sử dụng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 31 Aug 2018 04:49:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png sử dụng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Sử dụng kem chống nắng hiệu quả http://tapchisuckhoedoisong.com/su-dung-kem-chong-nang-hieu-qua-15725/ Fri, 31 Aug 2018 04:49:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/su-dung-kem-chong-nang-hieu-qua-15725/ [...]]]>

Nguyễn Thị Văn (Hải Phòng)

Để giảm thiểu tác hại của ánh nắng mặt trời, nhiều người  đã  có thói quen đi mua kem chống nắng để dùng. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng biết sử dụng kem chống nắng đúng: dùng vào lúc nào và loại nào thực sự phù hợp với làn da của mình. Theo nguyên tắc thì chỉ số SPF 30 lọc được 95% các tia UV và chỉ số 60 thì lọc được 97% (chỉ hơn có 2%). Vì vậy, chúng ta thường mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng chỉ số cao sẽ được bảo vệ lâu và tốt hơn, mà không biết rằng da đang bị tổn thương khi sử dụng sai chỉ số. Kem chống nắng lý tưởng là loại có chỉ số SPF 20-30 cho làn da sáng và SPF 10-20 cho da sạm. Các chỉ số SPF cao 60-100 chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt để có sự bảo vệ tối ưu cho làn da đang điều trị nám hay dị ứng ánh nắng.

Khả năng chống nắng tự nhiên của da khoảng từ 10-15 phút và mỗi độ SPF của kem chống nắng tương thích với khả năng chống nắng tự nhiên của da, tức là khoảng 10-15 phút. Như vậy, nếu sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF 30 thì thời gian khả năng da được bảo vệ là khoảng 300 phút. Để phát huy hết khả năng chống nắng, người dùng nên thoa kem trước khi ra đường 30 phút hoặc có thể sử dụng kem chống nắng dạng kem nền khi trang điểm, lượng kem chống nắng có thể duy trì, thẩm thấu vào da và có khả năng chống nắng tối đa nhất.

Nhưng khi bạn thường xuyên phải đi dưới nắng hoặc tắm biển thì các chuyên gia khuyên bạn nên thoa lại kem 2 giờ/lần nhưng không nhất thiết phải thoa quá nhiều mà chỉ cần thoa một lớp kem mỏng. Nếu thoa quá dày, lớp kem thừa không kịp thẩm thấu vào da sẽ là nguyên nhân gây nên dị ứng da. Riêng da mặt và cổ là những nơi nhạy cảm dễ bị tổn thương nên cần sử dụng loại kem chống nắng dùng riêng cho vùng da này.

BS. Lan Anh

]]>
5 sai lầm thường gặp khi sử dụng bình sữa http://tapchisuckhoedoisong.com/5-sai-lam-thuong-gap-khi-su-dung-binh-sua-10892/ Wed, 25 Jul 2018 08:21:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-sai-lam-thuong-gap-khi-su-dung-binh-sua-10892/ [...]]]>

Pha sữa đặc hơn hoặc loãng hơn hướng dẫn

Một số người có ý pha sữa đặc để trẻ bú lượng ít nhưng nhận được nhiều chất dinh dưỡng, hoặc có người lại pha loãng sữa để “mau tiêu”, hạn chế tiêu chảy… Thật ra tất cả những điều trên đều không đúng. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như nhà sản xuất sữa đã có những nghiên cứu rất kỹ về sản phẩm sữa sau khi được pha. Nồng độ thẩm thấu của sữa cũng như tỉ lệ cân đối giữa các thành phần trong sữa đã được tính toán gần đúng như sữa mẹ, sữa tươi để thuận lợi nhất cho sự tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn các chất dinh dưỡng vào cơ thể, kể cả thành phần nước.

