sức khỏe – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 07 Aug 2018 05:21:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png sức khỏe – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ánh sáng xanh và sức khỏe con người http://tapchisuckhoedoisong.com/anh-sang-xanh-va-suc-khoe-con-nguoi-14255/ Tue, 07 Aug 2018 05:21:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/anh-sang-xanh-va-suc-khoe-con-nguoi-14255/ [...]]]>

Hơn nữa, ánh sáng xanh còn góp phần gây khô mắt vì nó có năng lượng cao nhất so với các bước sóng ánh sáng khả kiến khác.

Ánh sáng xanh có từ đâu?

Mặt trời là nguồn sáng chính chứa ánh sáng xanh. Ở ngoài trời cả ngày là lúc chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều nhất. Tuy nhiên, trong nhịp sống “không có màn đêm” của các thành phố “không ngủ” như hiện nay, các thiết bị do con người tạo ra cũng không ngừng phát ra tia sáng xanh mà chúng ta không hề chú ý tới; đó là các thiết bị chiếu sáng rất quen thuộc như: đèn huỳnh quang – một trong những thiết bị chiếu sáng trong nhà chủ yếu của mọi gia đình; đèn LED – thành phần không thể thiếu của các thiết bị điện tử có thể phát sáng mà chúng ta sử dụng hằng ngày như màn hình máy tính, điện thoại thông minh, TV màn hình phẳng…

Lượng ánh sáng xanh phát ra bởi các thiết bị nhân tạo không đáng kể như lượng ánh xanh có trong bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, thời gian và khoảng cách mà con người tiếp xúc trực tiếp với các màn hình điện tử khiến cho các bác sĩ mắt và nhà chăm sóc sức khỏe lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người do chúng gây ra.

Khi con người tiếp xúc với nguồn bức xạ khổng lồ một cách dễ dàng lại chính là một nguy cơ tiềm ẩn. Bởi vì, về đêm, ánh sáng phá vỡ nhịp điệu sinh học trong cơ thể chúng ta (chu kỳ ngày – đêm, chu kỳ giấc ngủ và thời gian tỉnh táo), giấc ngủ bị ảnh hưởng và tệ hơn nữa, các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng đây còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh tim mạch, béo phì và sự thoái hóa sớm của đôi mắt.

Ánh sáng xanh và sức khỏe con ngườiMàn hình máy tính, điện thoại thông minh, TV màn hình phẳng… phát ra tia sáng xanh

Các ánh sáng có màu sắc khác nhau gây ra các ảnh hưởng khác nhau. Sóng ánh sáng xanh – loại ánh sáng rất có lợi vào ban ngày, lại là kẻ gây hại nguy hiểm vào ban đêm. Sự phổ biến của các màn hình phát sáng (màn hình điện thoại, máy tính…) cũng như các bóng đèn tiết kiệm năng lượng đang tăng dần nguy cơ con người tiếp xúc với ánh sáng xanh, đặc biệt là vào ban đêm.

Thời gian và khoảng cách
mà con người tiếp xúc trực tiếp với các màn hình điện tử ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người

 

Có phải ánh sáng xanh lúc nào cũng có hại?

Ánh sáng xanh không phải lúc nào cũng có hại, một số thời điểm tiếp xúc với ánh sáng xanh đặc biệt có lợi. Các nghiên cứu cho thấy ánh sáng khả kiến năng lượng cao giúp thúc đẩy sự “làm mới”, hỗ trợ chức năng ghi nhớ, nhận thức và tăng cảm hứng. Trong đó, ánh sáng xanh còn giúp cân bằng chu kỳ sinh học của cơ thể. Thậm chí các liệu pháp ánh sáng được sử dụng để điều trị bệnh tâm lý. Điều quan trọng là thời điểm tiếp xúc trong ngày. Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban ngày giúp duy trì chu kỳ sinh học khỏe mạnh nhưng nếu lượng ánh sáng xanh quá nhiều vào ban đêm, điều đó thật sự gây hại.

Giảm thiểu ánh sáng xanh được không?

Mặc dù ánh sáng xanh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nó lại là giải pháp cho các quan ngại về môi trường, nhu cầu về thắp sáng tiết kiệm năng lượng và phát triển công nghệ. Đèn huỳnh quang và đèn LED tiết kiệm năng lượng hơn các thiết kế đèn dây tóc cũ, nhưng chúng cũng có xu hướng tạo ra nhiều ánh sáng xanh hơn. Vì vậy chúng ta không đơn giản có thể giảm thiểu ánh sáng xanh bằng việc ngưng sử dụng các thiết bị trên.

Về đêm, ánh sáng phá vỡ nhịp điệu sinh học trong cơ thể chúng ta

 

Richard Hansler, một nhà nghiên cứu ánh sáng ở ĐH Carroll, Cleveland, ghi lại rằng đèn dây tóc cũ tạo ra ít ánh sáng xanh và luôn thấp hơn hầu hết các loại đèn huỳnh quang. Tính chất vật lý của đèn huỳnh quang không thể thay đổi, nhưng lớp phủ bên trong chúng có thể làm giảm lượng sáng xanh. Đèn LED có hiệu suất cao hơn đèn huỳnh quang, nhưng chúng tạo ra một lượng ánh sáng xanh tương tự như đèn huỳnh quang. Điều này có nghĩa là chúng ta nên ưu tiên sử dụng cách chiếu sáng bằng đèn LED hơn là đèn huỳnh quang.

 

Bạn có thể làm gì?

– Sử dụng ánh sáng đỏ và mờ vào ban đêm. Ánh sáng đỏ có năng lượng thấp nhất nên ít ảnh hưởng nhất đến chu kỳ sinh học và quá trình tổng hợp melatonin.

– Tránh nhìn vào màn hình sáng 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ.

– Nếu bạn làm việc vào ca tối hoặc sử dụng nhiều thiết bị điện tử vào ban đêm, hãy nên mang một cặp kính hấp thụ ánh sáng xanh hoặc cài đặt các ứng dụng có khả năng lọc các ánh sáng bước sóng xanh và lục.

– Sử dụng tối ưu ánh sáng tự nhiên vào ban ngày giúp bạn dễ ngủ vào buổi tối cũng như thúc đẩy quá trình “làm mới” của cơ thể.

 

ThS. TRẦN HOÀI LONG

]]>
Nguy cơ sức khỏe khi bị mắc kẹt lâu trong hang http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-suc-khoe-khi-bi-mac-ket-lau-trong-hang-14234/ Tue, 07 Aug 2018 05:08:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-suc-khoe-khi-bi-mac-ket-lau-trong-hang-14234/ [...]]]>

Những hệ lụy khi bị mắc kẹt lâu trong hang

Trước hết là thiếu ánh sáng, sau đó là đói, rét, không có chỗ nghỉ ngơi, thiếu dưỡng khí… từ đó có thể làm cho người bị mắc kẹt hoảng loạn, lo lắng dẫn đến suy giảm sức đề kháng. Bốn hiện tượng đói, rét, không có ánh sáng, thiếu dưỡng khí sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của nạn nhân, nhất là trẻ em như đội bóng nhí Thái Lan đã gặp phải. Bên cạnh đó là một số bệnh tật sẽ tấn công nạn nhân khi sức đề kháng suy giảm. Các loại bệnh này, ngay cả sau khi được cứu ra khỏi hang vẫn luôn rình rập người gặp nạn.

