sữa mẹ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 14:27:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png sữa mẹ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cho trẻ bú sữa mẹ khi trẻ hoặc mẹ bị bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-tre-bu-sua-me-khi-tre-hoac-me-bi-benh-14404/ Wed, 08 Aug 2018 14:27:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-tre-bu-sua-me-khi-tre-hoac-me-bi-benh-14404/ [...]]]>

Khi đứa trẻ bị mắc bệnh

Khi đứa trẻ bị mắc bệnh nào đó, một số người mẹ thường không cho con bú sữa của mình vì có hiện tượng trẻ không muốn bú sữa, khi bú sữa dễ bị nôn và đi tiêu chảy. Người mẹ cũng thường có quan niệm rằng không nên cho trẻ bú sữa vì sợ trẻ khó tiêu hóa… Trên thực tế nếu cho trẻ ngừng bú sữa mẹ khi bị mắc bệnh, sau đó để trẻ bú sữa trở lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn và dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Vì vậy, khi trẻ bị bệnh, người mẹ nên cho trẻ bú sữa của mình với số lần nhiều hơn bình thường và số lượng càng nhiều càng tốt vì trong trường hợp này trẻ cần bú sữa mẹ để phục hồi sức khỏe vì sữa mẹ là loại thức ăn dễ tiêu hóa nhất đối với trẻ và có thể giúp trẻ bớt đi tiêu chảy. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ và bú càng nhiều càng tốt. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, vẫn cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều, cho uống dung dịch oresol cùng với sữa mẹ; đồng thời trong vài ngày đầu chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ nếu trẻ ăn được, dùng loại thức ăn dễ tiêu hóa và chia làm nhiều lần ăn với khoảng 5 – 6 bữa mỗi ngày. Sau đó, cho trẻ ăn tăng dần từ số lượng ít đến số lượng nhiều và thường xuyên hơn. Chú ý cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu năng lượng, giàu chất đạm để phát triển bình thường. Cần cho trẻ uống nước nhiều hơn sau khi trẻ đã hồi phục.

Kháng thể có trong sữa mẹ là sự bảo vệ trẻ cần thiết và tốt nhất

Khi người mẹ bị mắc bệnh

Khi người mẹ bị mắc bệnh nào đó, một số trường hợp người mẹ thường ngừng không cho con bú sữa của mình vì có quan niệm sợ con bị lây bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế trong phần lớn các trường hợp, việc làm này không cần thiết. Đối với các bệnh nhiễm khuẩn thông thường, việc người mẹ vẫn tiếp tục cho con bú sữa sẽ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ vì kháng thể có trong sữa mẹ là sự bảo vệ trẻ cần thiết và tốt nhất. Đối với những bệnh đặc thù như: nhiễm HIV, lao tiến triển, suy tim nặng thì người mẹ không nên cho con bú.

Việc dùng thuốc của người mẹ khi bị mắc một bệnh nào đó cần phải hết sức thận trọng và cân nhắc vì hầu hết tất cả các loại thuốc sử dụng đều đi vào sữa mẹ mặc dù với hàm lượng rất nhỏ. Lưu ý một số thuốc có thể ảnh hưởng đến trẻ và một số thuốc có khả năng gây tác dụng phụ. Thực tế rất ít các trường hợp người mẹ phải ngừng việc cho con bú sữa khi dùng những loại thuốc thông thường như: thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng sinh, vitamin… Một số trường hợp người mẹ không được cho cho con bú sữa khi dùng thuốc chống ung thư hoặc đang điều trị bằng chất phóng xạ. Các loại thuốc có thể dễ gây tác dụng phụ như người mẹ dùng thuốc để chữa bệnh tâm thần, chống co giật… đôi khi cần phải cho trẻ ngừng bú sữa. Những thuốc kháng sinh mà người mẹ cho con bú cần nên tránh sử dụng là chloramphenicol, tetracyclin, metronidazol, sulphonamide… Người mẹ tuyệt đối không được dùng các loại thuốc làm giảm sự tiết sữa như: thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai có chứa oestrogen…

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

]]>
7 lý do có máu trong sữa mẹ http://tapchisuckhoedoisong.com/7-ly-do-co-mau-trong-sua-me-11724/ Wed, 25 Jul 2018 12:08:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-ly-do-co-mau-trong-sua-me-11724/ [...]]]>