Vì vậy, sữa quá đặc sẽ “khó tiêu” và “tiêu không hoàn toàn”, còn sữa loãng sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi trẻ. Những trường hợp phải pha sữa khác với hướng dẫn phải có chỉ định của bác sĩ, thường chỉ dùng trong thời gian ngắn với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

 

Pha sữa bột với nước quá nóng hoặc quá nguội

 

Thành phần của chất dinh dưỡng trong sữa được đo đạc và công bố khi sữa bột đã được pha hoàn tươi. Điều cần lưu ý là một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B, … dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu bạn pha sữa nóng hơn nhiệt độ đã hướng dẫn thì sẽ mất chất. Pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết, sau khi trẻ bú sẽ thấy các cục sữa nhỏ đóng đầy trên thành bình mà không vào hết cho trẻ. Thường nước ấm độ 40-600C là đủ, bạn có thể pha 2/3 nước nguội với 1/3 nước sôi để có nhiệt độ trên, cho sữa vào và lắc bình nhiều lần cho sữa tan hết (không thấy sữa đóng cục trên thành bình), để sữa nguội bớt và trẻ có thể bú ngay.

Vặn nắp bình sữa quá chặt khi cho trẻ bú

Một nguyên tắc vật lý xảy ra khi sữa được mút từ bình vào miệng trẻ thì không khí từ bên ngoài phải đi vào trong bình sữa, tức là bé chỉ bú tốt khi thấy nhiều bọt sữa lớn trào lên trong bình. Nếu ta vặn nắp núm vú quá chặt thì bé sẽ phải mút rất mạnh mới lấy sữa ra được, sẽ rất tốn sức, lại bú ít và bú chậm. Trước khi cho bú, bạn nên vặn nắp núm vú lỏng ra hoàn toàn sau đó vặn ngược chiều lại vừa sít nhẹ là được. Dù trẻ bú còn ít nhưng không nên dùng bình sữa nhỏ xíu 60ml mà nên mua loại trung 140ml để trẻ dễ bú.

 

Không nên vặn nắp bình sữa quá chặt trước khi cho trẻ bú.

Pha sẵn một bình đầy sữa để cho trẻ uống dần trong đêm

 

Cách này thì rất thuận tiện cho mẹ và cho… vi trùng, vì vậy sẽ không tốt cho con. Khi trẻ ngậm núm vú, nước miếng sẽ lưu lại trên núm và có thể vào trong bình sữa, vì vậy sữa sẽ bị ôi thiu nhanh hơn là khi núm vú đã tiệt trùng chưa được ngậm. Sữa là một môi trường rất tốt để vi trùng phát triển nhanh chóng. Chỉ cần 2 giờ, vi trùng sẽ sinh sản 210 lần. Tốt nhất là pha sữa vừa đủ với cữ bú của trẻ và cho bú ngay sau khi pha. Bình sữa sau khi pha chỉ để tối đa 1-2 giờ với điều kiện luộc sôi bình, kỹ thuật pha sữa đúng và trẻ chưa mút vú. Nếu trẻ đã ngậm vú thì phải bú hết trong vòng 15-30 phút.

Lưu trữ bình sữa trong tủ lạnh hoặc dùng bình ủ ấm

Bình ủ ấm chỉ có tác dụng giữ ấm lâu chứ không có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc trữ sữa trong tủ lạnh giúp kìm hãm sự  phát triển của vi trùng, nhưng không nên để lâu quá 2-3 giờ. Trước khi cho bú, bạn cần làm ấm lại bằng cách ngâm bình trong nước ấm.

Sữa là thực phẩm rất hoàn hảo, nhưng đừng để chính bình sữa mang lại bệnh tật cho trẻ. Chúc mẹ và bé vui khỏe!

BS.Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)

]]>
Sử dụng vắc-xin mới trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Những điểm mới cần lưu ý http://tapchisuckhoedoisong.com/su-dung-vac-xin-moi-trong-chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-nhung-diem-moi-can-luu-y-10558/ Wed, 25 Jul 2018 07:17:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/su-dung-vac-xin-moi-trong-chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-nhung-diem-moi-can-luu-y-10558/ [...]]]>

Việc chọn loại vắc-xin nào để thay thế cho Quinvaxem (được triển khai tại Việt Nam từ tháng 6/2010) là một bài toán rất khó cho dự án bởi để có thể đưa một vắc-xin vào TCMR cần phải đảm bảo những tiêu chí:

1. Vắc-xin phải được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận về chất lượng và khuyến cáo sử dụng.

2. Vắc-xin phải đảm bảo tính an toàn và hiệu lực do nước sở tại sản xuất công bố và được các cơ quan chức năng Việt Nam kiểm định và chấp nhận.