Người bị mắc kẹt trong hang có thể mắc “bệnh hang động”. “Bệnh hang động” gồm nhiều loại khác nhau nhưng điển hình nhất là bệnh lây từ loài dơi. Dơi là loài động vật nguy hiểm vì chúng mang nhiều loại vi sinh vật gây bệnh và luôn có khả năng lây cho con người. Trên thực tế, chúng vốn là loài hoang dã, chỉ ưa sống ở nơi vắng vẻ, không có con người, nhất là hang động, hang càng sâu, càng thiếu ánh sáng càng thích hợp với chúng. Dưới góc độ y học, dơi là một loài động vật có hệ miễn dịch siêu việt, có nghĩa là nhiễm rất nhiều loại vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi nấm, virut) nhưng bản thân dơi không mắc bệnh vì có hệ miễn dịch tốt tới mức gần như không bao giờ bị các loại virut tấn công. Trong khi đó, dơi thường mang các loại virut gây bệnh nguy hiểm như virut Hendra, Nipah, Marburg, ngay cả virut Ebola đều là các loại virut gây bệnh nguy hiểm cho con người (Ebola là bệnh gây tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay). Bằng rất nhiều con đường khác nhau (phân, nước tiểu, nước bọt, nguy hiểm hơn là xác chết của dơi) gieo rắc virut gây bệnh và cả vi khuẩn gây bệnh như Salmonella (gây bệnh thương hàn), vi khuẩn Leptospira thường có trong nước tiểu của dơi, chuột (gây sốt vàng da chảy máu) khắp nơi, nếu người tiếp xúc các loại chất thải này của dơi sẽ có nguy mắc bệnh rất cao. Trong khi đó, những người mắc kẹt trong hang dài ngày nguy cơ tiếp xúc với chất thải của dơi trong môi trường (nước, đất, không khí…) là rất lớn nhưng sức đề kháng của nạn nhân ngày một suy giảm dần do thiếu ăn, thiếu uống, rét, căng thẳng thần kinh, lo lắng…

 

Nguy cơ sức khỏe khi bị mắc kẹt lâu trong hangCác cầu thủ nhí Thái Lan ngay sau khi được giải cứu được đưa ngay đến bệnh viện để chăm sóc đặc biệt.

 

Ở nơi hang động rộng, liên thông dễ dàng với bên ngoài, một số loài chim dễ dàng lưu trú trong hang, nhất là các loài ăn thịt dơi, chuột, khi phân của chim đào thải ra có vô số vi sinh vật gây bệnh. Nếu người tiếp xúc với phân của chúng hoặc hít phải không khí chứa tác nhân gây bệnh từ phân chim hoặc từ lông chim thì có nguy cơ mắc bệnh do từ dơi, chuột lây sang chim, từ đó lây sang người. Đó là bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella có trong phân chim đào thải ra môi trường (nước) hoặc mắc bệnh viêm phổi rất nặng do nhiễm nấm Histoplasma.

Ngoài ra, virut có thể lây từ dơi do chúng ăn trái cây, làm rơi quả xuống đất, nếu người nhặt ăn (do đói) sẽ bị nhiễm virut gây bệnh, bởi vì nước bọt của dơi chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh.

Tại sao người bị nạn sau khi giải cứu cần được đưa đến bệnh viện ngay?

Trước hết là để cách ly với cộng đồng trong một thời gian cần thiết đề phòng các nạn nhân này mang trong mình mầm bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Thứ đến là do nạn nhân bị mắc kẹt quá lâu thiếu dinh dưỡng, kiệt sức cần hồi sức ngay. Thêm vào đó, sau khi được giải cứu nếu được cho ăn uống đầy đủ, rất có thể bị mắc “hội chứng tái dưỡng”, tức là gây rối loạn chuyển hóa sau khi được bồi phụ thức ăn do một thời gian dài thiếu dưỡng chất. Rối loạn chuyển hóa rất đa dạng như không hấp thu được, hấp thu kém hoặc gây rối loạn tiêu hóa (chán ăn, không muốn ăn, đầy hơi, trướng bụng, đau bụng, thậm chí gây tiêu chảy…) hoặc sự bài tiết men gan, tụy tạng, mật bị suy giảm.

Mặt khác, theo các chuyên gia, các nạn nhân, nhất là trẻ em có thể gặp phải chấn thương tâm lý do sống trong bóng tối nhiều ngày, do xa gia đình, nhớ người thân, lo lắng, thiếu thốn đủ thứ gây mất ngủ rất dễ bị trầm cảm. Vì vậy, ngay từ đầu cần có trợ giúp ngay của cán bộ y tế.

Khi được chuyển về cơ sở y tế, trước tiên các nhân viên y tế cần kiểm tra thân nhiệt của các nạn nhân đề phòng hạ thân nhiệt, kiểm tra sự nhiễm trùng, nhất là viêm phổi (khám lâm sàng, xét nghiệm…) và kiểm tra tổng thể, trên cơ sở đó các nạn nhân sẽ được điều trị kịp thời. Họ phải cảnh giác rất cao, đề phòng “bệnh hang động” lây sang cho người khác. Đồng thời, nạn nhân sẽ được bổ sung dinh dưỡng hợp lý, theo dõi thật cẩn thận để nạn nhân không mắc “hội chứng tái dưỡng”.

PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu

]]>
Ngồi lâu một chỗ có tác hại gì cho sức khỏe? http://tapchisuckhoedoisong.com/ngoi-lau-mot-cho-co-tac-hai-gi-cho-suc-khoe-13762/ Sun, 05 Aug 2018 05:34:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngoi-lau-mot-cho-co-tac-hai-gi-cho-suc-khoe-13762/ [...]]]>

Ngồi lâu một chỗ kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng chủ yếu do nghề nghiệp (công tác văn phòng, sửa chữa đồ điện tử lái xe đường dài, lái xe tắc xi, lái tàu hỏa…) hoặc do tàn tật không đi lại được hoặc đi đứng hạn chế hoặc do tuổi cao sức yếu, tai biến… không có người chăm sóc, hỗ trợ…

Tác hại đến sức khỏe

Một nghiên cứu mới đây của Australia cho thấy, những người ngồi trên 6 giờ một ngày, khả năng chết sớm trong vòng 15 năm tăng lên 40% so với những người chỉ ngồi 3 tiếng cho dù có tập thể dục, thể thao, chế độ ăn uống tốt. Nhiều người do áp lực công việc nên phải ngồi ở bàn làm việc cả ngày (từ 8 – 10 tiếng đồng hồ/ngày), tuy nhiên không phải ai cũng biết thói quen này lại là nguyên nhân khiến sức khỏe, trí tuệ giảm sút với rất nhiều chứng bệnh khác nhau. Các nhà nghiên cứu tổng kết thấy, không cần biết giới tính, cân nặng hay độ tuổi của họ là bao nhiêu, nguy cơ tử vong của những người có thói quen ngồi lâu một chỗluôn luôn cao hơn những người khác không ngồi lâu một chỗ.

