sốt cao – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 18 Dec 2018 14:25:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png sốt cao – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Sai lầm chườm lạnh cho trẻ khi sốt cao khiến con bệnh nặng thêm http://tapchisuckhoedoisong.com/sai-lam-chuom-lanh-cho-tre-khi-sot-cao-khien-con-benh-nang-them-17404/ Tue, 18 Dec 2018 14:25:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sai-lam-chuom-lanh-cho-tre-khi-sot-cao-khien-con-benh-nang-them-17404/ [...]]]>

Thạc sĩ, Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hằng – Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khi trẻ bị sốt cần để trẻ nằm phòng thoáng, tránh gió lùa, hạn chế số lượng người xung quanh. Cha mẹ nên nới bớt quần áo cho trẻ.

Chườm ấm hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng 5 khăn nhỏ có khả năng thấm nước tốt. Chú ý pha chậu nước ấm, cho nước lạnh vào trong chậu, sau đó cho nước nóng vào với lượng khoảng ½ nước lạnh. Có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước cảm giác ấm giống như nước tắm em bé là được.

Thực hiện hạ sốt cho trẻ lần lượt như sau:

Vệ sinh tay. Để trẻ nằm ngửa trên giường. Cởi bỏ bớt, nới rộng quần áo của trẻ.

Dùng khăn nhúng vào chậu nước, vắt ráo nước và lau toàn thân cho trẻ, chủ yếu tại các vị trí: trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân. Có thể đặt khăn trên trán, 2 bên hõm nách và 2 bên bẹn của trẻ.

Khi khăn bớt ấm, nhúng lại vào chậu nước, vắt ráo nước và lặp lại hành động như trên cho đến khi nhiệt độ giảm.

“Tuyệt đối không chườm cho trẻ bằng nước lạnh. Vì khi chườm lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, lỗ chân lông cũng co lại làm cho nhiệt không thoát ra ngoài được và trẻ sẽ càng sốt cao hơn”- ThS. Hằng nhấn mạnh.

Khi nước ở trong chậu hết ấm thì thay chậu nước khác hoặc cho thêm nước nóng, kiểm tra lại nhiệt độ của nước và lau người tiếp cho trẻ.

Trẻ lên cơn sốt cao khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Ảnh minh họa.

 

Đo lại thân nhiệt của trẻ sau mỗi 15 – 30 phút chườm để kiểm tra sự thay đổi của nhiệt độ. Dừng chườm cho trẻ khi nhiệt độ < 37,5°C.

Lau khô người và mặc lại quần áo mỏng cho trẻ

Cha mẹ cần lưu ý, khi chườm cho trẻ động tác phải nhẹ nhàng, tránh chà xát làm tổn thương da, gây đau rát, mẩn đỏ.

Sử dụng thuốc hạ sốt

ThS. Hằng tư vấn, có thể sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ở nách ≥ 38°C, tốt nhất là dùng Paracetamol với liều từ 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần cách 4 – 6h theo chỉ định của bác sĩ.

Cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước.

Dự phòng sốt cao, co giật ở trẻ bằng cách theo dõi tình trạng sốt, chườm ấm hạ sốt kịp thời và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ.

Trong trường hợp trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật thì cần sử dụng các thuốc dự phòng co giật theo chỉ định của bác sĩ đã hướng dẫn.

Đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa Nhi khám để tìm nguyên nhân sốt và điều trị bệnh.

 

Theo các bác sĩ, sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng trên mức bình thường (≥ 37.5°C). Sốt cao đến rất cao là từ trên 39 độ C trở lên.

Nguyên nhân gây nên tình trạng sốt là do nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virut tại các cơ quan như hệ hô hấp, tiêu hóa, sinh dục – tiết niệu. Nhiễm kí sinh trùng. Các bệnh lý tự miễn. Các bệnh lý ác tính.

Để xác định trẻ có bị sốt hay không, cha mẹ có thể dùng dụng cụ đo như: Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử. Đo nhiệt độ cho trẻ tại các vị trí: tai, trán, miệng, nách, hậu môn.