3. Vắc-xin phải đảm bảo về nguồn cung bởi hàng năm cần tới trên 4 triệu liều cho trẻ.

Một tiêu chí khác không nhắc tới nhưng lại cũng không kém phần quan trọng là vắc-xin mới có cùng hiệu lực và cách sử dụng, triển khai như vắc-xin trước để dễ dàng chuyển đổi. Với những yêu cầu như vậy, công tác khảo sát tìm kiếm các vắc-xin có thể thay thế Quinvaxem đã được đưa ra và ComBE Five là một trong số đó.

Vắc-xin phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (DPT-VGB-Hib) có tên thương mại là ComBE Five do Công ty Biological E. Ấn Độ sản xuất có thành phần tương tự như vắc-xin Quinvaxem đã sử dụng trong TCMR, gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, giải độc tố vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt (toàn tế bào), kháng nguyên virut viêm gan b và kháng nguyên vi khuẩn Hib.

Vắc-xin ComBE Five.

Vắc-xin ComBE Five.

Vắc-xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae typ b.

Phản ứng sau tiêm của vắc-xin ComBE Five tương tự như những vắc-xin có chứa thành phần DPT, VGB, Hib khác. Tuy nhiên, theo những đánh giá của WHO thì các phản ứng của ComBe Five đều ở mức chấp nhận được nếu không nói là thấp hơn so với vắc-xin truyền thống.

Lịch tiêm vắc-xin phối hợp DPT-VGB-Hib ComBE Five được tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi hoàn toàn tương tự lịch tiêm vắc-xin Quinvaxem trước đây. Nếu liều vắc-xin nào bị bỏ lỡ hoặc tiêm muộn thì cần tiêm càng sớm càng tốt vào thời gian sau đó và không cần phải tiêm lại từ đầu. Chú ý khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng. Như vậy, những trẻ trước đây đang dùng Quinvaxem mà chưa đủ mũi thì hoàn toàn có thể bổ sung bằng vắc-xin mới này. Để phòng bệnh, tốt nhất trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Việc trì hoãn hoặc bỏ các mũi tiêm của các bậc phụ huynh khiến cho trẻ sẽ bị tiêm chủng muộn, tiêm chủng không đủ mũi. Điều này sẽ dẫn đến trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trước khi được tiêm chủng đầy đủ do không có miễn dịch bảo vệ.

Vắc-xin ComBE Five đã được sử dụng tại thực địa 4 huyện của tỉnh Hà Nam năm 2016. Sau tiêm chủng chỉ ghi nhận một số phản ứng thông thường xuất hiện vào ngày thứ nhất sau tiêm vắc-xin bao gồm phản ứng tại chỗ tiêm đau, quầng đỏ với tỷ lệ từ 5-15%, sốt tỷ lệ 34-39%. Không ghi nhận bất kỳ phản ứng nặng nào sau tiêm chủng. Như vậy, những phản ứng thường gặp khi sử dụng vắc-xin ComBE Five cũng giống như sử dụng vắc-xin DPT-VGB-Hib hiện đang sử dụng trong Chương trình TCMR. Việc chuyển đổi sử dụng vắc-xin 5 trong 1 mới sắp tới đây không có nhiều khác biệt.

