sỏi tiết niệu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 21 Aug 2018 15:53:56 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png sỏi tiết niệu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Sỏi tiết niệu làm sao tránh? http://tapchisuckhoedoisong.com/soi-tiet-nieu-lam-sao-tranh-15487/ Tue, 21 Aug 2018 15:53:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/soi-tiet-nieu-lam-sao-tranh-15487/ [...]]]>

Bệnh gây ra do nhiều yếu tố: di truyền, các dị dạng bẩm sinh đường niệu, nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống – sinh hoạt không hợp lý, người bệnh nằm lâu ít vận động… Sỏi tiết niệu thường gặp trong độ tuổi lao động, ở nam nhiều hơn ở nữ. Ở Việt Nam bệnh sỏi tiết niệu chiếm 30- 40% tổng số bệnh nhân bị bệnh tiết niệu.

Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện lâm sàng của sỏi tiết niệu tương đối đa dạng, phụ thuộc vào vị trí sỏi.

Sỏi thận và sỏi niệu quản: Thường đau vùng mạn sườn thắt lưng. Đây là triệu chứng hay gặp nhất chiếm trên 90% và là lý do chủ yếu khiến bệnh nhân đi khám bệnh. Đau có hai mức độ: Cấp và mạn tính

Đau cấp tính: Điển hình là cơn đau quặn thận, cơn đau xuất hiện đột ngột sau lao động và vận động, vị trí đau xuất phát ở vùng thắt lưng. Tính chất đau là đau dữ dội, từng cơn, đau lan xuống vùng bẹn sinh dục không có tư thế giảm đau. Khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn cơ trơn thì đỡ đau.

Sỏi tiết niệu

Đau mạn tính: Bệnh nhân luôn có cảm giác nặng nề, đau tức khó chịu vùng thắt lưng (một bên hoặc hai bên), tính chất đau tăng khi vận động. Loại đau này thường gặp ở bệnh nhân có sỏi thận mà sỏi gây bít tắc không hoàn toàn.

Ngoài ra có thể gặp các biểu hiện khác như đái ra máu, đái ra sỏi (rất hiếm gặp nhưng có giá trị chẩn đoán), đái ra mủ (xuất hiện ở bệnh nhân thận ứ mủ), đái buốt, đái rắt, sốt…

Để chẩn đoán xác định cần dựa vào siêu âm, chụp Xquang thận – bể thận ngược dòng, chụp thận thuốc tĩnh mạch hoặc chụp cắt lớp vi tính

Sỏi bàng quang: Sỏi bàng quang xuất hiện do sỏi từ hệ tiết niệu trên rơi xuống bàng quang. Sỏi hình thành tại bàng quang: do các dị vật như chỉ khâu, mảnh đạn, đầu sonde. Do quá trình ứ đọng nước tiểu ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang, hẹp miệng sáo, túi thừa bàng quang, thương binh cột sống tuỷ sống.

Biểu hiện lâm sàng nổi bật là tình trạng đái ngắt ngừng. Bệnh nhân đang đi tiểu đột nhiên tia tiểu tắc lại và đau vùng dương vật. Thay đổi tư thế lại có thể đái được.

Biểu hiện hay gặp thứ hai là đái rắt. Đái tăng lần về ban ngày do bệnh nhân đi lại vận động sỏi lăn trong bàng quang gây kích thích đi đái nhiều lần, nghỉ ngơi số lần đi tiểu giảm.  Ngoài ra có thể gặp đái buốt cuối bãi, đái đỏ cuối bãi.

Sỏi niệu đạo: Hình thành do sỏi từ bàng quang di chuyển ra hoặc hình thành trực tiếp tại các túi thừa niệu đạo. Biểu hiện chính là đái khó, đái rắt, đái buốt đầu  bãi, bệnh nhân có thể có bí đái cấp tính hoặc đái rỉ.

Nguyên nhân gây ra sỏi tiết niệu

Cho đến nay chưa có tài liệu khẳng định chính xác nguyên nhân gây sỏi thận nhưng có đề cập đến các yếu tố nguy cơ bao gồm yếu tố nội sinh (bên trong cơ thể) và yếu tố ngoại sinh (môi trường), sự kết hợp các yếu tố đó góp phần làm tăng nguy cơ tạo sỏi.

Sỏi thường xảy ra ở đàn ông, với tỷ lệ 5 đàn ông mới có 1 phụ nữ mắc bệnh. Tuổi mắc sỏi niệu ở đàn ông trung bình từ 20 – 40 tuổi, còn phụ nữ lại từ 25 – 40 tuổi. Nguyên nhân được các chuyên gia y học cho rằng, do có sự thay đổi về nội tiết tố nữ và tình trạng loãng xương gia tăng ở lứa tuổi mãn kinh.

Bên cạnh đó cần chú ý đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến bệnh sỏi tiết niệu như chủng tộc, di truyền, bệnh béo phì, tăng huyết áp, cường tuyến cận giáp, các dị tật bẩm sinh đường tiết niệu, các bệnh lý gây tắc nghẽn đường tiết niệu…

Các yếu tố ngoại sinh dẫn tới hình thành sỏi tiết niệu bao gồm

Địa dư, khí hậu và mùa: Sỏi niệu có liên quan khá mật thiết đến tình trạng khí hậu và thời tiết nơi sinh sống. Khi khí hậu trở nên nóng bức, mồ hôi ra nhiều và nước tiểu bị cô đặc làm cho các tinh thể muối trong nước tiểu bị bão hòa và dễ bị kết tủa tạo sỏi trong thận hoặc bàng quang. Việc phát bệnh sỏi niệu cũng liên quan mật thiết đến mùa. Mùa hè và mùa thu bệnh dễ mắc hơn mùa xuân và mùa đông. Việc uống nhiều thức uống chứa đường trong mùa hè cũng là nguyên nhân gây sỏi niệu. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời là yếu tố làm tăng sản xuất vitamin D nội sinh, dẫn tới tăng calci niệu.

Uống ít nước: Uống dưới 1200ml/ngày làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Chế độ ăn nhiều đạm động vật: Ăn nhiều thức ăn đồ uống có hàm lượng calci cao làm tăng khả năng mắc bệnh sỏi tiết niệu .

Nghề nghiệp: Sỏi niệu có liên quan mật thiết đến nghề nghiệp của bệnh nhân. Những người làm việc ở môi trường nắng nóng như thợ luyện kim, công nhân xây dựng, thủy thủ, những người làm việc trí óc căng thẳng như bác sĩ, nhân viên văn phòng… dễ bị mắc bệnh hơn những người làm nghề lao động phổ thông.

Biến chứng nào có thể xảy ra?

Giãn đài bể thận và thận ứ niệu: Sỏi gây cản trở lưu thông của đường bài xuất nước tiểu gây ứ trệ đường niệu phía trên dẫn đến giãn đài bể thận, sau đó ứ nước tăng dần nên làm căng giãn và chèn ép nhu mô thận dẫn đến tình trạng suy giảm dần chức năng thận và mất hoàn toàn chức năng thận nếu không được xử trí kịp thời.

Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu: Các nhiễm khuẩn như viêm bể thận thận, viêm khe thận. Tình trạng nhiễm trùng kết hợp với ứ niệu gây thận ứ mủ, hoặc hư mủ thận. Nặng hơn có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết. Viêm khe thận mãn tính kéo dài dẫn đến tình trạng sơ teo thận, huyết áp cao.

Suy thận: Thường gặp trong trường hợp sỏi cả hai bên hệ tiết niệu hoặc sỏi trên thận đơn độc, đây là biến chứng nặng nề. Có thể  gặp suy thận cấp hoặc suy thận mãn và các mức độ suy thận nặng nhẹ khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của sỏi.

Viêm loét và xơ hoá tại vị trí sỏi, đây là nguyên nhân gây chít hẹp đường niệu sau khi đã phẫu thuật lấy sỏi.

Điều trị sao cho hiệu quả?

Có 2 hướng điều trị: Thứ nhất, phá huỷ vào cho thải ra ngoài đối với những viên sỏi đã hình thành. Thứ hai, tạo điều kiện để sỏi không hình thành. Thuốc có thể hòa tan những viên sỏi có kích thước không quá 0,5 cm. Đôi khi chỉ cần liệu trình 2 – 6 tháng là đủ. Thuốc phải do bác sĩ chỉ định vì việc lựa chọn thuốc tuỳ thuộc vào thành phần sỏi. Không phải sỏi nào cũng có thể hòa tan và thải ra ngoài được.

Sỏi tiết niệuUống đủ nước để tránh sỏi thận

Trong vài thập niên gần đây đã có nhiều thay đổi trong các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu, nghiêng về nội khoa, tán sỏi hơn là can thiệp phẫu thuật.

Thầy thuốc chọn các phương pháp điều trị dựa vào vị trí, kích thước của sỏi, thành phần, mức độ tắc nghẽn, chức năng thận, nhiễm khuẩn, cường độ và tần suất xuất hiện đau.

Hầu như tất cả các loại sỏi, không phụ thuộc vào kích thước và thành phần, có thể lấy ra mà không cần phẫu thuật. Hiện nay, người ta thường áp dụng phương pháp mổ nội soi hoặc dùng thiết bị chuyên dụng để nghiền nhỏ sỏi trong thận và ống tiểu.

Việc can thiệp bằng phẫu thuật chỉ áp dụng khi sỏi có hình thù phức tạp kiểu san hô hoặc số lượng nhiều. Trên cơ sở khám xét thực tế, bác sĩ phẫu thuật là người quyết định có cần lấy sỏi ra hay không.

