stress – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 06:24:08 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png stress – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Stress có gây đau khớp? http://tapchisuckhoedoisong.com/stress-co-gay-dau-khop-14125/ Sun, 05 Aug 2018 06:24:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/stress-co-gay-dau-khop-14125/ [...]]]>

Đau khớp là hệ quả xuất hiện tự nhiên khi con người già đi. Đau khớp cũng có thể bị do chấn thương khi luyện tập thể dục thể thao. Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp. Stress có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách mà chúng ta không thể biết và cơn đau khớp do stress gây ra có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe.

Cơ chế stress gây đau khớp

Thay đổi vận động hàng ngày: Lo lắng, đặc biệt là các cuộc tấn công của stress, có thể thay đổi cách di chuyển, ngồi và hành động. Chúng ta tập thể dục ít hơn, nằm nhiều hơn, thay đổi rất nhiều hành vi của bạn như là một phản ứng đối với stress. Những thay đổi này có thể làm trầm trọng thêm stress và thậm chí gây ra các biến chứng khác, bao gồm đau khớp.

Viêm do stress: Khi cơ thể có tình trạng viêm (không do nhiễm khuẩn), chúng ta có thể gặp đau khớp cùng với nhiều vấn đề sức khỏe khác. Stress có thể gây phản ứng viêm trong cơ thể và có thể làm khớp sưng lên và vận động của khớp trở nên ít linh hoạt hơn. Tình trạng cứng khớp do viêm có thể làm cho việc di chuyển và làm các công việc thường nhật trở nên khó khăn.

Stress có gây đau khớp?Stress có thể gây phản ứng viêm trong cơ thể và có thể làm khớp sưng đau và vận động của khớp trở nên ít linh hoạt hơn.

Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch: Stress và đau khớp có mối liên quan mật thiết với nhau, do stress có ảnh hưởng xấu trực tiếp lên hệ thống miễn dịch, kết quả làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm giảm sức đề kháng và năng lượng của cơ thể.

Căng cơ do stress: Có một tình trạng tăng cường hoạt động cơ bắp khi bị stress trong một thời gian dài. Điều này làm cho hệ cơ bắp trở nên căng cứng và buộc khớp phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến quá tải cho khớp và gây đau khớp.

Tăng cảm giác đau: Cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với những cơn đau khi bị stress hoặc lo lắng. Có nghĩa là chúng ta bắt đầu cảm thấy dễ cảm nhận cơn đau và cường độ đau nhiều hơn so với trước đây khi không bị stress.

Xử lý đau khớp do stress

Khi bị stress và đau khớp, cần tìm những cách giúp giảm stress. Dưới đây là một số cách giải quyết cơn đau khớp liên quan đến stress:

Sử dụng muối Epsom: Thư giãn trong một bồn tắm với muối Epsom ngâm trong nước có thể thực sự làm giảm đau cơ và khớp. Muối Epsom giàu sulfate và magiê giúp cơ thể hấp thụ nhanh chóng và giúp giảm viêm. Đổ đầy bồn tắm bằng nước ấm và thêm 2 muỗng muối Epsom vào đó. Ngâm trong ít nhất 20 phút để đạt hiệu quả giảm đau khớp.

Áp dụng chườm xen kẽ lạnh và nóng: Cách chườm nóng và lạnh xen kẽ có thể giúp hỗ trợ hiệu quả ngay lập tức khỏi chứng đau khớp. Lấy một gói gel trị liệu nóng và áp trực tiếp vào khớp bị đau trong 20 phút. Sau 20 phút, sử dụng 1 gói đá lạnh áp trên cùng một vị trí khớp đau thêm 20 phút nữa hoặc lâu hơn. Điều này sẽ giúp mang lại sự giảm nhẹ đau khớp tức thì.

Stress có gây đau khớp?Áp dụng chườm gói nóng và lạnh xen kẽ có thể giúp hỗ trợ hiệu quả khi bị đau khớp.

