suy dinh dưỡng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 08:01:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png suy dinh dưỡng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Táo bón kéo dài ở trẻ: Có thể dẫn đến suy dinh dưỡng http://tapchisuckhoedoisong.com/tao-bon-keo-dai-o-tre-co-the-dan-den-suy-dinh-duong-10708/ Wed, 25 Jul 2018 08:01:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tao-bon-keo-dai-o-tre-co-the-dan-den-suy-dinh-duong-10708/ [...]]]>

Táo bón là rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Trẻ bị táo bón thường có biểu hiện: ậm ạch, đầy bụng, mệt mỏi, nhăn nhó khó chịu, ngủ kém, biếng ăn, đi phân khô, rắn, số lượng ít, giữa hai lần đi cách nhau từ 3 – 4 ngày. Tùy theo nguyên nhân cần phải cải thiện chế độ dinh dưỡng hoặc điều trị, không để trẻ bị táo bón kéo dài, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Có hai nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng táo bón ở trẻ:

Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: Thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón, bao gồm: các dị tật bẩm sinh như: phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng. Khi mắc các bệnh này, trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi sinh. Ngoài ra, còn do trẻ bị hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt hậu môn, nên đi tiêu bị đau, gây co thắt hậu môn.

Nguyên nhân cơ năng: Chủ yếu là do sai lầm trong chế độ ăn uống, cho trẻ uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ (ăn ít rau xanh, quả chín, ăn canh chỉ ăn nước không ăn rau), pha sữa không đúng theo công thức (quá đặc), ăn chưa đủ về số lượng hàng ngày. Trẻ bú sữa bò dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ. Mẹ bị táo bón, con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác có thể gây táo bón ở trẻ như ảnh hưởng của việc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc ho… khi trẻ ốm. Hoặc do yếu tố tâm lý, nhất là trẻ nhỏ ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ hay nhịn đại tiện do sợ bẩn, ngại xin phép cô giáo,…

 

táo bón ở trẻ

Khi trẻ có biểu hiện táo bón thường xuyên hoặc kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa.

 

Cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ

Khi trẻ có biểu hiện táo bón thường xuyên hoặc kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa. Đối với nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp. Đối với các nguyên nhân khác như do chế độ ăn uống chưa phù hợp, tâm lý, dùng thuốc, cha mẹ cần phải thay đổi cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cũng như hướng dẫn trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, không vội vàng đi không hết phân hoặc ngồi bô quá lâu, khi muốn đi đại tiện không nên sợ bẩn hoặc ngại không xin phép cô giáo đi vệ sinh,…

Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Ở trẻ còn bú cần cho trẻ bú đủ nhu cầu trong ngày, cho trẻ uống thêm nước. Nếu mẹ bị táo bón trong khi cho con bú cũng phải điều trị táo bón ở mẹ. Ở trẻ ăn dặm ăn đủ nhu cầu, bữa ăn đa dạng cung cấp đủ đạm, chất xơ (rau xanh như rau giền, rau lang, rau mồng tơi, khi nấu bột, cháo cần xay nhỏ lấy cả nước lẫn rau hoặc băm nhỏ; các quả chín như chuối tiêu, đu đủ, cam quýt…), uống đủ nước. Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo hoặc lớn hơn ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ trong rau quả trên, uống đủ nước, nên cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích tiêu hóa.

BS. Thu Lan

]]>
4 sai lầm của cha mẹ khiến con còi cọc kém thông minh http://tapchisuckhoedoisong.com/4-sai-lam-cua-cha-me-khien-con-coi-coc-kem-thong-minh-5954/ Sat, 21 Jul 2018 02:52:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/4-sai-lam-cua-cha-me-khien-con-coi-coc-kem-thong-minh-5954/ [...]]]>

Cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng thiếu vi chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Con người lại không tự cảm nhận được sự thiếu hụt này nên thiếu vi chất dinh dưỡng còn có tên gọi là “nạn đói tiềm ẩn”. Theo đó, thiếu vi chất dinh dưỡng dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề cho sự phát triển toàn diện ở trẻ, giảm kết quả học tập ở trẻ em, giảm năng suất lao động ở người trưởng thành.