Để phòng tránh sỏi tiết niệu, căn bệnh gây nhiều tác hại và đang là tiêu điểm của dư luận như hiện nay, trong thực đơn hàng ngày nên hạn chế tối đa việc chế biến thực phẩm có sử dụng muối ăn, uống đủ nước, nhất là khi thời tiết quá nóng bức hoặc làm việc nặng trong môi trường có nhiệt độ cao, phòng tránh và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu…

BS. Nguyễn Đăng Tuấn

]]>
Lưu ý đặc biệt khi mắc sỏi tiết niệu http://tapchisuckhoedoisong.com/luu-y-dac-biet-khi-mac-soi-tiet-nieu-15364/ Fri, 17 Aug 2018 15:56:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/luu-y-dac-biet-khi-mac-soi-tiet-nieu-15364/ [...]]]>

Với những bệnh nhân có thể chữa triệt căn sỏi: cường cận giáp tiên phát, cường cận giáp thứ phát do thiếu vitamin D… không cần theo chế độ ăn kiêng. Với những bệnh nhân còn lại, ngay cả khi không khẳng định được việc tạo sỏi do chế độ ăn, vẫn nên tuân theo những nguyên tắc về dinh dưỡng phù hợp.

Với sỏi oxalat canxi, phụ thuộc canxi

Đây là các sỏi Weddellit (C2), Brushit, Carbapatit (CA). Cần tuân thủ 4 nguyên tắc: uống nhiều, thức ăn cân đối, kiểm soát lượng muối, kiểm soát lượng đạm; kiểm soát không để tiêu thụ quá 900mg canxi/ngày và phải chia nhỏ theo các bữa ăn trong ngày. Cung cấp đầy đủ vitamin D.

Với sỏi oxalat canxi, phụ thuộc oxalat

Đây là loại sỏi hay gặp nhất. Trên thực tế, sỏi này thường gặp ở những người đột nhiên bỏ không uống sữa nữa hoặc những người dùng nước uống có ít canxi: nguồn nước ở vùng núi lửa hoặc dùng nước qua máy lọc. Hoặc ở những người có bệnh tiêu hoá mạn tính (viêm đại trực tràng chảy máu, bệnh viêm hồi tràng đoạn cuối, sau phẫu thuật nối tắt ống tiêu hóa để điều trị béo phì…). Canxi của thức ăn và các sản phẩm oxalat là thành phần chính của loại sỏi này. Do đó, việc cung cấp canxi phải luôn dưới 900mg/ngày và đặc biệt phải được chia đều trong các bữa ăn trong ngày. Canxi cho phép kêlat hóa các oxalat tại ống tiêu hóa, nhờ đó giảm sự hấp thu của ruột, nhờ đó nên canxi làm giảm oxalat trong nước tiểu.

soi tiet nieuSỏi oxalat ở đường tiết niệu.

Khuyến cáo: Dùng sữa trở lại và uống loại nước có nhiều canxi ngoài bữa ăn, đồng thời tuân thủ 4 nguyên tắc: uống nhiều, thức ăn cân đối, kiểm soát lượng muối, kiểm soát lượng đạm. Kiểm soát không để tiêu thụ không quá 900mg canxi/ngày và phải chia nhỏ theo các bữa ăn trong ngày. Cung cấp đầy đủ vitamin D. Tiêu thụ vừa phải, theo nhu cầu lượng đạm, tinh bột và mỡ.

Đối với sỏi acid uric

Cần phải xử lý vào sản phẩm của acid uric dựa vào tính hòa tan của nó trong môi trường kiềm bởi vì acid uric kết tủa trong môi trường acid.

80% acid uric là nội sinh. Có rất nhiều yếu tố làm tăng acid uric trong máu:

Kháng insulin: Hiện tượng này đã được hiểu rõ trong hội chứng chuyển hóa, trong bệnh béo bụng, ở người cao tuổi và người lười hoạt động. Lượng insulin tăng cao sẽ ức chế việc đào thải acid uric của thận. Cần lưu ý, đường fructos dễ gây tình trạng kháng insulin.

Tình trạng tăng nồng độ VLDL (còn gọi là cholesterol tỷ trọng thấp) gây ức chế sự đào thải acid uric của thận.

Tình trạng béo phì luôn song hành với tăng tổng hợp purin.

Đường fructos gây giảm dị hóa purin.

Thịt và rượu gây tăng acid uric.

Liên quan giữa thức ăn và tình trạng acid nước tiểu:

Độ acid cao của nước tiểu là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo thành sỏi acid uric và cũng như việc tạo sỏi tái phát ở người béo phì và đái tháo đường týp 2.

Trên thực tế, có mối liên quan ngược chiều giữa pH nước tiểu và trọng lượng cơ thể (pH nước tiểu sẽ giảm nếu trọng lượng cơ thể tăng) bởi vì sự kháng insulin tăng lên với sự tăng trọng lượng và dẫn đến việc giảm dần sự bài xuất ammonium của thận.

Ở những người có chỉ số khối lượng cơ thể IMC > 25 và/hoặc người béo phì luôn phải được điều trị nhằm giảm tình trạng kháng insulin với ý kiến phối hợp của nhiều chuyên khoa.

soi tiet nieuUống nhiều nước hàng ngày là một cách đối phó hữu hiệu với sỏi tiết niệu.

Vai trò của thức ăn trong việc kiềm hóa nước tiểu:

Đồ uống: sử dụng các đồ uống có khả năng kiềm hoá nước tiểu như nước có nhiều bicarbonat, uống chia đều trong ngày; nước chanh…

Hạn chế các loại thức ăn gây acid: thịt, cá trứng, bánh mì, ngũ cốc,…

Tăng sử dụng các loại thực phẩm gây kiềm hóa: rau xanh, khoai tây, các loại quả.

Nếu chỉ số IMC >25, cần lấy lại cân bằng về năng lượng. Nên tập thể thao đều đặn >30 phút mỗi ngày.

Đối với sỏi cystin

Để dự phòng tránh sỏi tái phát, cần: uống thật nhiều nước hàng ngày để pha loãng nước tiểu; kiềm hóa nước tiểu; kiểm soát quá trình sản xuất cystin bằng việc hạn chế lượng thịt tiêu thụ tối thiểu theo nhu cầu hàng ngày và phải chia đều theo các bữa ăn. Trong trường hợp nặng, cần ăn theo đơn của bác sĩ.

BS. Lê Sĩ Trung

]]>
Phòng ngừa sỏi tiết niệu tái phát http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-soi-tiet-nieu-tai-phat-15207/ Mon, 13 Aug 2018 16:24:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-soi-tiet-nieu-tai-phat-15207/ [...]]]>

Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính. Nam giới mắc nhiều hơn nữ từ 2-3 lần. Sỏi gặp nhiều ở người trưởng thành hơn là ở trẻ em và người già. Ngoài ra, khí hậu nóng bức gây đổ mồ hôi nhiều khiến nước tiểu trở thành cô đặc dễ tạo sỏi. Vì vậy, chế độ ăn phòng sỏi tiết niệu tái phát rất quan trọng.

Nguyên nhân do đâu?

Sỏi tiết niệu là sỏi nằm ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu (bao gồm sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…). Có rất nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố phức tạp gây nên. Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Khi có những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học và có những yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu hoặc có yếu tố di truyền thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi. Một số thực phẩm chứa nhiều chất calcium, oxalat, acid uric… nếu ăn nhiều quá dễ tạo sỏi.

Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh để phòng tránh sỏi đường tiết niệu tái phát.

Những hệ lụy

Sỏi tiết niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn, do đó, những vị trí có sỏi thường là thận, niệu quản chậu hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo. Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Nếu sỏi tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt, đái khó. Nếu sỏi bị kẹt trong đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc đài thận gây giãn đài thận, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị ứ nước tiểu sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận. Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục.

Nếu sỏi gây nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Nếu thận ứ mủ nhiều, giãn to đài bể thận có thể phải cắt bỏ thận. Tắc nghẽn đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận.

Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Sự hiện diện lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản hay sỏi ở thận còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu). Chức năng thận sẽ bị giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận cấp hoặc mạn tính.

Có cần phải phẫu thuật?

Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ có những chỉ định cụ thể. Đối với trường hợp sỏi niệu nhỏ hơn 4 – 5mm có thể tự ra theo nước tiểu mà không cần điều trị gì, chỉ cần uống nhiều nước khoảng 2 – 3 lít/ngày. Nếu sỏi nhỏ trên thận không gây bế tắc, đau hoặc nhiễm khuẩn chỉ cần điều trị nội khoa. Sỏi niệu gây nhiễm trùng hoặc bế tắc có chỉ định can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt. Tùy theo vị trí của sỏi niệu mà người ta có những phương pháp điều trị khác nhau như: mổ hở, tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi thận qua da, mổ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi.