Vận động nhiều hơn: Stress có thể khiến cơ thể giảm khả năng đi lại, tập thể dục và vui chơi với bạn bè hay gia đình. Nếu không có một cuộc sống tích cực và năng động có thể làm cho cơ bắp trở nên căng cứng và sẽ làm cho cơn đau khớp càng tồi tệ hơn. Tập thể dục thường xuyên và tìm hiểu thêm về một số bài tập thể dục để tăng cường cơ và khớp. Những bài tập tăng cường này có thể làm giảm nguy cơ bị chấn thương khớp trong tương lai.

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Có thể ngăn ngừa cơn đau khớp bằng cách ăn các thực phẩm có tác dụng chống viêm, thực phẩm giàu axit béo omega-3. Sử dụng nhiều trái cây tươi và rau trong chế độ ăn uống để cung cấp cho cơ thể các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do. Hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn cũng như thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo no.

Dùng các chất bổ sung: Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm stress và đau khớp, nhưng cũng có thể phải dùng các chất bổ sung để đạt được kết quả nhanh hơn như: canxi,  vitamin D…

Nghỉ ngơi: Cùng với các biện pháp chữa trị để đối phó với stress và đau khớp, nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, xoa bóp các khớp. Dùng menthol xoa vào khớp đau có hiệu quả làm giảm đau. Trong khi xoa bóp, luôn luôn di chuyển ngón tay hướng về phía trái tim của bạn.

Dùng thuốc: Khi các biện pháp không hiệu quả, nên trao đổi với bác sĩ để có thể được hỗ trợ. Có thể dùng một số loại thuốc thuốc giảm đau thông thường, đôi khi có thể cần thêm thuốc giãn cơ để giảm đau nhanh hơn.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Sau khi hiểu cơ chế mối liên quan giữa stress và đau khớp, chúng ta có thể giải quyết tình trạng viêm và đau khớp do stress gây ra với những hướng dẫn xử trí đơn giản và dễ thực hiện đã nêu trong bài viết. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ khi cơn đau khớp ngày càng trở nên tồi tệ hơn hoặc nhận thấy khớp của mình bị biến dạng hoặc đau khớp kèm sốt hoặc khớp bị viêm nặng hơn so với trước.

 

BS. Nguyễn Hải Lê

]]>
Đau vẫn hoàn đau http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-van-hoan-dau-13571/ Sun, 05 Aug 2018 05:13:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-van-hoan-dau-13571/ [...]]]>

Chẳng có gì khó, chỉ cần một viên Panadol hoặc Tylenol thì xem ra cũng cải thiện được tình hình, cơn nhức đầu biến mất, cuộc sống lại tràn đầy màu sắc.

Ngày hôm sau, khi thức dậy, bỗng dưng bạn lại cảm thấy đau đầu, lần này cơn đau không dữ dội như hôm qua nhưng lại cứ tái đi, tái lại. Cũng lại giở trò cũ, thuốc đã mua sẵn ngày hôm qua rồi, tội vì không uống để ngăn chặn cơn đau trước khi chúng càng trở nên “tàn nhẫn”. Hôm qua uống một viên, hôm nay uống 2 viên để có tác động gấp đôi? Nghe như có vẻ rất là logic phải không?

Thế nhưng sự đời đâu có dễ ăn như ta tưởng. Khi bạn làm điều đó có nghĩa là bạn đã “hãm tài” những “receptor đau “vốn có nhiệm vụ “đưa tin” giữa các tế bào não. Điều này cũng có nghĩa là cơn đau đầu của bạn vẫn “ăn dầm nằm dề” ở đó, nhưng vì não đã bị “cắt liên lạc” cho nên làm cho bạn không còn cảm thấy đau. Cũng có nghĩa là thay vì tìm ra nguyên nhân gây đau đầu để mà trị. Bạn chỉ trị triệu chứng đau đầu.

Thêm vào đó, Tylenol hoặc Panadol ( tên biệt dược của paracetamol) không hiền như ta tưởng và sẵn sàng lòi mặt… độc khi bạn dùng không đúng cách. Một thống kê từ Úc cho thấy khi sử dụng paracetamol chỉ có 16% người dùng chịu đọc kỹ nhãn thuốc. Khoảng 44% số người đã đọc nhãn thuốc và biết rằng mình đang sử dụng quá liều được đề nghị nhưng vẫn chấp nhận dùng để “ăn thua đủ” với cơn đau.

