Ngô Nguyệt Hằng (Bắc Ninh)
Sốt do virut Dengue có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu ở thể nhẹ (sốt Dengue), có thể điều trị tại nhà, nhưng nếu ở thể nặng (sốt xuất huyết Dengue), nhất định phải điều trị nội trú bởi có thể dẫn tới biến chứng nặng, thậm chí tử vong. Virut Dengue có 4 týp huyết thanh (từ D1 – D4) đều có khả năng gây bệnh cho nên nếu đã mắc bệnh týp D1 rồi thì vẫn có thể mắc bệnh týp khác (D2, D3, D4). Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Nếu mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó có thể nhiễm bệnh thêm 3 lần nữa bởi các týp virut Dengue còn lại, tuy nhiên, rất hiếm khi mắc bệnh lại lần thứ 4.
Đáng nói là việc tái mắc vẫn xảy ra và lần mắc sau sẽ nặng hơn lần trước. Nếu người mắc sốt xuất huyết lần 2, thủ phạm gây bệnh thường là týp vi trùng khác. Khi đó, 2 kháng thể của 2 týp vi trùng khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể người sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, gây phản ứng, làm tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, choáng, trụy mạch… Con bạn đã mắc sốt xuất huyết 1 lần ở thể nhẹ. Lần này, nếu có các triệu chứng sốt xuất huyết, bạn nên đưa con đi khám bởi các lý do nêu trên.
BS. Nguyễn Thông
Theo Cục Y tế Dự phòng, 9 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận gần 62.000 trường hợp mắc tay chân miệng. Có đến 6 ca tử vong thuộc khu vực phía Nam, trong khi năm 2017 chỉ có một trường hợp tử vong do tay chân miệng và năm 2016 không có ca nào.
Bệnh do vi trùng đường ruột Ente’virus (EV71) và Coxcakieruses gây ra, chủ yếu lây theo đường tiêu hoá, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Điều đáng lo ngại là năm nay, khoảng 21% trẻ mắc bệnh tay chân miệng năm nay do EV71 – Chủng virus dễ gây biến chứng nặng và tử vong nhất.
Dịch tay chân miệng có thể diễn biến phức tạp, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin phòng bệnh. Do đó, phụ huynh nên nắm chắc các thông tin dưới đây để có hướng phòng ngừa và xử trí kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Virus tay chân miệng lây lan rất nhanh qua đường tiêu hóa, các chất tiết từ mũi miệng, phân của trẻ bệnh. Để ngừa tay chân miệng, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch.
– Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy là biện pháp phòng bệnh rất quan trọng khi ở trong đợt dịch. Đặc biệt, cha mẹ cũng cần rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ; sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
– Ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi.
– Không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, ngậm vú giả. Cắt móng tay và chân cho trẻ sạch sẽ, kể cả người lớn.
– Rửa sạch đồ chơi, sàn nhà, khăn mặt bằng xà phòng rồi khử trùng bằng Chloramin B 5%. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống, đồ chơi chưa được khử trùng.
– Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng xà bông ((sữa tắm không đủ khả năng diệt khuẩn).
– Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh khác hoặc người nghi ngờ mắc tay chân miệng.
Ảnh: SignatureCare Emergency Center
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nguy cơ lây lan mạnh nhất là trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung, hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng lúc trẻ hắt hơi, ho. Vì vậy ở lớp học, trẻ nhiễm bệnh dễ dàng lây lan cho nhiều bạn khác. Nếu nhiễm thì nên cách ly ở nhà, không tới trường trong vòng 10-14 ngày đầu. Ở Malaysia, 701 trường học và mầm non cũng đang đóng cửa để ngừa dịch bùng phát.
Virus tay chân miệng tồn tại 3-6 ngày trong cơ thể trẻ trước khi gây ra những triệu chứng đầu tiên. Sau khi khỏi bệnh, virus vẫn tồn tại trong đường hô hấp của bé 1-3 tuần, trong phân vài tuần đến vài tháng. Vì vậy, ngay cả khi khỏi bệnh, mẹ vẫn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh để bé tiếp xúc nhiều với trẻ khỏe mạnh làm dịch nghiêm trọng hơn.