Ngồi lâu một chỗ có tác hại gì cho sức khỏe?Trọng lực của cơ thể tác động nhiều giờ, nhiều ngày vào cột sống thắt lưng gây đau, mỏi thắt lưng

Trong cuộc sống thường ngày, một số người do ngồi lâu, cơ thể thiếu vận động, sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày ngày một yếu đi, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa (biếng ăn, ăn uống kém ngon, hay bị chứng đầu hơi, chướng bụng, khó tiêu) và hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể hạn chế làm cho sức khỏe ngày càng suy yếu. Nếu người cao tuổi ngồi lâu một chỗ sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng, với người đang trong độ tuổi lao động sẽ giảm sút năng suất lao động. Đi kèm với các tác hại đó, ngồi lâu một chỗ dần dần làm  tổn thương vùng đầu, cổ, cột sống, trong đó thể hiện rõ nhất là cột sống cổ, cột sống thắt lưng. Biểu hiện của thoái hóa cột sống cổ làm cho người bệnh rất khó chịu do đau cổ, mỏi cổ, cổ không linh hoạt (quay đầu, xoay người từ hạn chế đến khó khăn), đau vai, thần kinh vai gáy, chuột rút cơ gáy, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do thoái hóa cột sống cổ gây rối loạn tuần hoàn não (hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đi đứng loạng choạng…). Ngồi lâu một chỗ, trọng lực của cơ thể tác động nhiều giờ, nhiều ngày vào cột sống thắt lưng gây đau, mỏi thắt lưng. Từ đó góp phần vào làm thoái hóa sụn đệm cột sống gây chèn ép rễ dây thần kinh, tủy sống hoặc động mạch cột sống… dẫn đến thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa nếu không được chữa trị có thể gây biến chứng teo cơ đùi, cẳng chân, thậm chí tàn phế. Thêm vào đó, nếu ngồi liên tục trong 3 – 4 tiếng đồng hồ trở lên, ít vận động, quá trình lưu thông máu trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng chậu và vùng chi dưới làm tê mỏi, hạn chế vận động. Ngồi lâu một chỗ, ít vận động chính là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng thừa cân, béo phì, đặc biệt là nguy cơ tăng kích cỡ vòng 2 đối với chị em phụ nữ.

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng, khi ngồi lâu một chỗ, cơ bắp đốt cháy ít chất béo và tuần hoàn hoạt động chậm hơn cho nên máu lưu thông đến các cơ quan chậm hơn. Vì vậy, các axít béo dễ dàng làm tắc nghẽn các động mạch nhỏ dẫn đến bệnh tim mạch (thiếu máu mạch vành, thiếu máu đi lên não), có thể dẫn đến đột quỵ. Một số trường hợp, ngồi lâu một chỗ, ngoài việc àm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, cột sống hoặc lưu thông máu kém còn gây nên tình trạng bài tiết của thận bị suy giảm do lượng máu đến thận ít hơn hoặc ngồi lâu làm ứ đọng nước tiểu dễ gây nên viêm thận ngược dòng (ứ mủ, ứ nước bể thận) làm tổn thườn cầu thận gây suy thận. Các tác giả nghiên cứu cũng cho thấy ngồi lâu một chỗ kéo dài khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém nhịp nhàng, gây rối loạn sinh học, thần kinh căng thẳng, làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ (ngủ không sâu, hay tỉnh giấc, ngủ chập chờn, khi tỉnh giấc thường ngủ trở lại rất khó). Ngồi lâu một chỗ, dần dần trở nên sợ hoặc lười vận động từ đó làm cho cơ thể mất đi tính nhanh nhẹn, năng động vốn có gây ra những trì trệ trong công việc và cuộc sống.

Với phụ nữ đang mang bầu, nếu chỉ ngồi lâu một chỗ nhiều giờ trong một ngày, nhiều tháng liên tục sẽ làm cho máu lưu thông kém gây phù chân (chưa kể một số chị em đang mang bầu do chèn ép của thai nhi gây phù chân), khung chậu không được vận động thường xuyên, khi chuyển dạ sẽ có thể gặp khó khăn.

Nên làm gì?

Theo một nghiên cứu cho thấy khi giảm thời gian ngồi, xuống dưới 3 tiếng đồng hồ một ngày, tuổi thọ có khả năng sẽ tăng lên đến 2 năm và ngược lại. Vì vậy, mọi người, nhất là những người có nghề nghiệp đặc thù phải ngồ lâu (công tác văn phòng, đọc tài liệu nghiên cứu, viết văn viết báo, đánh máy…) cần hạn chế đến mức tối đa ngồi lâu một chỗ. Vì vậy, cứ vài ba tiếng đồng hồ nên đứng dậy đi lại khoảng từ năm, mười phút hoặc cử động tay chân, thân thể như đang tập thể dục buổi sáng. Nếu lái xe, lái tàu, lái tắcxi… vài ba tiếng đồng hồ nên nghỉ giải lao, đi lại, vươn vai, cúi xuống, ngẩng đầu lên, xoay mình khoảng chừng mười phút để máu được lưu thông. Không nên nhịn tiểu, ngồi lâu một chỗ, bởi vì, nhịn tiểu càng dễ làm ảnh hưởng xấu đến chức năng bài tiết nước tiểu và giải phóng nước tiểu, từ đó ảnh hưởng xấu đến thận, vì vậy, cứ khoảng vài tiếng nên chủ động đi tiểu một lần.

Người cao tuổi, sức yếu, đi lại khó khăn cứ vài ba tiếng đồng hồ nên dùng nạng, gây hoặc vịn vào giường, bờ tường hoặc có người hỗ trợ nên đi lại năm, ba phút đồng hồ hoặc người có tuổi, sức yếu nên đi lại chầm chậm trong nhà, trong sân một ngày vài ba lần.

BS. VIỆT THANH

]]>
Những “thủ phạm” gây nên bệnh tự miễn http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thu-pham-gay-nen-benh-tu-mien-13681/ Sun, 05 Aug 2018 05:26:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thu-pham-gay-nen-benh-tu-mien-13681/ [...]]]>

Những chứng bệnh rất phổ biến của thời đại hôm nay như các chứng bệnh của đường ruột, viêm màng nhầy tử cung, mệt mỏi kinh niên, chứng u xơ, đau cơ… hiện là dấu hiệu của một “gia đình bất hòa”. Tại các nước phương Tây, bệnh tự miễn chiếm tuần suất 1/5 và cũng thật là bất công, phụ nữ lại là nạn nhân chính.

Sự tự miễn (autoimmunity) xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể lại tấn công vào các mô của chính cơ thể đó. Cần nên biết rằng sự tự miễn hoàn toàn khác xa với sự dị ứng (allergy). Trong sự dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào những phần tử lạ xâm nhập vào cơ thể tỉ như phấn hoa, bụi bặm…

Sự tự miễn sẽ dẫn đến hậu quả là sự hủy diệt các mô, tế bào của chính cơ thể mà hệ miễn dịch đã tấn công vào và sẽ gây nên những chứng bệnh vô cùng nghiêm trọng. Sự tự miễn có thể tác động vào nhiều mô cùng một lúc như bệnh lupus hoặc chỉ tác động vào từng cơ quan riêng lẻ chẳng hạn như các bệnh của tuyến giáp. Bênh tự miễn có thể gây ra trên 80 tình trạng bệnh (conditions) khác nhau.

Bệnh tự miễn hiện là mộ chủ đề y học đươc nghiên cứu mạnh mẽ nhất hiện nay. Số người bị bệnh tự miễn ngày một gia tăng, nhất là chứng đa xơ cứng (multiple sclerosis). Chỉ trong vòng một thập kỷ, số bệnh nhân đa xơ cứng đã tăng gấp đôi.

Các nhà y học đã mạnh mẽ “tố cáo rằng chính môi trường sống hiện đại là thủ phạm “đâm bị thóc, thọc bị gạo”. Ngoài ra cũng cần phải kể đến các yếu tố di truyền. Bạn sẽ rất có khả năng bị “dính” bệnh tự miễn nếu như người thân của bạn đã từng “dính”. Tuy nhiên, không nhất thiết là có chung tình trạng bệnh, ví dụ như nếu người thân của bạn bị các bệnh về tuyến giáp thi bạn không nhất thiết bị các bệnh về tuyến giáp, thay vào đó, bạn sẽ bị lupus…

Y học hiện đại đã “chỉ mặt điểm tên” 5 thủ phạm đã nhúng tay vào quá trình tự miễn.