Thiếu vitamin A gây mù do khô loét giác mạc, tăng nguy cơ tử vong, kìm hãm sự phát triển thể lực, trí tuệ. Thiếu sắt dễ làm thiếu máu dinh dưỡng, làm giảm khả năng lao động, khả năng học tập và tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, biến cố sản khoa. Thiếu iốt dẫn đến bệnh đần độn, kém phát triển trí tuệ, suy dinh dưỡng, bướu cổ. Thiếu vitamin D gây còi xương, thấp còi, chậm tăng trưởng và gây loãng xương khi lớn tuổi…

Tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, có nhiều vi chất dinh dưỡng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải do thức ăn cung cấp hàng ngày. Thói quen lựa chọn thực phẩm chưa hợp lý nên các bữa ăn của gia đình Việt vẫn chưa thực sự cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng.

4-sai-lam-cua-cha-me-khien-con-coi-coc-kem-thong-minh

Để một bữa ăn có thể cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết, bà nội trợ cần chú ý phối hợp 15-20 loại thức ăn một ngày, đầy đủ cả 4 nhóm đạm, tinh bột, vitamin và chất khoáng, chất béo. Một bữa cần đảm bảo 5 món: cơm, canh, món mặn, rau và tráng miệng.

Dưới đây tiến sĩ Mai chỉ ra 4 sai lầm hay gặp của cha mẹ khi chế biến bữa ăn khiến trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng:

Cho con ăn ít rau

Sai lầm rất lớn trong nấu cho trẻ mà nhiều cha mẹ hay mắc phải là cho con ăn ít rau và rau thường chọn các loại rau củ như: củ cải, su hào. Tuy nhiên với trẻ, rau được chia làm 2 nhóm: rau lá màu xanh sẫm, củ màu vàng- chúng có giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vi chất dinh dưỡng hơn rất nhiều so với nhóm rau củ bình thường.

Lấy ví dụ, su hào, củ cải thì ít vi chất hơn rất nhiều so với rau muống, rau ngót; đặc biệt là rau ngót rất giàu vitamin C. Các bà mẹ cần lưu ý là lượng vitamin C trong rau, quả không đồng hành với vị chua của rau, quả. Rau ngót rất ngọt nhưng lại giàu vitamin C, quả chanh rất chua nhưng lại không nhiều C bằng quả bưởi.

Luôn muốn con ăn một bát to

Có một thực tế là các bà mẹ quá chú ý đến khối lượng trẻ ăn được thay vì chất lượng. Họ thường mong con ăn một thể tích khá nhiều, phải ăn bát to, bát đầy, đĩa to mà không bao giờ tìm hiểu thể tích dạ dày con mình được bao nhiêu; cũng như không quan tâm đến đậm độ của bữa ăn, hàm lượng chất béo trong khẩu phần của trẻ.

Theo nhu cầu khuyến nghị trẻ dưới 3 tuổi, tốc độ não phát triển rất nhanh nên phần trăm năng lượng do chất béo cung cấp thường là 40-50%, thậm chí với trẻ dưới 6 tháng thì có thể đến 60% năng lượng do chất béo cung cấp. Vì thế, với đậm độ 1 g chất béo cho 9 kcal, thì với một thể tích nhỏ nhưng cũng đủ cung cấp năng lượng cho các cháu phát triển bình thường.

Áp khẩu vị người lớn cho trẻ

Trong quá trình chế biến đồ ăn cho trẻ, các bà mẹ thường dùng lưỡi của mình khi nêm nếm mắm hay gia vị. Trong khi đó, nhiều người Việt có thói quen ăn mặn, tiêu thụ rất nhiều muối. Vì thế, việc làm này vô tình áp đặt vị giác của mình cho trẻ nên dễ tạo cho trẻ khẩu vị thích ăn mặn. Đây là thói quen không tốt.

Vì thế, khi nấu bà mẹ lưu ý nêm phải rất nhạt so với vị giác của mình.

