suy tim – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 25 Sep 2018 15:19:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png suy tim – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Suy tim- Hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau http://tapchisuckhoedoisong.com/suy-tim-hau-qua-cua-nhieu-nguyen-nhan-khac-nhau-16135/ Tue, 25 Sep 2018 15:19:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/suy-tim-hau-qua-cua-nhieu-nguyen-nhan-khac-nhau-16135/ [...]]]>

Bản thân suy tim không phải là một bệnh mà là hậu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đại đa số các trường hợp, suy tim là tình trạng giảm khả năng co bóp của quả tim dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, đồng thời gây ứ trệ nước tại các cơ quan, nên được gọi là suy tim ứ huyết (ứ máu).

Nguyên nhân gây suy tim

Có nhiều nguyên nhân gây suy tim, như do bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim, do bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, bệnh ở màng ngoài tim, do tăng huyết áp mạn tính, loạn nhịp tim và suy tim trong bệnh phổi mạn tính…

Ngoài ra có một số nguyên nhân khác như suy tim do thừa dịch (trong một số trường hợp lượng dịch bị ứ lại trong hệ thống tuần hoàn quá nhiều làm tim quá tải gây suy tim như, truyền quá nhiều dịch, suy thận, xơ gan), suy tim do, thiếu vitamine B1 (hay gặp ở người nghiện rượu, suy dinh dưỡng), suy tim trong các bệnh nội tiết như suy hoặc cường chức năng tuyến giáp.

Tuy nhiên khoảng 40% các trường hợp suy tim không thể tìm được một nguyên nhân cụ thể nào.

Các biểu hiện thường gặp Các biểu hiện của suy tim mà bệnh nhân có thể nhận biết được:

Khó thở: Cảm giác hụt hơi, thiếu không khí, ngột thở. Đây triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Trong suy tim cấp thì khó thở xuất hiện đột ngột và nặng lên nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Còn trong suy tim mạn tính thì biểu hiện khó thở tùy thuộc vào mức độ và tiến triển của suy tim. Ban đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức như leo cầu thang, đi bộ một quãng đường dài, mang vác vật nặng hoặc khi sinh hoạt tình dục. Về sau khó thở xuất hiện thường xuyên hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi, thậm chí là khi ngủ làm cho người bệnh phải ngồi dậy để thở.

Suy timHình ảnh tim bình thường và tim bị suy.

Khó thở biểu hiện bằng thở nhanh, nếu khó thở nhiều thường kèm theo dấu hiệu tím da ở môi và đầu ngón chân, tay.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, khó thở không phải là triệu chứng chỉ có khi bị suy tim, mà còn là biểu hiện trong nhiều bệnh khác. Bởi vậy, trên thực tế nhiều khi rất khó phân biệt được chính xác nguyên nhân của các dấu hiệu trên là do suy tim hay do bệnh ở phổi hoặc do tình trạng bệnh lý khác.

Triệu chứng phù: Biểu hiện phù trong suy tim là hậu quả của ứ trệ nước trong cơ thể. Do khi tim suy, sức co bóp của cơ tim giảm, máu đến các cơ quan trong cơ thể không đầy đủ như lúc bình thường cũng như không lưu chuyển lại tim và dẫn tới ứ dịch ở các mô mềm gây ra phù. Bên cạnh đó, khi lượng máu đến thận không đủ, cơ quan này sẽ tiết ra các chất gây giữ lại nước và muối trong cơ thể.

Lượng dịch thừa ra, cứ tích luỹ dần lên một cách từ từ. Khi dịch tích tụ nhiều sẽ ngấm qua thành mạch máu gây ứ nước ở nhiều cơ quan. Dịch thường có khuynh hướng ứ trệ ở các khu vực lỏng lẻo của cơ thể, như ở chân gây ra biểu hiện “phù”. Đồng thời nước cũng có thể ứ đọng trong khoang màng phổi, màng tim làm khó thở nặng nề hơn.

Ban đầu, phù thường kín đáo ở mắt cá hoặc mu chân, với đặc điểm là mềm ấn ngón tay sẽ lõm và khi bỏ ngón tay ra vết lõm tồn tại lâu mới hồi phục, phù rõ về cuối ngày và nhẹ về sáng sớm (khác với phù do bệnh thận là phù rõ vào buổi sáng). Khi bệnh tiến triển mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, phù sẽ tăng dần và rất dễ nhận biết. Phù thường đi kèm với khó thở.

