suy thận – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 24 Sep 2018 04:46:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png suy thận – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phát hiện suy thận thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hie%cc%a3n-suy-tha%cc%a3n-the-nao-16102/ Mon, 24 Sep 2018 04:46:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hie%cc%a3n-suy-tha%cc%a3n-the-nao-16102/ [...]]]>

Phạm Thanh Đoàn ([email protected])

Dấu hiệu mắc bệnh thận là thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…; Phù:

Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt…; Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng.Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận; Ngứa: Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu.

Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da; Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa; Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy) sinh ra chứng thở nông; Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh… Trường hợp của bác nên định kỳ khám, xét nghiệm máu và dùng thuốc huyết áp theo chỉ định.

BS. Vũ Ngọc Anh

]]>
Thừa cân, béo phì khiến nguy cơ mắc suy thận mãn từ 2-7 lần http://tapchisuckhoedoisong.com/thua-can-beo-phi-khien-nguy-co-mac-suy-than-man-tu-2-7-lan-15087/ Sun, 12 Aug 2018 15:37:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thua-can-beo-phi-khien-nguy-co-mac-suy-than-man-tu-2-7-lan-15087/ [...]]]>

 

Chia sẻ tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thận thế giới năm nay do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức ngày 9/3, BS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, thừa cân béo phì là một vấn đề toàn cầu và tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Thừa cân và béo phì là nguy cơ đứng hàng thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu. Ít nhất 3,4 triệu người lớn tử vong mỗi năm do hậu quả của tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Ngoài ra, 44 % gánh nặng do bệnh tiểu đường, 23 % gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ và từ 7% đến 41% gánh nặng về một số bệnh ung thư là do thừa cân và béo phì.

Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Thừa cân, béo phì làm tăng mức lọc cầu thận, tăng áp lực thành mao mạch cầu thận, tổn thương tế bào có chân dẫn đến bệnh thận mãn tính, suy thận giai đoạn cuối. Với những người mắc bệnh thận mãn tính chưa lọc máu, tình trạng thừa cân, béo phì này cũng làm tăng tiến triển bệnh.

Khi đó, bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo nếu không có điều kiện thay thận. Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy béo phì có thể gây hại cho chức năng thận trước khi các tác động tiêu cực của huyết áp cao và tiểu đường lên thận được khẳng định. Nhiều bệnh nhân đã có mức albumin (chỉ số kiểm tra chức năng của thận) vượt an toàn dù họ có huyết áp, mức đường huyết khỏe mạnh. Nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong càng cao khi chỉ số khối cơ thể BMI càng lớn.

Ngoài ra, béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường, tăng huyết áp- đây là những nguyên nhân dẫn đến bệnh thận mãn tính, suy thận gia đoạn cuối.

 

Đối với mỗi cá nhân, để chủ động phòng thừa cân, béo phì thì cần thực hiện những khuyến nghị sau:
– Duy trì cân nặng hợp lý
– Hạn chế ăn các loại chất béo, nhất là chất béo bão hòa
– Hạn chế ăn đường và muối
– Tăng cường ăn rau và trái cây,
– Thường xuyên hoạt động thể lực, ít nhất 30 phút/ngày, đối với người trưởng thành.

 

Theo thông tin của BS Dũng, thống kê chưa đầy đủ cho thấy năm 2008 là khoảng 8% bệnh nhân đái tháo đường bị suy thận mãn nhưng đến năm 2016 tỷ lệ này tăng lên 14%. Đó là dấu hiệu cảnh báo, ngay bây giờ phải có kế hoạch phòng chống, chẳng hạn như hạn chế béo phì thông qua kiểm soát ăn uống hoặc tăng cường vận động thể lực, nếu không người thừa cân béo phì sẽ tăng, từ đó, bệnh nhân đái tháo đường và suy thận sẽ tăng theo.

Chăm sóc cho bệnh nhân bị suy thận

“ Ước tính đến năm 2025, béo phì sẽ ảnh hưởng đến 18% nam giới và hơn 21% phụ nữ trên toàn thế giới. Người thừa cân béo phì có nguy cơ suy thận mãn tính giai đoạn cuối cao gấp 2-7 lần người có cân nặng bình thường”- BS Nguyễn Hữu Dũng nói.

Do đó, phòng chống thừa cân béo phì đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại mỗi quốc gia. Thừa cân và béo phì là nguy cơ thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu, gây ra cái chết của khoảng 3,4 triệu người lớn mỗi năm. Ngoài ra, thừa cân béo phì còn là nguyên nhân gây ra 44 % gánh nặng do bệnh tiểu đường, 23 % gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ và từ 7% đến 41% gánh nặng về một số bệnh ung thư.

Để phòng bệnh thận, BS Phan Thế Cường, Khoa Thận Nhân tạo, BV Bạch Mai, khuyến cáo những người đang thừa cân, béo phì cần cải thiện sức khỏe bằng cách giảm cân, càng gần với cân nặng bình thường thì càng có lợi cho sức khỏe. Trong đó lưu ý cần tư vấn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch giảm cân an toàn.