Luôn cho trẻ uống sữa có đường

Đây là điều không hợp lý, nhất là với trẻ 2-3 tuổi, gai vị giác rất phát triển. Lý do là khi sử dụng sữa nhiều đường, thường là đường cho thêm vào, không phải đường tự nhiên, dần dần tạo cho trẻ thích nghi với hàm lượng đường cao, thích vị ngot.

Cứ như vậy thói quen này tồn tại trong suốt cuộc đời sẽ làm cho bé tiêu thụ các sản phẩm thường có vị ngọt- đi kèm chỉ số đường huyết cao liên quan đến chuyển hoá chất bột đường, dễ dẫn đến bất dung nạp glucose máu. Đây là thói quen không tốt dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường sau này.

Lời khuyên: Cha mẹ cần thay đổi thói quen trong nuôi dưỡng trẻ. Trong khẩu phần ăn cầu đủ chất béo, không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp hấp thu vitamin tan trong dầu như E, D, K từ các thực phẩm khác. Ngoài ra, đặc biệt để ý vitamin D, nhiều người cứ đi tìm vitamin này trong thực phẩm mà không biết đây là vi chất duy nhất không đến từ thực phẩm mà từ ánh nắng mặt trời, tổng hợp qua da.

Để tránh việc mất các loại vitamin và khoáng chất trong rau củ khi chế biến, cha mẹ chú ý rau và củ, quả tươi nên được dùng ngay trong ngày. Nếu không dùng trong ngày nên bảo quản nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh. Chỉ thái rau, củ sau khi rửa sạch và ngay trước khi nấu, không nên nấu rau củ trong thời gian dài.

Phương Trang

]]>
Sai lầm của việc ép trẻ dùng sản phẩm dinh dưỡng năng lượng cao http://tapchisuckhoedoisong.com/sai-lam-cua-viec-ep-tre-dung-san-pham-dinh-duong-nang-luong-cao-5072/ Thu, 19 Jul 2018 13:26:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sai-lam-cua-viec-ep-tre-dung-san-pham-dinh-duong-nang-luong-cao-5072/ [...]]]>

Các nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam, nhất là các thành phố lớn đang phải đương đầu với “Gánh nặng kép” về dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi – nghĩa là đang tồn tại cùng lúc cả hai tình trạng thiếu và thừa dinh dưỡng: Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các thành phố lớn đã giảm đến mức thấp (7,5% suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân và 14,9% SDD thấp còi). Tuy nhiên, số lượng tuyệt đối về SDD vẫn còn là rất lớn, hơn 108.000 trẻ bị SDD nhẹ cân và hơn 215.000 trẻ bị SDD thấp còi. Trong khi đó, tình trạng thừa dinh dưỡng đã xuất hiện và đang gia tăng nhanh chóng một cách bất thường. Riêng tại TP.HCM tỷ lệ này là 9,6%, cao nhất toàn quốc và cao hơn so mới mức trung bình toàn cầu (khoảng 6,9%).

Sự tăng trưởng kinh tế rõ rệt đã dẫn đến những thay đổi lớn về lối sống và khẩu phần ăn của người Việt Nam nói chung và trẻ em dưới 5 tuổi nói riêng, nhất là ở các vùng đô thị: Cơ cấu khẩu phần ăn có xu hướng giảm chất đường bột, tăng chất đạm và đặc biệt là chất béo. Điều đó giúp từng bước giải quyết tình trạng thiếu dinh dưỡng cho trẻ (như giảm bền vững tỷ lệ SDD, nhất là SDD thấp còi, hạ thấp tiến tới thanh toán các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng,…), cải thiện tăng trưởng chiều cao, nhưng lại làm tăng nguy cơ thừa dinh dưỡng dẫn đến thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây.