Những “thủ phạm”  gây nên bệnh tự miễnBệnh tự miễn có thể gây ra trên 80 tình trạng bệnh khác nhau

1. Sự thiếu hụt vitamin D: vitamin D là một “biên tập viên” của hệ miễn dịch. Vitamin D sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại ung thư. Ngăn ngừa sự nhóm họp của những “thành phần phản động” trong hệ miễn dịch. Vitamin D được cơ thể tổng hợp nhờ vào ánh sáng mặt trời. Những quốc gia ở vĩ độ cao như Canada và New Zealand có tần suất người mắc bệnh tự miễn cao nhất thế giới. Để chắc ăn rằng bạn không bị thiếu vitamin D, lượng vitamin D có trong máu khi đem xét nghiệm cần phải đạt ở con số 100 – 150 pg/ml.

2. Sự nhiễm trùng: sẽ làm ngòi nổ cho một số bệnh tự miễn chẳng hạn như: sốt thấp khớp, viêm cột sống… trong sự viêm nhiễm, các tế bào của chính cơ thể lại “na ná” như vi trùng. Vì vậy, hệ miễn dịch lại “khôn nhà, dạ chợ”. Thay vì đánh vi trùng, lại đi tiêu diệt “người nhà”.

3. Sự xáo trộn vi khuẩn đường ruột: có hàng tỉ tỉ vi khuẩn sống ở trong ruột có vai trò điều hòa hệ miễn dịch. Trong vài thập kỷ gần đây, màng nhầy ruột của chúng ta đang “la làng” vì sự sử dụng kháng sinh bừa bãi, sự sử dụng thuốc ngừa thai vô tội vạ. Phong trào làm ốm cũng là kẻ tòng phạm. Sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột cũng sẽ dẫn đến các chứng tự miễn và các rối lọan miễn dịch.

4. Hội chứng rò ruột: một khi hệ vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn, sự tiêu hóa trở nên kém hiệu quả, màng nhầy ruột sẽ bị tổn hại. Hàng rào phân cách ruột và máu bị hóa giải. Các phần tử thức ăn sẽ thừa cơ hội từ ruột ngao du vào máu và tạo “gánh nặng” cho hệ miễn dịch từ đó hệ miễn dịch “nổi cáu” dẫn đến sự tự miễn.

5. Ô nhiễm môi trường: bệnh tự miễn, nhất là bệnh lupus, càng trở nên nghiêm trọng hơn khi môi trường sống bị ô nhiễm. Những “tội phạm môi trường” nổi danh nhất là thủy ngân, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, bao ni lông… Những hóa chất này gây tổn hại một cách trực tiếp lên hệ miễn dịch. Bệnh tự miễn bị gây ra trong trường hợp này là do các mô của cơ thể bị tổn hại và bị biến đổi đến nỗi hệ miễn dịch “nhìn không ra. Nơi đáng thương nhất chính là tuyến giáp, vì chúng phải hứng chịu độc chất môi trường nhiều nhất, từ đó gây nên những rối loạn về tuyến giáp. Hiện có “lai rai” khoảng 30.000 hóa chất độc hại đang được sử dụng và chưa bao giờ được thử nghiệm xem tác hại của chúng như thế nào nếu đem sử dụng lâu dài.

Vì sao bệnh tự miễn cũng “phân biệt giới tính”? Có đến 79% số bệnh nhân tự miễn là nữ giới. Một trong những nguyên nhân là do hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ bị thay đổi trong thời gian mang thai. Trong thai kỳ, những tế bào phôi thai có thể di cư vào cơ thể mẹ và “bám trụ” ở  đó hàng thập kỷ. Những tế bào di cư này giúp cơ thể người mẹ kháng lại một số bệnh tật, tuy nhiên, chúng cũng trở nên “nghịch tử”, làm cho cơ thể người mẹ trở nên mắc chứng tự miễn. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng dễ bị rủi ro từ một hoóc-môn giới tính oestrogen. Oestrogen  “kích động” sự tự miễn. Những loại thuốc oestrogen tổng hợp như thuốc tránh thay, liệu pháp thay thế hoóc-môn càng làm gia tăng khả năng tự miễn.

DS.NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (Australia)

]]>
Những lưu ý khi đi bơi http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-khi-di-boi-13667/ Sun, 05 Aug 2018 05:23:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-khi-di-boi-13667/ [...]]]>

Những tác động tốt của bơi lội

Khi bơi thể trọng của con người giảm đi so với trên cạn khoảng 10%. Do đó, khả năng bị tổn thương ở eo lưng, các khớp chân giảm đi nhiều. Bơi có tác dụng phòng chống xương bị cứng, teo cơ, giảm độ co giãn của các dây chằng… Cũng do kích thích trong nước lạnh, trong vận động bơi, mạch máu co giãn có tính phản xạ, giảm bớt sự trầm tích cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ở người cao niên thường xuyên tập bơi, công năng của hệ thống tim mạch không chỉ tốt hơn nhiều người cùng tuổi không tập bơi, mà tính đàn hồi của động mạch thậm chí còn tốt hơn cả người trung niên ít rèn luyện thể chất. Do bơi lội phối hợp các động tác tay chân với thở làm tăng hưng phấn các trung khu tương ứng trên vỏ não, đồng thời ức chế hoạt động của các bộ phận vô quan khác giúp chúng nghỉ ngơi, thư giãn tích cực. Toàn thân nói chung, các cơ nói riêng được xoa bóp nhờ các xung lực của nước.

Các tác dụng tốt đẹp trên của bơi lội chỉ có thể được phát huy cao nhất khi người tập biết vận động phù hợp với sức khỏe của bản thân và hoàn cảnh (thời tiết, nơi bơi lội).

Không nên tập bơi khi mới ăn xong hoặc đang đói

Vừa ăn xong, các cơ quan tiêu hóa phải làm việc: nhu động ruột tăng, các tuyến nội tiết phục vụ cho tiêu hóa đẩy mạnh, nhiều máu được chuyển về dạ dày, ruột. Nếu ăn xong mà tập bơi ngay, máu sẽ dồn về các cơ quan vận động, gây tình trạng thiếu máu ở cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra, sau bữa ăn, dạ dày thường chứa đầy thức ăn, đẩy lên màng chắn ngăn với phổi nên hô hấp, vận động khó khăn. Mặt khác, bơi lúc này có sự co bóp của cơ bụng cộng với áp lực của nước vào thành ngoài bụng, ngực dễ gây đau, tức bụng, khó thở… thậm chí nôn mửa. Có trường hợp bị sức ép quá mạnh, gây trào ngược thức ăn vào khí quản, gây nguy hiểm.

Những lưu ý khi đi bơiKhởi động kỹ trước khi bơi.

Ngoài ra, nước lạnh kích thích có thể làm cho các mạch máu ở bụng và cơ trơn ở thành ruột co lại, làm trầm trọng thêm hiện tượng chuột rút.

Khi đói cũng không nên tập bơi, vì sự vận động của cơ, nhiệt độ nước thấp cùng sự hấp thu, truyền nhiệt của nước cao dễ làm người bơi mất nhiều nhiệt lượng, cơ thể không đủ nguồn đường để cung cấp cho hoạt động, dễ xảy ra tình trạng hạ đường huyết. Lúc đó người bơi có thể hoa mắt, váng đầu, thậm chí sốc. Tình trạng này mà xảy ra khi bơi chỗ nước sâu, xa bờ thì có thể gây nguy hiểm.

Chỉ nên bơi sau ăn 1-1,5 giờ. Không bơi khi đói. Nếu chưa kịp ăn trước đó, có thể uống tạm một cốc nước đường ấm, ăn vài miếng bánh ngọt. Trong quá trình bơi, nếu thấy đói, khát có thể lên bờ ăn, uống bổ sung nhẹ.