Các biểu hiện khác cần lưu ý: Mệt mỏi, làm việc gắng sức rất dễ mệt là biểu hiện rất thường gặp, có thể lẫn với các bệnh khác, do suy tim dẫn tới không cung cấp đủ ôxy nuôi dưỡng cơ thể; khó ngủ về đêm vì khó thở; ho kéo dài không có đờm; đi tiểu nhiều về đêm; chướng bụng, chán ăn; suy giảm trí nhớ…

Khi có những biểu hiện nghi ngờ trên, nhất là khi đã có một số rối loạn về tim mạch (như tăng huyết áp, bệnh van tim…), các bạn cần đến khám để kịp thời điều trị.

Làm sao điều trị?

Ban đầu điều trị suy tim nhằm mục đích giảm triệu chứng của suy tim (chủ yếu là khó thở và phù). Tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn của suy tim, các bác sĩ sẽ chỉ dùng thuốc hoặc có thêm các biện pháp hỗ trợ tích cực như thở ôxy, hỗ trợ hô hấp bằng máy thở.

Điều trị căn nguyên gây suy tim, cùng với việc điều trị triệu chứng. Việc điều trị nguyên nhân rất quan trọng, có thể tiến hành ngay nếu có thể (suy tim do truyền nhiều dịch, do tràn dịch màng ngoài tim, rối loạn nhịp tim cấp, thiếu vitamin B1, suy hoặc cường chức năng tuyến giáp…), hoặc sau khi triệu chứng suy tim đã ổn định và tình trạng bệnh nhân cho phép. Ví dụ: Nếu do hở hay hẹp van tim thì có thể mổ thay hoặc sửa van tim…

Tuy vậy, nhiều trường hợp không thể tìm thấy hoặc không thể điều trị được căn nguyên gây suy tim nữa. Khi đó các thầy thuốc sẽ cho dùng thuốc làm chậm hoặc thay đổi diễn tiến xấu đi của bệnh.

Lời khuyên đối với bệnh nhân bị suy tim

Ăn chế độ giảm muối (giảm mặn, không mì chính…) vì ăn nhiều muối sẽ gây giữ nước và phù. Nên tránh mì chính, bột ngọt, các đồ chế biến sẵn. Lựa chọn các thức ăn có ít muối. Lượng muối trung bình một ngày không nên quá 2 gam.

Hạn chế lượng nước (uống và ăn vào cơ thể) nhất là khi bệnh nặng.

Thực hiện chế độ giảm cân nếu bị béo phì.

Không uống rượu đặc biệt đối với bệnh nhân suy tim do rượu.

Không hút thuốc lá.

Hoạt động thể lực phù hợp. Không nên chỉ ngồi một chỗ vì suy tim làm ứ máu, nếu không vận động sẽ khiến dễ bị tắc mạch hơn. Tuy nhiên, không giống như các cơ bắp khác, hoạt động nhiều không làm tim khoẻ hơn mà có thể còn có hại nếu quá mức. Tốt nhất là tuân thủ chế độ hoạt động thể lực theo lời khuyên của bác sĩ. Biện pháp dễ làm nhất và có hiệu quả là đi bộ, bắt đầu từ từ và tăng dần. Dừng ngay các hoạt động thể lực như bơi, đi bộ nhanh, mang vác vật nặng hoặc sinh hoạt tình dục mà thấy hơi khó thở, đau ngực hoặc hoa mắt.

Thường xuyên theo dõi cân nặng, tăng cân là dấu hiệu sớm cho biết tình trạng ứ nước trong cơ thể, suy tim nặng lên.

Dành thời gian để nghỉ ngơi, nhất là khi mệt.

Uống thuốc đều theo đơn. Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ. Nên uống thuốc vào các giờ nhất định tuỳ theo công việc hay hoạt động để tránh quên thuốc. Cần nhớ các thuốc chữa suy tim không phải là thuốc bổ, không thể tự thay đổi liều. Rất nhiều người tự ý ngừng một loại thuốc chỉ vì khó uống (như gói muối kali) hoặc tự tăng liều vì coi đó là thuốc trợ tim (như digoxin) mà không biết rằng bác sĩ đã phối hợp các thuốc với liều tối ưu để tránh biến chứng. Nhiều người đã tử vong vì không tuân thủ trong dùng thuốc.