Chế độ ăn cho bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu

Một số thay đổi trong cách ăn uống cũng giúp giới hạn sự tạo thành sỏi tiết niệu. Trước hết, hằng ngày cần uống đủ nước – Đây là cách phòng ngừa sỏi tiết niệu hiệu quả an toàn và rẻ tiền nhất. Nước ta có khí hậu nóng nên đổ mồ hôi nhiều, nước tiểu sẽ cô đặc lại dễ tạo sỏi nên chúng ta cần uống nhiều nước để nước tiểu loãng ra. Bệnh nhân sau mổ cần ăn nhạt – ăn ít thịt động vật. Vì thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều đạm sẽ làm giảm độ PH nước tiểu, kích thích sự bài tiết của chất calcium và cystine gây ra sỏi tiết niệu, ngoài ra còn làm giảm bài tiết của chất citrat giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi tiết niệu. Mặt khác, thực phẩm ít muối và ít đạm động vật còn giúp chúng ta tránh các bệnh về tim mạch như: tăng huyết áp, thiểu năng động mạch vành. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine như: cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo… gây ra sỏi niệu. Ăn uống điều độ thực phẩm có chứa calcium. Sữa tươi chứa nhiều calcium, mỗi ngày chúng ta có thể dùng 03 cốc sữa tươi hoặc một số lượng tương đương sản phẩm từ sữa như bơ, phomai…

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân kiêng cữ tuyệt đối là chưa thích hợp. Vì kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calcium sẽ gây mất cân bằng trong việc hấp thụ chất calcium, khiến cho cơ thể tái hấp thụ nhiều chất oxalat từ ruột và sẽ tạo ra sỏi niệu. Người ta tin rằng lượng calcium ăn vào khoảng 800 – 1.300mg/ngày sẽ làm giảm sự bài tiết chất oxalat trong nước tiểu. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ là chỉ có chất calcium chứa trong thực phẩm mới có giá trị, thuốc men có chứa calcium không giúp ích gì trong việc tránh sự tạo thành sỏi niệu. Ngoài ra, nếu kiêng cữ quá mức những thực phẩm có chứa calcium sẽ khiến chúng ta có nguy cơ bị bệnh loãng xương dễ đưa đến gãy xương. Bệnh nhân đã mắc sỏi tiết niệu cũng cần hạn chế thực phẩm nhiều oxalat như: rau cải, bột cám, ngũ cốc, trà đặc… khi lượng oxalat bài tiết trong nước tiểu gia tăng hơn bình thường (khoảng 45mg/24 giờ).

Nên uống nhiều nước cam, nước chanh tươi – hai loại thức uống này có chứa nhiều citrat là chất giúp chống lại sự tạo thành sỏi niệu. Cần ăn nhiều rau tươi có chất xơ sẽ giúp tiêu hóa nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thu chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi tiết niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng bài tiết chất citrat chống lại sỏi tiết niệu.

Vấn đề phòng ngừa sỏi niệu tái phát rất quan trọng bởi vì sau khi mổ hoặc nội soi một thời gian, sỏi tiết niệu có khuynh hướng tái phát trở lại. Cho nên sau khi xuất viện khoảng 1 – 2 tháng, bệnh nhân cần tái khám để làm các xét nghiệm bổ sung như: Ðo nồng độ calcium, phosphor và acid uric trong huyết thanh. Ðo nồng độ creatinin, calcium, phosphor, acid uric và oxalat trong nước tiểu 24 giờ. Nếu nồng độ các chất trên trong huyết thanh cao hơn bình thường hoặc thải ra nhiều trong nước tiểu, người ta cần tìm hiểu nguyên nhân để điều trị hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp nhằm tránh sỏi tái phát.

BS. Nguyễn Đình Liên

]]>
Tránh sỏi tiết niệu khi chữa loãng xương http://tapchisuckhoedoisong.com/tranh-soi-tiet-nieu-khi-chua-loang-xuong-14687/ Wed, 08 Aug 2018 16:00:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tranh-soi-tiet-nieu-khi-chua-loang-xuong-14687/ [...]]]>

Loãng xương là quá trình biến đổi về chất lượng và số lượng của xương dẫn đến việc xương mất đi độ vững chắc và xương trở nên rất dễ gãy cho dù chỉ với những tác động rất nhẹ, ví dụ như gãy đầu dưới 2 xương cẳng tay chỉ vì xách một xô nước nhẹ. Không nên lẫn lộn giữa chứng loãng xương với việc gãy cổ xương đùi hay gặp trong chứng mãn kinh ở phụ nữ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chẩn đoán loãng xương theo chỉ số T-score được đo bằng phương pháp DEXA nhỏ hơn hoặc bằng -2,5.

Những yếu tố nguy cơ dễ gây chứng loãng xương

Những yếu tố nguy cơ thông thường:

Bệnh thận mạn tính, suy thận nhẹ, toan chuyển hóa; Chế độ ăn nghèo canxi kéo dài; Thiếu hụt vitamin D; Cường cận giáp thứ phát; Đái đường; Chế độ ăn nhiều muối, nhiều đạm và nhiều chất cồn (rượu, bia); Người cao tuổi, lười hoạt động; Mãn kinh; Dùng thuốc lợi niệu: việc sử dụng thuốc lợi niệu ngăn cản sự hấp thu muối dẫn đến nồng độ muối trong nước tiểu luôn đậm đặc sẽ dẫn đến tình trạng tăng nồng độ canxi trong nước tiểu.

soi tiet nieuCần đi siêu âm định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm để phát hiện sớm sỏi tiết niệu.

Những yếu tố nguy cơ đặc biệt:

Ở những người có sỏi phụ thuộc canxi cần kiểm tra nồng độ canxi trong nước tiểu và những bất thường của quá trình lưu chuyển canxi (đúng ra canxi phải được đưa vào xương nhưng lại chuyển bất thường vào nước tiểu). Khi đó cần tìm nguyên nhân để điều chỉnh những bất thường đó. Chẳng hạn: Trong cường cận giáp thứ phát, cần điều chỉnh tình trạng thiếu hụt vitamin D với mục đích đạt được hơn 35ng/ml bằng cách cung cấp canxi từ 900mg đến 1.000mg/ngày; Chú ý đến lượng muối đưa vào cơ thể (không được quá nhiều); Không ăn quá nhiều đạm vì sẽ làm nồng độ canxi trong nước tiểu tăng cao.

Mối liên quan giữa tiêu xương và tạo sỏi cùng những lưu ý khi điều trị loãng xương

Rất không may là khả năng mắc sỏi tiết niệu ở nhóm tuổi trên 50 (độ tuổi thường bị loãng xương) lại tỷ lệ thuận với tuổi tác. Tại sao lại xảy ra tình trạng này? Đó là vì tình trạng tiêu xương chính là sự chuyển hóa canxi từ xương vào máu rồi thải vào nước tiểu khiến cho nồng độ canxi trong nước tiểu tăng cao. Sự ứ đọng canxi trong nước tiểu dễ dàng tạo thành sỏi và đó chính là lý do sỏi tiết niệu thường là người đồng hành bất đắc dĩ với loãng xương.

Trường hợp đã có sẵn sỏi hoặc từng bị sỏi tiết niệu, điều kiện để “kết giao” với người bạn đồng hành này lại càng thuận lợi do cộng dồn các yếu tố nguy cơ với nhau. Trong trường hợp này, việc điều trị loãng xương bắt buộc phải gồm cả điều trị các nguyên nhân tạo sỏi như nhiễm trùng tiết niệu, những dị dạng bất thường giải phẫu đường tiết niệu… thì mới không rơi vào sự thể “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”.

Điều quan trọng là phải bảo đảm chắc chắn đã tìm thấy có sự liên quan giữa sỏi tiết niệu với tình trạng loãng xương. Ví dụ: Nếu như ở một phụ nữ đã mãn kinh vài năm, bắt đầu có tình trạng tăng cân và phát hiện ra có tăng canxi trong nước tiểu, đồng thời bị chứng loãng xương thông thường sau mãn kinh. Trường hợp này hoàn toàn không có nguy cơ bị sỏi do loãng xương và chỉ cần điều trị loãng xương.

Để điều trị dứt điểm tình trạng loãng xương thứ phát do tăng canxi trong nước tiểu cần khoảng 5 năm và bác sĩ sẽ quyết định khi nào ngừng điều trị.

Nếu chế độ ăn đảm bảo cung cấp đủ canxi (khoảng 1g/ngày) thì không nên uống bột canxi vì sẽ gây tăng đậm độ canxi niệu và hơn nữa sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi có trong thức ăn qua đường tiêu hóa. Thay vào đó, nên uống nước giàu canxi (chia đều các lần trong ngày). Quá trình điều trị loãng xương sẽ không gây sỏi tiết niệu nếu không gây tăng đậm độ canxi trong nước tiểu và uống nhiều nước cũng hạn chế việc tạo sỏi.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Trong quá trình điều trị loãng xương, nên uống nhiều nước mỗi ngày (2-2,5l/ngày). Lượng nước nên chia đều trong ngày, không nên uống dồn một lượng lớn cốt đủ lượng nước. Trước khi đi ngủ nếu tình trạng tiểu đêm không gây mất ngủ, nên uống một cốc nước. Thậm chí, nửa đêm tỉnh dậy đi tiểu cũng có thể uống một lượng nước nhỏ.

Mặc dù sữa là đồ uống giàu canxi, được khuyên dùng cho người loãng xương, nhưng không nên lạm dụng. Ngược lại cũng không nên lo ngại nguy cơ tạo sỏi mà bỏ thức uống này, người cao tuổi hoàn toàn có thể yên tâm với một cốc sữa một ngày.

Người đang điều trị loãng xương cần lưu ý tới các triệu chứng bất thường như đau lưng, đái ra máu, tiểu dắt, tiểu buốt… Nếu có những bất thường này nên đến ngay thầy thuốc. Tuy nhiên, quá nửa trường hợp mắc sỏi tiết niệu không có triệu chứng, vì vậy cứ 6 tháng đến 1 năm người bệnh cần đi siêu âm để phát hiện sớm sỏi.

Người bệnh sỏi tiết niệu phát hiện tình trạng loãng xương nhất thiết không nên tự điều trị, mà phải đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa. Việc chỉ định điều trị loãng xương ở những trường hợp này phụ thuộc vào từng cá thể, không thể áp dụng đơn thuốc của người này cho người khác được.

