suy giãn tĩnh mạch – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 15:17:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png suy giãn tĩnh mạch – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hạt dẻ ngựa, khắc tinh của bệnh suy giãn tĩnh mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-de-ngua-khac-tinh-cua-benh-suy-gian-tinh-mach-14405/ Wed, 08 Aug 2018 15:17:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-de-ngua-khac-tinh-cua-benh-suy-gian-tinh-mach-14405/ [...]]]>

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh đang âm thầm “trẻ hóa” tại Việt Nam gây ra rất nhiều hệ lụy trong cuộc sống của người bệnh. Hệ thống tĩnh mạch suy giảm khiến cho máu không thể lưu thông và tắc nghẽn ở các chi khiến các tổ chức mô xung quanh mạch máu bị biến đổi. Bệnh chủ yếu phát tác ở chân nhưng thực tế nó có thể diễn ra ở bất cứ vị trí tĩnh mạch nào trên cơ thể.

Hiện nay, chưa có một loại thuốc tây đặc trị nào có thể khắc chế được bệnh suy giãn tĩnh mạch nên nhiều nhà khoa học đã tìm tới liệu pháp thảo dược từng bị lãng quên Cao hạt dẻ ngựa như một cứu cánh.

Hạt dẻ ngựa là gì?

Hạt dẻ ngựa là loại cây sinh trưởng ở vùng có khí hậu ôn đới, có nguồn gốc từ vùng rừng núi Baikan tới dãy Hymalaya. Tên gọi khoa học của hạt dẻ ngựa là Aesculus Hippocastanum (Họ kẹn – Hippocastanaceae).

Gần như tất cả mọi thành phần của cây hạt dẻ ngựa như hạt, vỏ cây, hoa đều được người dân bản địa sử dụng như một loại thảo dược trị bệnh. Đặc biệt, cậy hạt dẻ ngựa được được lưu truyền như một bài thuốc điều trị hữu hiệu các chứng bệnh liên quan tới mạch máu và đặc biệt là bệnh trĩ vô cùng hiệu quả.

Hạt dẻ ngựa có tác dụng gì?

Thành phần chính trong cây hạt dẻ ngựa chính là chất Aescin đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh mang lại nhiều tác dụng có ích cho cơ thể như chống viêm, chống oxy hóa, làm sạch hệ thống mao mạch và đặc biệt là hỗ trợ điều trị hiệu quả suy giãn tĩnh mạch.

Hiệp hội quốc gia các bác sỹ ở Đức (National Association of General Practicioners) đã tiến hành một nghiên cứu để tìm hiểu tác dụng của hợp chất Aescin (có trong cao hạt dẻ ngựa) trên các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Có tới hơn 5000 bệnh nhân trong độ tuổi từ 40 tới 70 tuổi đã tham gia nghiên cứu này, trong đó có 8 bệnh nhân có cấy ghép nội tạng.

Kết quả lâm sàng cho thấy chỉ sau 1 hoặc 2 tháng sử dụng 75mg Aescin theo đường uống, các triệu chứng phổ biến của bệnh suy giãn tĩnh mạch như đau nhức, mệt mỏi, ngứa bắp chân… gần như biến mất. Có tới hơn 80% người bệnh cho biết họ cảm thấy khỏe hơn và chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Hơn thế nữa, khi ngừng điều trị với Aescin chiết xuất từ hạt dẻ ngựa, các triệu chứng của bệnh cũng không vì thế mà quay trở lại mức ban đầu, hiệu quả được duy trì lên tới 90%.

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng hạt dẻ ngựa trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

Trước tiên, bệnh nhân cần ý thức rõ suy giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính, chỉ có thể kiềm chế bệnh chứ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân cần phải duy trì một lối sống lành mạnh, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để hạn chế bệnh biến chứng.

Thứ hai, trong hạt dẻ ngựa ngoài hợp chất Aescin, thì còn chứa một lượng nhỏ chất Esculin. Chất Esculin là một chất có hại, gây ra tình trạng suy hô hấp, buồn nôn, đau đầu, và tiêu chảy ở người. Vì vậy, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng hạt dẻ ngựa ở dạng thô, mà nên sử dụng các loại thuốc chứa cao hạt dẻ ngựa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Kết quả điều trị có thể thấy rõ sau khoảng 20 ngày, nhưng để duy trì tác dụng thì người bệnh nên sử dụng liên tục trong khoảng thời gian 3 tháng.