Một nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu Y – Xã hội học tại 2 đô thị lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM cho thấy, kiến thức và hành vi chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ nói chung vẫn còn nhiều bất cập. Phần lớn các bà mẹ chưa có hiểu biết đúng đắn về cân nặng nên có của trẻ (30% bà mẹ có con thừa cân mà không biết trẻ đã bị bệnh thừa cân/béo phì, 15% bà mẹ có con bị thừa cân vẫn mong muốn con mình tiếp tục tăng cân). Nhiều bà mẹ muốn con phải béo khỏe để có lực cho phát triển và dự phòng cho những lúc ốm đau. Vì vậy, cùng với sự tiện lợi của thực phẩm chế biến sẵn khiến nhiều bà mẹ cho con ăn quá mức, hoặc thậm chí cố ép con sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng năng lượng cao. Bằng chứng là, có tới 85,4% trong tổng số 212 bà mẹ nói rằng đã từng cho con sử dụng váng sữa. Có nhiều lý do khiến bà mẹ cho trẻ ăn váng sữa trong đó hai lý do quan trọng nhất là “do váng sữa cung cấp nhiều chất béo” chiếm 42,5% và “giúp trẻ tăng cân” chiếm 38,7%.

Quảng cáo trên TV, hoặc tại các cửa hàng là yếu tố được các bà mẹ quan tâm và có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định mua sản phẩm. Trong khi đó, các giới thiệu về thành phần dinh dưỡng trên nhãn mác sản phẩm hầu như không được các bà mẹ để ý (chỉ có 0,5 – 3%).

Nghiên cứu cũng cho thấy, chất lượng là ưu tiên số 1 trong việc lựa chọn sản phẩm thực phẩm của các bà mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và quan tâm đọc thành phần dinh dưỡng trên nhãn mác còn rất thấp (0,5 – 3%); Hầu hết (90%) các bà mẹ quyết định mua sản phẩm dựa trên các thông tin quảng cáo.

Nhưng trên thực tế, có thể nói, hiệu quả các sản phẩm “váng sữa” hiện đang được quảng cáo một cách thái quá. Ví dụ: “những gì tốt nhất được chắt lọc từ sữa”, “giúp trẻ tăng cân, bổ sung nguồn năng lượng dồi dào, canxi cao (thường được giới thiệu ở mức 15%) giúp trẻ chóng lớn, phát triển chiều cao vượt trội…”, hoặc một số loại còn được giới thiệu “có hàm lượng vitamin, khoáng chất cao, phong phú”, tuy trên nhãn của hầu hết các sản phẩm này lại không ghi thành phần dinh dưỡng gồm những gì và hàm lượng bao nhiêu. Một hộp váng sữa nguyên chất có thành phần chủ yếu là chất béo cung cấp trên 70% tổng số năng lượng mà trẻ cần, cao gấp đôi so với lượng chất béo có trong một ly sữa thông thường của trẻ.

Các thông tin trên, cùng với những kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy, việc ép trẻ ăn sản phẩm dinh dưỡng năng lượng cao “để trẻ béo khỏe”, “tăng cân”, hoặc “dư cân dự trữ cho trẻ phát triển tốt và đề phòng khi trẻ ốm đau” đôi khi lợi bất cập hại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn các sản phẩm dinh dưỡng năng lượng cao như váng sữa, phô mai… sau 6 tháng tuổi, nhằm bổ sung thêm năng lượng, giúp trẻ phát triển tốt hơn. Nên luôn luôn ghi nhớ rằng, váng sữa không thể thay thế sữa, nhất là sữa mẹ, vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như trong sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng chất đạm thấp. Nếu dùng bất cứ loại váng sữa hoặc sản phẩm năng lượng cao nào thay thế sữa mẹ, trẻ sẽ bị thiếu chất đạm, thiếu vi chất dinh dưỡng dẫn đến SDD, thiếu máu,… Tuy nhiên, do váng sữa là nguồn cung cấp năng lượng cao nên sẽ là thức ăn tốt cho trẻ SDD, trẻ mới bệnh/ốm dậy. Nhưng nếu lạm dụng những sản phẩm này, trẻ sẽ sớm mắc thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính. Tuyệt đối không sử dụng váng sữa hoặc sản phẩm năng lượng cao cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ bị thừa cân – béo phì, trẻ bị dị ứng với sữa bò và trẻ đang bị tiêu chảy.