Cách chăm sóc trẻ tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo dõi trẻ bệnh sát sao, vệ sinh thân thể đúng cách, bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng… là những việc mẹ nên làm.
Theo dõi bệnh: Theo dõi cơn sốt của trẻ, cho uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C theo chỉ dẫn của bác sĩ, chọn thuốc vị cam dễ uống nếu trẻ dễ nôn trớ. Liều đúng là 10-15 mg paracetamol trên 1 kg cân nặng mỗi lần, ví dụ, trẻ nặng 10-15kg sẽ dùng một gói thuốc hạ sốt Hapacol chứa 150mg paracetamol. Chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, tổng liều không quá 60mg/kg trong 24h. Trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng với paracetamol, cần dùng chế phẩm chứa ibuprofen.
Ảnh: MomJunction
Vệ sinh cơ thể: Tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn. Vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối để tránh bội nhiễm. Tránh bọc bé trong chăn kín, kiêng gió và ánh nắng mặt trời khiến bệnh nặng hơn. Một số người sốt ruột chọc vỡ bóng nước cũng hoàn toàn không nên, bởi chúng sẽ dần xẹp xuống và mất đi.
Dinh dưỡng: Trẻ loét miệng cần ăn thực phẩm mềm mịn, mát lạnh tạo cảm giác dễ chịu như cháo, sữa, sữa chua, nước ép hoa quả… Trẻ mắc chân tay miệng thường rất biếng ăn, nên chia thành nhiều bữa, mỗi bữa một ít. Trẻ còn bú mẹ thì cần tăng số cữ lên, vì mỗi lần bé bú ít đi. Sau khi ăn bé nên súc miệng sạch sẽ và nghỉ ngơi 3- 4 giờ mới ăn bữa khác. Tránh thực phẩm cay, nóng, cứng; uống nước nóng hoặc quá lạnh đều làm tăng đau miệng, viêm loét.
Thăm khám y tế: Phần lớn trẻ mắc tay chân miệng sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày mà không cần điều trị. Song cần đến bệnh viện ngay nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C kéo dài hơn 48 tiếng và không đáp ứng với thuốc hạ sốt chứa paracetamol, kèm quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình khi ngủ, hốt hoảng, chới với, run giật tay chân, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân…
Nếu để trễ 6-12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, dẫn đến tử vong.
Nguồn Tổ chức Y tế Thế giới: http://www.un.org.vn/vi/feature-articles-press-centre-submenu-252/2055-information-sheet-from-who-on-hand-foot-and-mouth-disease
Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Liên hệ: 0292.3891433 Số Giấy tiếp nhận QC: 0759/14/QLD-TT Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng |
1. Bệnh tay chân miệng
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
– Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
– Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
– Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
2. Bệnh sởi
Với bệnh sởi, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
– Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
– Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh. Ảnh: TTXVN.
3. Bệnh sốt xuất huyết Dengue
Để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả cần sự chung tay của chính quyền các cấp, ban ngành, các tổ chức chính trị – xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại hộ gia đình với mục tiêu“Không có lăng quăng (bọ gậy), không có sốt xuất huyết”.
Bộ Y tế khuyến cáo cho mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
– Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
– Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
– Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.
– Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.
– Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
4. Bệnh cúm mùa
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
– Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
– Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.
– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
– Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
– Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…).
– Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
– Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.
– Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày.
– Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.
– Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời.
Lê Nguyên
Tôi được bác sĩ kê đơn thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol, uống oresol và theo dõi bệnh tại nhà, hàng ngày vào bệnh viện làm xét nghiệm máu. Xin cho hỏi vì sao tôi không được điều trị tại bệnh viện và không được truyền dịch như một số bệnh nhân khác? Khi điều trị tại nhà, tôi cần lưu ý những gì?