Chế độ ăn kiêng cần giảm đều từ từ khoảng 0,45kg/tuần; người bệnh cũng cần tập thể dục đều đặn (đi bộ, chạy, bơi, khiêu vũ…); điều chỉnh thói quen, hành vi (ghi lại mọi thứ bạn ăn, mua thức ăn theo danh mục và không mua khi đói…). Chỉ số khối cơ thể BMI được tính bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao. BMI từ 25 đến 30 được coi là thừa cân, BMI trên 30 được coi là béo phì.

 

5 phương pháp giảm cân chống béo phì
– Thay đổi chế độ ăn uống
– Tập thể dục và các hoạt động thể thao.
– Thay đổi hành vi, lối sống
– Sử dụng thực phẩm chức năng giảm cân, thuốc giảm cân
– Một số phương pháp điều trị béo phì đặc biệt
+ Đặt bóng vào dạ dày, gây cảm giác đầy dạ dày, cảm giác no và hạn chế ăn.
+ Phẫu thuật nối shunt hỗng tràng dạ dày làm giảm hấp thu thức ăn.
+ Khâu nhỏ dạ dày
+ Phẫu thuật lấy mỡ ở bụng.

 

Với đặc thù là khoa của những người bệnh “gắn bó suốt đời”, Khoa Thận nhân tạo đã cùng với Phòng Công tác xã hội có nhiều hoạt động kết nối với các cá nhân và tổ chức thiện nguyện trong việc hỗ trợ và tặng quà cho người bệnh. Nhân dịp này, Đoàn thanh niên của VP Trung ương Đảng đã đến quà cho 1 bệnh nhân đặc biệt, đã chạy thận 21 năm tại khoa Thận Nhân tạo.

 

 

 

Thái Bình

]]>
Tăng nguy cơ suy thận vì ăn nhiều thịt đỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-nguy-co-suy-than-vi-an-nhieu-thit-do-14693/ Wed, 08 Aug 2018 16:01:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-nguy-co-suy-than-vi-an-nhieu-thit-do-14693/ [...]]]>

Mối liên quan giữa suy thận và chế độ ăn quá nhiều thịt đỏ

Hiện nay, sự gia tăng mạnh mẽ số ca mắc bệnh thận mạn tính và nguy cơ tiến triển sang suy thận giai đoạn cuối (căn bệnh chỉ có thể chữa bằng cách chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận) đang là điều lo ngại của rất nhiều người.

Để kiểm tra mối quan hệ giữa chế độ ăn uống (cụ thể là nguồn thức ăn cung cấp protein) và chức năng thận, một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Woon Puay Koh, trường Y Duke-NUS, Singapore phụ trách đã theo dõi 63.257 người ở Singapore trong 15,5 năm.

Thịt đỏ giàu hàm lượng protein làm tăng nguy cơ suy thận

Kết quả cho thấy, nguy cơ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối phụ thuộc vào lượng thịt đỏ mà mỗi người tiêu thụ. Nếu ăn quá nhiều thịt đỏ (trên 25% lượng khuyến cáo) sẽ có nguy cơ bị suy thận cao hơn 40% so với những người ăn ít thịt đỏ (dưới 25% lượng khuyến cáo). Ngoài ra, không tìm thấy mối liên quan nào giữa các nguồn cung cấp protein khác như: thịt gia cầm, cá, tôm, cua, trứng, những sản phẩm từ sữa, đậu nành và các loại đậu. Đặc biệt, khi thay thế khẩu phần thịt đỏ bằng những nguồn protein này sẽ làm giảm nguy cơ suy thận lên đến 62%.

“Chúng tôi đã nghiên cứu để có thể đưa ra lời khuyên hữa ích cho mọi người cũng như bệnh nhân suy thận. Phát hiện này cũng cho thấy, những người mắc bệnh thận mạn tính và các rối loạn liên quan tới thận vẫn có thể duy trì khẩu phần ăn chứa protein, nhưng nên ưu tiên dùng protein từ thực vật. Việc này sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh thận và ngăn ngừa nguy cơ tiến triển sang suy thận”, Tiến sĩ Koh nói.

Phòng ngừa suy thận: Hạn chế ăn thịt đỏ và nên dùng sản phẩm thảo dược

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Singapore, chế độ ăn nhiều thịt đỏ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận và có thể dẫn đến suy thận. Vì vậy, thay vì ăn các loại thịt đỏ giàu protein, người bệnh nên lựa chọn nguồn cung cấp protein từ thực vật như: các loại đậu, đậu nành, bơ thực vật, hoặc thay thế bằng các loại thịt khác như: gia cầm, cá, tôm, cua,…

Nguồn protein từ thực vật giúp phòng ngừa nguy cơ suy thận

Bên cạnh đó, để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh suy thận, tại Việt Nam, những người mắc bệnh thận mạn tính đang lựa chọn sử dụng các sản phẩm thảo dược an toàn và cho hiệu quả bền vững. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng chứa thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp với đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương… Sản phẩm này giúp tăng cường chức năng thận, ngăn ngừa sự phá hủy thận; phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và làm chậm tiến trình suy thận; giúp giảm nhu cầu lọc máu ở bệnh nhân suy thận, giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho người bệnh và gia đình.

