suy giãn tĩnh mạch chân – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 07:55:47 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png suy giãn tĩnh mạch chân – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chuyên gia chỉ ra những sai lầm khi điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-gia-chi-ra-nhung-sai-lam-khi-dieu-tri-benh-suy-gian-tinh-mach-10654/ Wed, 25 Jul 2018 07:55:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-gia-chi-ra-nhung-sai-lam-khi-dieu-tri-benh-suy-gian-tinh-mach-10654/ [...]]]>

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh khá phổ biến, xảy ra ở cả nam và nữ, chủ yếu ở những người trên 30 tuổi, tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam, suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng hay gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chân.

PGS.TS Đinh Thị Thu Hương, Nguyên Phó Viện trưởng Viện tim mạch quốc gia cho biết, suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mà hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm chức năng dẫn đến các tĩnh mạch bị giãn ra và có hiện tượng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch dẫn đến các biểu hiện suy giãn tĩnh mạch với các mức độ khác nhau.

Người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch  cần phòng bệnh và phát hiện sớm

Trong các nghiên cứu của mình, TS Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương  cho rằng, với bệnh suy giãn tĩnh mạch, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó có một số yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh suy giãn tĩnh mạch thường gặp như lối sống ít vận động, tính chất công việc phải đứng nhiều, thói quen đi giày cao gót  ở phụ nữ, làm vô hiệu hóa hệ thống bơm máu dưới bàn chân, làm ứ trệ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.  Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai ở phụ nữ hay  quá trình  thai nghén, lối sống, người béo phì, thức khuya, các stress… cũng ảnh hưởng nhất định đến căn bệnh này. Bên cạnh đó còn phải kể đến yếu tố gia đình, nếu trong gia đình có người mắc bệnh , đặc biệt nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ mắc bệnh ở người con lên tới 80%.

TS Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Thực tế là hiện nay có nhiều người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch mà không biết, tỷ lệ này lên tới 65%, chỉ đến khi bệnh nặng hoặc xuất hiện các biến chứng của bệnh mới đi khám thì đã muộn, việc điều trị rất khó khăn. TS Nguyễn Trung Anh khuyên, nếu người bệnh nằm trong nhóm có nguy cơ cao như đã nói ở trên, đặc biệt là phụ nữ, cần có biện pháp phòng bệnh từ sớm từ đó người bệnh có thể sẽ không mắc bệnh hoặc bệnh sẽ đến rất muộn. Phó Giám đốc BV Lão khoa cho rằng, quan trọng nhất là cần thay đổi lối sống, cần năng vận động, nhất là với người hay đi giày cao gót, thường phải đứng lâu để làm việc, bên cạnh đó,  cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không để bị béo phì,  nhất là cần chú ý các dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm.

Nhiều người dân mắc phải sai lầm khi điều trị bệnh

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nhiều giai đoạn, cấp độ, về lâm sàng bệnh chia các cấp độ theo dấu hiệu lâm sàng từ C0 đến C6 (từ nhẹ đến nặng), nặng nhất là cấp độ C6 tuy nhiên không phải ai cũng phát hiện được sớm và điều trị đúng bởi bệnh này cần kết hợp thuốc, ăn uống và nhiều biện pháp khác, trong đó có phẫu thuật.

Nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch mà không biết mình bị bệnh

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng ít vận động, cộng thêm chế độ dinh dưỡng  không hợp lý với những đồ ăn nhanh nhiều chất béo, khiến người có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch càng tăng. Có những bệnh nhân mới ngoài 30 đã có các biểu hiện như tê chân, chuột rút về đêm, cảm giác  nặng chân, bồn chồn ở chân về chiều… tuy nhiên đến sáng hôm sau những dấu hiệu này lại biến mất khiến người bệnh chủ quan.  Nhiều trường hợp người bệnh có thêm các triệu chứng như ngứa lại tưởng mình bị mắc bệnh da liễu, hoặc đau lại tưởng mình bị khớp…. Chữa mãi không khỏi, chỉ đến khi bệnh nhân gặp được bác sĩ tim mạch hoặc mạch máu mới được phát hiện đúng bệnh.

Đi tất áp lực là một trong những biện pháp chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch

TS Nguyễn Trung Anh chia sẻ, ông đã chứng kiến có những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn C5 – có biến chứng loét trên da- vẫn không phát hiện ra bệnh.  Bởi đây là bệnh có lúc triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài nhưng cũng có khi âm thầm.  Theo các bác sĩ, giãn tĩnh mạch chân có 2 loại là giãn tĩnh mạch nông và giãn tĩnh mạch sâu. Nếu giãn tĩnh mạch nông thì người bệnh có thể phát hiện được với các triệu chứng trên da, nhưng giãn tĩnh mạch sâu thì  không có biểu hiện trên da, có khi họ không biết mình bị bệnh.

TS Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương kể, có người khi thấy các triêu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau nhức chân, nặng chân  mỗi khi đi lại cho rằng mình bị bệnh giãn tĩnh mạch, họ “tự điều trị” bằng cách kiêng đi lại để bệnh không nặng thêm. Nhưng đây là một quan niệm rất sai lầm mà nhiều người mắc phải, vì càng không vận động hệ tĩnh mạch càng suy yếu hơn. Hay bệnh nhân thấy đau nhức lại ngâm chân nước nóng, điều này không tốt bởi khi đó thành mạch giãn, làm tăng áp lực máu trong tĩnh mạch, thậm chí gây cảm giác khó chịu và đau tăng lên. Lời khuyên của các chuyên gia tĩnh mạch với bệnh nhân suy tĩnh mạch là tránh bôi dầu nóng, ngâm chân nước nóng ….

Phòng suy giãn tĩnh mạch không khó

Theo TS Nguyễn Trung Anh, để phòng căn bệnh này không khó, cần  bắt đầu từ lối sống năng động, không tĩnh quá,  có chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, tập luyện một số môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe…. Nếu  là bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ với tốc độ 4-5km/giờ, tối thiểu 30 phút. Bệnh nhân cũng có thể làm động tác như đứng lên, làm động tác nhún dùng cơ bắp chân nhún, nhấc gót chân lên, giữ 1 chút trên không rồi hạ xuống làm tăng cường vận động khối cơ ở chân…  Tránh các môn thể thao đòi hỏi căng giãn cơ đột ngột như bóng đá, tennis, chơi bóng bàn kéo dài, cử tạ …. Khi có các chỉ định cần thiết cần đến cơ sở y tế điều trị tích cực hơn.

 

 

TS Nguyễn Trung Anh khuyên, với người bệnh, khi quan sát trên chân có tĩnh mạch giãn ở mức độ nhẹ, các tĩnh mạch mạng nhện có màu xanh hoặc đỏ; lớn hơn là giãn to ngoằn ngoèo, sạm da, chàm hóa… hoặc khi có triệu chứng đau, nặng chân, rát chân…. nên đến gặp các chuyên gia mạch máu để được khám, phát hiện sớm bệnh.

Hải Yến

]]>