Mức chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí: Nhiệt độ đo được ở nách thấp hơn nhiệt độ ở miệng và hậu môn khoảng 0,3 à 0,5 độ C. Vì vậy, khi nhiệt độ ở nách > 37,2oC thì coi đó là sốt.

Lê Nguyên

]]>
Cần làm gì khi bé sốt cao? http://tapchisuckhoedoisong.com/can-lam-gi-khi-be-sot-cao-12310/ Thu, 26 Jul 2018 12:36:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/can-lam-gi-khi-be-sot-cao-12310/ [...]]]>

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhất là vào mùa hè cơ thể của trẻ chưa đáp ứng được sự điều tiết của nhiệt độ bên ngoài do hệ thần kinh và hệ nội tiết của trẻ em chưa hoàn thiện. Sốt gây nhiều tác hại cho cơ thể trẻ, có thể gây co giật, thậm chí tử vong, vì vậy các bậc cha mẹ cần phát hiện và có những biện pháp xử lý đúng, kịp thời khi trẻ sốt.

Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt trên 37,50C. Khi nhiệt độ từ 37,5 – 38,50C là sốt nhẹ; từ 38,5 – 390C là sốt vừa; 39 – 400C là sốt cao; >400C là sốt rất cao.

Sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn là do vi khuẩn, virut. Do cơ thể của trẻ chưa thích nghi ngay với môi trường tự nhiên nên khi nhiệt độ thay đổi, thời tiết nóng bức, trẻ thường ra nhiều mồ hôi dẫn đến cơ thể dễ bị mất nước. Nếu lượng nước bù vào không đủ thì trẻ dễ bị sốt và khi sốt cao dẫn đến tình trạng co giật, thiếu máu não hoặc tổn thương các tế bào thần kinh dẫn tới hôn mê hoặc tử vong. Nếu khỏi sau này hay để lại di chứng tổn thương thần kinh (động kinh, giảm trí nhớ). Sốt cao làm mất nước, cô đặc máu, gây rối loạn nước và điện giải, rối loạn huyết động, nhiễm toan chuyển hóa. Sốt cao từ 40-410C có thể gây rối loạn đông máu, làm giảm các yếu tố đông máu.

Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển nhanh và xâm nhập cơ thể trẻ gây viêm qua da và xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Khi bị tiêu chảy, trẻ vừa mất nước, vừa mất điện giải (clo, natri, kali…) và nếu bị nặng trẻ dễ bị sốc, bị trụy mạch và có thể dẫn đến tử vong.

Có thể dùng khăn lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay quá nóng.

Xử lý đúng cách và kịp thời khi trẻ sốt

Khi trẻ bị sốt, trước hết các bậc cha mẹ cần giúp trẻ tăng cường sự thải nhiệt của cơ thể như cởi bớt quần áo, giảm nhiệt độ trong phòng nếu quá nóng bằng cách mở cửa thông thoáng, sử dụng quạt thông gió. Cho trẻ uống nhiều nước. Trẻ lớn có thể uống tùy thích, trẻ nhỏ chưa biết đòi phải chủ động cho trẻ uống thêm hoặc pha thêm nước vào lượng sữa, tăng các bữa bú cho trẻ. Có thể cho trẻ uống nước hoa quả như nước chanh, nước cam, nước oresol…

Để tăng thải nhiệt có thể đắp khăn mát vùng trán và bẹn cho trẻ. Dùng khăn ấm lau khắp người trẻ. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu làm trẻ mát.

Mùa hè khi trẻ sốt vẫn cần được tắm rửa, gội cả đầu bằng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 3-40C trong vòng 10-15 phút.

Khi trẻ sốt trên 38,5oC cần cho trẻ dùng các thuốc hạ nhiệt. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên nên dùng cho trẻ em thuốc paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô… vì đây là thuốc hạ sốt dễ sử dụng, hiệu quả hạ sốt nhanh, thường sẽ có tác dụng hạ sốt 30 phút sau khi sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 – 15mg/kg/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày. Có thể dùng đường uống hoặc hậu môn nếu trẻ không uống được nhưng hấp thu qua đường hậu môn thường chậm hơn.