Đau vẫn hoàn đauNếu bạn bị dính đau đầu hơn 2 lần trong một ngày thì đúng là bạn đã có vấn đề

Nếu bạn bị dính đau đầu hơn 2 lần trong một ngày thì đúng là bạn đã có vấn đề. Sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi chỉ càng có cơ hội bị dính theo hiệu ứng hồi ngược (rebound) và càng làm cho cơn đau đầu càng không còn lối thoát. Khi bạn sử dụng cùng một loại thuốc giảm đau trong một thời gian dài thì cơ thể bạn sẽ bị nghiện thuốc. Điều gì sẽ xảy ra khi một loại thuốc giảm đau bị “phế võ công”? Bạn sẽ bị cơn đau đầu hành hạ bạn một cách dã man hơn và càng làm cho bạn muốn uống thêm nhiều thuốc hơn và càng nhiều thuốc hơn nữa tạo thành cái vòng luẩn quẩn.

Không phải nói ra những điều này nhằm thuyết phục bạn đừng có rớ vào mấy loại thuốc giảm đau. Không thể phủ nhận công lao của chúng, tuy nhiên đừng để chúng biến thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống thường ngày của bạn. Có một điều nếu nói ra tưởng dư thừa: luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Nhiều loại thuốc tuy rằng dùng khác mục đích nhưng lại có chung thành phần hoạt chất. Vì vậy nếu dùng những lại thuốc này cùng một lúc sẽ càng làm tăng hàm lượng các thành phần hoạt chất giống nhau có mặt ở 2 thuốc khác nhau và sẽ càng làm tăng thêm độc tính. Một thí dụ rõ nhất là Tylenol trị đau đầu có chứa paracetamol, một số loại thuốc trị cảm cúm khác cũng có chứa paracetamol, nếu sử dụng 2 loại thuốc này cùng một lúc, sự quá liều paracetamol rất có thể xảy ra. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống thất thường, mượn rượu giải sầu… thì càng làm tăng khả năng công phá lá gan mong manh của bạn. Điều “khó chịu” nhất là khi lá gan bị công phá ở giai đoạn sớm, những triệu chứng gặp phải rất giống cúm và làm cho bạn càng sử dụng thêm thuốc trị cúm và càng làm cho lá gan “oải chè đậu” hơn.

Nếu bạn bị hiệu ứng đau đầu hồi ngược khi sử dụng các loại thuốc giảm đau. Điều duy nhất bạn có thể làm để xoay chuyển tình thế là… ngưng ngay tất cả các loại thuốc giảm đau và thay thế bằng những liệu pháp tự nhiên khác. Những liệu pháp tự nhiên này đôi lúc còn nhanh hơn và hiệu quả hơn so với các loại thuốc giảm đau. Những liệu pháp này bao gồm thủy liệu pháp (hydrotherapy), hương liệu pháp (aromatherapy), châm cứu, massage, yoga… Những liệu pháp này đã được con người áp dụng hàng bao thế kỷ nay và đã “giải thoát” cho hàng triệu triệu người cho nên bạn cũng không là ngoại lệ. Trị những cơn đau đầu đúng phương pháp sẽ làm bạn tiết kiệm tiền bạc chi tiêu vào những loại thuốc giảm đau vốn hay gây… “nhức đầu” cho túi tiền của bạn.

DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (Australia)

]]>
Đối phó với tình trạng stress do công việc http://tapchisuckhoedoisong.com/doi-pho-voi-tinh-trang-stress-do-cong-viec-11528/ Wed, 25 Jul 2018 10:06:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/doi-pho-voi-tinh-trang-stress-do-cong-viec-11528/ [...]]]>

1. Trước tiên, điều quan trọng là bạn phải học cách để thư giãn; Ví dụ, khi về nhà hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để thiền.