Khởi động trước khi bơi

Không chỉ với hoạt động bơi lội mới cần khởi động. Khởi động là bắt buộc với tất cả các hoạt động thể dục, rèn luyện thể chất nhằm tránh chấn thương và các sự cố sức khỏe khi tập luyện. Thời gian khởi động tùy thuộc vào từng người, nơi chốn, thời tiết, nội dung tập luyện. Mùa đông cần khởi động kỹ, lâu hơn mùa hè. Khởi động đến mức thấy người nóng lên, mạch tăng hơn lúc yên tĩnh, các khớp tay chân linh hoạt, thân thể nhẹ nhàng, phấn chấn hơn là được.

Cách chữa chuột rút trong khi bơi

Tập bơi lâu, mệt, lạnh dễ bị chuột rút ở đùi, ngón tay, ngón chân, bụng, nhất là bắp chân. Đó là hiện tượng căng cứng cơ, không thể chủ động co giãn. Nguyên nhân thường là:

Thứ nhất là do khởi động không kỹ. Thứ hai là do quá trình tập bơi tiêu hao nhiều đường máu và sản sinh nhiều axit lactic. Sự tích lũy axit lactic không kịp giải trừ trong cơ làm cơ co cứng.

Khi bị chuột rút, không nên hoang mang, nhất là lúc đang ở chỗ xa bờ, nước sâu. Nếu bị lúc đang bơi, trước tiên tự cố giãn duỗi (không co lại) những cơ bị chuột rút đó rồi dùng hai tay và chân còn bình thường bơi vào bờ ngay hoặc hít một hơi thật sâu rồi nằm ngửa trên mặt nước khoảng 1 phút sau sẽ đỡ. Không nên cuống để bị sặc nước. Nếu đã lên bờ mà bị chuột rút thì tự xoa bóp cẳng chân hoặc cơ nơi bị chuột rút hoặc nhờ người khác kéo đẩy thẳng đầu gối làm cho bàn chân cong vểnh lên, hay kéo giãn ngón chân ra rồi xoa bóp tiếp. Nếu vẫn chưa hết thì dùng ngón tay bấm huyệt thừa sơn ở bắp sau cẳng chân hoặc huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân. Sau đó lại xoa bóp, vuốt nhanh nhiều lần cẳng chân từ dưới lên, kèm theo vỗ, gõ nhẹ dần.

Cho dù bơi vào mùa hè cũng không nên dầm nước quá lâu, nhất là khi đã thấy lạnh rùng mình, da sởn gai ốc, môi tái, da lòng bàn tay, bàn chân nhăn lại, nhợt đi. Khi lên bờ chú ý lau khô ngay và mặc quần áo thích hợp để phòng bị cảm và những tác hại về tim mạch và cơ khác. Những người yếu, bơi kém, nhất là trẻ nhỏ không nên tập bơi một mình, chỗ xa, nước sâu.

PGS.TS. Nguyễn Toán

]]>
Khi nào bướu cổ cần điều trị? http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-buou-co-can-dieu-tri-13591/ Sun, 05 Aug 2018 05:15:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-buou-co-can-dieu-tri-13591/ [...]]]>

Bướu cổ là gì?

Bướu cổ là danh từ chung để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, cường giáp, suy giáp, bướu lành, ung thư. Tất cả được xếp làm 3 nhóm: bướu lành, ung thư và rối loạn chức năng tuyến giáp, mỗi nhóm lại có nhiều loại.

Tuyến giáp hình như con bướm nằm ở phần dưới trước cổ, dưới lớp da và cơ, tựa trên khí quản (đường thở). Tuyến giáp bình thường hoặc khi to nhẹ,chúng ta nhìn hoặc sờ không thấy. Ngoài ra, phía sau tuyến giáp còn có thực quản dẫn thức ăn từ miệng xuống bao tử, đặc biệt còn có dây thần kinh hồi thanh điều khiển thanh quản khi phát âm và các tuyến phó giáp, là hai cấu trúc hết sức quan trọng cần phải tìm và bảo tồn trong lúc mổ.

Khi nào bướu cổ cần điều trị?Khi bị bệnh sẽ gây ra những bất thường ở cổ

Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Bệnh bướu cổ rất phổ biến, có thể đến 70% dân số mắc phải, nhưng hầu hết bướu cổ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe do bướu cổ thường là loại phình giáp không có rối loạn chức năng tuyến giáp, còn gọi phình giáp đơn thuần.

Ngay cả khi bướu giáp rất to cũng ít khi gây nuốt vướng hoặc khó nuốt (do chèn vào đường ăn), khó thở (do chèn vào đường thở) vì bướu thường lớn ra phía trước và hai bên.

Bệnh bướu cổ rất phổ biến, có thể đến 70% dân số mắc phải

 

Một số ít trường hợp bướu to gây chèn ép, hoặc ung thư xâm lấn xung quanh hay di căn, hoặc có rối loạn chức năng tuyến giáp như suy giáp hoặc cường giáp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bướu chèn ép hoặc xâm lấn gây khó thở, khó nuốt, khàn tiếng, đau nhức. Khi bướu gây rối loạn chức năng dẫn đến tăng cân hoặc sụt cân, mệt mỏi, hồi hộp ở ngực, rung tay, đổ mồ hôi…Tuy nhiên, nhiều bệnh khác cũng gây ra các bất thường này, khi thăm khám bác sĩ sẽ xác định bệnh. Cũng nên chú ý, đôi khi có bướu cổ và các cảm giác khó chịu vùng cổ nhưng không phải do bướu gây ra, do bệnh khác, nghĩa là có hai bệnh một lúc.

Làm sao biết được mình bị bướu cổ?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nên khi bị bệnh sẽ gây ra những bất thường ở cổ hoặc bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Khi thấy cổ to ra hoặc có các dấu hiệu kể trên hoặc có bất cứ thay đổi nào trong cơ thể nên đến cơ sở y tế thăm khám, bác sĩ có nhiệm vụ xác định bệnh bướu cổ hay bệnh cơ quan khác.

Các phương pháp điều trị?

Nói chung, điều trị bướu cổ bao gồm các phương pháp: uống thuốc, thuốc xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi mà không điều trị gì.

Uống thuốc: tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại khác nhau, như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt, kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta…

Thuốc xạ trị là dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp.

Mổ là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, tùy loại bướu cổ mà lựa chọn một trong các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Nên nhớ chỉ cắt bướu, còn gọi là bóc nhân giáp, ngày nay không còn sử dụng nữa do không đảm bảo lấy hết gốc rễ và an toàn phẫu thuật, hoặc khi cần mổ lại vì kết quả ác tính sau lần mổ trước sẽ khó khăn và dễ gây biến chứng khàn tiếng hoặc tê tay chân.

Ngoài ra, trong một số trường có thể chọc hút bằng kim để rút nướccho trường hợp bướu chứa nước (trong chuyên môn gọi là nang giáp).

Theo dõi: khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường được chọn theo dõi, không cần bất cứ điều trị gì và theo thời gian hầu hết không gây biến chứng. Phương pháp theo dõi là tái khám định kỳ, mỗi 1 – 2 năm đi khám một lần nếu  bản thân không thấy bất cứ thay đổi nào trên cơ thể.

Khi nào bướu cổ cần điều trị?Sau khi cắt bướu

Khi nào bướu cổ cần điều trị?

Do rất phổ biến nên bướu cổ thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ngay cả khi điều trị để ngăn ngừa biến chứng về sau cũng không hiệu quả, nên không phải lúc nào cần điều trị.

Các trường hợp phải điều trị:

– Suy giáp TSH > 10 mIU/ml (Viêm giáp mạn, bán cấp, thay thế).

– Cường giáp/nhiễm độc giáp lâm sàng (bệnh cường giáp, viêm giáp bán cấp/mạn, phình giáp hạt, u tuyến ).