Đừng quá lo lắng về tình trạng này. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường, đặc biệt là với những phụ nữ mới sinh, và tình trạng này cũng chưa chắc có nghĩa là bạn đang mắc bệnh. Điều quan trọng là cần tư vấn bác sĩ xem bạn có thể tiếp tục cho con bú hay không. Bác sĩ sẽ giúp tìm ra các nguyên nhân. Dưới đây là một số lý do có thể gây ra tình trạng có máu trong sữa:

Nứt núm vú

Nứt núm vú là một trong những lý do khiến máu xuất hiện trong sữa mẹ. Thông thường việc cho con bú rất đơn giản, nhẹ nhàng cho cả mẹ và bé. Nhưng nếu bé ngậm ti không thích hợp, núm vú bị nứt và gây đau, có thể dẫn tới chảy máu trong một số trường hợp.

bé bú mẹ

Hội chứng căng mạch máu

Trong trường hợp này, sữa chuyển sang màu nâu hoặc đỏ giống màu rỉ sắt. Hiện tượng này chỉ được nhận biết khi sữa được vắt ra hoặc khi trẻ nôn ra sữa lẫn máu. Nó chỉ kéo dài vài ngày và thường chỉ thấy trong lần sinh đầu tiên.

Mao mạch bị vỡ hoặc tổn thương

Đôi khi, các mao mạch nhỏ trong vú có thể bị tổn thương hoặc vỡ. Thông thường, điều này xảy ra khi vắt sữa.

U nhú bên trong ống dẫn sữa

Một số phụ nữ có thể có khối u lành tính ở niêm mạc ống dẫn sữa. Nó có thể gây chảy máu và khiến máu xuất hiện trong sữa mẹ. Thông thường, sẽ có một cục nhỏ dưới núm vú hoặc gần đó. Hãy đi khám bác sĩ để xác định nó không phải là ác tính.

Viêm vú

Viêm vú là một tình trạng nhiễm trùng phổ biến của vú trong thời gian cho con bú. Tình trạng này xảy ra khi cho con bú không đúng cách hoặc cho con bú thất thường. Phụ nữ đang làm việc thường bị tình trạng này. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể thấy máu lẫn sữa khi đang cho con bú.

Xơ nang tuyến vú

Xơ nang tuyến vú thường gặp ở những phụ nữ trên 30 tuổi. Nó được đặc trưng bởi các bướu cục lổn nhổn ở một hoặc cả hai vú. Phụ nữ sinh con sau tuổi 30 có thể dễ có máu xuất hiện trong sữa do hậu quả của tình trạng này. Tốt hơn là nên đi khám bác sĩ.

Bệnh Paget

Bệnh Paget là tình trạng tổn thương da vú và quanh núm vú. Tình trạng này hiếm gặp và được quan sát thấy chỉ ở 2% phụ nữ. Trong trường hợp này, bạn có thể thấy có máu trong sữa.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

]]>
Sữa mẹ có thể giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư http://tapchisuckhoedoisong.com/sua-me-co-the-giup-phat-hien-som-nguy-co-ung-thu-11477/ Wed, 25 Jul 2018 10:01:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sua-me-co-the-giup-phat-hien-som-nguy-co-ung-thu-11477/ [...]]]>

Phát hiện ung thư vú ở phụ nữ trẻ trong giai đoạn sớm gặp nhiều thử thách vì chụp nhũ ảnh và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh ít hiệu quả vì phụ nữ trẻ có mô vú dày và có mối liên quan tiềm ẩn giữa mang thai và nguy cơ ung thư vú.

Một trong những lựa chọn tiềm năng để phát hiện ung thư vú là giám sát chỉ dấu sinh học protein trong các loại chất dịch cơ thể như huyết thanh, dịch trong ống sữa, nước mắt, nước tiểu và sữa mẹ.

 

sữa mẹ

 

Các nhà nghiên cứu  Mỹ đã điều tra các dấu hiệu hóa sinh của ung thư vú có thể phát hiện trong sữa mẹ. Họ so sánh các mẫu sữa mẹ từ phụ nữ bị ung thư vú, phụ nữ không bị ung thư vú và phụ nữ sau đó được chẩn đoán bị ung thư vú. Nhóm nghiên cứu sau đó xác định những thay đổi về biểu hiện protein trong sữa mẹ khi một phụ nữ  bị hoặc sẽ sớm bị ung thư vú, có thể là do nguy cơ hoặc phát triển ung thư. Sữa mẹ cho phép tiếp cận mô vú ở dạng tế bào biểu mô đã chết, đây là nguồn gốc của hầu hết các loại ung thư vú, các nhà nghiên cứu cho biết.