2. Hãy ghi lại tất cả những thứ khiến bạn bị căng thẳng tại nơi làm việc. Sau đó dành thời gian để phân tích và tìm cách giải quyết.

3. Hãy tự hỏi bản thân xem liệu công việc bạn đang làm có đáng để bạn phải hy sinh sức khỏe và đương đầu với stress. Đừng ngần ngại cân nhắc chuyển việc nếu cần.

4. Bạn cũng có thể trao đổi với người quản lý về những vấn đề công việc đang ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn để xem liệu họ có thể giúp gì cho bạn không.

stress do công việc

5. Nếu công việc của bạn cho phép làm tại nhà, bạn có thể lựa chọn phương án này trong một thời gian để giảm căng thẳng do việc đi lại.

6. Hãy đảm bảo rằng bạn đang làm một công việc đủ hấp dẫn và hứng thú, vì công việc buồn chán, tẻ nhạt dễ khiến bạn căng thẳng.

7. Nếu bạn đang nhận một mức lương không xứng đáng cho công việc mình làm, hãy trao đổi thẳng thắn với quản lý để tránh stress.

8. Sẽ tốt hơn nếu bạn có những mối quan hệ xã hội tốt để dành thời gian thư giãn, vì đôi khi đơn độc trong công việc cũng có thể gây stress.

9. Một điều quan trọng nữa là luôn biết giới hạn của mình trong công việc. Nếu ai đó khiến bạn phải làm quá nhiều việc, hãy học cách từ chối. Vì quá tải trong công việc là một nguyên nhân dẫn tới stress.

10. Vài tháng một lần, bạn hãy dành thời gian để nghỉ ngơi. Tránh xa máy tính và điện thoại để đi đâu đó vài ngày. Đây là cách hiệu quả giúp giảm căng thẳng trong công việc.

 

BS P.Liên

(Theo Boldsky)

]]>
Mối nguy hại khi bị stress http://tapchisuckhoedoisong.com/moi-nguy-hai-khi-bi-stress-11204/ Wed, 25 Jul 2018 09:09:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/moi-nguy-hai-khi-bi-stress-11204/ [...]]]>

Bạn có thể cảm thấy stress khi quản lý tài chính không tốt, kỷ luật và học hành con cái chưa đạt yêu cầu, hoặc thậm chí đối phó với một mối quan hệ khó khăn trong giao tiếp ở cơ quan hay cộng đồng nơi sinh sống. Stress có thể gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng tinh thần và thể chất, có thể làm bạn tổn thương theo nhiều cách hơn bạn tưởng tượng.

Những tác hại khi cơ thể bị stress

Không thể có giấc ngủ ngon: Stress có thể khiến bạn ở trạng thái bồn chồn, lo lắng quá mức khiến không ngủ được. Với tình trạng thiếu ngủ, sẽ rất khó khăn để đối phó với stress và bạn sẽ bị vướng vào một vòng luẩn quẩn.

Nguyên nhân gây nhức đầu: Bạn sẽ bị những cơn nhức đầu do stress vì khi đó cơ thể tiết ra nhiều hormon như cortisol và adrenalin. Những hormon này có thể gây ra những thay đổi về co bóp mạch máu sẽ dẫn đến đau nửa đầu và đau đầu do stress. Nếu bạn đã từng bị chứng đau nửa đầu, stress có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh có sẵn.

Ảnh hưởng xấu đến bộ nhớ: Khả năng hình thành những ký ức mới của não sẽ bị tổn thương nặng nề do có quá nhiều cortisol trong cơ thể do stress gây ra. Tiết nhiều hormon do stress cũng có thể phá vỡ hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh và làm cho não khó ghi lại những ký ức. Điều đó cũng giải thích tại sao nhiều người không thể suy nghĩ ngay khi đang đối mặt với những stress cấp tính. Thêm nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng stress mạn tính có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung vào các nhiệm vụ hàng ngày.

Rụng tóc: Stress nghiêm trọng có thể dẫn đến rụng tóc. Một số nghiên cứu cho thấy rằng bạn sẽ mất nhiều tóc trong trường hợp stress nghiêm trọng và xảy ra đột ngột. Một số người bị rối loạn lo âu kéo dài thường liên quan đến tình trạng rụng nhiều tóc.