Trong thời gian tới sẽ có một số vắc-xin mới sẽ được triển khai trong TCMR như vắc-xin sởi – Rubella (MRVAC), vắc-xin bại liệt tiêm (IPV), vắc-xin phối hợp 5 trong 1 (ComBE Five), vắc-xin bại liệt uống bOPV sản xuất trong nước. Trong đó, vắc-xin ComBE Five do Ấn Độ sản xuất và vắc -xin IPV do Pháp sản xuất được nhập khẩu sử dụng tại Việt Nam. 2 vắc-xin sởi – Rubella và vắc-xin bại liệt uống bOPV do Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế – Polyvac tại Việt Nam sản xuất. Có thể nói đây là thành quả rất lớn của Việt Nam khi chúng ta đã sản xuất được vắc-xin đạt chất lượng và đảm bảo tính an toàn, chủ động cung ứng cho Chương trình TCMR.

Đối với các vắc-xin nhập khẩu vào Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Việt Nam. Các vắc-xin sử dụng trong TCMR bắt buộc phải được cấp đăng ký lưu hành và đảm bảo đạt được tất cả các tiêu chuẩn theo quy định của Việt Nam và đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của WHO. Từng lô vắc-xin khi nhập vào Việt Nam đều phải được Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế kiểm định và đạt tiêu chuẩn về an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

Trong bối cảnh một số dịch bệnh hiện vẫn lưu hành và một số dịch bệnh có nguy cơ quay trở lại nếu tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp, các ông bố bà mẹ cần nhớ tuân thủ tuyệt đối lịch tiêm chủng cho con mình. Hãy tự trang bị cho con mình hành trang tốt nhất là sức khỏe – phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có vắc-xin dự phòng hiệu quả nhất là tiêm chủng vắc-xin đầy đủ, đúng lịch. Tiêm chủng giúp bảo vệ sức khỏe của con bạn và cộng đồng.

Các bậc cha mẹ cũng luôn phải ý thức rằng việc theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm là rất quan trọng góp phần đảm bảo tiêm chủng an toàn. Các biểu hiện bất thường sau tiêm cần được phát hiện sớm để được xử trí kịp thời và tránh được rủi ro đáng tiếc xảy ra với các bé.

 

Vai trò quan trọng của việc tiêm vắc-xin 5 trong 1:

Đây là vắc-xin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, là những bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm, là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi – đối tượng rất dễ mắc những bệnh này ở Việt Nam. Đây cũng là những vắc-xin cơ bản được triển khai tiêm chủng miễn phí trong Chương trình TCMR cho trẻ em dưới 1 tuổi ở hầu hết các nước trên thế giới.

 

TS.BS. Phạm Quang Thái (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương)

]]>
Khuyến cáo mới sử dụng vắc-xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung http://tapchisuckhoedoisong.com/khuyen-cao-moi-su-dung-vac-xin-hpv-ngua-ung-thu-co-tu-cung-10457/ Wed, 25 Jul 2018 07:05:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khuyen-cao-moi-su-dung-vac-xin-hpv-ngua-ung-thu-co-tu-cung-10457/ [...]]]>

Vắc-xin HPV đã được khuyến cáo sử dụng từ năm 2006

Kể từ khi được cấp phép sử dụng lần đầu tiên năm 2006, đến nay vắc-xin HPV đã có nhiều bước phát triển. Đầu tiên, các loại vắc-xin HPV tứ giá (gardasil phòng ngừa HPV týp 6, 11, 16, 18) và vắc-xin HPV nhị giá (cervarix phòng ngừa HPV týp 16, 18) từ khi ra đời cho đến nay đã lần lượt được mở rộng phạm vi sử dụng. Không chỉ giúp bảo vệ cho phụ nữ khỏi ung thư cổ tử cung mà còn giúp bảo vệ các bệnh lý khác do HPV gây ra (ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng…). Đối tượng tiêm phòng cũng được mở rộng sang cả nam giới.

Một bước phát triển lớn nữa, đó là vắc-xin HPV giúp phòng ngừa 9 týp HPV (cửu giá) có tên là gardasil 9 đã được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn lưu hành vào tháng 12/2014 để phòng ngừa các týp HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58. Cả ba loại vắc-xin đều được cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016 chỉ còn gardasil 9 là đang được phân phối tại đây.