– Ung thư, nghi nhờ ung thư ≥ 1 cm.

– Ung thư  < 1cm có di căn.

– Bướu lành có dấu hiệu chèn ép.

Ngay cả khi bướu giáp rất to cũng ít khi gây nuốt vướng hoặc khó nuốt, khó thở vì bướu thường lớn ra phía trước và hai bên

 

Các trường hợp cân nhắc điều trị:

– Cường giáp/nhiễm độc giáp dưới lâm sàng.

-Ung thư, nghi ngờ ung thư nhỏ  <1cm.

– Bướu lành to không dấu hiệu chèn ép.

Các trường hợp không cần điều trị:

– Suy giáp nhẹ TSH < 10 mIU/mL.

– Bướu lành nhỏ.

Khi nào mổ?

Điều đầu tiên cần nhớ là không phải tất cả các loại bệnh bướu cổ đều phải mổ.

Chỉ mổ trong các trường hợp:

– Bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt, hoặc gây mất thẩm mỹ.

– Ung thư hoặc nghi ngờ ung thư.

– Rối loạn chức năng tuyến giáp loại cường giáp: mổ là một lựa chọn với 2 phương pháp uống thuốc hoặc iốt phóng xạ.

Không mổ trong các trường hợp:

– Bướu lành nhỏ.

– Bướu lành to nhưng không chèn ép khó thở khó nuốt, không khó chịu vùng cổ.

– Bướu lành không gây mất thẩm mỹ, tính thẩm mỹ do bệnh nhân quyết định.

BS.CKII. NGUYỄN HỮU HÒA

]]>
10 thói quen hàng ngày âm thầm tàn phá sức khỏe http://tapchisuckhoedoisong.com/10-thoi-quen-hang-ngay-am-tham-tan-pha-suc-khoe-10470/ Wed, 25 Jul 2018 07:07:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/10-thoi-quen-hang-ngay-am-tham-tan-pha-suc-khoe-10470/ [...]]]>

Một số thói quen này tưởng như vô hại, đặc biệt nếu đó là thói quen bình thường hàng ngày. Sẽ không nhận thấy bất kỳ tác động có hại nào ngay lập tức. Nhưng theo thời gian, lại có tác động nghiêm trọng.

Hồi tưởng lại chuyện buồn

Suy nghĩ về một sự kiện căng thẳng, đau buồn trong quá khứ (kể cả mới xảy ra hay đã lâu) dường như là chuyện bình thường, nhưng một nghiên cứu năm 2017 đã phát hiện ra rằng thói quen này dẫn đến gia tăng trầm cảm.

Vậy thay vì nhớ tới quá khứ không thể thay đổi, hãy dành năng lượng của  mình  cho những chuyện đáng giá hơn như lập kế hoạch cho tương lai hoặc tận hưởng khoảnh khắc đang sống.

“Tám” chuyện không vui

Tương tự việc nghĩ lại những chuyện buồn, khi gọi điện thoại, chat, hay gặp gỡ bạn bè để phàn nàn về một ngày xấu hay chuyện xấu của mình, không hề giúp giải phóng những cảm xúc tiêu cực như mọi người vẫn nghĩ. Một nghiên cứu năm 2011 đã tìm thấy mối liên hệ giữa đồng cảm tiêu cực và trầm cảm, đặc biệt là ở trẻ em và vị thành niên. Nguy cơ này không chỉ dành cho trẻ em. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, khi trò chuyện về các vấn đề “tiêu cực” với bạn bè làm tăng nồng độ hormone stress ở phụ nữ. Nói cách khác “tám chuyện” không vui có thể tăng cảm xúc tiêu cực của bạn và  làm bạn bị mắc kẹt trong một tâm trạng xấu.

Tự phê khắc nghiệt

Tự mắng mình là đồ ngốc khi phạm sai lầm,  trách móc bản thân hay “dìm hàng” chính mình là một thói quen có hại cho sức khỏe tâm thần. Mặt khác, lòng từ bi, khoan thứ kết hợp với tâm lý lạc quan giúp khả năng phục hồi cao hơn.

Sa đà với mạng xã hội

Trớ trêu thay, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mạng xã hội cô lập con người. Mọi người dành nhiều thời gian hơn cho các trang web truyền thông xã hội và họ càng cảm thấy cô đơn hơn. Điều này có hại cho tinh thần và thể chất của bạn. Không phải tự nhiên mà từ GATO trở nên quốc tế hóa – Thường xuyên xem ảnh, thông tin của người khác trên mạng xã hội có thể dẫn tới tâm lý thầm ghen tị và làm tăng nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, lang thang suốt ngày trên mạng xã hội khiến tâm trạng con người ta đi xuống. Vậy nên, hãy phát triển các tương tác ngoài đời thực thay vì trong thế giới ảo nếu muốn khỏe mạnh.

10 thói quen  hàng ngày âm thầm tàn phá sức khỏeSa đà với mạng xã hội có hại cho tinh thần và thể chất.

Thức khuya

Nhiều người nghĩ rằng ngủ muộn thêm 30 phút sẽ giúp  mình thực hiện thêm một vài nhiệm vụ trước khi đi ngủ, và có thể  dậy trễ hơn vào ngày mai. Nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng, thời điểm đi ngủ quan trọng  hơn cả  thời lượng giấc ngủ. Thức khuya và ngủ nướng vào buổi sáng có thể làm tăng sự mệt mỏi suốt cả ngày hôm sau.

Một nghiên cứu năm 2016, phát hiện ra rằng ngủ muộn có liên quan đến việc tiêu thụ thức ăn nhanh cao hơn và lượng rau ăn thấp hơn, đặc biệt là ở nam giới. Ngoài ra, những người đi ngủ muộn và thức dậy trễ vào buổi sáng ít có khả năng hoạt động thể chất hơn.

Đi ngủ vào một giờ hợp lý và dậy sớm có thể khó lúc đầu nếu bạn là một “cú đêm”. Nhưng theo thời gian, kiên trì, đây sẽ là một thói quen mới lành mạnh cho sức khỏe.

Tiêu trả trước

Cùng với việc các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng là thói quen tiêu dùng mua hàng online qua thẻ trả trước. Nhiều người mất thời gian mua sắm trực tuyến vào đêm khuya, với các kiểu hạ giá, khuyến mại khiến ngân sách thâm hụt, trở thành con nợ trong thời gian dài.

Liên quan tới vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã kết luận, có khả năng về sức khỏe tâm thần cao gấp 3 lần so với  bình thường ở những người mắc nợ tài chính. Ví như trầm cảm, tự sát cao hơn. Ít nhất, người ta chắc chắn một điều là nợ nần có thể dẫn đến mức độ căng thẳng cao. Và quá nhiều căng thẳng có hại  cho sức khỏe.

Xem ti vi

Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí JAMA Psychiatry phát hiện ra rằng việc xem truyền hình và hoạt động thể chất thấp ở tuổi trưởng thành có liên quan đến  khả năng tổ chức cuộc sống kém cỏi hơn và tốc độ xử của bộ não ở tuổi trung niên. Những người xem ti vi trung bình hơn 3 giờ mỗi ngày trong 25 năm có kết quả các bài kiểm tra nhận thức kém hơn so với những người xem ti vi ít hơn.

10 thói quen  hàng ngày âm thầm tàn phá sức khỏeTập thể dục đều đặn, chăm vận động để có sức khỏe tốt.      Ảnh: TM

Bỏ bữa

Không ăn sáng hoặc bỏ bữa trưa với hy vọng giảm bớt số đo vòng eo có thể có hại hơn bạn nghĩ. Một nghiên cứu cho thấy rằng bỏ qua một bữa ăn không có nghĩa là ít calo hơn. Hầu hết những người bỏ bữa ăn nhiều hơn vào bữa ăn tiếp theo để bù đắp cho bữa ăn họ bỏ qua. Thiếu một bữa ăn tạo ra những thay đổi trao đổi chất nguy hiểm tiềm ẩn và là điều kiện dẫn đến bệnh tiểu đường.