Sử dụng thực phẩm chức năng Dulcit để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch cũng là một trong những biện pháp đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Dulcit là dược phẩm hữu cơ được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp do nhà máy uy tín Holistica sản xuất lưu hành trên 30 quốc gia khác nhau.

Sản phẩm được phân phối bởi công ty TNHH Dược phẩm VNP- số 91+92 lô A3 khu đô thị Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.

Chi tiết liên hệ: 1900 54 55 18 hoặc 0915 36 36 35

Thông tin xem tại website:  http://dulcit.vn/blogs/chia-se/suy-gian-tinh-mach-co-nen-dung-dulcit

GPQC số : 2384/2015/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

]]>
Tại sao suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-suy-gian-tinh-mach-nen-di-bo-14296/ Tue, 07 Aug 2018 05:47:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-suy-gian-tinh-mach-nen-di-bo-14296/ [...]]]>

Đi bộ tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Một trong những biện pháp thể dục tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch chính là đi bộ. Với nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, các triệu chứng thường gặp phải là nặng chân, căng tức, đau nhức chân, phù chân về chiều, dị cảm ( cảm giác bồn chồn như kiến bò), thường làm cho bệnh nhân có xu hướng ngại vận động, nhất là đi bộ. Suy nghĩ đi bộ làm nặng thêm, trầm trọng thêm bệnh suy giãn tĩnh mạch là một suy nghĩ sai lầm do:

Bệnh suy tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch hư và không thể khép kín. Khi đó, máu chảy ngược xuống dưới theo chỗ hở của van tĩnh mạch, làm ứ đọng và tăng áp lực tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu có thể chịu đựng tốt khi có tình trạng tăng áp lực, trong khi tĩnh mạch nông vốn được bao quanh bởi mô liên kết lỏng lẻo sẽ giãn to ra và viêm.

Hiện tượng máu ứ đọng làm tăng áp lực tĩnh mạch, gây đau nhức, khó chịu, giãn tĩnh mạch nông, phù chân, thay đổi tình trạng da và lở loét. Chính vì thế các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch đều hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch do ứ đọng.

Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch. Khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân (đám rối Bejar) sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim.

Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Việc đi bộ cũng giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch.

Tốt nhất, mỗi ngày, mọi người nên đi bộ ít nhất 10p để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch

Kết hợp đi bộ thể dục và sử dụng cao hạt dẻ ngựa và chiết xuất cây đậu chổi ( Butcher Broom)  đều đặn sẽ giúp cải thiện bệnh Suy giãn tĩnh mạch.

Theo những nghiên cứu mới nhất hiện nay, Chiết xuất hạt dẻ ngựa (Aesculus hippocastanum) thành phần chính là aescin (escin). Trong một thử nghiệm có đối chứng cho thấy Aescin có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. Lợi ích điều trị cũng được xác nhận qua nhiều thực nghiệm trên  các mô khác nhau, cho thấy đặc tính chống phù nề, chống viêm và tăng cường thành mạch, chủ yếu là liên quan đến cơ chế phân tử của chất chung gian, cải thiện xâm nhập của các ion vào hệ  thống mạch, nâng cao trương lực tĩnh mạch.

Chiết xuất từ cây  đậu chổi – Butcher’s broom (Ruscus aculeatus) với hoạt chất chính ruscogenin đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị triệu chứng phù nề cẳng chân ở bệnh nhân suy tĩnh mạch mãn tính. Hiệu quả điều trị và tính an toàn của chiết xuất Ruscus aculeatus đã được thực hiện bởi Vanscheidt W1 trên các bệnh nhân suy tĩnh mạch chân mạn tính, cho thấy khả năng dung nạp tốt, những thay đổi trong các triệu chứng chủ quan cảm nhận được, đôi chân mệt mỏi nặng nề và cảm giác căng thẳng cải thiện đáng kể (tuần 12).

Chị Phạm Nghiệp (1976) cho biết: sau 3 tháng sử dụng sản phẩm kết hợp giữa cao hạt dẻ ngựa và chiết xuất cây đậu chổi, cùng với việc tập thể dục đều đặn, ăn nhiều rau xanh, bệnh suy giãn tĩnh mạch của chị đã được kiểm soát. Chị đáp ứng tốt với sản phẩm nên chỉ sau 2 tuần đã thấy đỡ nặng chân, không còn bồn chồn, nặng chân hay đau nhức. Sau 3 tháng, chị rất hài lòng, thoải mái với đôi chân của mình.