Theo khuyến cáo, ba loại vắc-xin được sử dụng theo liệu trình 3 liều vào các thời điểm 0, 1 hoặc 2 tháng và 6 tháng sau liều đầu. Đến tháng 10/2016, sau khi có kết quả nghiên cứu từ một thử nghiệm lâm sàng lớn, đa trung tâm, FDA đã cấp phép cho gardasil 9 được sử dụng theo liệu trình 2 liều ở các bé gái và cả bé trai trong độ tuổi từ 9-14. Những bước phát triển mới này đưa đến nhiều thay đổi trong các khuyến cáo hiện hành.

Vắc-xin HPV được khuyến cáo sử dụng từ năm 2006.

Vắc-xin HPV được khuyến cáo sử dụng từ năm 2006.

Khuyến cáo khi tiêm HPV

Ủy ban Cố vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo khi sử dụng vắc-xin HPV như sau:

Độ tuổi tiêm ngừa: ACIP khuyến cáo tiêm ngừa thường quy cho trẻ em cả hai giới ở tuổi 11 hay 12, có thể bắt đầu tiêm ngừa khi trẻ lên 9 tuổi.

Nữ giới có thể kéo dài thời gian tiêm ngừa đến hết 26 tuổi và với nam giới là hết 21 tuổi nếu chưa được tiêm ngừa đầy đủ trước đó. Nam giới tuổi từ 22-26 vẫn có thể tiêm ngừa (tùy trường hợp).

Liệu trình phù hợp: Những trường hợp bắt đầu tiêm ngừa trước khi đủ 15 tuổi, ACIP khuyến cáo tiêm 2 liều. Với liều thứ hai cách liều đầu tiên từ 6-12 tháng (liệu trình 0, 6-12).

Những trường hợp bắt đầu tiêm ngừa sau 15 tuổi, ACIP khuyến cáo tiêm 3 liều. Với liệu trình 0, 1-2 và 6 tháng như các khuyến cáo trước đây.

Tiêu chuẩn tiêm ngừa đầy đủ: Những trường hợp bắt đầu tiêm ngừa trước khi đủ 15 tuổi với vắc-xin HPV cửu giá, tứ giá hoặc nhị giá và đã tiêm 2 liều (theo liệu trình 0, 6-12) hoặc đã tiêm 3 liều (theo liệu trình 0, 1-2, 6) của bất kỳ loại vắc-xin HPV nào đều được coi là đã tiêm ngừa đầy đủ.

Những trường hợp bắt đầu tiêm ngừa sau 15 tuổi với vắc-xin HPV cửu giá, tứ giá hoặc nhị giá và đã tiêm 3 liều (theo liệu trình 0, 1-2,6) của bất kỳ loại vắc-xin HPV nào đều được coi là đã tiêm ngừa đầy đủ.

Vắc-xin HPV cửu giá có thể sử dụng thay thế các loại vắc-xin tứ giá và nhị giá để tiếp tục và hoàn thành đầy đủ liệu trình tiêm ngừa.

Các trường hợp đã tiêm ngừa đầy đủ bằng vắc-xin HPV tứ giá hoặc nhị giá không có khuyến cáo tiêm ngừa bổ sung vắc-xin HPV cửu giá.

Trường hợp liệu trình bị gián đoạn: Không cần khởi động lại từ đầu khi liệu trình bị gián đoạn. Số liều phải tiêm còn lại dựa vào liệu trình khuyến cáo theo độ tuổi lúc bắt đầu tiêm ngừa.

Đối với các nhóm dân số đặc biệt: Trẻ em có tiền sử bị lạm dụng hoặc bạo hành tình dục: khuyến cáo bắt đầu tiêm ngừa vắc-xin HPV thường quy từ lúc lên 9 tuổi.

Nam giới có quan hệ đồng giới: Khuyến cáo tiêm ngừa vắc-xin HPV thường quy như với nam giới nói chung và có thể kéo dài đến hết tuổi 26 nếu chưa được tiêm ngừa đầy đủ trước đó.