Mối nguy hại khi bị stressNên tham gia giao lưu tại các CLB để giảm áp lực căng thẳng, giải tỏa stress.    Ảnh: TM

Gây ra các biến chứng trong khi mang thai

Đương nhiên cảm giác bị stress trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Stress nghiêm trọng có thể dẫn đến việc chuyển dạ sớm. Có một số bằng chứng cho thấy rằng mức độ stress nặng có thể phá vỡ sự phát triển bình thường của não thai nhi. Một số nghiên cứu đã kết luận rằng stress mạn tính có thể làm giảm thấp cơ hội mang thai. Các bài tập thư giãn, yoga và các bài tập thở có thể giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.

Mức đường trong máu tăng cao: Một trong nhiều ảnh hưởng của stress là mức đường trong máu sẽ tăng lên khi bạn bị stress. Ngay cả khi bạn không bị bệnh đái tháo đường, sẽ có sự gia tăng mức đường trong máu khi bạn bị stress. Tình trạng này chủ yếu do việc tăng giải phóng epinephrin trong cơ thể khi bị stress. Tập thể dục thường xuyên và chú ý đến chế độ ăn uống của bạn có thể giúp mọi thứ trở nên dễ quản lý hơn.

Làm rối loạn hệ tiêu hóa: Một số vấn đề tiêu hóa trở nên tồi tệ hơn nếu không kiểm soát tốt stress. Đau bụng, ợ nóng và tiêu chảy có thể trở nên tồi tệ hơn do stress. Stress mạn tính có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của hội chứng ruột kích thích gây ra tiêu chảy và táo bón. Viêm loét dạ dày cũng có thể là kết quả của stress mạn tính.

Tăng huyết áp: Stress mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Ngay cả khi bạn bị stress trong một thời gian ngắn cũng có thể làm tăng huyết áp. Sự tăng đột ngột huyết áp cũng có thể làm tăng nhịp tim và các biến cố tim mạch.

Gây ra mụn trứng cá: stress làm cho da xấu đi trông thấy; chính vì lý do này mà nhiều sinh viên gặp vấn đề về mụn trứng cá và các vấn đề về da khác trong các kỳ thi.

Đau lưng: Đau lưng là một trong nhiều ảnh hưởng của stress gây ra. Một số nghiên cứu cho thấy những người bị stress và lo lắng có nguy cơ cao bị đau lưng cao hơn.

Giảm ham muốn tình dục: Những người bị stress cảm thấy khó thực hiện tốt cuộc yêu. Stress có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ham muốn tình dục và làm cho bạn cảm thấy khó khăn trong tâm trạng. Hơn nữa, stress có thể làm giảm sự sản sinh estrogen, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ và gây thiếu hụt hàm lượng testosteron làm giảm ham muốn, rối loạn cương ở đàn ông.

Giải pháp để gỡ rối với stress

Trước tiên, điều quan trọng là bạn phải học cách để thư giãn. Ví dụ, khi về nhà, hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để thiền.

Tìm hiểu nguồn gốc của stress: Hãy ghi lại tất cả những thứ khiến bạn bị căng thẳng tại nơi làm việc. Sau đó, dành thời gian để phân tích và tìm cách giải quyết. Sắp đặt lại công việc hằng ngày, theo thứ tự ưu tiên, quan trọng, tránh ôm đồm quá sức. Phân chia thời gian làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Năng vận động cơ thể. Tham gia các câu lạc bộ thể dục thể thao. Dành thời gian để giải trí với gia đình, bạn bè. Tâm sự chia sẻ khó khăn của mình với người đáng tin cậy để nhờ góp ý. Duy trì một tâm trạng hài hước.

Đề cao cảnh giác, nhận diện và chú ý tới các dấu hiệu báo động sự xuất hiện của stress và sẵn sàng giải quyết. Ghi nhớ các hoàn cảnh stress xảy ra, ở đâu, vào thời điểm nào, tại sao xảy ra… để tránh và giải quyết stress với các khả năng hiện có.