Nguyễn Thị Hoa (Hà Nội)
Sốt xuất huyết là một bệnh cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Khi không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như sốc, suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, có thể gây tử vong…
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải nằm điều trị tại bệnh viện. Với những trường hợp nhẹ và vừa, bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị tại nhà và hàng ngày vào viện làm xét nghiệm tiểu cầu theo dõi tình trạng bệnh. Ở nhà, người bệnh sẽ được nghỉ ngơi, tránh nguy cơ lây chéo bệnh… Việc uống oresol bù dịch (nước và điện giải) thay cho việc truyền dịch.
Khi điều trị bệnh tại nhà, bạn cần lưu ý: Phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được nghe theo kinh nghiệm mách bảo để chữa mẹo hoặc dùng thêm các loại thuốc khác. Chỉ được dùng paracetamol để hạ sốt. Không dùng sang thuốc khác như aspirin, ibuprofen để hạ sốt vì sẽ làm cho tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn, nguy hiểm đến tính mạng. Hai là cho dù có sốt cao liên tục thì bạn tuyệt đối không được dùng thuốc hạ sốt quá liều và quá dày. Cách 4-6 giờ mới được dùng lại thuốc hạ sốt 1 lần (khi cần thiết).
Ngoài dùng thuốc hạ sốt, bạn nên mặc đồ mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước (nước bình thường, không dùng nước đá sẽ gây co mạch) vào trán, nách, bẹn…
Tuyệt đối không nên thực hiện việc truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Khi cần bổ sung điện giải qua dịch truyền, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm lại bệnh viện để thực hiện. Đó chính là lý do mà bác sĩ yêu cầu bạn hằng ngày phải vào bệnh viện để làm các xét nghiệm, nhằm kịp thời nắm bắt tình trạng bệnh của bạn và có phương pháp điều trị kịp thời. Cuối cùng là bạn tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh vì sốt xuất huyết là sốt do virut nên kháng sinh không có tác dụng. Chỉ được dùng kháng sinh khi có bội nhiễm và do bác sĩ chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc.
Ngoài ra, bạn nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước ép trái cây…
BS. Nguyễn Quốc Khánh
Cháu bị sốt cao 2 ngày nay, đã uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ. Liệu có phải cháu bị sốt xuất huyết không vì năm trước cháu cũng bị một đợt sốt cao phát ban.
Bùi Thanh Ngân ([email protected])
Chứng sốt trong bệnh sốt xuất huyết có một số đặc điểm khác với chứng sốt của bệnh khác với 3 đặc điểm: Sốt đột ngột bất thình lình (trước đó hoàn toàn bình thường); sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-40 độ hoặc cao hơn. Sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một vài tiếng lại tăng lên.
Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng như xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc,… Xuất huyết dưới da biểu hiện chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào – đây cũng chính là điểm để phân biệt với trường hợp nốt đỏ do phát ban khi ấn vào sẽ biến mất) thường ở cẳng tay cẳng chân, nách ngực, thắt lưng…; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi (chảy máu cam) chảy máu răng, đại tiện ra máu; ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo (kinh nguyệt trước kỳ).
Nếu bệnh nhẹ từ ngày thứ 3-7 của bệnh giảm sốt hoặc hết sốt với những biểu hiện phục hồi dần dần. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trở nặng có thể diễn tiến đến sốc xuất huyết rất nguy hiểm.
Điều cần lưu ý là có tới 4 typ virut gây sốt xuất huyết, do vậy người bệnh mắc sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị mắc bệnh. Khi bị sốt cao cần uống nhiều nước như nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây và tốt nhất là nước oresol. Nếu sốt cao dùng thuốc hạ sốt 2 ngày không đỡ cần đi khám ngay tại cơ sở y tế.
BS. Vũ Hồng Ngọc
– Hạn chế tối đa con bị muỗi đốt.