Có thể thấy, cắt giảm lượng protein từ thịt đỏ trong chế độ ăn giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận. Bên cạnh đó, việc sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là cây dành dành sẽ giúp bạn kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ suy thận hiệu quả.

Thực phẩm chức năng viên nén Ích Thận Vương – Sản phẩm cho người bị các bệnh về thận, suy thận

Đối với những người đã bị các vấn đề liên quan đến chức năng thận, hiện nay ngoài việc tuân thủ đúng lời khuyên của chuyên gia, việc sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ cũng là điều được lưu ý.

Thực phẩm chức năng viên nén Ích Thận Vương với thành phần chính là cây dành dành, kết hợp với các thảo dược: cao đan sâm, cao hoàng kỳ, bạch phục linh, cao râu mèo, cao mã đề, cao linh chi đỏ… giúp cải thiện chức năng thận, giúp bảo vệ thận; giúp ngăn ngừa sự phá hủy của thận, giúp làm chậm tiến trình suy thận; giúp làm giảm nhu cầu lọc máu ở bệnh nhân suy thận. Hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận như: phù, đi tiểu thường xuyên, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu; giúp ngăn ngừa sự phát triển của suy thận từ bệnh nhân có các bệnh nguy cơ như: đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus, dùng các thuốc độc với thận. Nên sử dụng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt.

Phân tích về thành phần và công dụng của sản phẩm thảo dược thiên nhiên, các chuyên gia sẽ có những chia sẻ thú vị cho bạn đọc TẠI ĐÂY

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ số điện thoại tư vấn: 04.3775.7066/ 08.3977.0707

Hải Linh

]]>
Dấu hiệu nhận biết suy thận http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-suy-than-14064/ Sun, 05 Aug 2018 06:14:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-suy-than-14064/ [...]]]>

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết căn bệnh nguy hiểm này.

Rối loạn tiểu tiện

Khi lượng nước tiểu ít hơn, đó có thể là dấu hiệu thận đang gặp rắc rối. Mặt khác, nếu bạn đi tiểu nhiều vào đêm, bạn cũng có nguy cơ bị bệnh thận vì tình trạng này thường xuất hiện khi bộ lọc thận bị tổn thương.

Tiểu ra máu

Nếu bạn bị tiểu đau, đó là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu có lẫn máu trong nước tiểu, tốt nhất là nên đi kiểm tra vì có thể đây là dấu hiệu suy thận.

 

dau-hieu-suy-than

 

Phù chân

Khi bàn chân và mắt cá chân bị sưng phù như quả bóng, bạn cần đi kiểm tra. Phù chân là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận suy giảm, trong đó tình trạng giữ natri khiến chân bị phù lên.

Không muốn ăn

Ăn không ngon, kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn là dấu hiệu đáng báo động khác. Tình trạng này xảy ra khi có sự tích tụ độc tố trong cơ thể, cuối cùng có thể dẫn tới suy thận.

Mắt sưng

Khi thận bị rò rỉ lượng lớn protein trong nước tiểu, mắt có thể bị sưng, phù. Khi tình trạng này xảy ra, bạn nên đi xét nghiệm máu hoặc kiểm tra thận.

Co rút cơ

Mất cân bằng điện giải có thể do chức năng thận suy giảm. Vì vậy, nếu bạn bị co rút cơ cả ngày, đây có thể là dấu hiệu thận có vấn đề.

Nước tiểu có bọt

Nước tiểu có bọt là dấu hiệu rõ ràng của suy thận. Bạn cũng sẽ thấy nước tiểu có mùi lạ và không nên bỏ qua dấu hiệu này.

Ngứa da

Khi thận không thể duy trì được sự cân bằng khoáng chất và dinh dưỡng trong máu hợp lý, da sẽ trở nên ngứa. Nếu các loại kem và thuốc không giúp giảm tình trạng ngứa da, bạn cần đi khám bác sĩ.

BS. Tuyết Mai/Univadis

(theo Boldsky)

]]>
Tăng huyết áp dễ gây suy thận, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-huyet-ap-de-gay-suy-tha%cc%a3n-vi-sao-10874/ Wed, 25 Jul 2018 08:19:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-huyet-ap-de-gay-suy-tha%cc%a3n-vi-sao-10874/ [...]]]>

Bố cháu 57 tuổi, có bệnh tăng huyết áp. Vừa qua đi khám sức khỏe bác sĩ nói bố cháu bị suy thận mạn tính. Xin hỏi có phải vì tăng huyết áp dẫn đến suy thận? Tình trạng của bố cháu cần làm gì?