DULCIT  là công thức bổ sung đặc biệt dành cho các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính, với sự kết hợp tuyệt vời của các chiết xuất hoàn toàn tự nhiên: chiết xuất hạt dẻ ngựa, chiết xuất Butcher’s broom và lá witch hazel.

DULCIT là sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch được nhập khẩu nguyên hộp tại Pháp, nguồn nguyên liệu organic được kiểm nghiệm chặt chẽ từ giống, nguồn đất, nước, tới dây truyền sản xuất tiên tiến đạt chuẩn châu âu sản xuất bởi nhà máy Holistica nổi tiếng trên 30 quốc gia trong vòng 30 năm.

Phân phối tại Việt Nam bởi công ty TNHH dược phẩm VNP

Địa chỉ: Số 91+92 lô A3, khu đô thị Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Website: http://dulcit.vn/

Tư vấn: 1900 54 55 18 / 0915 34 36 35

GPQC số : 2384/2015/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

]]>
Suy giãn tĩnh mạch – phổ biến, ai cũng có thể mắc phải http://tapchisuckhoedoisong.com/suy-gian-tinh-mach-pho-bien-ai-cung-co-the-mac-phai-14066/ Sun, 05 Aug 2018 06:14:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/suy-gian-tinh-mach-pho-bien-ai-cung-co-the-mac-phai-14066/ [...]]]>

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính thường gặp có chừng 20 – 40% dân số mắc bệnh, số bệnh nhân nữ cao hơn số nam gấp 4 lần, tại TPHCM cho thấy bệnh này cũng khá thường gặp (43,97% gặp giãn tĩnh mạch nông ở người cao tuổi, trong đó có16,91% bị suy tĩnh mạch mạn tính). Bệnh nhân chỉ nhập viện khi đã có những biến chứng hoặc ở giai đoạn muộn như rối loạn dinh dưỡng, loét chi.

Chị Phương ( quận 1, TPHCM) cho biết chị gặp các triệu chứng như nặng chân, căng tức đau nhức bắp chân từ khi sinh bé thứ 2. Máu đổ dồn xuống chân nhiều làm chân chị nặng như đeo đá. Sau khi đi làm lại, công việc văn phòng ngồi suốt 8h mà lúc về luôn luôn cảm thấy nặng chân, nóng rát bắp chân, đi khám mới biết mình bị suy van tĩnh mạch.

Trường hợp như chị Phương rất nhiều, các tài liệu y khoa cho rằng, việc thay đổi hormone khi mang thai kết hợp với việc tăng 1 lượng lớn cân nặng làm ra tăng áp lực lên chân là nguy cơ cao gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Đặc thù ngồi nhiều, đứng lâu cũng làm máu ở tĩnh mạch bị ứ trệ, lưu thông không tốt sẽ dễ gây tổn thương van tĩnh mạch, lâu dần không được khắc phục sẽ gây suy giãn tĩnh mạch.

Mặc dù suy giãn tĩnh mạch là 1 bệnh nhẹ nhàng, không gây đau đớn nhiều như các bệnh khác, đơn thuần chỉ là các triệu chứng như:

–       Nặng chân, căng tức, đau nhức bắp chân.

–       Nóng rát bắp chân

–       Dị cảm, châm chích, thỉnh thoảng có cảm giác bồn chồn như kiến bò trong chân.

–       Chuột rút bắp chân

–       Sưng phù mắt cá chân ( phù trắng, mềm, ấn lõm)

–       Có những mạch máu đỏ, xanh bất thường nổi lên nhiều như sợi chỉ

–       Các triệu chứng này hay xuất hiện về chiều.

Nhưng với những triệu chứng này khi không kiểm soát tốt dễ dẫn tới các biến chứng như:

–       Tĩnh mạch giãn to, phồng

–       Phù chân

–       Xuất hiện các vết loét lâu lành, khó điều trị ,

–       Nặng nề nhất là việc hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, di chuyển về phổi gây tắc phổi gây tử vong.