Tuy nhiên khi trẻ bị sốt, ngoài dùng thuốc hạ sốt và các biện pháp hạ nhiệt như trên các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các thầy thuốc chuyên khoa phát hiện sớm nguyên nhân sốt và xử trí kịp thời, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.

ThS. Khiếu Thị Nhung

]]>
Cảnh giác với bệnh viêm não khi trẻ sốt cao..trong ngày nắng nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-benh-viem-nao-khi-tre-sot-cao-trong-ngay-nang-nong-12240/ Thu, 26 Jul 2018 12:12:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-benh-viem-nao-khi-tre-sot-cao-trong-ngay-nang-nong-12240/ [...]]]>

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết gần đây Bệnh viện Nhi Trung ương và một số cơ sở y tế khác báo cáo ghi nhận rải rác các trẻ viêm não virus. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương. Mặc dù số ca mắc viêm não do virus trên cả nước từ đầu năm đến nay giảm gần 42% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên Cục Y tế dự phòng cũng dự báo số ca mắc sẽ gia tăng trong các tháng hè.

Biểu hiện chính của bệnh

Bệnh viêm não do vi rút có thể bị lây nhiễm qua côn trùng đốt, lây qua đường tiêu hóa hoặc qua đường hô hấp. Trẻ em dưới 15 tuổi là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê…

Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong.

Bác sỹ của Bệnh viện Nhi Trung ương khám cho trẻ bị bệnh viêm não                  Ảnh: Vietnamplus

Nguyên nhân gây bệnh

Về nguyên nhân, tại nước ta, các căn nguyên gây viêm não thường là các virus arbo (trong đó có virus viêm não Nhật Bản), virus herpes, các virus đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị và các vi rút khác mà ta chưa biết rõ, … Do các triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt giữa các chủng virus nên việc chẩn đoán nguyên nhân phải thông qua việc xét nghiệm xác định virus.

Muỗi là trung gian truyền bệnh, chúng hút máu động vật có chứa virus rồi truyền cho người khi đốt. Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao cùng với các dấu hiệu tổn thương hệ thần kinh trung ương (đau đầu, nôn, mất ngủ, quấy khóc, vật vã mê sảng hoặc li bì, co giật, tăng trương lực cơ) thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bất kể sốt, nôn, đau đầu không rõ nguyên nhân cha mẹ nên nghĩ đến viêm não do virus. Để xác định bệnh, bác sĩ tiến hành chọc dịch não tủy. Điều quan trọng là phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Một khi bệnh đã có đầy đủ các dấu hiệu điển hình thì nghĩa là nặng, co giật, hôn mê, liệt…

Nếu phát hiện sớm, chữa kịp thời thì hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề như bại não, liệt chân, liệt tay, bị động kinh, điếc, trí nhớ kém, ảnh hưởng đến kết quả học tập…

Phòng, chống bệnh viêm não virus bằng cách nào?

Để chủ động phòng bệnh viêm não virus, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh như sau:

– Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

– Khi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.

– Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.

Tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng chống bệnh viêm não virus, đặc biệt là viêm não Nhật Bản

– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

– Riêng đối với virrus gây bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ cần đưa con tiêm văcxin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất với 3 liều cơ bản: Mũi một lúc trẻ được một tuổi; Mũi 2 sau mũi một từ một đến 2 tuần; Mũi 3 cách mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Triệu chứng của bệnh viêm não rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm sốt thông thường khác, đó cũng là lý do nhiều bậc cha mẹ thường đưa con đến cơ sở y tế khi bệnh đã trở nặng.

Thái Bình

]]>
Xử trí khi trẻ sốt cao co giật http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-khi-tre-sot-cao-co-giat-11723/ Wed, 25 Jul 2018 12:08:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-khi-tre-sot-cao-co-giat-11723/ [...]]]>

Trẻ co giật do sốt cao thường trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn là do vi khuẩn, virut… Khi trẻ sốt cao trên 390C có thể gây co giật toàn thân làm thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh… Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phát hiện và có những biện pháp xử lý đúng, kịp thời khi trẻ sốt.