 

BS. Lê Sĩ Trung

]]>
Kỹ thuật tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể bằng laser http://tapchisuckhoedoisong.com/ky-thuat-tan-soi-tiet-nieu-ngoai-co-the-bang-laser-14642/ Wed, 08 Aug 2018 15:55:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ky-thuat-tan-soi-tiet-nieu-ngoai-co-the-bang-laser-14642/ [...]]]>

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu được áp dụng phổ biến và không mất thời gian nằm viện, chủ yếu dành cho những sỏi nhỏ. Về nguyên tắc, đây là phương pháp gián tiếp nên bên cạnh ưu điểm ít xâm hại, ít đau thì hiệu quả hết sỏi chỉ đạt từ 55 – 85% trong tổng số các trường hợp tán sỏi. Mặc dù đây là biện pháp điều trị khá an toàn, nhưng vẫn có những biến chứng nhất định mà người bệnh cần biết.

Những tổn thương do sỏi tiết niệu gây ra

Khi sỏi mới hình thành, chưa gây triệu chứng và các biến chứng, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 năm. Do triệu chứng rất mờ nhạt, nên người bệnh thường không để ý. Ở giai đoạn này, nếu phát hiện và điều trị nội khoa có hiệu quả đến 80%. Khi sỏi đã tắc nghẽn không di chuyển, thì đã có triệu chứng và một số biến chứng như giãn đài bể thận, chưa gây biến chứng nặng (có thể hồi phục chức năng thận sau lấy sỏi). Các triệu chứng rõ ràng như đau và tiểu ra máu do sỏi có tắc nghẽn gây ứ niệu, các biến chứng rất nhẹ, nếu phát hiện ta áp dụng các phương pháp ít sang chấn can thiệp rất có hiệu quả có lợi cho người bệnh.

Khi sỏi đã gây biến chứng nặng (nhiễm khuẩn, ứ niệu, ứ mủ thận, mất chức năng thận, viêm thận bể thận xơ teo) thì việc xử trí phức tạp hơn và có thể gây suy thận. Mỗi giai đoạn đều có những đặc thù riêng, cần có thái độ xử trí thích ứng, kịp thời mới mang lại kết quả điều trị tốt nhất với hai mục đích: loại trừ sỏi ra khỏi đường tiết niệu và các biến chứng của nó; tái lập sự thông thoáng của đường tiết niệu và ngăn ngừa sỏi tái phát.

Sỏi gây tổn thương trên hệ tiết niệu theo 3  phương  thức cơ bản: phương thức chèn ép tắc nghẽn, phương thức cọ sát cắt cứa và phương thức nhiễm khuẩn.
Phương thức tắc nghẽn là phương thức tác động phổ biến nhất, nguy hiểm nhất tới hình thể và chức năng của thận. Khi sỏi ở những vị trí dễ gây ứ tắc (bể thận, niệu quản), tuỳ theo kích thước và hình thể sỏi có thể gây nên ứ tắc hoàn toàn hay không hoàn toàn, cấp tính hay mạn tính và gây tăng áp lực phía trên sỏi. Nếu tắc đột ngột hoàn toàn, áp lực xoang thận tăng cao, làm tăng áp lực thuỷ tĩnh ở bao Bowmann, do đó làm triệt tiêu áp lực lọc và thận sẽ ngừng bài tiết. Nếu hiện tượng này xảy ra ở hai bên hệ tiết niệu, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng vô niệu do sỏi. Nếu tắc nghẽn xảy ra không hoàn toàn và mạn tính, áp lực xoang thận tăng lên từ từ làm dãn dần xoang thận, nhu mô thận mỏng dần, dung tích đài bể thận tăng lên đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn mililit. Lúc này nhu mô thận bị teo đét, xơ hoá và chức năng thận sẽ bị mất. Niệu quản trên sỏi cũng bị dãn to, có khi đường kính lên đến 20-30mm, gây mất nhu động và xơ hoá niệu quản. Nếu sỏi ở đài thận, gây nghẽn cục bộ tại thận, sẽ dẫn đến ứ niệu, dãn từng nhóm đài gây mất chức năng từng phần của thận.

Kỹ thuật tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể bằng laser Kiểm tra phim đánh giá mức độ sỏi.

Sỏi tiết niệu, nhất là sỏi cứng, gai góc (sỏi oxalat, sỏi urat) có thể cọ sát, cứa rạch vào tổ chức thận niệu quản gây chảy máu kéo dài trong hệ tiết niệu. Thương tổn tổ chức một mặt tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn niệu phát triển, mặt khác sẽ khởi động cho quá trình phát triển xơ hoá ở nhu mô thận và ở thành ống dẫn niệu. Kết quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận cũng như làm hẹp dần đường dẫn niệu, càng làm nặng thêm tình trạng bế tắc.

Sự tắc nghẽn và các tổn thương tổ chức trên hệ tiết niệu là những yếu tố thuận lợi để phát triển nhiễm khuẩn niệu. Nhiễm khuẩn niệu gây phù nề, chợt loét sâu sắc hơn, đẩy nhanh quá trình xơ hoá, hoại tử tổ chức thận và thành ống dẫn niệu. Kết cục cũng dẫn đến tổn thương chức năng và hình thể thận và niệu quản.

Những phương thức tác động kể trên của sỏi, thường đan xen, phối hợp với nhau theo các mức độ tuỳ thuộc vào kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí của sỏi để dẫn đến hậu quả cuối cùng của bệnh sỏi là phá huỷ chức năng thận, biến dạng hệ thống tiết niệu. Đó là những tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh.

Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể được thực hiện như thế nào?

Dưới gây mê toàn thân hoặc tiền mê giảm đau, bệnh nhân được nằm trên máy tán sỏi. Phần lưng tương ứng với vị trí của sỏi được đặt tiếp xúc với bóng của nguồn phát sóng xung kích. Với định vị của Xquang, bác sĩ điều khiển sóng xung kích hội tụ chính xác vào viên sỏi và phát xung để tán sỏi. Trung bình mỗi liệu trình điều trị thường sử dụng không quá 3000 nhịp sóng xung kích để bảo đảm an toàn tối đa cho nhu mô thận nhưng đồng thời vẫn tán vỡ được sỏi. Trong quá trình tán, sỏi luôn di động theo nhịp thở, do vậy nếu không giữ được nhịp thở sâu và đều thì số lần sóng xung kích bắn trượt sẽ tăng lên kéo theo hiệu quả vỡ sỏi giảm đi.

Tán sỏi ngoài cơ thể dùng để chữa bệnh sỏi thận, sử dụng sóng xung kích hội tụ vào viên sỏi để tán vỡ nó. Như vậy hiệu quả phụ thuộc vào công suất máy và độ rắn của viên sỏi. Nói chung, bác sĩ sử dụng công suất tán sỏi thấp hay cao phụ thuộc vào độ rắn của sỏi dựa theo thông số về độ cứng của sỏi trên Xquang. Ngoài ra, hiệu quả tán sỏi còn phụ thuộc theo vị trí của sỏi: sỏi đài thận, bể thận thường dễ tán vỡ hơn so với sỏi niệu quản. Khoảng cách từ da đến viên sỏi (bệnh nhân càng béo thì hiệu quả tán sỏi càng thấp).

Sau khi được tán vỡ, các mảnh sỏi phải tự đào thải ra ngoài theo nước tiểu và như vậy, hiệu quả lại phụ thuộc vào sự thông suốt của đường tiết niệu; kích thước các mảnh sỏi đã được tán vỡ phải lọt qua được lòng niệu quản và thận  phải còn có khả năng tiết ra nước tiểu. Với những sỏi ở đài dưới thận, khả năng tự đào thải mảnh sỏi vụn phụ thuộc nhiều vào góc giữa trục đài thận với trục bể thận. Trên thực tế, không ít trường hợp sỏi đài dưới đã được tán vỡ song vẫn đọng lại không đào thải ra được. Sự thông suốt của niệu quản đóng vai trò quyết định cho sự đào thải của mảnh sỏi, do vậy, việc đánh giá tình trạng toàn bộ đường tiết niệu là yếu tố cần thiết khi đưa ra chỉ định tán sỏi.

Lựa chọn chỉ định trong tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể

Chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể có ảnh hưởng lớn đến kết quả và tránh được các biến chứng, mà đáng sợ nhất là tắc nghẽn niệu quản gây cơn đau quặn thận khủng khiếp hoặc đợt nhiễm khuẩn bùng phát gây nhiễm khuẩn huyết.

Một chỉ định đúng đắn phải dựa trên sự phân tích tổng hợp các yếu tố thông qua xét nghiệm; chẩn đoán hình ảnh về kích thước, độ rắn, vị trí của sỏi; sự thông suốt của đường tiết niệu cũng như các bất thường giải phẫu; chỉ số cơ thể; chức năng thận; tình trạng nhiễm trùng tiết niệu… Tuyệt đối không được lạm dụng mở rộng chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Các chỉ định cụ thể là:

Chỉ định tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng: Sỏi niệu quản kích thước 0,6 cm – 2,5 cm; Sỏi niệu quản nhỏ < 0,5 cm nhưng điều trị nội khoa 1 tuần không cải thiện lâm sàng, sỏi không di chuyển xuống vị trí thấp hơn, sỏi trên vị trí hẹp niệu quản, sỏi trên polype; Sỏi niệu quản trên vị trí sa lồi niệu quản. Tại cơ sở y tế có trang bị dụng cụ soi niệu quản ống cứng thì có thể tán nội soi ngược dòng ở vị trí niệu quản 1/3 trên với nữ giới dù vị trí gần sát bể thận. Còn nam giới nên áp dụng với sỏi ở vị trí thấp hơn. Đương nhiên nếu có ống soi mềm thì chỉ định tán sỏi tiết niệu không còn quan trọng vị trí của sỏi nữa.