– Cho con nằm màn khi ngủ bất kể là ban ngày hay ban đêm
– Không cho con chơi ở những chỗ tối, ẩm ướt.
– Luôn mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi cho con khi đi ra ngoài, tới nơi lạ
– Diệt muỗi và loăng quăng, bọ gậy định kỳ thường xuyên.
– Đậy kín các dụng cụ chưa nước để muỗi không để trứng, tránh lưu trữ các vật dụng có động nước quanh nhà như vỏ đồ hộp, chai lọ cũ, không còn sử dụng. Với những gia đình có trồng cây thủy sinh nên nuôi thêm cá bảy màu để diệt loăng quăng, bọ gậy.
– Luôn dọn dẹp rác thải ở các bãi đất trống. Chú ý để nhà cửa quang đãng, ngăn nắp, không treo quần áo nhiều tránh muỗi ẩn nấp.
2. Các triệu chứng cần lưu ý
Với một người bệnh thông thường, sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và tiến triển qua ba giai đoạn với các diễn biến lâm sàng như sau:
Giai đoạn sốt: thường diễn ra trong 3 đến 5 ngày đầu tiên.
Giai đoạn nguy hiểm thường diễn ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kể từ khi người bệnh bắt đầu sốt. Thời điểm này cần phải theo dõi thật kỹ để có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Giai đoạn phục hồi thường diễn ra từ 24 – 48 giờ sau giai đoạn nguy hiểm và kéo dài từ 3 – 4 ngày tiếp theo. Người bệnh hết sốt, thể trạng tốt lên, có cảm giác thèm ăn, huyết động ổn định và đi tiểu nhiều.
Tuy nhiên, với các bé, đặc biệt là các bé dưới 6 tháng tuổi, mọi biểu hiện lâm sàng thường không dễ quan sát và nắm bắt như với người lớn nên bố mẹ cần phải hết sức thận trọng. Nếu để ý thấy bé các biểu hiện như dưới đây thì nên đưa bé tới bác sĩ để kiểm tra ngay:
– Trẻ sốt cao đột ngột, liên tục ≥ 38,5oC
– Trẻ mệt, quấy khóc, lừ đừ, vật vã, vã mồ hôi, chân tay lạnh.
– Trẻ buồn nôn và nôn.
– Đau bụng
– Xuất hiện xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng
– Tiểu ít, đi ngoài phân đen.
– Xuất hiện các nốt xuất huyết dưới dang dạng chấm, nốt
Trong 3 đến 4 ngày đầu tiên khi thấy các bé có triệu chứng và được xác định chính xác là trẻ sốt do virus, các mẹ có thể điều trị tại nhà cho con. Cho con ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước (nước oresol hay nước trái cây) và uống thuốc hạ sốt.
Các bố mẹ lưu ý lựa chọn thuốc có thương hiệu uy tín, đảm bảo cho con tại các cơ sở y tế đáng tin cậy và theo đơn của bác sĩ. Hiện nay, thị trường có loại thuốc giảm sốt cho trẻ dạng sủi, hương trái cây dễ uống và công hiệu nhanh như thuốc Hapacol 250 của DHG Pharma là một ví dụ điển hình.
Sau ngày thứ 3 bố mẹ nên đưa con đi khám hoặc tái khám để đảm bảo con an toàn tuyệt đối. Các bố mẹ không nên chủ quan bởi sức khỏe của trẻ thường diễn biến phức tạp, không như người lớn trong khi các biểu hiện lâm sàng ở bé lại không rõ ràng như chúng ta. Vì thế, dù “túi khôn” của bố mẹ có to tới cỡ nào cũng rất cần sự can thiệp, tư vấn của những người có chuyên môn và thực sự hiểu biết như các bác sĩ.
(Bài viết tham khảo, tổng hợp thông tin từ website Bệnh viên 108 & Bệnh viện Nhi trung ương.)
Sau mưa lũ, nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm, môi trường mất vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển khiến sốt xuất huyết dễ bùng phát thành dịch. Bệnh diễn biến phức tạp và rất nguy hiểm, người bệnh có thể bị sốc, hạ tiểu cầu và cô đặc máu.