Phân tích sữa mẹ là một phương pháp không xâm lấn có thể được dùng để chẩn đoán ung thư. Sau khi được nghiên cứu thêm, phương pháp này có thể cung cấp cách tiếp cận mới, không xâm lấn để kiểm tra ung thư vú cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.

BS Thu Vân

(theo Univadis/Indianexpress)

]]>
Bú sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thu vú cho cả mẹ và bé http://tapchisuckhoedoisong.com/bu-sua-me-lam-giam-nguy-co-ung-thu-vu-cho-ca-me-va-be-11081/ Wed, 25 Jul 2018 08:54:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bu-sua-me-lam-giam-nguy-co-ung-thu-vu-cho-ca-me-va-be-11081/ [...]]]>

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên HealthDay vào thứ hai, ngày 01/08/2017  kết luận việc cho con bú giúp bảo vệ phụ nữ khỏi bị ung thư vú.

Có 13 trong số 18 nghiên cứu được phân tích bởi Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) nhận thấy cứ mỗi 5 tháng cho bú sữa thì nguy cơ ung thư vú giảm 2% đối với những phụ nữ cho con bú sữa mẹ.

Theo những báo cáo cập nhật khoa học toàn cầu về ung thư vú cũng cho thấy rằng trẻ bú sữa mẹ ít bị béo phì khi lớn, điều này có thể làm giảm nguy cơ ung thư của đứa trẻ trong cuộc sống sau này. Cũng theo AICR, ở người lớn, thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc phải 11 loại ung thư thông thường.

Bà Alice Bender, giám đốc các chương trình dinh dưỡng của viện AICR, cho biết: “Không phải lúc nào các bà mẹ cũng có thể cho con bú sữa mẹ, nhưng đối với những người có thể cho con bú mẹ, việc cho con bú có thể giúp tránh được bệnh ung thư cho cả mẹ và con”.

Theo nghiên cứu gần đây, việc cho con bú mang lại nhiều yếu tố tích cực. Nó có thể làm chậm lại việc có kinh nguyệt sau khi sinh đẻ, làm giảm sự tiếp xúc lâu dài với các hoocmon như estrogen, loại hoocmon có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú. Thêm vào đó, sự rụng mô vú sau khi cho con bú sữa mẹ giúp loại bỏ các tế bào DNA bị tổn thương.

Bản báo cáo nói thêm rằng việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh uống rượu và sử dụng các chất kích thích cùng với hoạt động thể dục thể thao cũng làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Cho con bú mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, vì vậy những người mới làm mẹ cần được hướng dẫn kỹ càng và được hỗ trợ để cho con bú đúng cách trong vài ngày đến cả tuần. Điều quan trọng đây là một trong những việc tất cả phụ nữ có thể làm để giảm nguy cơ ung thư vú”, Bender nói trong một thông cáo mới của viện.

Bên cạnh việc cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ sơ sinh, bú mẹ cũng tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng và giúp bảo vệ bé khỏi bệnh tật. AICR khuyến cáo các bà mẹ mới cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu và sau đó thêm các chất lỏng và thực phẩm khác vào chế độ ăn uống của em bé.

Các tổ chức y tế khác, bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, cũng đưa ra các khuyến cáo tương tự.

Hà Anh

(Theo Health)

]]>
5 sai lầm bà mẹ thường gặp khi nuôi con http://tapchisuckhoedoisong.com/5-sai-lam-ba-me-thuong-gap-khi-nuoi-con-10719/ Wed, 25 Jul 2018 08:02:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-sai-lam-ba-me-thuong-gap-khi-nuoi-con-10719/ [...]]]>

Trẻ bị Suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ những sai lầm trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của các bậc cha mẹ đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động và trí thông minh của trẻ.