Vậy nên, cần kiểm soát tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng sớm bằng các phương pháp:

–       Thay đổi lối sống, tập thể dục đều đặn bằng các động tác thể dục nhẹ nhàng: đi bộ , bơi lội, giảm các động tác như nâng tạ, gập chân lâu như yoga…

–       Với những người có công việc đứng lâu ngồi nhiều, nên hoạt động cổ chân sau khoảng 30p-1h làm việc.

–       Ngủ nên kê cao chân.

–       Nên kiểm soát cân nặng, không nên tăng cân quá nhiều.

–       Sử dụng thuốc đều đặn nhằm giúp bệnh không tiến triển thêm nữa.

Hiện nay có một số thảo dược rất tốt trong viêc kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch như: Cao hạt dẻ ngựa, chiết xuất cây đậu chổi ( cây Butcher’s broom), chiết xuất lá cây phỉ, chiết xuất hạt nho đen……

Trong đó, Chiết xuất cao hạt dẻ ngựa và chiết xuất cây đậu chổi được nhiều nghiên cứu chứng minh đạt hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng của bệnh suy  giãn tĩnh mạch.

DULCIT  là công thức bổ sung đặc biệt dành cho các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính, với sự kết hợp tuyệt vời của các chiết xuất hoàn toàn tự nhiên: chiết xuất hạt dẻ ngựa, chiết xuất Butcher’s broom và lá witch hazel.

Chiết xuất hạt dẻ ngựa (Aesculus hippocastanum) thành phần chính là aescin (escin). Trong một thử nghiệm có đối chứng cho thấy Aescin có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. Lợi ích điều trị cũng được xác nhận qua nhiều thực nghiệm trên  các mô khác nhau, cho thấy đặc tính chống phù nề, chống viêm và tăng cường thành mạch, chủ yếu là liên quan đến cơ chế phân tử của chất chung gian, cải thiện xâm nhập của các ion vào hệ  thống mạch, nâng cao trương lực tĩnh mạch.

Chiết xuất từ cây  Butcher’s broom (Ruscus aculeatus) với hoạt chất chính ruscogenin đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị triệu chứng phù nề cẳng chân ở bệnh nhân suy tĩnh mạch mãn tính. Hiệu quả điều trị và tính an toàn của chiết xuất Ruscus aculeatus đã được thực hiện bởi Vanscheidt W1 trên các bệnh nhân suy tĩnh mạch chân mạn tính, cho thấy khả năng dung nạp tốt, những thay đổi trong các triệu chứng chủ quan cảm nhận được, đôi chân mệt mỏi nặng nề và cảm giác căng thẳng cải thiện đáng kể (tuần 12).

Hamamelis virginiana,tên gọi phổ biến là  witch hazel hay Hazel , nguồn gốc từ miền đông Bắc Mỹ. Người Mỹ bản địa đã sử dụng witch hazel  để điều trị những vết sưng, viêm của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

DULCIT là sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch được nhập khẩu nguyên hộp tại Pháp, nguồn nguyên liệu organic sản xuất bởi nhà máy Holistica nổi tiếng trên 30 quốc gia trong vòng 30 năm.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm VNP Số 91+ 92 lô A3, Khu đô thị Đại Kim, Hoàng Mai, Hà nội

SĐT tư vấn: 1900 54 55 18 hoặc 0915 34 36 35

GPQC số : 2384/2015/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

**Tên nhân vật đã được thay đổi

]]>
Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-suy-gian-tinh-mach-chan-13851/ Sun, 05 Aug 2018 05:46:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-suy-gian-tinh-mach-chan-13851/ [...]]]>

Hiện nay, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân tuy khá phổ biến, nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những triệu chứng của viêm khớp, đau khớp chân, đau thần kinh – cơ… qua đó làm chậm việc chẩn đoán và chữa trị bệnh ở các giai đoạn sớm. Người bệnh chỉ đi khám khi thấy các triệu chứng đau nhức, tê buốt, phù chân… ngày càng nặng hơn; thậm chí có người để đến giai đoạn biến chứng nặng như loét chân mới đi khám.

Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có khá nhiều như: yếu tố di truyền, chế độ làm việc phải đứng hoặc ngồi nhiều, mang thai, béo phì, chế độ ăn ít rau – trái cây, thay đổi về enzym trong mô liên kết, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp… thậm chí sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.

 

Điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng vớ y khoa.

Điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng vớ y khoa.

Triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân…

Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng giai đoạn sớm nặng dần lên, phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân. Có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật hơn so với bình thường. Giai đoạn sớm chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là vùng cổ chân và bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Ở giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân

Điều trị bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc, vớ ép, tập vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này và cuối cùng là phẫu thuật. Bệnh tĩnh mạch không phải lúc nào cũng được chữa khỏi. Đáng tiếc là các van tĩnh mạch bị tổn thương và các tĩnh mạch bị giãn không thể trở về tình trạng bình thường như trước đó được. Hai phương pháp điều trị có hiệu quả là điều trị xâm lấn, tức là các tĩnh mạch bị bệnh được chích xơ hoặc phẫu thuật cắt bỏ và điều trị bảo tồn.

Điều trị bằng áp lực và vai trò của vớ y khoa

Điều trị bảo tồn nhằm cải thiện tình trạng bệnh bằng áp lực, tập thể dục và dùng thuốc. Điều trị bằng áp lực là nền tảng của phương pháp điều trị bảo tồn. Trong vài trường hợp cần phải băng ép khi mới bắt đầu điều trị để làm giảm phù chân. Cả hai phương pháp băng ép và mang vớ y khoa đều hỗ trợ chân và làm giảm đường kính tĩnh mạch, giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại, do đó phục hồi tác dụng của van “một chiều”, tức là ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân.

Vớ y khoa được dùng sau điều trị băng ép, hoặc dùng từ đầu để bó chân lại. Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.

Mang vớ ép áp lực tăng dần vẫn là biện pháp trị liệu đầu tiên cho bệnh lý tĩnh mạch nguyên phát. Phương pháp này tương đối rẻ tiền, ít nguy cơ, có thể cải thiện triệu chứng cơ năng liên quan tới suy van và suy giãn tĩnh mạch. Chưa xác định được áp lực chính xác là bao nhiêu thì cải thiện lâm sàng.

 

Người bệnh giãn tĩnh mạch chân nên hạn chế chất bột đường.

Người bệnh giãn tĩnh mạch chân nên hạn chế chất bột đường.

Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch giãn, đồng thời bảo đảm tối đa tính thẩm mỹ. Các phương pháp điều trị tình trạng trào ngược van tĩnh mạch hiện nay bao gồm: mổ lấy đi các tĩnh mạch giãn bằng phương pháp stripping, đốt nhiệt cao tần, đốt laser nội mạch. Điều trị búi tĩnh mạch giãn bằng mổ bỏ tĩnh mạch giãn tại chỗ (phương pháp Muller), chích xơ tạo bọt (là tiêm vào lòng mạch các chất làm tổn thương nội mạc gây ra sự tắc mạch dần sau đó).

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để hạn chế suy giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân cần lưu ý: Mang vớ y khoa có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn; Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, hạn chế đi giày cao gót. Khi đi ngủ nên kê chân cao 10-15cm; Tập thể dục, yoga để làm tăng sức bền của thành mạch máu. Nên giảm cân trong trường hợp thừa cân béo phì.Tránh các loại thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao (estrogen với hàm lượng cao đã được chứng minh có thể thay đổi lưu thông máu, góp phần vào sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch); Thay đổi tư thế ngồi liên tục để giảm áp lực lên đùi, xương chậu từ đó giúp lưu thông máu; Hạn chế các loại quần bó sát, chọn những loại quần áo thoải mái và giày dép mềm để giữ cho máu lưu thông ở chân không bị tắc nghẽn…

Phòng ngừa bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách: tránh béo phì, tránh đứng lâu, tránh táo bón, hít thở sâu và tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức bền của thành mạch máu, ăn các thức ăn giàu vitamin, nhiều chất xơ…, hạn chế ăn nhiều thịt và chất bột đường.

