tai họa lại tiếp tục ập xuống đầu chị: tai biến băng huyết sau sinh.

Dù đã được các bác sỹ tại 2 bệnh viện huyện Tương Dương và Bệnh viện ĐK Khu vực Tây Nam nỗ lực hồi sức cứu chữa; nhưng tình trạng sản phụ vẫn liên tục chuyển xấu.
Hôn mê sâu, thở máy, đồng tử dãn, bụng chướng, tử cung to nhưng không ra máu âm đạo, không đo được huyết áp; đi kèm tình trạng suy đa phủ tạng là tình trạng vô cùng nguy hiểm của sản phụ Hoa sau khi phải trải qua quãng đường gần 200km để xuống nhập viện tỉnh
Điều đặc biệt của ca bệnh, khiến các bác sỹ Sản khoa rất khó tiên lượng là tình trạng càng truyền máu bù thì bệnh nhân thiếu máu càng nặng, phủ tạng càng suy; mặc dù không xuất hiện chảy máu âm đạo hay hình ảnh tràn dịch máu ổ bụng. Hội chẩn kỹ càng, bác sỹ quyết định chuyển sản phụ lên mổ cấp cứu, xử lý ngoại khoa để chủ động kiểm soát tình hình. Lúc này, xuất huyết nhồi máu trong cơ tử cung; tử cung căng tròn như 1 quả bóng sắp vỡ là nguyên nhân khiến bệnh nhân nguy kịch.
Bệnh nhân được êkip phẫu thuật cắt tử cung bán phần thấp, truyền bù 6 lít máu, tương đương thay toàn bộ lượng máu trong toàn cơ thể. Tình trạng băng huyết được kiểm soát, bệnh nhân được chuyển theo dõi sát sao tại khoa Hồi sức Ngoại khoa trong những ngày tiếp theo.

Ca thứ 3 sản phụ bị nhau cài răng lược xuyên vết mổ cũ bám vào bàng quang

Sau đó 3 ngày, vào lúc 20h30 ngày 29/10, Khoa Cấp cứu và Khoa Sản tiếp nhận sản phụ Nguyễn Thị Hiền (32 tuổi, Nghĩa Đàn) bị shock trụy mạch, mất máu sau sinh. Sản phụ được chuyển tuyến từ y tế cơ sở lên trong tình trạng sức khỏe rất xấu, nguy cơ tử vong cao: máu chảy xối xả qua âm đạo, đồng tử dãn, da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, bụng chướng căng… Khẩn trương hội chẩn, các bác sỹ khoa Sản chẩn đoán bệnh nhân bị rau tiền đạo sau mổ đẻ giờ thứ 5, cần mổ cấp cứu tối khẩn để cầm máu. Đúng như chẩn đoán, sản phụ bị chảy máu rất phức tạp. 2/3 tử cung của bệnh nhân đã được cắt tại tuyến dưới; nhưng 1/3 bánh rau còn lại cài răng lược, ăn xuyên vết mổ cũ vào sâu bàng quang, gây nên tình trạng băng huyết liên tục.
Kíp mổ 3 chuyên khoa Sản, Phẫu thuật mạch máu, Ngoại tiết niệu đã kịp thời cắt phần còn lại cổ tử cung có rau bám; bóc tách rõ ràng và tìm thắt động mạch hạ vị nhằm cầm máu triệt để; tạo hình khâu phục hồi bàng quang; huy động 3 lít máu từ ngân hàng máu của bệnh viện truyền bù cho bệnh nhân…

Trước đó, vào lúc 16 giờ cùng ngày, sản phụ đã sinh mổ chủ động con thứ 3 là một bé gái cân nặng 3,2 kg tại Bệnh viện tuyến dưới. Sau sinh, sản phụ bị đờ tử cung, băng huyết, mặc dù đã được các bác sỹ Bệnh viện huyện phẫu thuật cấp cứu cắt tử cung để cầm máu.
Hiện, sức khỏe các sản phụ đã dần hồi phục, và sẽ sớm được xuất viện trong.

Thiên Đức

]]>