BS. Hải Minh

]]>
Stress cũng làm tăng đường máu http://tapchisuckhoedoisong.com/stress-cung-lam-tang-duong-mau-10712/ Wed, 25 Jul 2018 08:02:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/stress-cung-lam-tang-duong-mau-10712/ [...]]]>

Nhiều người nghĩ rằng họ chỉ cần quan tâm và kiểm soát tốt mức tiêu thụ tinh bột và tập thể dục là đủ để giúp đường máu ổn định. Tuy nhiên, nếu thường xuyên để stress xảy ra thì đường máu cũng khó có thể kiểm soát tốt…

Stress và đường máu liên quan như thế nào?

Khi stress xảy ra sẽ làm tăng sản xuất các hormon stress như cortisol và epinephrine dẫn đến tăng lượng đường trong máu để cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại các nguy hiểm đe dọa cơ thể bạn. Tuy nhiên, mặt trái của tăng đường máu do stress gây khó khăn cho cơ thể để quản lý tình trạng tăng đường máu đột biến này, nhất là khi cơ thể đã không có đủ insulin trong bối cảnh bạn đang mắc bệnh đái tháo đường. Đó là lý do tại sao stress dưới mọi hình thức có thể góp phần làm tăng nồng độ đường trong máu của bạn.

Nguy cơ khi bạn bị stress kéo dài

Nếu bạn bị đái tháo đường và đang liên tục bị stress, điều này sẽ gây khó khăn cho bạn để kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu.

Khi nồng độ đường trong máu thường xuyên cao do stress gây ra sẽ dẫn đến một số biến chứng sức khỏe, bao gồm các rối loạn về thận, giảm thị lực, tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh và có thể làm nhiễm khuẩn nặng và kéo dài.

Nếu không thực hiện các bước để kiểm soát lượng đường trong máu sẽ làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch như đột quỵ và cơn đau tim.

Trong khi các hormon stress gây ra tăng lượng đường trong máu, có một số yếu tố khác cũng có thể làm cho mọi việc tồi tệ thêm. Bạn có thể mất cảm giác ngon miệng khi bị stress kéo dài. Nhiều người bị stress kéo dài thường có khuynh hướng dùng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như khoai tây chiên hay bánh kẹo. Một số người bị stress kéo dài không kiểm soát được dung nạp của cơ thể, có thói quen ăn quá nhiều trong giai đoạn stress. Tất cả những thay đổi về hành vi cùng với kém hoạt động thể chất sẽ làm cho bệnh đái tháo đường trở nên tồi tệ hơn.

 

Đường huyết tăng cao gây nhiều hậu quả xấu.

Đường huyết tăng cao gây nhiều hậu quả xấu.

Nhận biết sớm những dấu hiệu tăng đường máu do stress?

Nhận biết các triệu chứng sớm của tăng đường máu là rất quan trọng để có biện pháp cần thiết điều chỉnh ngay đường máu của bạn.

Những dấu hiệu sớm phổ biến nhất của đường máu cao là mệt mỏi, đi tiểu nhiều, mờ mắt và khát nước. Trong giai đoạn nặng, bạn có thể bị đau bụng, buồn nôn, hơi thở có mùi trái cây, thở nhanh, lú lẫn, yếu và bất tỉnh.

Hãy liên hệ với bác sĩ khi bạn gặp các triệu chứng ban đầu của đường máu cao hay bị tiêu chảy liên tục trong 24 giờ hoặc nhiều hơn. Tương tự như vậy, sốt kéo dài liên tục trong 24 giờ, lượng đường máu trên 250mg/dl trong hơn 24 giờ và nôn mửa liên tục trong hơn 24 giờ là các tình huống khác bạn cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh.

Làm thế nào để quản lý stress và đường máu?

Bạn có thể thực hiện một số bước để quản lý đường máu bằng cách quản lý tốt stress. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp quản lý tốt stress:

Kiểm tra đường máu của bạn khi bạn đang bị stress. Bạn sẽ biết khi nào bạn bị stress và đây là thời điểm bạn nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu để điều chỉnh bằng chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc theo hướng dẫn.