Nguyễn Thúy Hòa ([email protected])

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên. Khi bệnh thận có diễn biến xấu thì nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra như thiếu máu, bệnh tê nhức xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp. Tăng huyếp áp không chỉ là nguyên nhân chính gây suy thận mạn tính mà còn có thể là hậu quả của bệnh thận, gây tổn thương cho tim và mạch máu.

Trường hợp bố cháu cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối – một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút thuốc lá vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận; không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu; khi thận bị suy, tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu máu… theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

BS. Trần Kim Anh

]]>
Viêm cầu thận có gây suy thận? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-cau-than-co-gay-suy-than-10415/ Wed, 25 Jul 2018 06:59:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-cau-than-co-gay-suy-than-10415/ [...]]]>

Tôi đi khám xét nghiệm kết quả bị viêm cầu thận cấp. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có dẫn đến suy thận không? Tôi phải làm gì?

Nguyễn Thanh Tuyền ([email protected])

Viêm cầu thận thường khởi phát đột ngột với các biểu hiện như phù từ mức độ nhẹ đến trung bình, đái ít có thể đái máu, tăng huyết áp,… Phù là một trong những triệu chứng rất thường gặp của bệnh lý cầu thận. Phù thận thường biểu hiện ở mặt, 2 chi dưới, đôi khi rất kín đáo ở mi mắt, trường hợp nặng sẽ phù toàn thân. Đặc điểm của phù thận là phù mềm, trắng, ấn lõm. Người bệnh tăng cân rất nhanh kèm theo đi tiểu ít hơn thường ngày, có thể phù kín đáo tái phát nhiều lần mà không biết nên không đi khám. Hiện tượng phù cũng có thể xuất hiện đột ngột sau một đợt sốt, viêm họng, viêm mủ ngoài da nặng hoặc có ổ nhiễm khuẩn khu trú. Do vậy nếu trước đó 1-2 tuần hoặc hiện tại người bệnh có nhiễm khuẩn ở da hoặc viêm họng… thì  bạn cần đi khám, xét nghiệm máu và nước tiểu ngay để xác định bệnh và điều trị sớm. Trường hợp viêm cầu thận sau viêm họng do liên cầu nếu được điều trị đúng và kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân có hồng cầu niệu vi thể, protein niệu nhẹ có thể tồn tại vài tuần đến vài tháng. Nhưng nếu chủ quan không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy thận cấp, phù phổi cấp, suy tim… Điều trị bệnh hiệu quả, cần nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, ăn nhẹ, hạn chế muối và giảm đạm, nếu có nhiễm khuẩn thì phải dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

BS. Trần Duy Minh

]]>
Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn chưa chạy thận http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-benh-nhan-suy-than-man-chua-chay-than-5153/ Thu, 19 Jul 2018 13:34:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-benh-nhan-suy-than-man-chua-chay-than-5153/ [...]]]>

Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận mạn tính không hồi phục theo thời gian nhiều tháng, nhiều năm do tổn thương không hồi phục về số lượng và chức năng của các đơn vị thận. Bệnh thận mạn là do sự bất thường về cấu trúc hay chức năng thận kéo dài trên 3 tháng gây ảnh hưởng đến sức khỏe do thận không còn đủ khả năng duy trì tốt sự cân bằng của nội môi gây rối loạn chuyển hóa, giảm đào thải urê, acid uric, creatinin…

Những bệnh lý có thể dẫn đến  suy thận mạn: Bệnh cầu thận (viêm cầu thận cấp, đái tháo đường, bệnh tự miễn…); bệnh ống thận mô kẽ (thuốc độc thận, sỏi niệu, u tiền liệt tuyến, nhiễm trùng tiểu…); bệnh mạch máu thận (tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hẹp động mạch thận, bệnh vi mạch thận…); bệnh thận bẩm sinh (thận đa nang).

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bảo tồn chức năng thận, kéo dài thời gian phải chạy thận đồng thời giúp hạn chế biến chứng của bệnh thận mạn hay đợt cấp suy thận mạn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chậm diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Đặc điểm chế độ dinh dưỡng

Nguyên tắc xây dựng thực đơn: Ít protein (0,6 – 0,8g/kg/ngày), giàu năng lượng (35 – 40 kcalo/kg/ngày), đủ vitamin, yếu tố vi lượng, chống thiếu  máu, đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, giàu canxi, ít phosphat.

Lợi ích của chế độ dinh dưỡng hợp lý trong suy thận mạn: Phòng ngừa và điều trị suy dinh dưỡng, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa, làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn: khá cao, chiếm 40%. Đặc điểm suy dinh dưỡng ở các bệnh nhân này do giảm protein, bệnh nhân suy thận mạn béo phì vẫn có thể bị suy dinh dưỡng do giảm khối cơ xương.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy  thận mạn chưa chạy thậnMột số thực phẩm dành cho bệnh nhân suy thận mạn chưa chạy thận.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn là do, ăn vào không đủ (chán ăn, nôn ói, kiêng khem, hạn chế quá nhiều protein…), do rối loạn chuyển hóa, toan chuyển hóa, nhiễm độc urê, hội chứng viêm, rối loạn hormon như tăng cortisol, giảm hoạt tính insulin, giảm erythropoietin, bệnh đường tiêu hóa.