PGS.TS. Phạm Văn Hoan

]]>
Phát hiện sớm và nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-som-va-nuoi-duong-tre-suy-dinh-duong-4640/ Thu, 19 Jul 2018 12:26:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-som-va-nuoi-duong-tre-suy-dinh-duong-4640/ [...]]]>

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là cân nặng so với tuổi thấp.

Trẻ được nuôi dưỡng đúng có nghĩa là trẻ được ăn đầy đủ số lượng thức ăn, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Để đánh giá chính xác trẻ có được thường xuyên “ăn no đủ” hay không thì cần theo dõi cân mỗi tháng một lần, vì trong những năm đầu đời cơ thể trẻ phát triển rất nhanh. Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh trung bình khoảng 3.000g (3kg); 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh tăng cân từ 1.000 – 1.200g/tháng; 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500 – 600g/tháng; 6 tháng tiếp theo tăng cân từ 300 – 400g/tháng, khi trẻ 1 tuổi có cân nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9 – 10 kg).

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em

Thông thường có 2 cách dùng để phát hiện, đánh giá trẻ có suy dinh dưỡng hay không. Cách phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng dựa vào biểu đồ tăng trưởng được sử dụng ở cộng đồng hoặc tại gia đình để phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và cách đánh giá suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo chỉ số Z-Score dựa vào cân nặng theo tuổi dành cho những nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu về dinh dưỡng sử dụng, mà số liệu này được Viện Dinh dưỡng công bố hàng năm.

Biện pháp đơn giản để nhận biết được đứa trẻ phát triển bình thường hay khong la cân trẻ đều đặn hàng tháng để theo dõi diễn biến cân nặng

 

Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chúng ta cần biết sự phát triển bình thường về cân nặng của trẻ như sau:

Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3.000g (3kg), nếu cân nặng dưới 2.500g (2,5kg) thường là trẻ bị thiếu tháng (đẻ non) hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2.500g). Khi trẻ một tuổi có cân nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9 – 10kg). Trẻ từ  2 – 10 tuổi cân nặng tăng trung bình 2,4kg/năm và có thể tính cân nặng của trẻ theo công thức sau:

Xn = 9,5kg + 2,4kg x ( N-1).

Xn là cân nặng hiện tại của trẻ (kg).

9,5 là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi.

2,4 là cân nặng tăng trung bình trong 1 năm.

N là số tuổi của trẻ (tính theo năm).

Cách phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng

Biện pháp đơn giản để nhận biết được đứa trẻ phát triển bình thường hay có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bằng cách: cân trẻ đều đặn hàng tháng để theo dõi diễn biến cân nặng của trẻ, sau mỗi lần cân  chấm lên biểu đồ tăng trưởng một điểm tương ứng với số cân nặng và tháng tuổi của trẻ, điểm chấm của tháng này nối với điểm chấm tháng trước và cứ nối như thế ta sẽ có “Con đường sức khỏe” của trẻ.

Phát hiện sớm và nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng

– Hàng tháng trẻ tăng cân (biểu đồ đi lên) đều đặn đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường.

– Nếu trẻ không tăng cân (biểu đồ nằm ngang) là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt, cần xem xét. Nguyên nhân có thể: ăn chưa đủ, thiếu chất (bú mẹ không đủ, ăn ít bữa, thức ăn của trẻ nghèo nàn,…); ăn tốt nhưng chơi đùa quá sức trở nên thiếu, cần ăn thêm; trẻ đang mắc một bệnh nào đó chưa nhận thấy; do trước đó bị sụt cân nay chưa hồi phục.

Nuôi dưỡng trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. Vì vậy phải cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để đảm bảo số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời cung cấp năng lượng nhiều hơn so với trẻ bình thường.

Trẻ dưới 6 tháng: tăng cường cho trẻ bú mẹ, trẻ lười bú nên vắt sữa mẹ đổ thìa, nếu không đủ sữa mẹ cho ăn sữa công thức cao năng lượng (1ml sữa cung cấp 1kcalo).