Chống chỉ định đối với bệnh nhân có hẹp niệu đạo ở nam giới; bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu nặng (nên điều trị cho hết rồi tán sỏi); bệnh nhân hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi; Bệnh nhân mắc rối loạn đông máu.

Biến chứng có thể xảy ra: Dù tán sỏi niệu quản khi sử dụng laser hạn chế tối đa các biện chứng, tai biến, nhưng vẫn có thể gặp như: Thủng niệu quản, không đặt được ống soi để tiếp cận được sỏi, sốt, đi tiểu ra máu sau mổ, đau sau mổ.

Những lưu ý sau tán sỏi thận ngoài cơ thể

Sau tán sỏi, bệnh nhân có thể đau nhẹ vùng lưng và đái máu thoáng qua, thường không cần phải dùng thuốc. Bệnh nhân cần ăn nhẹ, uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Các mảnh sỏi sẽ được đào thải qua nước tiểu. Việc đánh giá hiệu quả tán sỏi chỉ thực sự rõ ràng qua phim chụp kiểm tra sau 1 tháng. Nếu có sốt hoặc cơn đau quặn thận hay các biểu hiện bất thường khác cần được khám chuyên khoa tiết niệu ngay.

Chăm sóc sau tán sỏi: Bệnh nhân nên nằm tại giường, không nên ngồi dậy để tránh đau đầu do tác dụng phụ của thuốc gây tê tủy sống. Bệnh nhân có thể ra viện ngay sau tán, nhưng nên nằm viện 1 – 2 ngày để theo dõi. Ngoài ra cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bao gồm các thuốc kháng sinh, thuốc giảm co thắt, thuốc giảm đau và tái khám đúng hẹn.

 

BS. Minh Trần

]]>
Chớ xem thường sỏi tiết niệu http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-xem-thuong-soi-tiet-nieu-13742/ Sun, 05 Aug 2018 05:32:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-xem-thuong-soi-tiet-nieu-13742/ [...]]]>

Sỏi tiết niệu là một bệnh gặp chủ yếu ngoài tuổi trung niên, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới và là bệnh hay tái phát.

Những triệu chứng chính

Đường tiết niệu gồm thận (2 quả thận), niệu quản (2 niệu quản), bàng quang và niệu đạo. Sỏi đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu. Bệnh có thể diễn biến dữ dội hoặc âm thầm, tiềm tàng, có trường hợp tình cờ phát hiện bị sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang nhân chụp phim hoặc siêu âm ổ bụng vì một bệnh khác, hoặc một lý do khác. Tuy vậy, phần lớn sỏi đường tiết niệu có biểu hiện lâm sàng khá phong phú. Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng, đau, mỏi vùng thắt lưng, nhất là vùng bụng phía phía bộ phận tiết niệu có sỏi.

Đau bụng có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn, trướng bụng. Đau vùng thắt lưng có khi âm ỉ suốt ngày, suốt tháng nhưng có khi cơn đau dữ dội mà thường gọi là cơn đau quặn thận (đau lăn lộn không thể ngồi, nằm yên được).

Trong các cơn đau quặn thận thường do sỏi tắc ở đài, bể thận hoặc sỏi đã di chuyển xuống niệu quản, nằm ở đó hoặc xuống bàng quang. Cơn đau quặn thận xuất phát từ vùng thắt lưng, lan dọc theo đường đi của niệu quản đến vùng bẹn và vùng sinh dục. Kèm theo cơn đau là đái buốt, đái rắt, đái són. Nước tiểu trong các cơn đau thường đục, đỏ, có khi có máu mà mắt thường có thể nhìn thấy được (gọi là đái máu đại thể ), nhưng cũng có khi đái ra máu nhưng mắt thường không nhìn thấy được (đái máu vi thể), phải xét nghiệm nước tiểu, soi kinh hiển vi mới thấy có hồng cầu. Trước hoặc trong cơn đau có thể có sốt cao, rét run và nước tiểu đục (do bị nhiễm khuẩn gây viêm đài thận, bể thận hoặc viêm bàng quang hoặc do cặn thận).

Tuy vậy, cũng có những trường hợp sỏi tiết niệu có nhiễm khuẩn nhưng bệnh nhân không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng nước tiểu luôn luôn đục, thường gặp ở người cao tuổi, sức đề kháng kém (nằm lâu, ít vận động), uống ít nước. Nuớc tiểu đục có thể là toàn bãi hoặc có thể chỉ có ở đầu bãi hoặc cuối bãi. Nếu có tổn thương ở thận (đài, bể thận) thì thường có phù ở mi mắt hoặc có phù ở mắt cá chân (ấn lõm).

Để chẩn đoán sỏi tiết niệu, ngoài khám lâm sàng, dựa vào tiền sử bệnh thì cần chụp X-quang hệ tiết niệu, siêu âm luôn được áp dụng. Tuy vậy, có hơn 10% sỏi tiết niệu thuộc loại không cản quang và vì vậy khi chụp X-quang hệ tiết niệu không chuẩn bị rất có thể không phát hiện thấy sỏi. Do đó, khi có các triệu chứng lâm sàng nghi là sỏi đường tiết niệu, chụp X-quang không thấy sỏi thì chưa nên kết luận là không có sỏi tiết niệu. Để khắc phục tình trạng này thì nên chụp niệu đồ tĩnh mạch sẽ cho thấy hình ảnh sỏi tiết niệu hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện các loại sỏi nhỏ.

Hiện nay, siêu âm đang được ứng dụng khá rộng rãi giúp đáng kể cho việc xác định sỏi đường tiết niệu. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh cho biết được số lượng, kích thước và vị trí của sỏi, và biết được tình trạng đường tiết niệu (đài bể thận, niệu quản giãn hay không, niêm mạc bàng quang có phù nề hay không…).

Xét nghiệm nước tiểu cho biết một số thông số liên quan đến sỏi đường tiết niệu, sỏi thuộc loại gì (sỏi canxi oxalat hay hay canxi phốt phát hay sỏi amoni-magie hay sỏi axít uric…). Xác định được trong nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu hay trụ hạt? Trong những trường hợp cần thiết thì nuôi cấy nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn hay không và vi khuẩn gây bệnh thuộc loại gì, nhạy cảm với loại kháng sinh nào nhất.

Một số bệnh dễ chẩn đoán nhầm với bệnh sỏi đường tiết niệu

Trong các cơn đau quặn thận cần chẩn đoán với bệnh tắc ruột, sỏi đường mật, sỏi tụy, viêm tụy cấp. Nếu cơn đau bụng về phía bên hố chậu phải (thường gặp trong sỏi niệu quản phải khoảng 1/3 dưới, nơi niệu quản bị gấp khúc), có sốt nhẹ, nôn hoặc buồn nôn cần lưu ý đến bệnh của ruột thừa. Đau vùng hố chậu phải còn có thể viêm đại tràng (nhất là viêm đại tràng co thắt, đại tràng xích ma); ở phụ nữ có thể là do viêm phần phụ hoặc u nang buồng trứng đang bị xoắn hoặc đã vỡ hoặc có thể chửa ngoài dạ con (phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai). Biến chứng của sỏi tiết niệu khá phức tạp, nhẹ thì đau thắt lưng, rối loạn tiểu tiện (đái rắt, són), nặng hơn là sỏi từ thận rơi xuống niệu quản làm đau dữ dội, làm tổn thương niệu quản gây chảy máu hoặc bị nhiễm trùng gây viêm thận ứ mủ. Sỏi niệu quản có thể làm ử đọng nước tiểu gây dãn đài bể thận gây suy thận. Suy thận là bệnh điều trị gặp không ít khó khăn và làm tăng huyết áp, tăng ure máu rất nguy hiểm.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Khi có đau vùng thắt lưng hoặc có kèm sốt, đái rắt, buốt, nước tiểu đục hoặc đỏ thì nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nếu để muộn có thể gây biến chứng. Đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác, có hướng điều trị và tư vấn cho người bệnh tránh để bị bệnh nặng. Bác sĩ khám bệnh sẽ có hướng điều trị thích hợp cho từng loại sỏi tiết niệu và tùy lứa tuổi, sức khỏe của từng người bệnh với phương châm là làm sao hết sỏi nhưng vẫn giữ được bộ phận tiết niệu và chức năng của hệ tiết niệu không bị ảnh hưởng là điều lý tưởng nhất. Bởi vì, giải quyết sỏi đường tiết niệu cũng có nhiều phương pháp (điều trị nội khoa, tán sỏi, mổ nội soi, mổ phanh).

Khi bị sỏi tiết niệu, cần uống nhiều nước từ 1,5 – 2,0 lít, kết hợp với dùng thuốc nhằm đào thải sỏi ra ngoài bằng đường tiểu. Tránh để nhiễm trùng đường tiết niệu, nhất là nữ giới, do cấu tạo sinh lý đặc biệt của lỗ đái rất dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu ngược dòng. Vì vậy, nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày hoặc đã điều trị hết sỏi thì nên chọn chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn các loại thức ăn giàu canxi (tôm, cua, ốc). Những người bệnh bị gút nên định kỳ kiểm tra đường tiết niệu như chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu và uống thuốc điều trị gút theo đơn của bác sĩ khám bệnh một cách nghiêm túc.