Thông báo cho bác sĩ của bạn khi có bất kỳ thay đổi trong cuộc sống có thể ảnh hưởng nồng độ đường trong máu của bạn. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, bác sĩ có thể thay đổi tạm thời liều lượng thuốc hoặc bổ sung một loại thuốc cần thiết.

Tìm hiểu để đối phó với những stress trong cuộc sống. Có một số cách đơn giản giúp thay đổi lối sống như đi bộ và tập trung thư giãn sẽ giúp giải stress khá hiệu quả. Hãy thử tập thiền và kỹ thuật thở để kiểm soát tốt stress. Bạn cũng có thể xem xét thực hiện một số bài tập thể dục như đạp xe, bơi lội… để quản lý tốt đường máu. Tập luyện tốt và thường xuyên cũng sẽ giúp làm giảm stress và cải thiện tâm trạng của bạn.

Đôi khi, cách tốt nhất để thoát khỏi stress là tìm cách nói và bộc lộ những nguyên nhân gây stress. Thực hiện một cuộc trò chuyện với một người bạn, gia đình hoặc một người nào đó mà bạn tin tưởng. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều một khi bạn đã nói chuyện về những bất an và căng thẳng của bạn. Thậm chí bạn có thể tham gia các cộng đồng hỗ trợ trực tuyến để có được bản lĩnh tốt hơn nhằm đối phó với stress.

Tự trang bị cho bạn kiến thức và hiểu biết tốt hơn về cách đối phó với bệnh đái tháo đường. Cần tái khám đúng hẹn với bác sĩ. Bạn cũng nên sử dụng bộ dụng cụ giám sát đường máu nhanh tại nhà để phát hiện bất kỳ thay đổi lượng đường trong máu của bạn.

Cần thực hiện các bước để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Stress sẽ tăng lên và kéo dài khi bạn không ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến rối loạn lo âu và khó khăn để quản lý lượng đường trong máu của bạn. Hãy nhớ rằng ngủ quá nhiều (hơn 8,5 giờ mỗi đêm) cũng có thể làm lượng đường trong máu cao. Do đó, cần ngủ đủ thời gian cần thiết, vì ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho đường máu.

BS. Thiện Trí

((Theo newhealthadvisor.com))

]]>
8 loại thực phẩm giúp bạn đẩy lùi stress http://tapchisuckhoedoisong.com/8-loai-thuc-pham-giup-ban-day-lui-stress-6040/ Sat, 21 Jul 2018 02:58:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/8-loai-thuc-pham-giup-ban-day-lui-stress-6040/ [...]]]>

Trong cuộc chiến chống stress, ngoài các biện pháp thư giãn tâm lý, việc lựa chọn các loại thực phẩm có tác dụng giảm stress là một cách hỗ trợ hiệu quả. Dưới đây là các thực phẩm hỗ trợ giảm stress, bạn có thể lựa chọn bổ sung cho cơ thể của mình và người thân trong gia đình những lúc mệt mỏi, căng thẳng.

1. Rau xanh

Những loại rau có lá màu xanh như rau bina chứa flolate, một loại chất sản xuất dopamine giúp bạn bình tĩnh và minh mẫn. Heather Mangieri, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và chế độ ăn Mỹ (Academy of Nutrition and Dietetics) cho biết. Nghiên cứu trên 2.800 người trung niên và cao tuổi cho thấy, người bổ sung nhiều chất flolate có nguy cơ giảm các triệu chứng trầm cảm nhiều hơn so với nhóm còn lại. Một nghiên cứu khác năm 2013 của trường Đại học Otago cũng cho thấy sinh viên có xu hướng cảm thấy bình tĩnh, hạnh phúc và mạnh mẽ hơn trong những ngày họ ăn nhiều rau và trái cây.