Đi khám ngay nếu có các biểu hiện bất thường hoặc khi các dấu hiệu suy tim nặng lên. Đối với suy tim, điều trị càng sớm càng dễ dàng và càng hiệu quả.

TS. BS. Phan Đình Phong

]]>
Tuân thủ điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống để phòng chống các bệnh lý tim mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/tuan-thu-dieu-tri-bang-thuoc-thay-doi-loi-song-de-phong-chong-cac-benh-ly-tim-mach-13458/ Sun, 05 Aug 2018 05:00:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tuan-thu-dieu-tri-bang-thuoc-thay-doi-loi-song-de-phong-chong-cac-benh-ly-tim-mach-13458/ [...]]]>

Theo thống kê năm 2002 chỉ có 2,7 % bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 2 đến năm 2012 lên đến 5,4% theo ước lượng được Hội tim mạch và Hội đái tháo đường đưa ra. Nhưng THA tăng hơn nhiều, hiện nay chúng ta có tối thiểu là 30% người trưởng thành THA, và thực tế cứ 3 người thì có 1 người THA.

GS. Tuấn cũng nhấn mạnh, tuy nhiên những số liệu như trên đã cũ, bởi theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đưa ra năm 2017 về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp thì tỷ lệ người THA còn tăng hơn nhiều.

Nếu như trước đây con số 140/90 là mốc để chẩn đoán tăng huyết áp được Ủy ban liên hiệp quốc gia Hoa Kì khuyến cáo từ năm 1988 (JNC IV) đã được duy trì trong suốt thời gian qua. Thì hiện nay theo khuyến cáo mới mức THA hiện nay là 130/80. Theo đó, ở Hoa Kỳ  hơn 30% người trưởng thành  20 tuổi trở lên THA  với  mức là 140/90mm, nhưng nếu mức mới là 130/80 thì  Hoa Kỳ có 46% người trưởng thành THA, như vậy thay đổi mức của THA làm tăng 144% số người mắc THA và tỷ lệ  tương tự Việt Nam chúng ta có 45% người trưởng thành THA .

“Đây là một con số khủng khiếp, tất cả những con số THA đều có yếu tố nguy cơ quan trọng suy tim giai đoạn cuối, bệnh tim mạch chuyển hóa”, GS.Tuấn nói.

Ăn uống lành mạnh, tập luyện thưỡng xuyên để phòng tránh các bệnh lý tim mạch

Suy tim là hậu quả cuối cùng của một loạt bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý mạch vành, bệnh nhân thường kèm theo bệnh phức tạp khác như COPD, các bệnh lý lây nhiễm, bệnh van tim do thấp…

Theo đó, các chuyên gia tim mạch cũng nhấn mạnh vai trò của các biện pháp không dùng thuốc như giảm cân nặng, chế độ ăn lành mạnh, giảm muối, tăng cung cấp kali, tăng hoạt động thể lực và uống rượu mức độ vừa phải.

Thay đổi lối sống là biện pháp được ưu tiên hàng đầu. Các đích điều trị thay đổi, huyết áp mục tiêu của các nhóm bệnh nhân như đái tháo đường, suy tim, suy thận… đều là <130/80 mmHg.  Điều này đồng nghĩa với việc các bệnh nhân cần phải tăng tuân thủ điều trị bằng thuốc và tích cực thay đổi lối sống hơn nữa. Vì vậy, để phòng tránh tăng huyết áp, hãy ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên ngay hôm nay.

Trước đó, tại chương trình đào tạo liên tục về suy tim và quản lý bệnh nhân suy tim, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng Viện trưởng Viện Tim mạch VN – Tổng thư ký Hội Tim mạch học VN cũng cho biết,  độ tuổi suy tim hiện nay có xu hướng thấp hơn các nước đang phát triển, suy tim xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, thậm chí từ khi sinh ra nếu không điều trị dễ dẫn đến bệnh lý nặng hơn. Thông thường bệnh nhân suy tim nhập viện khá muộn, chỉ khi khó thở tưởng như không thở được họ mới chịu đi khám….Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị suy tim nhưng theo PGS. Hùng, đây vẫn là một bệnh tiến triển với bệnh suất và tử suất cao. Dự báo số lượng bệnh nhân suy tim sẽ còn tiếp tục tăng do tuổi thọ người dân ngày càng cao; tăng các yếu tố nguy cơ và số bệnh nhân sống sót sau can thiệp mạch vành tăng.