TTƯT.PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

]]>
Ðối phó với các loại sỏi tiết niệu http://tapchisuckhoedoisong.com/doi-pho-voi-cac-loai-soi-tiet-nieu-12222/ Thu, 26 Jul 2018 12:10:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/doi-pho-voi-cac-loai-soi-tiet-nieu-12222/ [...]]]>

Với những bệnh nhân có thể chữa triệt để sỏi: cường cận giáp tiên phát, cường cận giáp thứ phát do thiếu vitamin D… không cần theo chế độ ăn kiêng.

Với những bệnh nhân còn lại, ngay cả khi không khẳng định được việc tạo sỏi do chế độ ăn vẫn nên tuân theo những nguyên tắc về dinh dưỡng.

Uống nước hàng ngày là một giải pháp đối phó với bệnh sỏi tiết niệu.

Với sỏi oxalat canxi, phụ thuộc canxi

Đây là các sỏi Weddellit (C2), Brushit, Carbapatit (CA). Cần tuân thủ 4 nguyên tắc: uống nhiều, thức ăn cân đối, kiểm soát lượng muối, kiểm soát lượng đạm; Kiểm soát không để tiêu thụ quá 900mg can-xi/ngày và phải chia nhỏ theo các bữa ăn trong ngày. Cung cấp đầy đủ vitamin D.

Với sỏi oxalat canxi, phụ thuộc oxalat

Đây là loại sỏi hay gặp nhất. Trên thực tế sỏi này thường gặp ở những người đột nhiên bỏ không uống sữa nữa hoặc những người dùng nước uống có ít canxi: nguồn nước ở vùng núi lửa hoặc dùng nước qua máy lọc. Hoặc ở người có bệnh tiêu hóa mạn tính (viêm đại trực tràng chảy máu, bệnh viêm hồi tràng đoạn cuối, sau phẫu thuật nối tắt ống tiêu hóa để điều trị béo phì…). Canxi của thức ăn và các sản phẩm oxalat là thành phần chính của loại sỏi này. Do đó, việc cung cấp canxi phải luôn dưới 900mg/ngày và đặc biệt phải được chia đều trong các bữa ăn trong ngày. Canxi cho phép kêlat hóa các oxalat tại  ống tiêu hóa, nhờ đó giảm sự hấp thu của ruột nhờ đó nên canxi làm giảm oxalat trong nước tiểu.

Khuyến cáo: dùng sữa trở lại và uống loại nước có nhiều canxi ngoài bữa ăn. Đồng thời tuân thủ 4 nguyên tắc: uống nhiều, thức ăn cân đối, kiểm soát lượng muối, kiểm soát lượng đạm. Kiểm soát không để tiêu thụ không quá 900mg canxi/ngày và phải chia nhỏ theo các bữa ăn trong ngày. Cung cấp đầy đủ vitamin D. Tiêu thụ vừa phải, theo nhu cầu lượng đạm, tinh bột và mỡ.

Đối với sỏi acid uric

Cần phải xử lý vào sản phẩm của acid uric dựa vào tính hòa tan của nó trong môi trường kiềm bởi vì acid uric kết tủa trong môi trường acid.

80% acid uric là nội sinh. Có rất nhiều yếu lố làm tăng acid uric trong máu: Kháng insulin, hiện tượng này đã được hiểu rõ trong hội chứng chuyển hóa, trong bệnh béo bụng, ở người cao tuổi và người lười hoạt động. Lượng insulin tăng cao sẽ ức chế việc đào thải acid uric của thận. Cần lưu ý, đường fructos dễ gây tình trạng kháng insulin. Tình trạng tăng nồng độ VLDL gây ức chế sự đào thải acid uric của thận. Tình trạng béo phì luôn song hành với tăng tổng hợp purin. Đường fructos gây giảm dị hóa purin. Thịt và rượu gây tăng acid uric.

Liên quan giữa thức ăn và tình trạng acid nước tiểu

Độ acid cao của nước tiểu là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo thành sỏi acid uric và cũng như việc tạo sỏi tái phát ở người béo phì và đái tháo đường týp 2.

Trên thực tế có mối liên quan ngược chiều giữa pH nước tiểu và trọng lượng cơ thể (pH nước tiểu sẽ giảm nếu trọng lượng cơ thể tăng) bởi vì sự kháng insulin tăng lên với sự tăng trọng lượng và dẫn đến việc giảm dần sự bài xuất ammonium của thận.

Ở những người có chỉ số IMC > 25 và/hoặc người béo phì luôn phải được điều trị nhằm giảm tình trạng kháng insulin với ý kiến phối hợp của nhiều chuyên khoa.

Vai trò của thức ăn trong việc kiềm hóa nước tiểu

Đồ uống: sử dụng đồ uống có khả năng kiềm hóa nước tiểu như nước có nhiều bicarbonat, uống chia đều trong ngày; nước chanh… Hạn chế các loại thức ăn gây acid: thịt, cá trứng, bánh mì, ngũ cốc, fromag… Tăng sử dụng các loại thực phẩm gây kiềm hóa: rau xanh, khoai tây, các loại quả. Nếu chỉ số IMC >25 cần lấy lại cân bằng về năng lượng. Nên tập thể thao đều đặn >30 phút mỗi ngày.

Đối với sỏi cystin

Để dự phòng tránh sỏi tái phát cần phải uống thật nhiều nước hàng ngày để pha loãng nước tiểu. Kiềm hóa nước tiểu.

Kiểm soát quá trình sản xuất cystin bằng việc hạn chế lượng thịt tiêu thụ tối thiểu theo nhu cầu hàng ngày và phải chia đều theo các bữa ăn. Trong trường hợp nặng cần ăn theo đơn của bác sĩ.

BS. Lê Sĩ Trung

]]>
Phòng bệnh sỏi tiết niệu http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-soi-tiet-nieu-11469/ Wed, 25 Jul 2018 10:00:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-soi-tiet-nieu-11469/ [...]]]>

Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp và có khả năng hay tái phát tại đường tiết niệu do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở điều kiện lý hóa nhất định. Bệnh có thể phòng ngừa được nếu thực hiện các biện pháp chủ yếu cơ bản nhằm hạn chế những yếu tố nguy cơ gây nên sỏi.

Qua phân tích thành phần hóa học của sỏi tiết niệu, các nhà khoa học ghi nhận sỏi canxi oxalat chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 70 – 80%, tiếp theo đến là loại sỏi calci phosphat, sỏi amoni magie phosphat, sỏi axít uric và sỏi cystin. Tuổi mắc bệnh thường gặp là từ 35 – 55, tuy nhiên thời điểm mắc bệnh có thể khác nhau tùy theo từng loại sỏi. Nam giới mắc bệnh sỏi tiết niệu thường gấp 3 lần nữ giới, tuy nhiên tỉ lệ bệnh cũng thay đổi tùy theo thành phần hóa học của sỏi. Tại các nước công nghiệp phát triển, loại sỏi axít uric có xu hướng xảy ra nhiều hơn so với các nước đang phát triển; ngược lại ở các nước đang phát triển thì loại sỏi amoni magie phosphat do nhiễm trùng lại thường chiếm tỉ lệ cao hơn.

Nguyên nhân hình thành sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu được hình thành không phải do một bệnh riêng biệt là do biến chứng của nhiều loại bệnh, vì vậy sự phát sinh sỏi có nhiều nguồn gốc khác nhau, đặc biệt tùy thuộc vào từng loại sỏi. Tuy vậy theo các nhà khoa học, có một số nguyên nhân chính tạo nên sỏi tiết niệu được ghi nhận bao gồm yếu tố di truyền, mắc tật dị dạng bẩm sinh, yếu tố địa dư và khí hậu, chế độ ăn uống…

Về yếu tố di truyền: đối với sỏi cystin và sỏi axít uric, yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng. Sỏi cystin xuất hiện ở bệnh nhân đi tiểu cystin kiểu gen đồng hợp tử; vai trò di truyền của trường hợp sỏi axít uric cũng đã được xác định rõ ràng. Đối với sỏi canxi, yếu tố di truyền khó xác định; tuy nhiên các nhà khoa học cũng ghi nhận có những trường hợp sỏi canxi được phát hiện ở trong một số người của dòng họ bị mắc bệnh; ngoài ra yếu tố cường canxi niệu thường tạo ra sỏi có khả năng di truyền theo kiểu đa gen.

Phòng bệnh sỏi tiết niệuSỏi tiết niệu có thể ở nhiều vị trí khác nhau trong đường tiết niệu

Về các tật dị dạng bẩm sinh: trên thực tế, những tật dị dạng bẩm sinh và mắc phải là nguyên nhân thuận lợi để tạo nên sỏi do tình trạng ứ đọng và nhiễm khuẩn. Tuy vậy, những nguyên nhân chủ yếu là do sự rối loạn chuyển hóa các thành phần được bài tiết qua thận. Các tật dị dạng bẩm sinh đường tiết niệu thường có nhiều dạng khác nhau, phổ biến là tình trạng hẹp chỗ nối bể thận và niệu quản, hẹp niệu quản, phình to niệu quản, hẹp cổ bàng quang, thận móng ngựa, thận đa nang, lao tiết niệu…

Về yếu tố địa dư và khí hậu: yếu tố này đã được các nhà khoa học đề cập đến. Ở nơi có khí hậu nóng và khô tại vùng sa mạc hoặc vùng nhiệt đới là yếu tố môi trường tác động rất nhiều đến sự phát sinh hình thành sỏi tiết niệu.

Về chế độ ăn uống: đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến bệnh sỏi tiết niệu như sử dụng các loại thức ăn, thực phẩm có chứa nhiều chất purin, oxalat hoặc canxi, phosphat…

Ngoài ra còn có một số các nguyên nhân khác như: sỏi tiết niệu do nhiễm khuẩn sẽ hình thành loại sỏi amoni magie phosphat; đồng thời bị gãy xương, nằm bất động lâu ngày cũng sẽ tạo nên những điều kiện thuận lợi để hình thành nên sỏi tiết niệu.