Đối tượng chuyển giới: Khuyến cáo tiêm ngừa thường quy và có thể đến hết tuổi 26 nếu chưa được tiêm ngừa đầy đủ trước đó.

Đối với điều kiện y khoa đặc biệt: ACIP khuyến cáo tiêm ngừa đủ 3 liều vắc-xin HPV (theo liệu trình 0, 1-2, 6) cho tất cả phụ nữ và nam giới trong độ tuổi từ 9 – 26 có tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc mắc phải với đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào hay miễn dịch dịch thể kém như trong trường hợp thiếu kháng thể tế bào lympho B, khiếm khuyết một phần hay toàn phần tế bào lympho T, nhiễm HIV, có khối u tân sinh ác tính, ghép tạng, mắc bệnh tự miễn hay đang điều trị phác đồ ức chế miễn dịch.

Chống chỉ định và thận trọng: Không có thay đổi về chống chỉ định và những trường hợp cần thận trọng, bao gồm liên quan đến thai kỳ trong khuyến cáo lần này so với trước đây.

Tất cả những trường hợp xảy ra tác dụng phụ sau khi tiêm ngừa đều nên được báo cáo đầy đủ.

BS. Bùi Quang Trung

((Theo Gardasil ))

]]>
Sử dụng hành tây làm thuốc như thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/su-dung-hanh-tay-lam-thuoc-nhu-the-nao-5207/ Thu, 19 Jul 2018 13:43:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/su-dung-hanh-tay-lam-thuoc-nhu-the-nao-5207/ [...]]]>

Hành tây có thuộc tính chống oxy hóa, kháng sinh, kháng viêm và kháng histamin. Trên thực tế, hành tây có thể loại bỏ độc tố. Nó có thể giảm cholesterol. Đây là một trong những lý do hành tây trở thành một thành phần không thể thiếu trong hầu hết các món sa lát. Người Ấn Độ sử dụng hành để chế biến hầu hết các món ăn gia vị.

Dưới đây là những cách sử dụng hành tây làm thuốc:

Chữa mụn cơm

Cắt một củ hành theo vòng tròn và đặt lên mụn cơm. Buộc một miếng vải lên trên để không bị rơi. Để miếng hành này qua đêm và tháo bỏ vào buổi sáng. Lặp lại điều này trong vài ngày. Mụn cơm sẽ sớm bị loại bỏ.

Chữa ho

Cắt củ hành thành nhiều miếng và ép lấy nước. Thêm vài giọt mật ong và uống 2 lần/ngày để chữa ho.

Bỏng

Trong trường hợp bị bỏng nhẹ khi nấu ăn, đặt một miếng hành lên khu vực bị bỏng của da trong vài phút sẽ có tác dụng.

Hành tây

Cảm lạnh

Nếu bạn đang bị cảm lạnh, đặt một củ hành gần nơi bạn nằm ngủ. Nó sẽ hấp thu các vi sinh vật và chất kích thích.

Sốt

Trước khi ngủ, cắt nhỏ một củ hành, một củ khoai tây và 2 nhánh tỏi. Cho tất cả vào một đôi tất và đeo khi ngủ.

Các vấn đề về xoang mũi

Ăn hành tươi sẽ sớm làm sạch mũi. Ngoài ra, bạn có thể làm trà gừng bằng cách bỏ hành cùng với gừng vào nước đun sôi

BS. Mai Anh

]]>
Sử dụng chất béo đúng cách để cơ thể khỏe mạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/su-dung-chat-beo-dung-cach-de-co-the-khoe-manh-5184/ Thu, 19 Jul 2018 13:39:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/su-dung-chat-beo-dung-cach-de-co-the-khoe-manh-5184/ [...]]]>

Chất béo trong cơ thể mỗi người giữ một vai trò quan trọng. Chất béo là một chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc cơ thể, có mặt ở màng tế bào và các màng nội quan của tế bào như nhân và ti thể, vì vậy đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào.