Trẻ 6 – 12 tháng: ngoài bú mẹ cần ăn thêm 2 – 3 bữa ăn dặm, nếu không đủ sữa mẹ cho ăn sữa công thức cao năng lượng. Mỗi ngày trẻ nên uống 400 – 500ml sữa nếu không có sữa mẹ thì dùng sữa cao năng lượng.

Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi: ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày, mỗi ngày uống 400 – 500ml sữa nếu không có sữa mẹ thì dùng sữa cao năng lượng.

Đối với trẻ từ 3 – 5 tuổi: cần ăn 5 – 6 bữa/ngày và 500ml sữa.

Phát hiện sớm và nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng

Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm thì cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chin vào các bữa phụ xen kẽ các bữa chính.

Một số trẻ có chế độ ăn thiếu năng lượng. Vì vậy, nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào nấu cho trẻ ăn…để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ. Ngoài ra có thể hóa lỏng thức ăn bằng enzym trong các hạt nảy mầm (giá đỗ, mạch nha) để tăng đậm độ năng lượng trong bữa ăn, giảm số lượng ăn trong 1 bữa.

Với trẻ trên 6 tháng nên cho ăn thêm sữa chua với lượng vừa phải (từ 1/2 đến 1 hộp) mỗi ngày sau bữa ăn chính đều đặn.

Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

Cần cho bé ra ngoài tắm nắng 15 – 20 phút buổi sáng (khoảng 8 – 9h) những ngày có nắng. Quần áo mặc cho trẻ chọn đồ cotton, dễ thấm và không chật. Nơi ở của bé cần sạch sẽ, thoáng mát, sáng.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Nếu trẻ không tăng cân trong 3 tháng liên tục thì phải đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế.
Nếu trẻ giảm sút cân (biểu đồ đi xuống) là dấu hiệu nguy hiểm, cần tìm nguyên nhân để có cách xử lý đúng, kịp thời và nhanh chóng. Thường thì trẻ sẽ phục hồi và tăng cân khi được nuôi dưỡng tốt hơn, chăm sóc chu đáo hơn, chữa bệnh ngay, hoặc trẻ được bồi dưỡng tốt sau khi bị bệnh.

 

ThS.BS. NGUYỄN VĂN TIẾN

]]>
Suy dinh dưỡng thể thấp còi http://tapchisuckhoedoisong.com/suy-dinh-duong-the-thap-coi-4583/ Thu, 19 Jul 2018 12:13:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/suy-dinh-duong-the-thap-coi-4583/ [...]]]>

Hiện nay chiều cao trung bình của người Việt Nam vẫn còn thấp so một số nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em, đặc biệt là trong 3 năm đầu đời sẽ có nguy cơ thấp hơn chiều cao tối đa của chính họ khoảng 10cm khi trưởng thành. Thực tế vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời. Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ em là các chất sắt, kẽm, vitamin A, i-ốt, canxi và vitamin D. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em hiện nay vẫn còn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Kết quả tổng điều tra vi chất dinh dưỡng toàn quốc năm 2014 – 2015 ghi nhận phụ nữ mang thai thiếu máu 32,8%, thiếu kẽm 63,6%; phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu máu 27,8%, thiếu kẽm 80,3%; trẻ em dưới 5 tuổi thiếu máu 25,5%, thiếu kẽm 69,4%; tỉ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em là 13,0%…

Suy dinh dưỡng thể thấp còiẢnh minh họa

Biện pháp giảm suy dinh dưỡng thấp còi

Để thực hiện các mục tiêu giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, cần có những hoạt động cụ thể bao gồm: củng cố và nâng cao năng lực, hỗ trợ điều kiện cho mạng lưới hoạt động; theo dõi sự tăng trưởng, phát triển và tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi; bổ sung vitamin A, viên sắt hay viên đa vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng nguy cơ; điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng và hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ suy dinh dưỡng vùng mất an ninh lương thực; truyền thông thay đổi hành vi phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi; bảo đảm an ninh lương thực trong hộ gia đình; theo dõi và giám sát việc thực hiện.