Vị trí của sỏi trong đường tiết niệu và triệu chứng lâm sàng

Sỏi được hình thành trong đường tiết niệu sẽ gây ra nhiều tình huống khác nhau tùy theo kích thước, vị trí của sỏi và những phản ứng của hệ tiết niệu đối với sỏi. Sỏi ở thận sẽ di chuyển xuống niệu quản, vào bàng quang và bị tống ra ngoài qua niệu đạo nếu kích thước của sỏi dưới 4mm và hình thù nhẵn mịn. Nếu sỏi cố định ở đài thận thì nhu mô thận bị lệ thuộc trực tiếp sẽ bị giãn rộng và mỏng dần. Sỏi ở bể thận có thể di động hoặc cố định, thường gây tắc chỗ nối bể thận và niệu quản. Sỏi ở bể thận sẽ làm giãn các đài bể thận, nhu mô thận mỏng và suy giảm chức năng. Sỏi niệu quản rất hay gặp, đặc biệt là ở vị trí 1/3 phía dưới niệu quản. Nếu sỏi niệu quản ở cả hai bên sẽ gây nên tình trạng vô niệu. Sỏi ở bể thận hay ở niệu quản gây ra thận ứ nước và nếu kèm theo nhiễm khuẩn thì thận sẽ bị hủy hoại nhanh chóng. Trong một số trường hợp, thận ứ nước gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Sỏi ở bàng quang thường là thứ phát do u xơ tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, hẹp bao quy đầu. Sỏi bàng quang thường gặp trong bàng quang thần kinh. Sỏi niệu đạo là do sỏi từ trên thận và bàng quang đi xuống. Thực tế rất ít trường hợp sỏi bị kẹt lại trong niệu đạo, trừ khi niệu đạo bị hẹp, bị rò hay có túi thừa niệu đạo.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh sỏi tiết niệu có thể diễn biến tiềm tàng và âm thầm nhưng phần lớn trường hợp thường có những biểu hiện lâm sàng rõ nét. Đau vùng thắt lưng là triệu chứng hay gặp, đặc biệt lúc sỏi di chuyển và gây tắc đường tiết niệu. Triệu chứng cơn đau quặn thận do sỏi bị tắc ở bể thận hay niệu quản rất điển hình với cơn đau khá dữ dội xuất phát từ thắt lưng lan xuống dưới theo đường đi của niệu quản đến vùng bẹn và vùng sinh dục, kèm theo đi tiểu buốt, nước tiểu màu đỏ; có thể đau trướng bụng, nôn mửa. Dấu hiệu đi tiểu ra máu toàn bộ thường kèm theo cơn đau, xuất hiện lúc vận động mạnh và sẽ giảm bớt khi nằm nghỉ. Biểu hiện đi tiểu với nước tiểu đục khi có tình trạng nhiễm khuẩn kèm theo; nhiều khi bệnh nhân không sốt mà chỉ thấy dấu hiệu đi tiểu với nước tiểu đục; có khi bệnh nhân có thể sốt cao, rét run, kèm theo đau vùng thắt lưng biểu hiện của viêm thận – bể thận. Triệu chứng phù, nôn mửa, ăn không ngon thường xảy ra trong trường hợp bị suy thận nặng. Thậm chí có trường hợp bị vô niệu do sỏi làm tắc đường tiết niệu của thận duy nhất đang hoạt động. Khám lâm sàng ghi nhận các điểm đau ở vùng thắt lưng hay dọc theo đường đi của niệu quản, không ít trường hợp có dấu hiệu chạm thận hay bập bềnh thận; nước tiểu có màu hồng, đỏ, có khi đục.

Tiến triển bệnh lý và phòng bệnh

Sỏi tiết niệu thường gây nên nhiều biến chứng do tắc đường tiết niệu, do nhiễm khuẩn; sỏi có thể tái phát và phát triển ở cả hai bên. Nếu bệnh nhân không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng thận sẽ bị giảm sút do tình trạng ứ nước thận, ứ mủ thận. Đối với toàn thân, sỏi gây tăng huyết áp, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và dễ dẫn đến tử vong. Hiện nay nhờ những tiến bộ của khoa học, y học trong phương pháp điều trị ngoại khoa và nội khoa cũng như phát hiện bệnh sớm và phòng bệnh có kết quả nên biến chứng sỏi tiết niệu ngày càng giảm.

Việc phòng bệnh sỏi tiết niệu chủ yếu được thực hiện nhằm hạn chế các yếu tố nguy cơ gây nên sỏi. Lưu ý khuyến khích bệnh nhân uống nước nhiều để lượng nước tiểu được bài tiết mỗi ngày ít nhất phải được 1,5 lít. Nếu thực hiện được như vậy, nước tiểu luôn luôn ở dưới giai đoạn bão hòa tránh nguy cơ hình thành sỏi. Cần tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhất là đối với giới nữ. Phải giải quyết những nguyên nhân gây nên tình trạng ứ đọng nước tiểu do dị tật bẩm sinh hoặc bị mắc phải do các bệnh khác gây ra ở trẻ em cũng như ở người lớn. Nên điều chỉnh độ pH của nước tiểu tùy theo loại sỏi mà bệnh nhân mắc phải như kiềm hóa nước tiểu trong trường hợp bị sỏi cystin và axít uric, toan hóa nước tiểu trong trường hợp bị sỏi amoni magie phosphat. Đối với từng loại bệnh, phải chú ý loại trừ những nguyên nhân tạo thuận lợi cho sự hình thành của sỏi như từ chế độ ăn uống cho đến việc điều chỉnh các yếu tố sinh lý hóa của từng bệnh nhân, kể cả các trường hợp phẫu thuật cần thiết như cắt bỏ khối u tuyến cận giáp trạng, phẫu thuật tạo hình để loại bỏ các nguyên nhân gây ứ đọng đường tiết niệu.

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

]]>
“Liệu pháp” dinh dưỡng trị sỏi tiết niệu tái phát http://tapchisuckhoedoisong.com/lieu-phap-dinh-duong-tri-soi-tiet-nieu-tai-phat-5012/ Thu, 19 Jul 2018 13:18:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lieu-phap-dinh-duong-tri-soi-tiet-nieu-tai-phat-5012/ [...]]]>

Tình trạng tái phát của sỏi tiết niệu đặt ra câu hỏi về quá trình hình thành sỏi. Đây là hậu quả của sự mất cân bằng, cần phải có thời gian để tạo lại tình trạng ổn định nhằm loại bỏ nguyên nhân gây. Để tránh sỏi tiết niệu tái phát, người bệnh cần có những kiến thức phòng ngừa bệnh mà chế độ ăn uống là một yếu tố rất quan trọng.

Những nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng để tránh sỏi tái phát

Cần được áp dụng trước khi quá trình tạo sỏi xảy ra nhằm tránh sự tái phát của sỏi dựa trên sự hiểu biết về cơ chế tạo sỏi của từng bệnh nhân, bao gồm: tăng bài tiết nước tiểu; sử dụng thực phẩm đa dạng và cân bằng; những lời khuyên về thực phẩm.

Đồ uống thích hợp để tăng bài niệu và cung cấp canxi

Bệnh nhân cần uống nhiều nước. Mục đích để đạt được trên 2,5 lít nước tiểu ổn định trong toàn bộ thời gian mỗi ngày với tỷ trọng nước tiểu vào buổi sáng đạt khoảng 1010. Việc tăng số lượng nước tiểu nhằm mục đích hòa loãng nước tiểu trong thời gian cả ngày và đêm để giảm nồng độ các chất tạo sỏi trong nước tiểu.

Số lượng nước uống mỗi ngày tùy theo thời tiết, các hoạt động cá nhân, trọng lượng cơ thể; chia đều lượng nước uống trong cả ngày và đêm; đa dạng các loại nước uống: nước uống thông thường, nước có ga, tránh đồ uống có đường hoặc muối. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân dễ bị sỏi tái phát do không áp dụng đúng việc uống nước đủ và đều. Cần uống đủ và nhất là phân chia lượng nước uống đều trong cả ngày lẫn đêm để giảm độ cô đặc của nước tiểu, nhất là về buổi sáng. Một số kinh nghiệm nhỏ rất hữu ích đó là thường xuyên đem theo những chai nước nhỏ khi ra khỏi nhà, uống nước trước và sau khi đi tiểu, uống trước khi ngủ và ngay khi tỉnh dậy…

Cung cấp canxi phù hợp: Ngoài tác dụng hòa loãng nước tiểu, đồ uống còn là nguồn cung cấp các chất khoáng. Cần biết rõ thành phần chất khoáng có trong đồ uống để tránh đưa vào cơ thể quá nhiều canxi, phospho, magne…

Sử dụng thức ăn đa dạng và cân bằng

Các loại thức ăn khác nhau cần được phân đều trong nhiều bữa ăn trong ngày nhằm bảo đảm dinh dưỡng mà không gây tăng đậm độ nước tiểu quá cao.

Những sai lầm thường gặp về dinh dưỡng:

Về nhu cầu: Những bệnh nhân bị sỏi tái phát thường có thói quen xấu là ăn quá nhiều muối và đạm trong khi đó lại thiếu rau và nước.

Về phân bố các bữa ăn: Sỏi tái phát thường gặp ở những người chỉ dùng 1 bữa chính trong ngày, chủ yếu là bữa tối. Bữa sáng thường ít, bữa trưa chủ yếu là thức ăn nhanh trong khi đó bữa tối lại quá nhiều chất bổ , đặc biệt là đạm và chất khoáng.