Sốt xuất huyết chưa có vắc-xin dự phòng, y học hiện đại điều trị bằng cách: bù lại sớm khối lượng tuần hoàn, nước, chất điện giải, albumin và máu khi cần thiết và sớm trước khi có sốc.
Theo y học cổ truyền, sốt xuất huyết thuộc ôn dịch thời độc, thấp nhiệt dịch. Nhiệt độc tấn công vào phần ngoài cơ thể (phần vệ, phần khí) gây sốt cao; sau đó xâm nhập vào phần sâu hơn (phần dinh, phần huyết) gây ban chẩn và xuất huyết. Sau đây là một số bài thuốc theo từng giai đoạn bệnh.
Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần vệ, phần khí: người bệnh sốt cao liên tục, lúc đầu hơi sợ lạnh, nhức đầu, đau người, lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, mạch sác. Sau đó sốt rất cao, mặt đỏ, mắt đỏ, chân tay tê bì, ngực bụng đầy tức, nôn hoặc buồn nôn, đại tiện táo hoặc lỏng, tiểu tiện đỏ sẻn… Phép chữa: thanh giải nhiệt độc. Dùng một trong các bài:
Bài 1: kim ngân hoa, liên kiều, sơn tra, cúc hoa mỗi vị 10g, đường phèn 20 – 30g. Các vị thái nhỏ, hãm với nước sôi 20 – 30 phút. Gạn lấy nước, hòa đường, uống thay nước trong ngày.
Tổn thương xuất huyết trên da.
Bài 2: cam thảo 4 – 8g, hoạt thạch 24 – 48g. Cho thuốc vào túi vải sợi bông, hãm nước sôi 20 – 30 phút. Uống trong ngày 3 – 4 lần.
Bài 3: thạch cao 40g, lá tre tươi 30g, trúc nhự 30g, lô căn 30g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Thạch cao sắc trước 15 phút, sau đó cho các thuốc khác vào, sắc lấy nước bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo, thêm đường, chia ăn trong ngày.
Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần khí, dinh và huyết: người bệnh sốt cao, đau người, đau đầu, nhức khung mắt, mặt đỏ, lưng chân tay có điểm xuất huyết, chảy máu cam, miệng khát, có khi nôn mửa, có hạch ở nách và bẹn, mạch phù sác hay hồng đại. Phép chữa: thanh nhiệt giải độc, tả hỏa cầm máu. Dùng một trong các bài:
Bài 1: kim ngân hoa 20g, liên kiều 12g, hoàng cầm 12g, rễ cỏ tranh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, hoa hòe 16g, chi tử 8g. Nếu khát nước, thêm huyền sâm 12g, sinh địa 12g; sốt cao, thêm tri mẫu 12g. Sắc uống trong ngày.
Bài 2: cam thảo 4g, hoạt thạch 24g, thanh đại 24g. Tán bột uống với nước ấm hoặc cho vào túi, hãm nước sôi 20 – 30 phút cho uống trong ngày.
Sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền bệnh.
Chú ý: Nếu đang sốt, đột ngột nhiệt độ hạ thấp, huyết áp tụt, mạch nhanh, người mệt mỏi, vật vã, vã mồ hôi, chất lưỡi đỏ, mạch trầm tế sác (sốc): Nhất thiết phải đưa đến cơ sở y tế điều trị bằng y học hiện đại.
Ngoài ra, kết hợp một số bài thuốc bổ khí, sinh tân dịch:
Bài 1 (khi huyết áp tụt ít): bạch truật 20g, đảng sâm 20g, mạch môn 12g, thục địa 12g. Sắc uống.
Bài 2 (khi huyết áp tụt nhiều): nhân sâm 8g, ngũ vị tử 8g, mẫu lệ nung 20g, phụ tử chế 12g, mạch môn 8g, long cốt 20g, thục địa 10g. Sắc uống.