Nhu cầu dinh dưỡng bệnh nhân suy thận chưa chạy thận: Năng lượng cần thiết (35 – 45kcal/kg/ngày) gồm:

Chất đạm: Nhu cầu chất đạm trong khẩu phần tùy thuộc vào độ nặng của bệnh khoảng 0,8g/kg/ngày.

Lợi ích của việc giảm đạm trong khẩu phần là làm giảm ứ đọng các sản phẩm thải  trong cơ thể, hạn chế biến chứng tăng urê máu, làm giảm triệu chứng của suy thận mạn (nôn ói, mệt mỏi, chán ăn, ngứa da…), chậm tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Nếu khẩu phần ăn quá thấp chất đạm hay không đủ chất đạm có giá trị sinh học cao, có thể xem xét bổ sung keto/aminoacid theo chỉ định của bác sĩ.

Chất béo: Dưới 30% tổng năng lượng khẩu phần.

Chất bột đường (carbohydrate): Khoảng 55-60% tổng năng lượng khẩu phần. Nên dùng đường phức, giàu xơ, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nếu bệnh nhân có kèm bệnh đái tháo đường.

Các vitamin và khoáng chất:  Canxi (900-1200mg/ngày); phốt pho (300 – 600mg/ngày); natri: 1000 -2000mg/ngày (tương đương 2,5-5g muối ăn NaCl/ngày) tùy theo mức độ phù và tăng huyết áp; Kali: 2000-3000 mg/ngày, hạn chế dưới 1000mg khi có tăng kali máu, phù và tiểu ít; Sắt: cần bổ sung khi chế độ ăn giảm đạm nhiều hay bệnh nhân ăn chay; Bổ sung vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B (B1, B2), đặc biệt vitamin C. Không khuyên bổ sung vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K), trừ khi bệnh nhân có biểu hiện của cường phó giáp hay loạn dưỡng xương, nên bổ sung vitamin D3.

Những thực phẩm nên dùng

Chất bột đường: Chất bột ít đạm như gạo xay trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, bún, hủ tíu, phở…

Bệnh nhân suy thận mạn kèm bệnh đái tháo đường, chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp, trung bình như khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang…

Chất đạm: Nên ăn đa dạng chú ý đạm giá trị sinh học cao (thịt, cá, sữa, trứng). Nếu bệnh nhân kèm rối loạn mỡ máu nên ăn trứng 3 quả/tuần, cách ngày, thịt bò 1-2 lần/tuần, cá biển (cá hồi, trích, cá nục…) 2 lần/tuần. Số lượng đạm tùy theo mức độ, giai đoạn suy thận. Nên chọn các loại sữa giảm đạm.

Chất béo: Chọn dầu thực vật (dầu mè, đậu nành, oliu…), mỡ cá.

Giai đoạn bệnh thận mạn nhẹ (độ lọc cầu thận GFR ≥ 60 ) có thể ăn đa dạng rau, trái cây có màu xanh, màu đỏ, màu vàng, tím… Bệnh nhân có kèm theo bệnh đái tháo đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp, trung bình như táo tây, cam, quýt, bưởi… với số lượng tùy mức kali máu.

Gia vị nên chọn thực phẩm ít muối, nên đọc nhãn thực phẩm trước khi mua.

Thực phẩm cần hạn chế

Thực phẩm nhiều kali (đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn nặng có giảm lượng nước tiểu hay tăng kali/máu) như nho khô, chuối khô, thanh long, trái bơ… Rau lá xanh đậm (rau ngót, rau đay, dền, rau muống…), nấm mèo, các loại đậu.

Chất béo có hại, thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo bão hòa như lòng đỏ trứng, bơ, phômai, mỡ, gan, tim, dầu dừa…

Thực phẩm có nhiều phốt-pho, tôm khô, lá lốt, lòng đỏ trứng, nấm đông cô, đậu nành, hạt sen khô, thịt bò…

Thực phẩm có nhiều muối natri như mắm, cá khô, tôm khô, trứng vịt muối, bánh mì, mì ăn liền, khoai tây chiên…

Không nên uống quá nhiều nước, vì điều này sẽ làm cho cơ thể phù nhiều hơn, huyết áp khó kiểm soát đồng thời nếu ở bệnh thận mạn giai đoạn đầu bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn đặc biệt là tiểu đêm gây khó ngủ. Lượng nước uống trong ngày là  300 – 500ml + lượng nước tiểu/24h.