Phân phối các bữa ăn hợp lý:

Việc phân bố các bữa ăn trong ngày rất quan trọng nhằm cung cấp dinh dưỡng và giữ đậm độ nước tiểu hợp lý. Cần có ít nhất 3 bữa trong ngày thay đổi với  sự cân đối các loại thức ăn cần thiết sau: sữa và các sản phẩm của sữa; thịt, cá, trứng; tinh bột; rau xanh; hoa quả.; chất béo.

Chế độ ăn đa dạng có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sỏi niệu tái phát.

Lời khuyên về dinh dưỡng

Sử dụng nhiều loại thực phẩm đa dạng, cân bằng, chia đều phù hợp với từng người. Mỗi bữa ăn phải cung cấp đủ thành phần sau: chất đạm, can-xi, rau, hoa quả, tinh bột, chất béo, vitamin D, muối.

Chất đạm: Thịt, cá, trứng: nên ăn ít (phù hợp theo lượng cơ bắp của từng người) và phải chia đều trong các bữa ăn để tránh cô đặc urê trong nước tiểu. Chỉ nên ăn 1gr chất đạm/1kg cân nặng/ ngày và chia đều trong 3 bữa ăn.

Chất canxi: Sữa và sản phẩm của sữa: canxi và vitamin D cần thiết cho xương, cơ, thần kinh.

Quan niệm sai lầm hay gặp là kiêng uống sữa để tránh sỏi tái phát hoặc ngược lại, sử dụng quá nhiều sữa và sản phẩm của sữa. Đối với bệnh nhân sỏi tiết niệu, các nhà dinh dưỡng khuyên dùng sữa hàng ngày (nhưng phải uống thêm nước và chia nhỏ thành nhiều lần). Sữa và sản phẩm của sữa cung cấp nhiều canxi, với bệnh nhân sỏi tiết niệu cần đưa vào cơ thể khoảng 900mg canxi/ngày, trong khi đó 1 hộp sữa tươi 180ml cho khoảng 200mg canxi; 100gr fromage trắng = 110mg canxi; 125gr sữa chua = 180mg canxi.

Rau: Cần ăn rau trong tất cả các bữa. Rau cung cấp chất xơ, kali, magne… và rất ít năng lượng.

Hoa quả: Ngược lại với rau, hoa quả có rất nhiều đường nên cần hạn chế, chỉ nên ăn 2-3 quả nhỏ mỗi ngày. Nước hoa quả không có chất xơ nhưng có nhiều đường nên cần hạn chế sử dụng như hoa quả.

Tinh bột: cơm, bánh mỳ, đậu… cung cấp nhiều tinh bột, đường, vitamin, chất khoáng. Tinh bột được sử dụng trong các bữa ăn để tùy theo nhu cầu cung cấp năng lượng.

Chất béo: Số lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày tùy theo nhu cầu năng lượng cơ thể. Chất béo cung cấp acid béo, vitamin A, D và E. Hiện nay việc cung cấp DHA và EPA  thường chưa đủ. Chất béo nguồn gốc thực vật rất tốt, chúng cung cấp kali, magne và chất xơ.

Vitamin D: Tình trạng thiếu hụt vitamin D rất phổ biến ngay cả với chế độ ăn đa dạng và cân bằng. Lưu ý rằng, vitamin D có nhiều trong dầu ăn, sữa.

Muối: Sử dụng nhiều muối gây tăng natri trong nước tiểu dẫn đến việc đào thải nhiều canxi, oxalate, cystine, acide uric là các chất dễ lắng đọng trong nước tiểu gây ra sỏi. Mỗi ngày cần dùng 6-8g muối chia đều trong các món ăn. Để biết chính xác lượng muối cung cấp đủ hay không dựa vào hàm lượng muối trong nước tiểu (bình thường từ 100-150meq/ngày).

Công thức tính lượng muối cần dùng mỗi ngày dựa theo hàm lượng muối trong nước tiểu: natri nước tiểu 24 giờ tính theo mmol/17 = gr muối/ngày. Cần lưu ý các loại thức ăn chứa nhiều muối, chia đều lượng muối trong các bữa ăn, nên dùng thêm rau thơm, phẩm màu thực vật để giảm lượng muối.

Tăng khả năng chống sỏi tái phát

Việc tăng tiêu thụ citrate, potassium và magnesium trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp việc chống tạo sỏi. Nên dùng các loại nước chanh, rau xanh, ngũ cốc, bánh mỳ, đậu.

Người thân trong gia đình có trách nhiệm nhắc nhở bệnh nhân thực hiện đúng và thường xuyên chế độ dinh dưỡng. Việc tham gia câu lạc bộ nhưng người bị sỏi sẽ tăng cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong việc phòng chống sỏi tái phát.

Những nguyên tắc mới phù hợp với bệnh sỏi tiết niệu

Phải đạt được sự bài tiết nước tiểu với số lượng nhiều hơn người bình thường.

Sử dụng thực phẩm đa dạng và cân bằng, phù hợp với từng bệnh nhân. Hết sức lưu ý đến việc phân bố giữa các bữa ăn.

Bổ sung vitamin D, B6, chất xơ, kali, magnesium.

Ðặc biệt lưu ý đến những thực phẩm dễ tạo sỏi là muối và thịt.

BS. Lê Sĩ Trung

]]>
6 bài thuốc trị sỏi tiết niệu http://tapchisuckhoedoisong.com/6-bai-thuoc-tri-soi-tiet-nieu-937/ Wed, 18 Jul 2018 02:38:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/6-bai-thuoc-tri-soi-tiet-nieu-937/ [...]]]>

Sỏi đường niệu thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, do sự kết tụ các chất bất thường trong nước tiểu. Việc di chuyển sỏi gây ra những cơn đau dữ dội. Người bệnh bị sỏi đường niệu do thấp nhiệt có biểu hiện bụng dưới trướng đầy, nước tiểu vàng hay đỏ hoặc đục và có cặn, thỉnh thoảng có sỏi. Khi đi tiểu đau nhói, nóng buốt không thể nào chịu nổi. Sau khi hòn sỏi bài tiết ra thì đau buốt có phần giảm nhẹ.

​Kim tiền thảo (trái) và râu ngô là hai vị thuốc trị sỏi tiết niệu rất tốt.

Đông y điều trị theo nguyên tắc thanh nhiệt hóa kiên là chủ yếu. Sau đây là một số bài thuốc trị:

Bài 1: dây lá kim tiền thảo tươi 100g, rửa sạch giã nhỏ, thêm 1 lít nước, lọc vắt lấy nước, cho uống trong ngày. Hoặc sắc với 2 lít nước lấy 1 lít, chia 3 lần uống trong ngày. Uống đến khi khỏi bệnh.

Bài 2: râu ngô 40g, mã đề thảo 60g, cỏ mực 40g, rễ cỏ tranh 20g. Dùng tươi hay khô. Dùng tươi: sắc với 2 lít nước lấy 1 lít, lọc chia uống 3 lần, khi đói. Ngày 1 thang.

Bài 3: rau má 20g, thài lài tía 20g, râu ngô 30g, rau sam 20g, cam thảo đất 30g, lá tre 30g. Sắc với 800ml lấy 400ml, chia uống 3-4 lần trong ngày.

Bài 4: thạch vĩ 8g, xa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cam thảo 4g, xích linh 12g, mộc thông 6g, cù mạch 8g, đông quỳ tử 8g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, xuyên sơn giáp 10g, vương bất lưu hành 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt lợi thủy, hoạt lợi thông khiếu.

Bài 5. Giáng thạch thang: giáng hương 3g, thạch vĩ 10g, hoạt thạch 10g, ngư não thạch 10g, kim tiền thảo 30g, hải kim sa 10g, kê nội kim 10g, đông quỳ tử 10g, ngưu tất 10g, cam thảo tiêu 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 15 thang. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch thông lâm.

Bài 6. Thạch vĩ tán gia vị: thạch vĩ 8g, xa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cam thảo 4g, cù mạch 8g, đông quỳ tử 8g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, xuyên sơn giáp 10g, vương bất lưu hành 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 20 ngày.

Gia giảm:

+ Lưng bụng đau như bị cắn, thêm xích thược 10g, cam thảo 5g.

+ Đau kịch liệt, đau lan cả bụng dưới, ngoại âm, thậm chí vã mồ hôi hột, sắc mặt trắng bệch, thêm hổ phách mạt 3g, bột tam thất 10g.

+ Huyết niệu lượng nhiều, thêm ngẫu tiết 20g, bồ hoàng thán 10g, bạch mao căn 15g.

+ Thấp nhiệt khá nặng, niệu đạo nóng đau, rít, thêm bồ công anh 15g, tử hoa địa đinh 10g, long quỳ 5g.

+ Đi tiểu, nước tiểu không liên tục, bụng dưới trướng đau, thêm ô dược 10g, mộc hương 10g, chỉ thực 5g, bạch chỉ 5g.

+ Sỏi lâu ngày khá to mà thể trạng người bệnh tốt, thêm tạo giác thích 10g, tam lăng 10g, nga truật 15g, tiêu thạch 10g.

+ Chữa trị lâu ngày không khỏi, hao dịch thương âm, miệng khô, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác, thêm sinh địa 15g, huyền sâm 20g, mạch môn 15g, miết giáp 10g.

+ Lâm chứng lâu ngày khí hư, sắc mặt trắng nhợt, đoản hơi, chất lưỡi nhạt có hằn răng, mạch tế nhược, thêm đảng sâm 25g, hoàng kỳ 25g.

Lương y Thảo Nguyên

]]>