Giai đoạn phục hồi: người bệnh hết sốt, ban xuất huyết mờ dần, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt chóng mặt, lưng gối đau mỏi, ngủ kém, đại tiện lỏng nát… Dùng bài:
Bài 1: Thang ích vị: sa sâm 16g, sinh địa 20g, ngọc trúc 12g, mạch đông 12g. Sắc uống. Dùng khi còn sốt lai rai, họng khô, miệng khát.
Bài 2: Thang chỉ truật: bạch truật 12g, chỉ thực 6g. Sắc uống hoặc tán bột làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 – 3 lần, chiêu với nước cơm. Trị tỳ vị hư nhược, tiêu hoá kém, không muốn ăn uống.
Bài 3: xương dê khoảng 500 – 1.000g, gạo tẻ 100g. Xương dê làm sạch, chặt khúc cùng gạo tẻ nấu cháo, thêm muối, gừng hành, gia vị. Ăn nóng khi đói. Trị xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu, thiếu máu do thiếu dinh dưỡng.
BS. Tiểu Lan
Hiện TP HCM dẫn đầu cả nước về số người bệnh với 9.000 ca, sau đó là Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội… Bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Hiện cả nước ghi nhận 40.000 ca sốt xuất huyết.
Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê (áo trắng, thứ 3 từ trái sang) thăm bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: L.H. |
Tại Hà Nội, chỉ tính riêng Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương số ca mắc sốt xuất huyết trong tháng 9 đã tăng gần gấp đôi so với tháng 8, từ 188 ca lên hơn 300 ca. Chiều 30/9, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê kiểm tra, đánh giá tình hình tiếp nhận, điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc sốt xuất huyết dengue tại bệnh viện này.
Tiến sĩ Hoàng Văn Tuyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết tính tới ngày 28/9 có gần 650 bệnh nhân sốt xuất huyết khám và điều trị tại đây. Bệnh nhân chủ yếu ở Hà Nội, nhiều nhất là từ quận Hoàng Mai, quận Hai Bà Trưng, huyện Thanh Trì… Trung bình mỗi ngày bệnh viện khám 200-300 bệnh nhân thì đến 50-100 người bị sốt xuất huyết. Hiện bệnh viện 220 giường bệnh nhưng có 400 bệnh nhân, trong đó gần 80 người bệnh sốt xuất huyết. Một số phòng bệnh đã diễn ra tình trạng quá tải phải nằm ghép 2, 3 người một giường.
Theo các bác sĩ, khoảng 4% bệnh nhân là trong tình trạng nặng. Đa số ca bệnh nhẹ có thể điều trị ở tuyến dưới nhưng vẫn chuyển lên tuyến trên, gây quá tải. Nhiều người bệnh vẫn sẵn sàng ký cam kết chịu cảnh nằm ghép để điều trị tại bệnh viện.
Người bệnh ký cam kết chấp nhận nằm ghép để được điều trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: L.H. |
Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị bệnh viện thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm quá tải, đặc biệt không để bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết. Đồng thời phối hợp với các bệnh viện vệ tinh trên địa bàn Hà Nội để hạn chế tình trạng quá tải.
Ông Khuê cũng cho biết sẽ yêu cầu các bệnh viện trong cả nước thực hiện nghiêm túc công tác chuyển viện. Các bệnh viện tuyến cuối của hệ thống điều trị sốt xuất huyết cần phân tích nguyên nhân trường hợp tử vong, tổ chức rút kinh nghiệm và phổ biến kịp thời nhằm hạn chế tối đa tử vong.
Thực tế nhiều trường hợp tử vong vì chủ quan, đến bệnh viện muộn. Vì thế Cục trưởng Khuê khuyến cáo người dân không tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà. Khi có các biểu hiện nghi ngờ như sốt cao liên tục 2-7 ngày, khó hạ sốt; đau cơ, đau khớp; buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu; phát ban, xuất huyết dưới da… thì cần đến ngay cơ sở y tế.