 

Suy tim hiện vẫn đang là gánh nặng toàn cầu (với 1-2% dân số thế giới bị suy tim – tương đương khoảng 26 triệu người mắc bệnh); tỉ lệ mắc suy tim tăng theo tuổi ở cả hai giới. Riêng khu vực Đông Nam Á có tỉ lệ suy tim cao do đây là khu vực đa dạng về văn hóa xã hội và lịch sử độc đáo và do là khu vực có tốc độ phát triển dân số nhanh, lên tới >600 triệu người, phần đông là dưới 65 tuổi. Ở VN, tuy chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim, ước tính 1-1.5% dân số.

PV

]]>
Biểu hiện của suy tim? http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-cua-suy-tim-11651/ Wed, 25 Jul 2018 11:59:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-cua-suy-tim-11651/ [...]]]>

Tôi năm nay 40 tuổi, gần đây hay chóng mặt, khi làm việc nặng thấy khó thở. Khi gặp bất kỳ vấn đề gì áp lực một chút, có biểu hiện hoa mắt, tim đập nhanh dẫn đến gây mất bình tĩnh. Xin bác sĩ tư vấn về bệnh và cách chữa?

Nguyễn Thị Nhuần (Lâm Đồng)

Theo mô tả, rất có thể chị có triệu chứng suy tim. Suy tim có nhiều nguyên nhân: do thiếu máu, do tăng huyết áp lâu ngày, do tổn thương van tim (hẹp hở van tim hoặc tim bẩm sinh không phát hiện ra, bệnh basedow, bệnh tâm phế mạn… Người bệnh suy tim thường có những biểu hiện như: khó thở khi làm nặng, leo cầu thang, khi nghỉ ngơi thì giảm rõ. Đôi lúc ngồi cũng thấy khó thở, khó thở về đêm, cơ thể mệt, yếu đuối, đau ngực và hồi hộp là những triệu chứng phụ… Điều trị suy tim bao gồm điều trị nội khoa (bằng thuốc), điều trị can thiệp và phẫu thuật tùy mức độ cụ thể của bệnh (tùy suy tim độ 1, 2, 3 hay 4), các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp. Người bệnh suy tim cần phải nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, tránh stress, tránh vui, buồn quá mức, chế độ ăn nhạt… Chị cần được khám và điều trị ở các bệnh viện có chuyên khoa tim mạch hoặc Trung tâm tim mạch.

BS. Nguyễn Thịnh

]]>
Nhận biết dấu hiệu suy tim http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-dau-hieu-suy-tim-11476/ Wed, 25 Jul 2018 10:01:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-dau-hieu-suy-tim-11476/ [...]]]>

Nguyễn Văn Mạnh ([email protected])

Suy tim là danh từ y học nhằm chỉ quả tim không còn cung cấp đủ máu cho nhu cầu cơ thể. Tim đập nhanh và chóng mặt có thể gặp ở người vừa ốm dậy, sốt cao do virut, mất máu cấp, chóng mặt do rối loạn tiền đình, cũng có thể do tổn thương thực thể tại tim nhưng cũng có khi chỉ là rối loạn thần kinh thực vật. Bạn nên hiểu, một khi bạn ưu phiền, lo lắng sẽ ảnh hưởng phần nào đến thần kinh giao cảm, thần kinh tim khiến tim đập nhanh, hồi hộp, đau ngực nhưng tim bạn không có tổn thương thực thể nào cả. Suy tim có những dấu hiệu đáng lưu ý như sau: khó thở khi làm nặng, lên lầu (leo cầu thang) và nghỉ ngơi thì giảm thấy rõ. Đôi lúc ngồi cũng khó thở, khó thở về đêm, cơ thể mệt, yếu. Đau ngực và hồi hộp là những triệu chứng phụ. Tuy nhiên thường có nguyên nhân từ các bệnh lý tim mạch trước đó. Trường hợp của bạn nếu không có tiền sử bệnh lý van tim hay cơ tim… thì ít gặp suy tim. Để biết có phải bị bệnh lý ở tim bạn nên đi khám chuyên khoa nội tổng quát hoặc tim mạch.