Khi thấy thân nhiệt trẻ nóng, ta phải cặp nhiệt độ cho trẻ. Nếu nhiệt độ cặp nách trẻ từ 37,5-38oC là trẻ sốt vừa; Nếu nhiệt độ trên 38,9oC là trẻ sốt cao. Phải cặp nhiệt độ cho trẻ ít nhất 3 lần trong ngày và 1 lần vào ban đêm.

Sốt cao làm mất nước, cô máu, gây rối loạn nước và điện giải, rối loạn huyết động, nhiễm toan chuyển hóa. Sốt cao trên 390C có thể gây co giật toàn thân làm thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể gây rối loạn đông máu, làm giảm các yếu tố đông máu, làm tăng các tranzaminaza, làm tăng đáng kể các men trong cơ thể như oreatinin, kinaza… Vì vậy, khi trẻ bị sốt, cần theo dõi liên tục.

Làm gì để tránh cho trẻ không bị co giật?

Co giật thường diễn biến qua 3 giai đoạn: Co cứng cơ, giật rung cơ và giãn cơ. Diễn biến nhanh chỉ trong khoảng dưới 5 phút, sau đó trẻ trở lại trạng thái bình thường. Đó được xem là cơn động kinh cơ hội hoặc co giật do sốt cao đơn thuần (ngoài hệ thần kinh).

Xử trí khi trẻ sốt cao co giậtTrẻ sốt cao trên 39oC có thể gây co giật toàn thân làm thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh… vì vậy khi trẻ sốt cần theo dõi liên tục.

Trước hết các bậc cha mẹ cần làm một số biện pháp có tác dụng tăng cường sự thải nhiệt của cơ thể như không được ủ, đắp chăn mà chỉ cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng. Cho trẻ uống nhiều nước. Trẻ lớn có thể uống tùy thích, trẻ nhỏ hơn chưa biết đòi phải chủ động cho trẻ uống thêm bằng cách tăng các bữa bú hoặc pha thêm nước vào sữa, nước hoa quả: nước cam, nước chanh, oresol. Đắp nước mát vùng trán, bẹn cho trẻ.Cho trẻ dùng các thuốc hạ sốt.Có thể dùng đường uống hoặc đặt hậu môn (nếu trẻ không uống được) nhưng hấp thụ qua đường hậu môn chậm hơn.

Thuốc hạ sốt phòng ngừa được cơn co giật và có thể làm giảm bớt những tổn thương do sốt cao gây ra. Loại thuốc hạ nhiệt được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng cho trẻ em là  paracetamol, dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Cơn co giật do sốt cao không nhiều nhưng khi tái phát thì nguy cơ các cơn tiếp theo có thể xảy ra, vì thế cần theo dõi và đề phòng cơn tái phát. Trẻ càng nhỏ càng dễ tái phát, tiền sử gia đình có sốt cao co giật, sốt xảy ra ngắn đã co giật hay sốt chưa cao đã co giật.

Lời khuyên của thầy thuốc

Trường hợp trẻ sốt cao, ngoài việc dùng thuốc hạ sốt và các biện pháp hạ thân nhiệt như trên, có thể cho trẻ uống thuốc an thần đề phòng co giật. Tuy nhiên khi trẻ sốt, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các thầy thuốc thăm khám và có cách xử trí kịp thời. Dùng thuốc hạ sốt phải thận trọng với các trường hợp theo dõi sốt xuất huyết hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa…

Cần phân biệt giữa co giật do sốt cao và bệnh động kinh. Trường hợp co giật do sốt cao, cơn giật chỉ xuất hiện ngắn, tạm thời. Ngược lại, trường hợp co giật ở trẻ động kinh, một số cơn co giật xuất hiện khi trẻ sốt và ngay cả khi trẻ có thân nhiệt bình thường, không sốt. Những trẻ có bệnh động kinh đang điều trị, sốt cũng là một yếu tố làm cơn giật tái diễn, do đó, ngoài việc tránh cho trẻ không bị sốt thì cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc kháng động kinh theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

ThS. Lê Thị Hương

]]>