Ăn khi không đói

Có nhiều lý do để người ta ăn không thực sự đói: Buồn miệng khi thức khuya, vui mồm với bạn bè, nhậu nhẹt, vì đồ ăn hấp dẫn… Tiêu thụ thêm calo có thể khiến béo phì. Và trọng lượng dư thừa làm tăng nguy cơ của một loạt các vấn đề sức khỏe như: Tiểu đường týp 2,  tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ, viêm xương khớp, chứng ngưng thở lúc ngủ, một số bệnh ung thư, bệnh thận…

Ngồi quá nhiều

Ngồi nhiều dường như là bệnh chung của dân văn phòng. Ngồi nhiều trong thời gian dài có thể  có tác động xấu cho sức khỏe. Ít vận động có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh như béo phì, tiểu đường týp 2 và bệnh tim mạch. Ngồi nhiều cũng tác động xấu cho sức khỏe tâm thần. Các nghiên cứu cho thấy những người ngồi quá nhiều có nguy cơ trầm cảm cao hơn.

Vì thế, nên dành ra ít nhất một giờ hoạt động thể chất mạnh mẽ mỗi ngày để giúp chống lại tác động của việc ngồi quá nhiều. Hãy thử di chuyển, vận động trong vòng vài phút sau mỗi nửa giờ trong văn phòng để giữ cho cơ thể và tâm trí của bạn có tốt hơn.

Nguyên Khôi

((Theo verywell))

]]>
Hướng dẫn 7 phút làm bữa sáng ngon miệng, dinh dưỡng http://tapchisuckhoedoisong.com/huong-dan-7-phut-lam-bua-sang-ngon-mieng-dinh-duong-5906/ Sat, 21 Jul 2018 02:47:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/huong-dan-7-phut-lam-bua-sang-ngon-mieng-dinh-duong-5906/ [...]]]>

Bánh ướt kèm chả lụa nem chua:

Hướng dẫn làm bữa sáng 7 phút dinh dưỡng

Hướng dẫn làm bữa sáng 7 phút dinh dưỡng

Cơm rang rau củ:

Hướng dẫn làm bữa sáng 7 phút dinh dưỡng

Hướng dẫn làm bữa sáng 7 phút dinh dưỡng

Món trứng oplet với quả bơ:

Hướng dẫn làm bữa sáng 7 phút dinh dưỡng

Hướng dẫn làm bữa sáng 7 phút dinh dưỡng

Mì trộn nấm kim chi:

Hướng dẫn làm bữa sáng 7 phút dinh dưỡng

Hướng dẫn làm bữa sáng 7 phút dinh dưỡng

Video: VTV7

]]>
5 loại trà có lợi cho sức khỏe và giúp giảm cân http://tapchisuckhoedoisong.com/5-loai-tra-co-loi-cho-suc-khoe-va-giup-giam-can-5125/ Thu, 19 Jul 2018 13:31:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-loai-tra-co-loi-cho-suc-khoe-va-giup-giam-can-5125/ [...]]]>

Trà ô long giúp giảm cân

Nghiên cứu cho thấy việc uống trà ô long có thể làm tăng sự trao đổi chất và tăng năng lượng của cơ thể, tương đương với quá trình tập thể dục nhẹ nhàng.

Trà ô long thường được phục vụ trong các nhà hàng Trung Quốc và có hương vị ngọt ngào bất kể bạn dùng nóng hoặc lạnh. Một tách trà cung cấp khoảng 75 mg caffeine, tương đương một nửa tách cà phê. Vì vậy, nếu bạn muốn tỉnh táo và bổ sung vào tiến trình giảm cân của bạn, hãy uống trà ô long.

Bạc hà và húng chanh bảo vệ gan và hệ miễn dịch

Húng chanh là một loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi trong y học

Tạo cảm giác sảng khoái và tươi mát là đặc điểm nổi bật của trà bạc hà và húng chanh cho dù bạn pha nóng hoặc ướp lạnh. Trong khi bạc hà đã được chứng minh giúp làm giảm sự quá tải cho dạ dày, các nghiên cứu cũng cho thấy húng chanh là một loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi trong y học với mệnh danh là “Dược liệu  của thiên nhiên” giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm lo lắng. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng húng chanh có thể bảo vệ gan và thận khỏi bị thương tổn do ăn thức ăn có các hóa chất công nghiệp được tìm thấy trong trái cây và rau quả ngay cả sau khi đã rửa.

Trà Rhodiola tăng khả năng chịu đựng và phục hồi sức khoẻ

Trà Rhodiola giúp phục hồi sức khoẻ

Loại trà này đã được nghiên cứu và thử nghiệm bởi các vận động viên người Nga trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Cho đến nay, các nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng những phẩm chất nâng cao thể lực cũng như tăng sức chịu đựng và thời gian phục hồi nhanh hơn của loại trà thảo dược họ hoa tuy líp này. Trà không chứa caffeine, vì vậy bạn không cảm thấy bị kích thích thần kinh. Hương vị của nó cực kỳ tinh tế, thoang thoảng như mùi thơm từ hoa hồng khiến bạn thật sự dễ chịu và thư giãn.

Trà rong biển tăng khoáng chất thiết yếu

Rong biển cung cấp một lượng lớn khoáng chất

Có lẽ bạn đã ăn rong biển bởi hàm lượng calorie thấp và nhiều  vi chất, nhưng việc uống trà rong biển có vẻ như còn xa lạ. Rong biển cung cấp một lượng lớn khoáng chất hơn bất kỳ loại thực phẩm nào  bao gồm iodine bảo vệ tuyến giáp, vitamin C kích thích miễn dịch và kích thích việc sản xuất sắt trong cơ thể. Trà rong biển chứa nhiều khoáng chất mà cơ thể chúng ta cần, nhưng lại không thể tự sản xuất được. Có khoảng 60 khoáng chất được xem là cần thiết cho cơ thể con người, và tất cả chúng đều có rong biển. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tiêu thụ rong biển thường xuyên trong thực đơn giúp duy trì sức khỏe cho mái tóc và thúc đẩy tăng trưởng chiều cao.

Trà giấm táo kiểm soát lượng đường trong máu

Trà giấm táo có rất nhiều công dụng, từ thải độc đến giảm cân. Trà giấm táo được giới thiệu như một liệu pháp chữa bệnh tự nhiên, tốt cho sức khoẻ. Đặc điểm lớn nhất của trà giấm táo được các nghiên cứu chỉ ra đó là nó có thể giúp giảm lượng đường trong máu khi tiêu thụ với thực phẩm có nhiều chất bột. Chính điều này làm cho nó trở thành một công cụ hữu ích cho những người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.Tuy nhiên, nhược điểm của giấm táo là có tính axit cao nên gây hại cho men răng – thật là thông minh khi  bạn pha loãng nó với nước như pha chế một loại trà, vừa tốt cho sức khoẻ vừa không hại men răng.