BS. Vũ Ngọc Anh

]]>
Tiêu thụ nhiều muối làm tăng gấp đôi nguy cơ suy tim http://tapchisuckhoedoisong.com/tieu-thu-nhieu-muoi-lam-tang-gap-doi-nguy-co-suy-tim-11151/ Wed, 25 Jul 2018 09:02:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tieu-thu-nhieu-muoi-lam-tang-gap-doi-nguy-co-suy-tim-11151/ [...]]]>

Giáo sư Pekka Jousilahti tại Viện Sức khỏe và phúc lợi quốc gia ở Helsinki, Phần Lan cho biết: “Tiêu thụ nhiều muối là một trong những nguyên nhân chính làm tăng huyết áp và là yếu tố nguy cơ độc lập gây bệnh mạch vành (CHD) và đột quỵ. Ngoài CHD và đột quỵ, suy tim cũng là một vấn đề tim mạch thường gặp, song còn chưa rõ vai trò của việc tiêu thụ nhiều muối trong tiến triển suy tim”.

Nghiên cứu này tìm hiểu mối liên quan giữa lượng muối tiêu thụ và tiến triển bệnh suy tim. Đây là nghiên cứu tiến cứu gồm 4.630 người tuổi từ 25-64 được lựa chọn ngẫu nhiên. Dữ liệu thu thập ban đầu gồm bảng hỏi tự điền về hành vi sức khỏe, đo cân nặng, chiều cao, huyết áp, phân tích mẫu máu và mẫu nước tiểu.

Trong thời gian theo dõi, 121 nam giới và phụ nữ bị suy tim. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, những người tiêu thu hơn 13,7g muối mỗi ngày tăng gấp 2 lần nguy cơ suy tim so với những người tiêu thụ dưới 6,8g/ngày. Lượng muối tiêu thụ mỗi ngày thậm chí nên dưới 6,8g. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ tối đa 5g muối/mỗi ngày.

Giáo sư Jousilahti cho rằng cần có các nghiên cứu lớn hơn, trên nhiều đối tượng hơn để ước tính nguy cơ suy tim có liên quan với tiêu thụ nhiều muối.

BS P.Liên

(Theo sciencedaily)

]]>
Phòng ngừa suy tim trong mùa đông http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-suy-tim-trong-mua-dong-10822/ Wed, 25 Jul 2018 08:13:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-suy-tim-trong-mua-dong-10822/ [...]]]>

Các triệu chứng thường gặp nhất của suy tim là khó thở, phù chân và bàn chân, nhanh mệt mỏi và nhịp tim nhanh, suy nhược, choáng váng. Nếu được điều trị ở giai đoạn sớm, tình trạng bệnh có thể đảo ngược được. Trong trường hợp ngược lại, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và có thể gây tử vong. Bằng cách dùng thuốc và thay đổi lối sống gồm chế độ ăn thích hợp và tập luyện, những bệnh nhân này có thể duy trì bệnh ổn định trong thời gian dài.

Mùa đông là thời điểm xuất hiện nhiều ca suy tim. Lý do là thời tiết lạnh cùng môi trường ô nhiễm khiến vùng ngực dễ bị nhiễm trùng. Trong mùa đông, huyết áp tăng và động mạch vành co lại dẫn đến thiếu cung cấp máu. Cơ thể không bài tiết mồ hôi dẫn đến phổi tích trữ nước. Thời tiết thay đổi, các bệnh nhiễm trùng trở nên phổ biến.

– Vào mùa đông, những người yếu tim cần đặc biệt cẩn trọng. Mặc dù họ vẫn cần tập luyện thường xuyên, nhưng nên thay đổi thời gian tập để tránh thời tiết khắc nghiệt.

– Uống nước và ăn muối vừa phải.

– Thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách khi khuyết áp tăng cao.

– Tránh các nhiễm trùng và trước mùa đông, cần tiêm phòng vắc-xin cúm và viêm phổi để phòng ngừa nhiễm trùng vùng ngực.

– Nếu xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng, cần điều trị thích hợp bằng thuốc kháng sinh.

– Không tự ý bỏ thuốc được kê đơn.