Củng cố và nâng cao năng lực, hỗ trợ điều kiện cho mạng lưới hoạt động: thực hiện bằng việc tập huấn chuyên môn dinh dưỡng ở các tuyến từ tỉnh, thành phố thuộc trung ương đến y tế thôn bản, cộng tác viên, cán bộ liên ngành với những nội dung cần thiết như: cập nhật chuyên môn dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi, bổ sung đa vi chất, truyền thông giáo dục dinh dưỡng, giám sát, theo dõi thực hiện chương trình… với loại hình đào tạo tùy theo nhu cầu thực tế của từng địa phương. Nhân viên chuyên trách dinh dưỡng ở tuyến tỉnh, thành phố thuộc trung ương sau khi được tập huấn chuyên môn sẽ là giảng viên đào tạo, tập huấn cho nhân viên mạng lưới tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn và y tế thôn bản, cộng tác viên y tế. Nhân viên chuyên trách dinh dưỡng tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố sẽ hỗ trợ, phối hợp tập huấn cho nhân viên tuyến xã, phường, thị trấn, y tế thôn bản và cộng tác viên y tế, đồng thời thực hiện các hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng. Ngoài ra, cán bộ các ngành như phụ nữ, thanh niên, giáo viên… cũng cần được tập huấn chuyên môn để phối hợp triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi.

Suy dinh dưỡng thể thấp còiBổ sung vitamin A, viên sắt hay viên đa vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng nguy cơ

Theo dõi sự tăng trưởng, phát triển và tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi: trạm y tế, y tế thôn bản và cộng tác viên y tế được cấp cân, thước đo chiều cao, thước đo vòng cánh tay. Bà mẹ có con dưới 2 tuổi được cấp biểu đồ tăng trưởng và được hướng dẫn sử dụng biểu đồ để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ. Tất cả trẻ sơ sinh phải được theo dõi cân nặng; những trường hợp sản phụ không sinh con tại trạm y tế mà sinh tại bệnh viện, trung tâm y tế hay tại nhà… thì trạm y tế phải tổng hợp cân nặng sơ sinh của trẻ. Để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em dưới 5 tuổi, tất cả trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân, gầy còm phải đo cân nặng, chiều cao và chu vi vòng cánh tay hàng tháng; đối với những trẻ dưới 2 tuổi không suy dinh dưỡng được theo dõi tình trạng dinh dưỡng hàng quý mỗi 3 tháng một lần và trẻ từ 2 tuổi đến dưới 5 tuổi không bị suy dinh dưỡng sẽ được cân đo 6 tháng một lần. Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi sẽ căn cứ vào bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng dành cho trẻ từ 0 – 5 tuổi của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2006; tỉ lệ suy dinh dưỡng của xã, phường, thị trấn được xác định dựa trên kết quả cân đo theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ, việc xác định nên thống nhất tại một thời điểm cho toàn tỉnh, thành phố để bảo đảm tính thống nhất của số liệu.

Suy dinh dưỡng trong 3 năm đầu đời sẽ có nguy cơ thấp hơn chiều cao tối đa của chính họ khoảng 10cm khi trưởng thành

 

Bổ sung vitamin A, viên sắt hay viên đa vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng nguy cơ: vitamin A liều cao cần bổ sung cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi 2 lần mỗi năm; những xã, phường, thị trấn khó khăn sẽ mở rộng bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ từ 6 – 60 tháng tuổi và trẻ từ 24 – 60 tháng tuổi được tẩy giun định kỳ 2 lần mỗi năm vào tháng 6 và tháng 12 theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tất cả phụ nữ sau sinh trong vòng 1 tháng được bổ sung một liều vitamin A liều cao duy nhất. Viên sắt hay viên đa vi chất nên được bổ sung cho phụ nữ mang thai hàng ngày từ khi phát hiện mang thai cho đến 1 tháng sau khi sinh; đồng thời phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ từ 18 – 35 cũng cần cấp phát viên sắt hay viên đa vi chất hàng tuần. Ngoài ra, viên đa vi chất dinh dưỡng dành cho trẻ em cần bổ sung cho trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng hoặc thuộc gia đình đặc biệt khó khăn.

Điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng và hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ suy dinh dưỡng vùng mất an ninh lương thực: trẻ em dưới 5 tuổi cần được sàng lọc để phát hiện suy dinh dưỡng cấp tính vào các đợt cân trẻ theo định kỳ. Những trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng sẽ được cung cấp gói điều trị theo quy định đối với trẻ em từ 0 – 72 tháng tuổi. Các đối tượng là phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ bị suy dinh dưỡng và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng tại vùng thiên thai, vùng mất an ninh lương thực được cung cấp sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng; việc thực hiện các hỗ trợ dinh dưỡng phụ thuộc vào tình hình ảnh hưởng cụ thể của thiên tai và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Truyền thông thay đổi hành vi phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi: thực hiện bằng cách cung cấp tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông giáo dục phòng chống thấp còi để tuyên truyền và tư vấn phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi; phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và bà mẹ có con dưới 2 tuổi được cấp tài liệu truyền thông hướng dẫn chế độ ăn và phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi. Tổ chức chiến dịch truyền thông giáo dục dinh dưỡng trong dịp lễ phát động Ngày vi chất dinh dưỡng 1 – 2 tháng 6, lồng ghép truyền thông giáo dục phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi trong Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển 16 – 23 tháng 10; tuyên truyền lợi ích của sữa mẹ, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú sớm, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú kéo dài đến 24 tháng tuổi; đồng thời có thể triển khai truyền thông lồng ghép trong các chiến dịch khác. Tăng cường các hoạt động truyền thông trực tiếp với các buổi truyền thông nhóm và thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, bà mẹ có con dưới 2 tuổi và bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đặc biệt là thể thấp còi; đẩy mạnh tư vấn phục hồi dinh dưỡng, duy trì và phát triển hệ thống tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng; xây dựng các câu lạc bộ gia đình không có trẻ suy dinh dưỡng, tổ chức các hội thi tuyên truyền về phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi; xây dựng các mô hình phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi đặc thù cho vùng miền. Tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng như xây dựng các chương trình, phóng sự, thông điệp truyền thông trên hệ thống đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương; xây dựng các tin, bài tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của các thôn, tổ, xã, phường, thị trấn; xây dựng các panô, áp phích cỡ lớn treo tại các nơi công cộng, chỗ đông người.

Lựa chọn ưu tiên nguồn lực can thiệp biện pháp

Để bảo đảm nguồn lực trong triển khai thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi đạt được hiệu quả tốt, việc phân loại cấp độ ưu tiên cho các biện pháp can thiệp rất cần thiết. Xã, phường, thị trấn được xếp ưu tiên nhóm A khi có tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi trên 30%; xếp nhóm B khi tỉ lệ này chiếm từ 20 – 30% và xếp nhóm C khi tỉ lệ này chiếm ở mức dưới 20%.

Suy dinh dưỡng thể thấp còiTất cả trẻ sơ sinh phải được theo dõi cân nặng

Đối với nhóm A và B: can thiệp toàn diện lên tất cả nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em; ưu tiên kiện toàn và nâng cao chất lượng mạng lưới nhất là đội ngũ y tế thôn bản, cộng tác viên y tế; tăng cường truyền thông giáo dục dinh dưỡng, bổ sung vitamin A và đa vi chất, điều trị suy dinh dưỡng cấp tính…; ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của trung ương và địa phương, phối hợp sử dụng nguồn ngân sách khác nếu có.

Đối với nhóm C: thực hiện các can thiệp tập trung vào phụ nữ ở giai đoạn trước và sau khi mang thai; ưu tiên các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, hướng dẫn bổ sung đa vi chất, điều trị suy dinh dưỡng cấp tính…; ngân sách thực hiện được sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của trung ương và địa phương hỗ trợ cho các hoạt động thiết yếu, duy trì mạng lưới, ngân sách còn lại sẽ huy động từ nguồn xã hội hóa; trong trường hợp nguồn kinh phí huy động đủ thì có thể thực hiện các hoạt động can thiệp theo nhóm A và B.

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>