Hiện nay, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 14,1%, suy dinh dưỡng thấp còi là 24,6%. Sau đây là 5 sai lầm bà mẹ thường gặp khi nuôi con:

Không cho con bú sữa mẹ

Năm 2005, tỉ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là 15,5%, hiện nay tỉ lệ này ở mức 19,6% và Việt Nam đang nằm trong nhóm có tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp. Theo kết quả nghiên cứu tại Kiến Thụy, Hải Phòng, tỉ lệ bà mẹ cho con bú sau sinh 1 giờ đầu là 55,2%, nhưng tỉ lệ bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 20,2%.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng với tỉ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng (suy dinh dưỡng), các bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…

 

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻSữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ

 

Mặc dù sữa mẹ có nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết và thực hiện. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thường là: mẹ phải đi làm sớm, bà mẹ nghĩ rằng sữa của mình không tốt bằng sữa công thức, chuộng sữa ngoại, muốn giữ gìn vóc dáng…

Thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi

 

Trẻ phải uống sữa ngoài, ăn dặm trước 6 tháng, vì người mẹ phải đi làm, nên trẻ không có điều kiện được bú sữa mẹ hoàn toàn. Tình trạng quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ (thậm chí cả sữa non) đã tác động khá tiêu cực khiến một số bà mẹ không tin tưởng vào giá trị sữa của mình, hoặc quá chuộng sữa ngoại. Nhiều bà mẹ muốn giữ gìn vóc dáng sau sinh nên đã cho con bú sữa ngoài thay vì bú mẹ. Ngoài ra, một số bà mẹ không biết cách cho trẻ bú đúng cách và bảo vệ nguồn sữa của mình cho con.

Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn

Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Trẻ sau 6 tháng tuổi, nhu cầu tăng cao sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thức ăn cho trẻ. Hiện nay vẫn còn bà mẹ quan niệm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ mau cứng cáp hơn và trẻ không bị đói, vì vậy đã cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí không ít trẻ còn được ăn bổ sung từ tháng thứ 3. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Đặc biệt, một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm gây mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, trong khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thức ăn bổ sung thường tiêu hóa chậm, nên bé sẽ biếng ăn, không đủ chất dinh dưỡng, bé sẽ chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng. Một chế độ ăn phù hợp với trẻ là chế độ ăn phải được thực hiện tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm.

Ngược lại, khi cho trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu thì trẻ cũng sẽ chậm tăng cân. Vì sữa mẹ sau 6 tháng không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm ít nhất là 1 – 2 bữa bột trong một ngày và số bữa ăn tùy theo độ tuổi.

Chăm sóc và nuôi dưỡng khi trẻ ốm

Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trước, trong, sau khi bị ốm rất quan trọng vì nó sẽ làm cho bệnh mau khỏi, mau phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật. Khi trẻ bị ốm: sốt, tiêu chảy… thì nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần nhiều hơn bình thường, trong khi đó một số bà mẹ lại có quan niệm sai lầm bắt trẻ phải ăn kiêng khem như: không cho trẻ bú, không cho trẻ ăn dầu hoặc mỡ, không cho trẻ ăn chất đạm, không cho trẻ ăn rau xanh, chỉ cho ăn bột ngọt (đường)… vì sợ trẻ đi ngoài nhiều hơn. Trẻ bị sốt sẽ mất nước, nhưng không bù nước cho trẻ và uống nước Oresol, bắt trẻ ăn kiêng… Sau khi khỏi bệnh, không cho trẻ ăn nhiều hơn để trẻ mau chóng phục hồi sức khỏe. Chế độ ăn uống kiêng khem, bữa ăn của trẻ mất cân đối không đủ chất, chính vì vậy trẻ dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng

Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi là 2 – 2,2 g/kg/ngày hay từ 18 – 20g/ngày (tương ứng với 20 – 30g thịt/bữa). Nhu cầu dầu hoặc mỡ từ 1 – 2 thìa cà phê/bữa và rau xanh 1 – 2 thìa cà phê/bữa. Công thức một bữa bột cua cho trẻ 7 – 9 tháng tuổi gồm: bột gạo tẻ 4 thìa cà phê, nước lọc cua 1 bát con, mỡ ăn 1 thìa cà phê, rau xanh giã nhỏ 2 thìa cà phê. Trong năm đầu, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao cần thiết cho sự phát triển, trong khi đó dạ dày của trẻ thì nhỏ, hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu nuôi dưỡng không tốt rất dễ bị tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng, còi xương. Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi lựa chọn thực phẩm, trong bảo quản/chế biến… , đồng thời cho trẻ ăn đúng nhu cầu cần thiết, tránh ăn quá nhiều chất bổ dưỡng.