Nam Phương
Thai phụ sinh con lần thứ hai, nhập viện ngày 24/10 lúc thai 37,5 tuần, sốt chưa rõ nguyên nhân. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy bệnh nhân dương tính với siêu vi trùng sốt xuất huyết Dengue, tiểu cầu giảm từng ngày, số lượng hồng cầu, bạch cầu đều giảm.
Phó giáo sư Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Trưởng Khoa Sản Bệnh, Bệnh viện Hùng Vương, cho biết sốt do siêu vi Dengue thường ít gặp ở người trưởng thành. Diễn tiến của bệnh sốt xuất huyết thường nghiêm trọng vào ngày thứ 3, thứ 5 và 7. Những ngày này bệnh nhân có nguy cơ tổn thương thành mạch máu gây xuất huyết, mất nước khỏi mao mạch, tụt huyết áp, trụy mạch… Điều trị sốt Dengue có phác đồ cho trẻ em và người không mang thai, song thai phụ nếu sốc do sốt Dengue thì nguy cơ tử vong cao.
“Bình thường khi sinh bánh nhau tróc ra sẽ chảy máu. Với thai phụ sốt xuất huyết sẽ có thể chảy máu khó cầm và nguy hiểm”, phó giáo sư Khánh Trang nói. Nếu em bé có vấn đề sức khỏe không thể cầm cự được và bị suy thai trong chuyển dạ, sản phụ phải mổ thì có thể xảy ra tình trạng vừa chảy máu ở chỗ nhau bám vừa chảy máu vết mổ, người mẹ khó giữ được mạng sống.
Bé trai chào đời khỏe mạnh, bụ bẫm cân nặng 3,7 kg. Ảnh: Lê Phương. |
Theo dõi diễn tiến sức khỏe thai phụ, các bác sĩ chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mọi tình huống vì bà bầu có thể chuyển dạ bất kỳ lúc nào. Nếu bệnh nhân trở dạ ngay giai đoạn sốc sốt xuất huyết, các bác sĩ đã tính đến phương án chấp nhận hy sinh em bé để bảo toàn mạng sống của mẹ.
May mắn là cầm cự qua 5 ngày nguy hiểm nhất, đến ngày thứ 6 thai phụ chuyển dạ. Chị đã có vết mổ lấy thai khi sinh con gái lần đầu, lại có chỉ định truyền tiểu cầu nên được cho sinh thường ở phòng mổ để bác sĩ có thể chủ động xử trí. Với sự trợ giúp của kìm sản khoa, chị đã sinh thường bé trai khỏe mạnh nặng 3,7 kg.
Phó giáo sư Khánh Trang khuyến cáo, trước kia sốt xuất huyết chỉ xảy ra ở trẻ em nhưng gần đây bệnh xuất hiện ở cả người lớn. Các thai phụ không tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh với hàng loạt ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Do đó các bà bầu càng cần chủ động phòng tránh bị muỗi đốt, nhất là trong giai đoạn gần sinh nở. Nếu sốt không rõ nguyên nhân cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời, không tự ý mua thuốc điều trị.
Lê Phương
Mới đây một sản phụ chuyển dạ trong khi đang bị sốt xuất huyết nặng được các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) kích hoạt quy trình báo động đỏ hội chẩn liên viện ngay trên bàn mổ bắt con. Do thai nhi bất xứng đầu chậu, mẹ có khả năng băng huyết và nguy cơ cho em bé rất cao, các bác sĩ phải chủ động phòng ngừa băng huyết, bù tiểu cầu, hồng cầu lắng… để kiểm soát tình trạng chảy máu, giúp cuộc vượt cạn mẹ tròn con vuông.
Trước đó, một thai phụ khác chuyển dạ khi sốt xuất huyết ngày thứ 6 đã chật vật thoát cửa tử để hạ sinh bé trai 3,7 kg tại Bệnh viện Hùng Vương. Bệnh viện này cũng đang theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe một sản phụ sốt xuất huyết ở những ngày cuối thai kỳ.