Tóm lại, với bệnh nhân suy thận, không bắt buộc phải cấm tuyệt đối bất kỳ loại thức ăn nào, nhưng chỉ nên dùng với số lượng vừa phải và khẩu phần ăn hàng ngày phải quân bình đầy đủ đạm, năng lượng, vitamin và khoáng  chất, cần chú ý hạn chế các thức ăn chứa nhiều kali và phosphore.

ThS.BS. Lê Thị Hải

]]>
5 nguyên tắc dinh dưỡng người suy thận lọc máu cần biết http://tapchisuckhoedoisong.com/5-nguyen-tac-dinh-duong-nguoi-suy-than-loc-mau-can-biet-4742/ Thu, 19 Jul 2018 12:41:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-nguyen-tac-dinh-duong-nguoi-suy-than-loc-mau-can-biet-4742/ [...]]]>

Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lý tưởng nhất là được ghép thận mới để thay thế thận cũ đã “hỏng” hoàn toàn nhưng vì nhiều lý do, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ trong số bệnh nhân này có được may mắn đó và phần đa số còn lại, để tiếp tục… tồn tại, phải được lọc máu chu kỳ hoặc lọc màng bụng trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời.

Hạn chế thức ăn nhiều protein

Bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ hoặc lọc màng bụng nên tránh ăn quá mức các thức ăn chứa nhiều protein như thịt nạc, thịt gà, cá, trứng, tôm vì các thức ăn này sau khi được chuyển hóa sẽ sinh ure và creatinin. Hai chất này tăng nhanh trong máu sẽ gây độc cho cơ thể. Tăng ure máu quá cao và nhanh sẽ có nguy cơ bị hội chứng ure huyết cao với các triệu chứng như đau đầu, nôn, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy… Lượng creatinin cao trong máu cũng cần loại bỏ nhanh bằng lọc máu nhân tạo (thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng), vì vậy, cần tránh tăng chất này bằng việc hạn chế ăn thịt, cá, trứng…

Gạo lứt không tốt cho người suy thận đang lọc máu vì chứa nhiều phospho.

Hạn chế thức ăn có nhiều phospho

Thức ăn chứa nhiều phospho làm tăng lượng phospho trong máu ở người suy thận giai đoạn cuối do thận đã mất khả năng đào thải phospho. Khi lượng phospho tăng cao sẽ làm xương mất canxi và gây loãng xương. Các thức ăn chứa nhiều phospho là các loại sản phẩm sữa, đậu, ngũ cốc nguyên hạt (ngũ cốc chưa xay giã kỹ như gạo lứt), coca cola, bia.

Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối

Thận suy đã mất khả năng thải trừ muối qua nước tiểu nên khi bệnh nhân ăn nhiều muối sẽ tích nước gây phù, làm huyết áp tăng, phù phổi cấp, thậm chí có thể có triệu chứng của hội chứng tăng natri máu như đau đầu, nôn, dấu hiệu mất nước và nặng hơn có thể hôn mê và tử vong. Mặt khác, khi ăn mặn, bệnh nhân sẽ phải uống nhiều nước và điều này làm dư thừa lượng nước trong cơ thể quá nhanh và phải chạy thận nhân tạo nhiều lần hơn. Bệnh nhân suy thận mạn nên ăn nhạt với lượng muối dưới 1.500mg/ngày. Tránh các thức ăn mặn như nước mắm, mì ăn liền, đồ hộp mặn, trứng muối, cá biển…

Người suy thận hạn chế ăn mặn

Tránh thức ăn chứa nhiếu kali

Tăng kali máu luôn là một biến chứng nguy hiểm hàng đầu ở những bệnh nhân suy thận mạn phải lọc máu chu kỳ. Bình thường, lượng kali trong máu dao động trong khoảng từ 3,5 – 4,5mmol/l và được thận điều chỉnh đào thải ra ngoài rất nhanh qua nước tiểu nếu lượng kali từ thức ăn đưa vào quá nhiều.

Ở người suy thận giai đoạn cuối, chức năng đào thải kali của thận gần như bằng không nên nguy cơ tăng kali máu luôn luôn hiện hữu và khi kali máu tăng cao, bệnh nhân có thể tử vong do loạn nhịp tim. Thức ăn nhiều kali bao gồm các loại quả như chuối, đu đủ và một số loại thực phẩm đóng hộp. Một số loại sữa cũng có ghi rõ lượng kali trên nhãn mác và người bị suy thận có thể tham khảo trước khi dùng.

Kiểm soát lượng nước vào cơ thể

Một trong những vấn đề người suy thận mạn đang lọc máu chu kỳ phải đặc biệt chú ý đó là điều chỉnh lượng nước vào cơ thể. Ở người bình thường, lượng nước vào cơ thể từ các nguồn thức ăn, nước uống khoảng 3.000ml và mất đi một lượng tương đương chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 2.000ml) và một phần nhỏ qua mồ hôi, phân, hơi thở. Khi thận bị suy, chức năng thanh thải nước tự do hay khả năng tạo nước tiểu mất đi. Bệnh nhân cứ 3 – 4 ngày phải đi chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng hàng ngày để loại bỏ lượng nước thừa đưa vào cơ thể qua con đường ăn uống.