 

5 sai lầm bà mẹ thường gặp khi nuôi conCho trẻ ăn đúng nhu cầu cần thiết, tránh ăn quá nhiều chất bổ dưỡng

 

Bữa ăn bổ sung của trẻ phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu: nhóm đường bột, nhóm cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Cho ăn đủ nhu cầu, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển tốt, ngược lại trẻ sẽ bị nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi. Nếu khẩu phần ăn quá nhiều chất đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn tiêu hóa, gây phân sống, tiêu chảy…

Một sai lầm khác cũng hay gặp là một số bà mẹ vẫn cho rằng nước thịt, nước hầm xương là đủ bổ, chỉ cho trẻ ăn nước không cho trẻ ăn cái…  trong khi các loại nước này hầu như không chứa đạm. Các thức ăn cung cấp chất đạm vẫn còn được sử dụng đơn điệu. Nhiều bà mẹ không cho con ăn cá, cua, tôm, trứng… sợ trẻ bị dị ứng với thức ăn, sợ chất tanh… dễ gây chán ăn, đồng thời tạo thói quen ăn uống thiên lệch, khó thay đổi về sau.

Lớn lên sẽ “nuôi dưỡng/chăm sóc bù”

Do tác động của lối sống hiện đại, các bậc cha mẹ thường không có điều kiện chăm sóc con từ bé, vì họ quan niệm rằng sau này con lớn lên, họ có thể chăm sóc “bù”. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm, vẫn còn tồn tại ở không ít phụ huynh, nhất là những gia đình trẻ.

Thực tế khoa học đã chứng minh suy dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển quan trọng của con người – trước và trong quá trình mang thai và trong 2 năm đầu đời của trẻ đã lập trình cho mỗi cá nhân trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Do vậy, suy dinh dưỡng đầu đời có thể dẫn đến những tổn thương không phục hồi được đối với sự phát triển của não, hệ miễn dịch và tăng trưởng thể lực. Trẻ có não kém phát triển những năm đầu đời sẽ có nguy cơ về các bệnh của hệ thần kinh sau này: học tập kém, bỏ học sớm hơn, kỹ năng làm việc kém… Giai đoạn 1.000 ngày đầu đời chính là cửa sổ cơ hội để phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng như: thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa, các bệnh tim mạch, huyết áp, loãng xương. Vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ khi còn trong vào thai đến khi trẻ được 2 tuổi là rất quan trọng, nó quyết định đến chiều cao, cân nặng, bệnh tật và bộ não của trẻ khi trưởng thành. Nếu giai đoạn 1.000 ngày vàng không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì dù chúng ta có nỗ lực đến đâu cũng không thể bù đắp được vì hầu như mọi chuyện đã được “an bài”. Vì vậy, việc hỗ trợ dinh dưỡng ở giai đoạn này đạt kết quả tối ưu so với bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời của trẻ.

ThS.BS. NGUYỄN VĂN TIẾN

(Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

]]>
Tác hại khi trẻ ăn dặm quá sớm http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-khi-tre-an-dam-qua-som-5971/ Sat, 21 Jul 2018 02:52:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-khi-tre-an-dam-qua-som-5971/ [...]]]>

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, đặc biệt là chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Vì thế nếu ăn dặm sớm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng, đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn ngoài sữa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể ít bú sữa mẹ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Bé ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.

Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của WHO, thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi. Hiện nay nhiều người quan niệm cho ăn bổ sung sớm trẻ sẽ cứng cáp hơn và không bị đói. Vì vậy, nhiều bé đã được cho ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí từ tháng tuổi thứ 3. Điều đó ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Nhiều bé được bố mẹ đưa đến Viện Dinh dưỡng khám do tiêu chảy kéo dài.

tac-hai-khi-tre-an-dam-qua-som

Ngược lại, trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu sẽ chậm tăng cân. Trẻ có nguy cơ thiếu vi chất như thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ.