Ở người trưởng thành, có khoảng 18-24% trọng lượng cơ thể là chất béo. Chất béo cũng có vai trò trong dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ… Vì vậy, hiểu biết về chất béo để sử dụng hợp lý là rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe và tránh cho cơ thể gặp những “rắc rối” do chất béo mang lại.

Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt. Lượng chất béo càng cao thì tỷ lệ tử vong do bệnh nhồi máu cơ tim càng cao. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy: khẩu phần ăn của người Nhật Bản có lượng chất béo chiếm 25% năng lượng khẩu phần thì tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim là 52/100.000 dân, trong khi đó ở Mỹ có khẩu phần chất béo là 42%, thì tỷ lệ tử vong là 306,6/100.000 dân. Đối với người Việt Nam chúng ta, chất béo nên chiếm 15-20% tổng năng lượng ăn vào. Ở người trưởng thành, nếu khẩu phần có khoảng 30g chất béo thì trong đó nên có 20g là chất béo nguồn gốc thực vật.

 

Sử dụng chất béo đúng cách để cơ thể khỏe mạnh

Với các món hấp, xào nên cho dầu ăn ngay trước khi bắc ra khỏi bếp thì mới giữ được cấu tạo hóa học và tác dụng của các axit béo không no.

 

Xin giới thiệu với bạn đọc một số loại axit béo có vai trò quan trọng:

Axit béo chưa no, một nối đôi (Oleic): có tác dụng góp phần làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và hạn chế giảm LDL-cholesterol (cholesterol tốt). Loại axit béo này có nhiều trong các dầu thực vật như dầu oliu, dầu lạc, dầu hạt cải, cọ và dầu đậu nành.

Axit béo omega-3 (Linolenic): Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu và chứng minh về vai trò tích cực của các loại axit béo omega-3 (n-3) đối với phòng chống các bệnh tim mạch. Các loại cá, dầu cá chứa nhiều axit béo này như EPA, DHA. Các nghiên cứu cho thấy, các axit béo omega -3 không những giảm cholesterol mà còn giảm triglycerid. Các axit béo omega-3 còn có tác dụng tốt để phòng chứng loạn nhịp tim, rung tâm thất, huyết khối và điều chỉnh phần nào huyết áp trong tăng huyết áp thể nhẹ. Các axit béo omega-3 nguồn gốc thực vật (ALA) cũng có tác dụng tốt với bệnh tim mạch. Các axit này có nhiều trong dầu thực vật như dầu đậu nành, hạt cải và các hạt có dầu như vừng, lạc. Ở chế độ ăn giàu ALA, nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành giảm tới 50%.

Thành phần axit béo không no trong một số loại dầu ăn (trong 100g dầu)

Sử dụng chất béo đúng cách để cơ thể khỏe mạnh

Axit béo omega-6 (Linoleic): là loại axit béo chưa no có 2 nối đôi trong cấu tạo, có nhiều trong các dầu thực vật như đỗ tương, hướng dương, ngô, lạc, hạt cải.

Một chế độ ăn có 7-10% năng lượng khẩu phần (tương đương 15-20g chất béo) từ axit béo omega-3, omega-6 trong cá, dầu thực vật có thể giảm 17-20% cholesterol toàn phần và có tác dụng giảm 16-34% nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Vì thế, mỗi tuần nên ăn cá 2-3 lần. Tất cả các loại cá và hải sản đều chứa các axit béo omega-3 ngay cả khi lượng lipid thấp trong một số hải sản. Đối với người không thích ăn cá và hải sản có thể sử dụng dầu cá thiên nhiên 2-3g mỗi ngày.

Cần lưu ý rằng, khi chế biến thức ăn, các bạn nên sử dụng các loại dầu ăn trên ở dạng ăn sống như trộn salat hoặc cho vào món hấp, xào ngay trước khi bắc ra khỏi bếp thì mới giữ được cấu tạo hóa học và tác dụng của các axit béo không no.

TS. Nguyễn Thị Lâm

]]>