DS. Tạ Thanh Sơn

]]>
Xuống máu chân cuối ngày, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/xuong-mau-chan-cuoi-ngay-vi-sao-13418/ Fri, 03 Aug 2018 15:21:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xuong-mau-chan-cuoi-ngay-vi-sao-13418/ [...]]]>

Nguyễn Thị Vân Anh (TP. Hồ Chí Minh)

Theo như các dấu hiệu chị miêu tả, nhiều khả năng chị bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh thường gặp ở những người có công việc phải đứng nhiều hoặc ngồi suốt ngày. Những triệu chứng cơ năng của bệnh giãn tĩnh mạch thường là cảm giác đau nhức chân, nặng chân, mỏi, cảm giác nóng, ngứa và co cứng hay chuột rút về đêm. Nhiều bệnh nhân mô tả khi đứng sẽ có cảm giác tê như máu chảy dồn xuống chân và có cảm giác châm chích rất khó chịu. Những triệu chứng này thường sẽ nặng hơn khi đứng lâu, ngồi lâu hoặc khi hành kinh và cải thiện khi bệnh nhân gác chân lên cao hay đi bộ.

Suy giãn tĩnh mạch có thể nhận biết bằng mắt thường là các tĩnh mạch giãn xanh đỏ dưới da, kích thước khác nhau từ nhỏ như sợi tóc cho đến to hơn ngón tay, có thể nằm rải rác hay tập trung thành một đám. Có trường hợp chân không có tĩnh mạch giãn hay giãn ít nhưng biểu hiện bệnh bằng dấu hiệu khác là phù chân, phù thường xuất hiện vào buổi chiều hay sau khi đứng một lúc.

Bên cạnh việc mang vớ y khoa áp lực và uống thuốc trợ tĩnh mạch, người có bệnh cần tránh đứng lâu, tránh ngồi lâu, không tắm nước nóng, tránh táo bón, không mặc quần bó sát, không đi giày cao gót, chơi thể thao nặng, đứng lâu. Khi nằm nên gác chân cao khoảng 15 phút từ 3 – 4 lần trong ngày, đồng thời luyện tập những môn thể thao có động tác di động cổ chân nhiều và co các cơ cẳng chân và cơ đùi như đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp…

BS. Bội Hoàn

]]>
Chuyên gia chỉ ra những sai lầm khi điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-gia-chi-ra-nhung-sai-lam-khi-dieu-tri-benh-suy-gian-tinh-mach-10654/ Wed, 25 Jul 2018 07:55:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-gia-chi-ra-nhung-sai-lam-khi-dieu-tri-benh-suy-gian-tinh-mach-10654/ [...]]]>

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh khá phổ biến, xảy ra ở cả nam và nữ, chủ yếu ở những người trên 30 tuổi, tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam, suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng hay gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chân.

PGS.TS Đinh Thị Thu Hương, Nguyên Phó Viện trưởng Viện tim mạch quốc gia cho biết, suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mà hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm chức năng dẫn đến các tĩnh mạch bị giãn ra và có hiện tượng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch dẫn đến các biểu hiện suy giãn tĩnh mạch với các mức độ khác nhau.

Người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch  cần phòng bệnh và phát hiện sớm

Trong các nghiên cứu của mình, TS Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương  cho rằng, với bệnh suy giãn tĩnh mạch, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó có một số yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh suy giãn tĩnh mạch thường gặp như lối sống ít vận động, tính chất công việc phải đứng nhiều, thói quen đi giày cao gót  ở phụ nữ, làm vô hiệu hóa hệ thống bơm máu dưới bàn chân, làm ứ trệ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.  Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai ở phụ nữ hay  quá trình  thai nghén, lối sống, người béo phì, thức khuya, các stress… cũng ảnh hưởng nhất định đến căn bệnh này. Bên cạnh đó còn phải kể đến yếu tố gia đình, nếu trong gia đình có người mắc bệnh , đặc biệt nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ mắc bệnh ở người con lên tới 80%.

TS Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Thực tế là hiện nay có nhiều người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch mà không biết, tỷ lệ này lên tới 65%, chỉ đến khi bệnh nặng hoặc xuất hiện các biến chứng của bệnh mới đi khám thì đã muộn, việc điều trị rất khó khăn. TS Nguyễn Trung Anh khuyên, nếu người bệnh nằm trong nhóm có nguy cơ cao như đã nói ở trên, đặc biệt là phụ nữ, cần có biện pháp phòng bệnh từ sớm từ đó người bệnh có thể sẽ không mắc bệnh hoặc bệnh sẽ đến rất muộn. Phó Giám đốc BV Lão khoa cho rằng, quan trọng nhất là cần thay đổi lối sống, cần năng vận động, nhất là với người hay đi giày cao gót, thường phải đứng lâu để làm việc, bên cạnh đó,  cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không để bị béo phì,  nhất là cần chú ý các dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm.