Phó giáo sư Lâm khuyến cáo trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là tốt nhất. Ngoài 6 tháng mới nên cho ăn bổ sung. Trong trường hợp mẹ phải đi làm khi con mới 4 tháng tuổi, mẹ có thể tận dụng nguồn sữa mẹ bằng cách cho con bú trước khi đi làm, buổi trưa tranh thủ về cho bú, tăng cường bú ban đêm hoặc vắt sẵn sữa để lại nhà cho bé. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì mới cho bé ăn sữa công thức.

Cho trẻ ăn dặm phải tuân thủ nguyên tắc ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, ban đầu chỉ nên ăn 2 bữa một tuần sau đó tăng dần một bữa một ngày rồi 2 bữa một ngày và tập làm quen với thức ăn mới. Trẻ mới tập ăn bột thì bữa đầu tiên có thể ăn bột sữa hoặc bột thịt đều được.

Nếu trẻ ăn bột sữa, sau khi quấy chín bột để bớt nóng, mẹ khuấy thêm sữa vào cho trẻ ăn. Bé ăn bột thịt hay trứng, mẹ cho thêm một quả trứng gà hoặc 10 g thịt vào nấu lẫn bột. Khi trẻ quen thì tăng lên 2 thìa cà phê thịt (khoảng 20 g) hoặc một quả trứng. 

Để bổ sung canxi, từ tháng thứ 6 bé có thể ăn được hải sản. Khi bé bắt đầu ăn, chỉ cần một thìa cà phê thịt cá hay tôm xay nhỏ, sau đó mới tăng dần lên. Từ 7 tháng tuổi, bé ăn được tất cả thực phẩm giống người lớn, chỉ khác về số lượng và cách chế biến. Tôm là thức ăn giàu đạm và canxi. Từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển.

Giai đoạn này bát bột của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột – đường (có trong tinh bột gạo), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và khoáng (trong các loại rau, củ).

Phương Trang

]]>
Sữa mẹ lợi cho bé ‘từ đầu đến chân’ http://tapchisuckhoedoisong.com/sua-me-loi-cho-be-tu-dau-den-chan-5622/ Thu, 19 Jul 2018 14:40:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sua-me-loi-cho-be-tu-dau-den-chan-5622/ [...]]]>

Sữa mẹ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Trẻ được bú mẹ thường phát triển khỏe mạnh hơn, thông minh hơn và có hệ miễn dịch hoàn chỉnh hơn. Ở một số nền văn hóa, sữa mẹ còn được gọi là ‘máu trắng’. Trên thực tế, mỗi giọt sữa mẹ chứa hàng triệu tế bào bạch cầu giúp kích thích miễn dịch. Bú sữa mẹ mang lại lợi ích toàn diện và ảnh hưởng tới sự phát triển của rất nhiều hệ cơ quan trên cơ thể trẻ.

Vậy bé bú mẹ có những ưu thế nào so với bé bú bình?

Lọi ích toàn diện của bú sữa mẹ

bu-sua-me-mang-lai-loi-ich-toan-dien

Bú sữa mẹ mang lại lợi ích toàn diện cho trẻ

1. Não – chỉ số IQ cao hơn (cholesterol và các chất béo khác trong sữa mẹ giúp hỗ trợ sự phát triển của mô thần kinh).

2. Mắt – thị lực tốt hơn.

3. Tai – ít bị nhiễm trùng tai hơn.

4. Miệng – bé bú mẹ từ 1 năm trở lên ít phải điều trị chỉnh nha hơn. Động tác bú giúp cải thiện sự phát triển cơ mặt. Những thay đổi tinh tế của mùi vị sữa mẹ giúp bé học cách chấp nhận các thực phẩm bổ sung đa dạng.

5. Họng – bé bú mẹ ít phải cắt amiđan hơn.

6. Hệ hô hấp – ít bị nhiễm trùng hô hấp trên hơn và nếu bị thì nhẹ hơn. Trẻ ít khò khè, ít viêm phổi và cúm hơn.

7. Tim mạch – nhịp tim thấp hơn.Trẻ bú mẹ có thể có hàm lượng cholesterol thấp hơn khi trưởng thành.

8. Hệ tiêu hóa – ít tiêu chảy, ít nhiễm trùng dạ dày ruột hơn. Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng trở lên làm giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm. Nguy cơ bị viêm loét đại tràng cũng giảm khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

9. Hệ miễn dịch – bé bú mẹ đáp ứng tốt hơn với tiêm chủng phòng bệnh. Sữa mẹ giúp hệ miễn dịch của trẻ trưởng thành tốt hơn và làm giảm nguy cơ ung thư thời kỳ niên thiếu.