Trước kia sốt xuất huyết chỉ xảy ra ở trẻ em, gần đây bệnh xuất hiện ở cả người lớn. Thai phụ không tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh với hàng loạt ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi, nhất là trong giai đoạn gần sinh nở. Những tuần gần đây các bệnh viện TP HCM tiếp nhận khá nhiều thai phụ mắc bệnh sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết trong thai kỳ gây nhiều hậu quả. Ảnh minh họa: khaskhabar |
Tiến sĩ Bùi Chí Thương, Đại học Y dược TP HCM cho biết, sốt xuất huyết trong thai kỳ thường gặp vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Hậu quả của sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây sẩy thai, sinh non, thai nhẹ cân, tỷ lệ rất nhỏ mẹ có thể truyền virus sang thai. Thai phụ có thể xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hoá do tình trạng giảm tiểu cầu. Nặng hơn, thai phụ có thể bị tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hay màng phổi, màng tim hoặc sốc giảm thể tích máu, dễ dẫn đến nhau bong non, thai chết lưu trong tử cung hay thậm chí mẹ tử vong. Thai phụ sốt xuất huyết lúc chuyển dạ có thể băng huyết sau sinh do máu chảy không cầm được.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Vũ, Khoa Sản Bệnh, Bệnh viện Hùng Vương, có rất ít nghiên cứu về tình trạng thai phụ bị sốt xuất huyết. Gần đây tần suất thai phụ bị sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng và cũng chỉ có các báo cáo riêng lẻ. Bệnh do siêu vi nên thai phụ có biểu hiện sốt cao kèm theo giảm tính thấm thành mạch máu làm cho lòng mạch máu bị thoát dịch, hậu quả là thai phụ bị cô đặc máu dẫn đến sốc, nhất là ở các ngày thứ 3 đến thứ 5 của sốt xuất huyết.
Một đặc điểm nữa của bệnh sốt xuất huyết là làm giảm tiểu cầu, một yếu tố của quá trình đông máu. Nếu thai phụ chuyển dạ trong khi bị bệnh sốt xuất huyết, nhất là ở ngày thứ 3 và thứ 5 của sốt, thì rất dễ bị băng huyết. Nặng hơn nữa là tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến nguy cơ tử vong cho mẹ và thai.
“Thai phụ bị sốt xuất huyết mà chuyển dạ trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của sốt thì quả thật là một thảm họa, vì các bác sĩ phải đối đầu với nguy cơ băng huyết và tử vong mẹ”, bác sĩ Vũ chia sẻ. Trường hợp này, các bác sĩ chỉ còn cách áp dụng tất cả biện pháp dự phòng băng huyết cũng như truyền tiểu cầu cho mẹ khi sinh, song khả năng tử vong của thai phụ rất cao.
Theo tiến sĩ Thương, sốt xuất huyết ở thai phụ thường khó chẩn đoán hơn người bình thường do tình trạng pha loãng máu lúc mang thai làm che lấp tình trạng cô đặc máu. Hơn nữa tình trạng giảm tiểu cầu, men gan tăng và xuất huyết dưới da do sốt xuất huyết đôi khi đánh lừa bác sĩ sản khoa là thai phụ có hội chứng HELLP (một biến chứng của tiền sản giật). Triệu chứng của hai bệnh này khá giống nhau, chỉ khác biệt là sốt xuất huyết có sốt, còn HELLP có tăng huyết áp.
Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết, dọn dẹp nơi muỗi sinh sôi như hồ cá cảnh, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, tránh chỗ nước đọng… Nên báo cho nhân viên y tế những triệu chứng nghi ngờ như sốt, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dưới da hay đau cơ, đau khớp… Phụ nữ mang thai nên uống nhiều nước, không tự ý dùng thuốc hạ sốt khi chưa rõ nguyên nhân.
Lê Phương