– Không tự ý bỏ thuốc khi bạn cảm thấy khá hơn.

– Thông báo với bác sĩ nếu thấy có tác dụng phụ.

Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể theo dõi sức khỏe tim tại nhà bằng hai cách sau:

– Đo lượng chất lỏng hấp thụ và thải ra: Nước tiểu ít hơn nhiều so với lượng nước uống vào báo hiệu phổi đang tích trữ nước và có thể dẫn đến suy tim.

– Theo dõi cân nặng thường xuyên: Nếu tăng 2 kg trong vòng 3 ngày, cần được bác sĩ thăm khám vì cơ thể đã thừa nước.

BS Tuyết Mai

(Theo Timesofindia/ Univadis)

]]>
Biết dấu hiệu sớm suy tim để phòng đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/biet-dau-hieu-som-suy-tim-de-phong-dot-quy-10551/ Wed, 25 Jul 2018 07:17:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/biet-dau-hieu-som-suy-tim-de-phong-dot-quy-10551/ [...]]]>

Tuy nhiên, có đến 40% trường hợp người suy tim không thể tìm được nguyên nhân cụ thể. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do suy tim lên tới 45% trong tổng số bệnh nhân mới mắc hàng năm. Vì vậy, việc phát hiện sớm và khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng.

Suy tim thường là hậu quả của nhiều bệnh tim gây ra. Đây là trạng thái bệnh lý trong đó cơ tim bị giảm khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể. Bình thường tim có khả năng dự trữ ôxy để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong các thời điểm khác nhau; khi bị suy tim, cơ thể thiếu ôxy nên phát sinh hàng loạt triệu chứng bệnh lý, trong đó phổ biến là khó thở, ho, phù… Suy tim diễn tiến chậm trong nhiều năm, có nhiều biểu hiện giống với một số bệnh về đường hô hấp nên khó chẩn đoán.

Tim suy yếu do đâu?

Các chuyên gia phân chia các loại suy tim thành: suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn thể. Theo đó, tất cả các bệnh làm ứ đọng máu trong thất trái hoặc làm cho thất trái làm việc quá nhiều đều gây suy tim trái như: bệnh hở van hai lá, hở van động mạch chủ, tăng huyết áp động mạch, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim do thấp tim hoặc do nhiễm độc, nhiễm khuẩn, nhất là viêm cơ tim do virut.

Biết dấu hiệu sớm suy tim để phòng đột quỵ

Ngoài ra, các trường hợp cản trở quá trình đẩy máu từ tim phải lên phổi đều gây suy tim phải như: hẹp van hai lá, bệnh phổi mạn tính (hen phế quản, xơ phổi, dính màng phổi, giãn phế quản…), bệnh tim bẩm sinh (hẹp động mạch phổi). Bên cạnh các nguyên nhân trên, suy tim còn là hậu quả của tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh kéo dài, mạn tính. Bệnh nhân bị đái tháo đường, người sử dụng hóa chất để điều trị ung thư, bệnh cơ tim do uống quá nhiều rượu… cũng có khả năng bị suy tim.

Bệnh suy tim có nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó khó thở có thể là một trong những dấu hiệu phổ biến. Tuy nhiên, theo Viện Tim mạch học Việt Nam, không phải cứ khó thở khi làm việc nặng là bị suy tim bởi đôi khi rất khó có thể phân biệt được chính xác nguyên nhân các dấu hiệu trên là do suy tim hay do bệnh ở phổi hoặc các bệnh hô hấp khác. Ho cũng là một biểu hiện khác của bệnh này. Ho có thể kéo theo khạc ra đờm lẫn máu, ho tăng khi nằm ngủ. Viêm cơ tim, tắc động mạch vành gây suy tim còn khiến người bệnh gặp phải những cơn đau xương ức lan ra cánh tay trái. Mệt mỏi, phù, tiểu đêm cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán suy tim.

Khác với suy tim trái, khi bị suy tim phải, máu về tim phải khó nên ứ lại ở ngoại biên làm ảnh hưởng đến gan. Ngoài triệu chứng khó thở, người bệnh sẽ có biểu hiện xanh tím do lượng huyết cầu tố khử tăng, môi, lưỡi dễ bị tím, có khi là tím toàn thân.

Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tim mạch giúp làm chậm lại diễn tiến của bệnh. Nếu nhận thấy có các dấu hiệu như: đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, phù, không nên chủ quan nhất là khi bạn đang mắc các bệnh về tim mạch.

Xác định và điều trị suy tim

Nguyên tắc cơ bản trong điều trị suy tim là xác định căn nguyên gây suy tim. Muốn xác định căn nguyên này, các bác sĩ sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm để chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của bệnh. Hiện nay, phương pháp siêu âm tim được áp dụng phổ biến, cho phép đo đạc kích thước buồng tim, phát hiện các bệnh lý van tim, đánh giá sức co bóp cơ tim.

Ngoài ra, suy tim còn có thể được xác định bằng chụp xạ hình cơ tim, chụp cản quang buồng tim… Bằng cách đo nồng độ chất NT-proBNP trong máu, các bác sĩ không những chẩn đoán chính xác suy tim mà còn giúp phát hiện sớm suy tim ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng.

Điều trị suy tim phải bắt đầu từ giai đoạn sớm vì khi tổn thương cơ tim đã hình thành ở giai đoạn nặng thì khó có thể cứu vãn. Khi đã xác định rõ nguyên nhân dẫn đến suy tim, các bác sĩ sẽ tiến hành mổ hoặc sửa van tim hay dùng thuốc để ngăn chặn diễn tiến của bệnh theo chiều hướng xấu.

Biết dấu hiệu sớm suy tim để phòng đột quỵBác sĩ khám bệnh nhân bị đau tim.

Lối sống cho người suy tim

Suy tim là căn bệnh nguy hiểm, vì vậy người bệnh cần chú ý giữ gìn sức khỏe, đồng thời có chế độ dinh dưỡng hợp lý để không ảnh hưởng tới tình trạng của bệnh: Ăn chế độ giảm muối (giảm mặn, không mì chính…) vì ăn nhiều muối sẽ gây giữ nước và phù. Nên tránh mì chính, bột ngọt (là một dạng muối), các đồ chế biến sẵn. Lựa chọn các thức ăn có ít muối. Lượng muối trung bình một ngày không nên quá 2g.

Một số bệnh nhân nên hạn chế nước (uống và ăn) nhất là khi bệnh nặng.

Giảm cân nếu quá cân.

Không uống rượu nhất là đối với bệnh nhân suy tim do rượu.

Hoạt động thể lực phù hợp, tránh gây quá tải cho tim, nên theo lời khuyên của bác sĩ. Không nên chỉ ngồi một chỗ vì suy tim làm ứ máu, nếu không vận động sẽ khiến dễ bị tắc mạch hơn. Tuy nhiên, không giống như các cơ bắp khác, hoạt động nhiều không làm tim khỏe hơn mà có thể còn có hại nếu quá mức. Tốt nhất là tuân thủ chế độ hoạt động thể lực theo lời khuyên của bác sĩ. Biện pháp dễ làm nhất và có hiệu quả là đi bộ, bắt đầu từ từ và tăng dần từng tí một. Dừng ngay nếu khó thở, đau ngực hoặc hoa mắt.

Theo dõi cân nặng hàng ngày, tăng cân là dấu hiệu sớm cho biết tình trạng ứ nước trong cơ thể, suy tim nặng lên.

Dành thời gian để nghỉ ngơi, nhất là khi mệt.

Không hút thuốc lá.

Uống thuốc đều theo đơn. Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ. Nên uống thuốc vào các giờ nhất định tùy theo công việc hay hoạt động để tránh quên thuốc. Cần nhớ các thuốc chữa suy tim không phải là thuốc bổ, không thể tự thay đổi liều. Rất nhiều người tự ý ngừng một loại thuốc chỉ vì khó uống (như gói muối kali) hoặc tự tăng liều vì coi đó là thuốc trợ tim (như digoxin) mà không biết rằng bác sĩ đã phối hợp các thuốc với liều tối ưu để tránh biến chứng. Nhiều người đã tử vong tại viện vì những sự tự ý như vậy.

Đi khám ngay nếu có các biểu hiện bất thường hoặc khi các dấu hiệu suy tim nặng lên. Đối với suy tim, điều trị càng sớm càng dễ dàng và hiệu quả.

BS. Mạnh Hùng

]]>