10. Hệ nội tiết – giảm nguy cơ tiểu đường.

11. Thận – với lượng muối và protein thấp hơn, sữa mẹ làm giảm gánh nặng lên thận.

12. Hệ tiết niệu – ít nhiễm trùng hơn

13. Cơ khớp – ít bị viêm khớp dạng thấp .

14. Da – ít bị chàm dị ứng hơn.

15. Tăng trưởng – bé dưới 1 tuổi mảnh mai hơn và ít bị béo phì về sau.

16. Ruột – ít bị táo bón, đi ngoài phân đỡ gắt mùi hơn.

BS Trần Thu Thủy

(Bệnh viện Nhi Trung ương)

]]>
Chống suy dinh dưỡng bằng… sữa mẹ http://tapchisuckhoedoisong.com/chong-suy-dinh-duong-bang-sua-me-4376/ Thu, 19 Jul 2018 11:40:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chong-suy-dinh-duong-bang-sua-me-4376/ [...]]]>

Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ nhỏ, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp, phù hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng nguy cơ suy dinh dưỡng…

Vì sao sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ?

Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Trong sữa mẹ có kháng thể là yếu tố bảo vệ cơ thể trẻ mà không một thức ăn nào có được. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, eczema như ăn sữa bò.

Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải chế biến, không cần dụng cụ pha chế, mà lại rất tiện lợi. Trẻ bú sữa mẹ sẽ thuận lợi, kinh tế hơn nhiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ có đủ sữa cho con bú.

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp gắn bó tình mẫu tử, người mẹ có nhiều thời gian gần gũi tự nhiên, đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho việc phát triển hài hòa của đứa trẻ. Ngoài ra, cho con bú còn góp phần kế hoạch hóa sinh đẻ và giảm tỷ lệ ung thư vú.

 

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp gắn bó tình mẫu tử và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé.

 

Cách cho con bú

Nhiều bà mẹ sau khi sinh chỉ cho con bú khi căng sữa, người ta thường gọi là xuống sữa, như vậy là không đúng, vì nó càng làm sữa xuống chậm hơn. Tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng một giờ đầu, người mẹ nên cho trẻ bú. Bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Trẻ được bú sữa non sẽ có kháng thể phòng bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau sinh.

Số lần cho trẻ bú không gò bó theo giờ giấc mà tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đòi ăn. Nếu các bà mẹ nghĩ mình ít sữa thì lại cần cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn.

Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn. Thời gian cho bú tùy theo đứa trẻ. Cho trẻ bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú hết một bên, nếu trẻ chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia.

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cần cho trẻ ăn bất cứ loại thức ăn nào khác, kể cả nước. Khi trẻ bị bệnh, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Trẻ đẻ non yếu không bú mẹ được, hoặc trường hợp mẹ bị ốm, mẹ bị mắc một số bệnh mà không cho trẻ bú được, cần vắt sữa mẹ ra cốc và cho trẻ ăn bằng thìa hoặc trực tiếp uống bằng cốc. Nên cho trẻ bú đến 18-24 tháng tuổi, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng tuổi.

Bảo vệ nguồn sữa mẹ

Muốn có sữa cho con bú thì người mẹ ngay trong thời kỳ có thai cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tăng cân tốt (tăng từ 10-12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh.

Khi cho con bú, điều trước tiên cần quan tâm là người mẹ phải ăn đủ, uống đủ, ngủ đẫy giấc. Khẩu phần ăn của mẹ cao hơn mức bình thường. Hàng ngày ăn thêm vài bát cơm, một ít thịt, cá, trứng hoặc một ít rau đậu. Nên ăn thêm quả chín để có đủ vitamin. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ hoặc vừng rang muối giã nhỏ ăn với xôi có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các thức ăn gia vị như ớt, hành, tỏi vì nó qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.

Khi cho con bú, nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa.

Người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước, nhất là nước cháo, nước hoa quả, sữa… (mỗi ngày khoảng 1,5-2 lít).

Vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ, cho nên tinh thần của người mẹ phải thoải mái, tự tin tránh những căng thẳng, buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ có ảnh hưởng đến bài tiết sữa.

Bs. Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng QG)

]]>