Nhiều người dân mắc phải sai lầm khi điều trị bệnh

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nhiều giai đoạn, cấp độ, về lâm sàng bệnh chia các cấp độ theo dấu hiệu lâm sàng từ C0 đến C6 (từ nhẹ đến nặng), nặng nhất là cấp độ C6 tuy nhiên không phải ai cũng phát hiện được sớm và điều trị đúng bởi bệnh này cần kết hợp thuốc, ăn uống và nhiều biện pháp khác, trong đó có phẫu thuật.

Nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch mà không biết mình bị bệnh

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng ít vận động, cộng thêm chế độ dinh dưỡng  không hợp lý với những đồ ăn nhanh nhiều chất béo, khiến người có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch càng tăng. Có những bệnh nhân mới ngoài 30 đã có các biểu hiện như tê chân, chuột rút về đêm, cảm giác  nặng chân, bồn chồn ở chân về chiều… tuy nhiên đến sáng hôm sau những dấu hiệu này lại biến mất khiến người bệnh chủ quan.  Nhiều trường hợp người bệnh có thêm các triệu chứng như ngứa lại tưởng mình bị mắc bệnh da liễu, hoặc đau lại tưởng mình bị khớp…. Chữa mãi không khỏi, chỉ đến khi bệnh nhân gặp được bác sĩ tim mạch hoặc mạch máu mới được phát hiện đúng bệnh.

Đi tất áp lực là một trong những biện pháp chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch

TS Nguyễn Trung Anh chia sẻ, ông đã chứng kiến có những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn C5 – có biến chứng loét trên da- vẫn không phát hiện ra bệnh.  Bởi đây là bệnh có lúc triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài nhưng cũng có khi âm thầm.  Theo các bác sĩ, giãn tĩnh mạch chân có 2 loại là giãn tĩnh mạch nông và giãn tĩnh mạch sâu. Nếu giãn tĩnh mạch nông thì người bệnh có thể phát hiện được với các triệu chứng trên da, nhưng giãn tĩnh mạch sâu thì  không có biểu hiện trên da, có khi họ không biết mình bị bệnh.

TS Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương kể, có người khi thấy các triêu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau nhức chân, nặng chân  mỗi khi đi lại cho rằng mình bị bệnh giãn tĩnh mạch, họ “tự điều trị” bằng cách kiêng đi lại để bệnh không nặng thêm. Nhưng đây là một quan niệm rất sai lầm mà nhiều người mắc phải, vì càng không vận động hệ tĩnh mạch càng suy yếu hơn. Hay bệnh nhân thấy đau nhức lại ngâm chân nước nóng, điều này không tốt bởi khi đó thành mạch giãn, làm tăng áp lực máu trong tĩnh mạch, thậm chí gây cảm giác khó chịu và đau tăng lên. Lời khuyên của các chuyên gia tĩnh mạch với bệnh nhân suy tĩnh mạch là tránh bôi dầu nóng, ngâm chân nước nóng ….

Phòng suy giãn tĩnh mạch không khó

Theo TS Nguyễn Trung Anh, để phòng căn bệnh này không khó, cần  bắt đầu từ lối sống năng động, không tĩnh quá,  có chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, tập luyện một số môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe…. Nếu  là bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ với tốc độ 4-5km/giờ, tối thiểu 30 phút. Bệnh nhân cũng có thể làm động tác như đứng lên, làm động tác nhún dùng cơ bắp chân nhún, nhấc gót chân lên, giữ 1 chút trên không rồi hạ xuống làm tăng cường vận động khối cơ ở chân…  Tránh các môn thể thao đòi hỏi căng giãn cơ đột ngột như bóng đá, tennis, chơi bóng bàn kéo dài, cử tạ …. Khi có các chỉ định cần thiết cần đến cơ sở y tế điều trị tích cực hơn.

 

 

TS Nguyễn Trung Anh khuyên, với người bệnh, khi quan sát trên chân có tĩnh mạch giãn ở mức độ nhẹ, các tĩnh mạch mạng nhện có màu xanh hoặc đỏ; lớn hơn là giãn to ngoằn ngoèo, sạm da, chàm hóa… hoặc khi có triệu chứng đau, nặng chân, rát chân…. nên đến gặp các chuyên gia mạch máu để được khám, phát hiện sớm bệnh.

Hải Yến

]]>