Giả sử tổng lượng dịch một người bị suy thận ăn uống vào trong ngày là 3.000ml, mất đi qua mồ hôi, hơi thở và phân khoảng 1.000ml, bệnh nhân sẽ còn dư 2.000ml hay 2 lít/ngày hay 2kg, 2 ngày là 4kg và 3 ngày bệnh nhân sẽ thừa 6 lít nước hay tăng 6kg! Lượng nước dư thừa này là nguyên nhân góp phần làm tăng huyết áp, chứng khó thở do phù phổi cấp và phù dưới da (tay, chân, mặt…) cũng như tràn dịch các khoang màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim… ở người suy thận mạn.

Kiểm soát lượng nước vào cơ thể bao gồm ăn nhạt để hạn chế uống nước, cân hàng ngày để đánh giá đúng lượng nước thừa. Có thể cân ngay sau khi rút bỏ nước khi lọc máu nhân tạo rồi cân lại hàng ngày để đánh giá lượng nước thừa. Đối với bệnh nhân lọc màng bụng càng cần phải kiểm soát lượng nước vào ra nghiêm ngặt hơn.

BS. Vũ Phương Anh

]]>
Người suy thận nên ăn gì và không nên ăn gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-suy-than-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi-4710/ Thu, 19 Jul 2018 12:38:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-suy-than-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi-4710/

Suy thận cấp là một hội chứng được biểu hiện bằng sự giảm nhanh của mức lọc cầu thận với thể tích nước tiểu <0,5 ml/kg/giờ kéo dài trên 6 giờ, và có nồng độ creatinin huyết tương tăng thêm 0,5mg/dl (44µg/l) hoặc trên 50% so với giá trị bình thường (trên 130µg/l) ở người trước đó chức năng thận bình thường.

Hậu quả: ứ đọng các sản phẩm chuyển hoá của nitơ, rối loạn cân bằng nước, điện giải, axit-bazơ.

Suy thận mạn là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận mất dần và vĩnh viễn theo thời gian. Quá trình suy thận mạn diễn biến kéo dài, âm ỉ với những triệu chứng: sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần… Ở giai đoạn cuối, người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong do các biến chứng.

Về chế độ dinh dưỡng, người suy thận không nên ăn quá nhiều thức ăn giàu canxi, đạm như: nghêu, sò, tôm, cua… Đặc biệt, việc ăn mặn sẽ dẫn tới cơ thể giữ nước, làm tăng gánh nặng cho thận. Người bệnh thận chỉ nên ăn từ 2-4g muối/ ngày và giảm lượng đạm tiêu thụ tùy thuộc vào mức độ suy thận.

Bên cạnh đó, uống nhiều nước là giải pháp hiệu quả giúp thận lọc chất độc, cặn bã ra ngoài. Nguyên tắc chung là nước phải đủ cho cơ thể (mỗi người trung bình cần 2,5 lít nước/ngày). Nếu nước tiểu ít, phải uống nhiều nước. Giai đoạn suy thận nặng, bệnh nhân hạn chế uống nước để giảm áp lực cho thận và không dùng nhiều đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê.

Việc điều trị suy thận được tiến hành theo 2 hướng: điều trị bảo tồn (chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp dùng thuốc) và điều trị thay thế (lọc máu ngoài thận, ghép thận). Tùy theo giai đoạn của suy thận (cấp, hay mạn tính,..), tuổi của bệnh nhân mà có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Người suy thận mạn nên ăn các thức ăn có chất bột, chất béo

Chế độ dinh dưỡng của người trưởng thành bị suy thận như sau:

Suy thận cấp, giai đoạn trước lọc thận:

Về năng lượng: 35 kcal/kg cân nặng/ngày hoặc từ 1800- 1900 kcal/ngày. Lượng glucid là 310 – 350 gam/ngày.

Về protein dưới 0,6 g/kg cân nặng/ngày hay lượng protein dưới 33 g/ngày. Tỷ lệ protein động vật/protein tổng số trên 60%.

Về lipid: năng lượng do lipid cung cấp đạt 20-25% tổng năng lượng/ngày hay lượng lipid là 40-50 g/ngày. Trong đó acid béo chưa no 1 nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi 1/3 và acid béo no chiếm 1/3 tổng số lượng lipid.

Đảm bảo cân bằng nước và điện giải: Ăn nhạt tương đối lượng Natri dưới 2000mg/ngày. Hạn chế các thực phẩm giàu kali, lượng kali là 1000 mg/ngày. Hạn chế các thực phẩm giàu phosphat, lượng phosphat là 600 mg/ngày.

Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định của bác sỹ, nhưng lượng nước trong ngày cung cấp cho cơ thể được tính như sau:

V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy) + 300 – 500 ml (tùy theo mùa).

Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Ăn từ 4 – 6 bữa/ngày.

 

Người suy thận mạn hạn chế ăn mặn

Suy thận mạn giai đoạn 1-2

Về năng lượng: 35 kcal/kg cân nặng/ngày hoặc từ 1800 – 1900 kcal/ngày. Lượng glucid là 313 – 336 gam/ngày.

Về protein từ 0,6 – 0,8 g/kg cân nặng/ngày hay lượng protein dưới 40-44 g/ngày. Tỷ lệ protein động vật/protein tổng số ≥ 60%.

Về lipid: năng lượng do lipid cung cấp đạt 20-25% tổng năng lượng/ngày hay lượng lipid là 40-50 g/ngày. Trong đó acid béo chưa no 1 nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi 1/3 và acid béo no chiếm 1/3 tổng số lượng lipid.

Đảm bảo cân bằng nước và điện giải: Ăn nhạt tương đối lượng Natri dưới 2000mg/ngày. Hạn chế kali khẩu phần khi kali máu trên 6 mmol/L (lượng kali là 2000-3000 mg/ngày). Hạn chế hoặc sử dụng vừa phải các thực phẩm giàu kali. Hạn chế các thực phẩm giàu phosphat, lượng phosphat dưới 1200 mg/ngày.

Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định của bác sỹ, nhưng lượng nước trong ngày cung cấp cho cơ thể được tính như sau:

V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy) + 300 – 500 ml (tùy theo mùa).

Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Ăn 4 bữa/ngày.

Thức ăn nên hạn chế

Muối (ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm); ăn hạn chế đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật; đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, dẻ, socola); thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…).

Thức ăn được khuyến khích: Chất bột (khoai lang, khoai sọ, miến dong); chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt); chất béo (có thể ăn khoảng 30 – 40g/ngày, ưu tiên chất béo thực vật); bổ sung canxi (sữa); bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…).

Nước uống

Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 300 đến 500ml (tùy theo mùa) + lượng nước tiểu hàng ngày + lượng dịch mất bất thường, hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu…).

Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia

]]>
Thực đơn cho người bị suy thận mạn http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-cho-nguoi-bi-suy-than-man-4327/ Thu, 19 Jul 2018 11:35:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-cho-nguoi-bi-suy-than-man-4327/ [...]]]>

Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây giảm dần mức lọc cầu thận, nếu giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút) thì coi là suy thận mạn.

Đo mức lọc cầu thận và nồng độ creatinin máu để định mức suy thận, từ đó sẽ xây dựng chế độ dinh dưỡng theo biện pháp điều trị bảo tồn nội khoa hay điều trị thay thế thận suy như lọc máu ngoài thận chu kỳ. Khi lọc máu không hiệu quả mới ghép thận. (Xem bảng trên)

Trong bài này sẽ giới thiệu chế độ ăn rất thấp đạm, đủ năng lượng cho những người bệnh không được lọc máu chu kỳ ngoài thận.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn

Đạm rất thấp:

Dưới 25g đạm/ngày. Vì thế cần đạm có giá trị sinh học cao, đủ axit amin cần thiết và hấp thu cao. Loại này thường có trong thực phẩm động vật như thịt, cá, trứng, sữa và chiếm ít nhất 50% lượng đạm của khẩu phần.

Đủ năng lượng:

Trung bình 35-40 kcalo/kg/người. Nên dùng các loại khoai, củ, miến dong giàu năng lượng nhưng ít đạm. Còn gạo, mỳ chỉ dùng dưới 150g/ngày.

Tăng sử dụng đường, mật ngọt.

Chất béo có trong dầu, mỡ, bơ nên dùng 30-50g/ngày.

Đủ vitamin và muối khoáng:

Dùng rau ít đạm như bí xanh, bí đỏ, cần ta, dọc mùng, su su, đu đủ xanh… Hạn chế rau ngót, muống, rau sắng vì nhiều đạm. Quả ngọt nên dùng nhiều. Rau quả cung cấp nhiều vitamin, nhất là vitamin C, Fe, axit folic để tạo máu; các nhóm B – A – E để tăng cường các chất chống ôxy hoá, tăng sức đề kháng.

Cân bằng muối và nước:

Ít phốt phát, ít toan, đủ canxi. Ăn nhạt ở mức 2-3g muối/người. Nếu ăn thêm bột gia vị, mỳ chính thì bớt muối đi. Tăng thức ăn giàu canxi như tép, cá nhỏ, xương… và giảm thức ăn nhiều phốt phát như bầu dục, gan…

Nước để ăn và uống bằng số lượng nước tiểu thải ra ngày hôm trước, ít hơn nếu có phù, nhiều hơn nếu có mất nước như bị tiêu chảy.

Chú ý: Nên thực hiện lọc máu chu kỳ ngoài thận khi mức lọc cầu thận xuống dưới 40ml/phút.

BS. Phạm Thị Thục

]]>