[Caption]

Rau bina rất có lợi cho sức khỏe, giúp bạn đẩy lùi stress. Ảnh: freewtc

2. Sữa chua

Việc có quá nhiều vi khuẩn trong đường ruột của bạn cũng góp phần gây nên triệu chứng căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy có một sự liên quan chặt chẽ giữa não bộ và ruột non. Ngoài các lệnh chuyển từ não đến ruột, một số trường hợp ruột cũng truyền thông tin ngược lại đến bộ não. Trong sữa chua có đầy đủ canxi và protein, việc tiêu thụ các men vi sinh trong sữa chua làm giảm hoạt động của não ở khu vực xử lý cảm xúc bao gồm sự căng thẳng, mệt mỏi.

3. Cá hồi

Khi bạn bị stress, những hooc môn lo âu như cortisol có chiều hướng tăng lên. Các axit béo omega-3 trong cá hồi có đặc tính kháng viêm có thể giúp chống lại các tác động tiêu cực của hooc môn căng thẳng này.

4. Hạt dẻ cười

Những suy nghĩ tiêu cực quanh quẩn trong đầu bạn cả ngày. Hãy tự tìm một công việc giúp giải tỏa những ý nghĩ đó ra khỏi đầu bằng cách dùng tay tách vỏ hạt dẻ cười hoặc hạt đậu phộng. Động tác bóc tách các vỏ cứng để lấy hạt từ bên trong là cách thư giãn hiệu quả. Loại hạt chứa chất dinh dưỡng thực vật này có thể làm giảm stress bằng cách hạ thấp huyết áp và nhịp tim.

[Caption]

Hạt dẻ được nhiều người yêu thích nhờ sự thơm giòn, béo ngậy. Loại quả ngày giúp giảm stress rất tốt. Ảnh: Calendars

5. Chocolate đen

Sử dụng chocolate đen liều lượng hợp lý là một thói quen lành mạnh. Theo Health, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chocolate có sức mạnh có thể điều chỉnh mức độ căng thẳng trong bạn, bao gồm cả điều chỉnh hooc môn lo âu như cortisol. Các chất chống oxy hóa có trong cacao kích hoạt mạch máu thư giãn, giảm huyết áp và cải thiện lưu thông. Chocolate đen cũng chứa các chất tự nhiên độc đáo tạo cảm giác hưng phấn giống như cảm giác được yêu.

6. Sữa

Sữa là một nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa nhiều vitamin D, chất dinh dưỡng có thể làm tăng sự hạnh phúc. Một nghiên cứu tại Anh kéo dài suốt 50 năm tìm thấy mối liên hệ của việc giảm vitamin D và tăng nguy cơ khủng hoảng, trầm cảm của 5.966 người. Những người có nồng độ vitamin D đủ cho cơ thể có khả năng giảm rối loạn do hoảng sợ hơn những người có nồng độ thấp hơn. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này nhờ các loại thực phẩm khác như cá hồi, ngũ cốc tăng cường dinh dưỡng, lòng đỏ trứng…

7. Hạt điều

Trong một ounce (28.35gram) hạt điều chứa 11% lượng kẽm cần thiết bổ sung cho cơ thể trong ngày. Kẽm là loại khoáng chất cần thiết giúp cơ thể giảm lo âu. Nếu cơ thể bạn hấp thu đủ lượng kẽm, có thể giúp cho tâm trạng của bạn cải thiện đáng kể. Một số loại thực phẩm khác giàu kẽm như hàu, thịt bò, thịt gà và sữa chua. Ngoài ra, hạt điều cũng rất giàu omega-3 và protein. Vì vậy, chọn hạt điều làm bữa ăn phụ là sự lựa chọn thông minh cho cơ thể, cải thiện triệu chứng stress của bạn.

8. Bơ

Một nghiên cứu năm 2014 của trường Đại học Loma Linda cho những người thử nghiệm dùng nửa quả bơ vào bữa trưa. Cách làm này giúp giảm 40% ham muốn ăn thêm bữa phụ. Nhờ vậy bạn giảm khuynh hướng nạp thêm các loại thức ăn nhẹ kém lành mạnh gây gia tăng căng thẳng trong cơ thể.

Hồng Diễm (Theo Health)

]]>