Nguyễn Mai Hương

(prevention.com)

]]>
Xu hướng của thực phẩm tương lai và cảnh báo sức khoẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-huong-cua-thuc-pham-tuong-lai-va-canh-bao-suc-khoe-5111/ Thu, 19 Jul 2018 13:30:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-huong-cua-thuc-pham-tuong-lai-va-canh-bao-suc-khoe-5111/ [...]]]>

Thực phẩm tiện lợi chiếm ưu thế

Tại Hội chợ Công nghiệp Thực phẩm Anuga ở Köln, với 160 000 khách chuyên môn và trên 7000 hãng tham gia giới thiệu sản phẩm, các món ăn nhân tạo chứa đầy các quầy trưng bầy. Nhất là các hãng lớn, đa quốc gia như Aldi, Lidl, Rewe và Edeka. Thực phẩm tương lai trông đầy mỹ vị, giống hệt các thức ăn của các nhà du hành vũ trụ. Các chai chứa dung dịch xanh màu chlorophyl của tảo, còn lọ  khác  lại là một loại nước ngọt Smothie chứa các chất quan trọng của trứng gà. Còn có của lạ nữa như kem rau, johurts Yollies, pizza ngọt, xốt viên socola. Toàn các thứ nhân tạo.

Đồ ăn, đồ uống chế biến sẵn rất bắt mắt và mang tính gây nghiện

Xu hướng hiện tại là “thực phẩm tiện lợi“, món ăn chế biến sẵn. “Hứng thú nấu nướng càng ngày càng suy giảm“ là nhận định của Bộ Nông nghiệp CHLB Đức. “Chỉ 19% thanh niên nấu ăn hàng ngày, 1/3 không bao giờ vào bếp“. Nhưng dùng  thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn, hàng ngày người dùng trung bình nhận 500kcal nhiều hơn mức cơ thể cần.

Hơn một thế kỷ  trước, nhà hóa học Pháp Marcelin Berthelot đã  tiên đoán, nông nghiệp và nghệ thuật nấu ăn một ngày kia sẽ được thay thế bằng những sản phẩm từ phòng thí nghiệm. Trong tương lai gần, thực phẩm sẽ chỉ còn là những viên thuốc.

Từ nhiều năm nay, các nhà kỹ thuật đã đi theo hướng này khi phục vụ công nghệ vũ trụ. Sự đa dạng ở các siêu thị không đánh lừa được rằng, chỉ một số ít siêu công ty như Nestlé, Coca-Cola, PepsiCo, Unilever, Danone, Mondelez International và Kraft Heinz chiếm lĩnh thị trường. Khó nói đây còn là thực phẩm, mà chính xác thì đó là tổ hợp các hóa chất. Thực phẩm siêu chế biến này chứa đường, mỡ và muối nhiều hơn  mức cần thiết. Các xưởng chế biến thực phẩm sản xuất ra hỗn hợp từ thực phẩm tự nhiên, thực phẩm chế biến và các thành phần như đường, dầu, mỡ cùng các phụ gia như chất chống oxy hóa, chất ổn định, chất bảo quản, gluten, cassein, lactose, sữa, protein hydrolyt, mỡ hóa rắn, protein thực vật, maltodextrin, glucose-fructose-sirup…

Từ các chất thành phần trộn lại này, thêm các vitamin, chất khoáng, chất màu, chất  tạo mùi, và những hóa  chất khác để chúng ta có một thứ hấp dẫn trên bàn ăn là thực phẩm siêu chế biến như: pizza đông lạnh, Fast-Food-Burger, xúc-xích hộp, các loại kem, thức ăn chín đủ loại, nước xốt, chips khoai, bánh ngọt đóng  gói sẵn, margarine và các bơ thực vật, nước ngọt và nước uống hỗn hợp từ sữa, sữa chua hoa quả,  nước tăng lực,  tinh chất thịt,  bánh pudding, và các sản phẩm ăn liền khác.

Hệ luỵ của thực phẩm tiện lợi

Theo tạp chí y học The Lancet, thực phẩm siêu chế biến thường quá giàu năng lượng, chứa quá ít chất xơ, vi chất dinh dưỡng và chất thực vật thứ cấp mà nhiều mỡ có hại cho sức khoẻ, đường tự do và natri.

GS dinh dưỡng Carlos Monteiro của đại học Universidade de São Paulo cũng lo lắng về món ăn nhân tạo. Cùng đồng nghiệp, ông chứng minh rằng, gà viên chiên Chicken Nugget, donuts(một loại bánh ngọt rán hoặc nướng để ăn tráng miệng hoặc ăn vặt) và các thực phẩm siêu chế biến khác nay đã chiếm 60%  năng lượng (calo)  hấp thu – và góp đến 90% lượng đường tiêu thụ. Càng tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến, số người béo phì càng cao .

Tạp chí  Nature (Anh) cho biết, trước đây cư dân trên các đảo ở Thái Bình Dương vẫn quen ăn dứa, khoai lang, dừa và cá. Nhờ đó họ chưa hề biết tới những bệnh như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Nhưng nay tình hình đã khác hẳn.

Đồ ăn tiện lợi có thể gây nên chứng béo phì

Các nhà khoa học gọi hiệu ứng này là “hedonic hyperphagy-tăng thực hoan lạc“, ăn chẳng biết chán. và các nhà khoa học ở đại học Nueremberg cũng đã chứng minh được điều này trên chuột. Khi cho mangan vào thức ăn của chúng, chuột bị kích thích ở vùng não hoạt động đến mức cứ ăn mãi đến mức bị điện giật vẫn mặc kệ.  Chuột được ăn khoai tây chiên cũng vậy. Thậm chí chuột khi được ăn khoai tây chiên sẽ dần mắc nghiện nó vì nó sẽ thay đổi vùng hoạt động ở não bộ chúng. Điểm đặc biệt mà các nhà khoa học tìm ra là mỡ và đường phải trộn theo tỷ lệ nhất định mới có thể gây ra hội chứng tăng thực hoan lạc”.

Như vậy, ngành công nghiệp thực phẩm đang thực hiện một kịch bản tương tự như kịch bản của ngành công nghiệp thuốc lá – Với thực phẩm gây nghiện.

Tuy giới công nghiệp thực phẩm luôn phủ nhận, nhưng thật ra họ đã lập cả một chiến lược cho vấn đề này. Họ đổ lỗi cho người béo phì là do nghị lực kém, nhưng với một chiến lược rất bài bản, nhất là với truyền thông và quảng cáo, họ đã biến người tiêu dùng hâu như  thành con nghiện của đồ ngọt.

Để ăn uống mang lại sức khoẻ chứ không phải béo phì, bệnh tật, tất nhiên phải ăn uống điều độ, thậm chí kiêng khem. Nhiều nghiên cứu tìm hiểu cụ thể từng loại thực phẩm ảnh hưởng ra sao đến cơ thể, nhưng vẫn còn quá ít nghiên cứu về nguy hại của những sản phẩm dinh dưỡng công nghiệp.

Đa phần khi lựa chọn cách ăn kiêng, câu hỏi thường là: phải bắt đầu từ đâu? Kiêng protein, chất béo hay chất bột? Và tương tự là  các trào lưu ăn kiêng như  Ornish (ít mỡ), Atkins (nhiều mỡ), Địa Trung Hải (ít thịt), kiểu ăn thời đồ đá (nhiều thịt).  Mới đây, các nhà khoa học xứ Yale đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: Cách dinh dưỡng lành mạnh là ăn ít thực phẩm siêu chế biến, món ăn gần gũi với thiên nhiên, ăn nhiều thực vật  sẽ gia tăng sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật.

Đầu năm nay, các  nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu trên 12,7 triệu người cũng cho thấy: Với chế độ dinh dưỡng kiểu Địa Trung Hải, sẽ ít nguy cơ mắc các bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ, tiểu đường và sống lâu hơn tuổi thọ trung bình.

Còn chúng ta nếu muốn được như người Địa Trung Hải, dĩ nhiên không nhất thiết phải đến đấy sống, mà hãy học theo cách dinh dưỡng của họ.

Ngụỵ Hữu Tâm

(Theo Spiegel số 11 (2017))

]]>