sỏi mật – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 13:17:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png sỏi mật – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Người bệnh sỏi mật, cần kiêng gì để tránh tái phát? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-soi-mat-can-kieng-gi-de-tranh-tai-phat-5007/ Thu, 19 Jul 2018 13:17:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-soi-mat-can-kieng-gi-de-tranh-tai-phat-5007/ [...]]]>

Nguyễn Văn Hoan ([email protected])

Trong thư bác nói đã mổ lấy sỏi nhưng không rõ sỏi ở túi mật hay đường mật, một sỏi hay nhiều sỏi. Vì có hai loại sỏi mật khác nhau về bệnh sinh cũng như về chữa trị và dự phòng.

Thứ nhất là sỏi túi mật hay gặp ở những người mập phì do ăn uống vô độ, diễn biến lâu năm, có những đợt cấp, đau tăng và sốt do túi mật bị viêm. Nguyên nhân do dinh dưỡng cho nên cần có chế độ ăn uống hợp lý: ăn ít chất béo, nhất là các chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ, hạn chế đồ ăn có nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, da gà vịt, ngan, phủ tạng động vật…

Thứ hai là sỏi đường mật: do giun đũa chui lên đường mật, gây viêm nhiễm rồi đẻ trứng hay chết tại đó; xác và trứng giun tạo điều kiện cho sắc tố mật vón dần lại thành một hay nhiều viên rải rác trong đường mật. Nếu sỏi làm tắc ống mật chủ sẽ gây ứ mật hoàn toàn, kể cả túi mật, có thể làm cho thành túi mật giãn mỏng kèm theo viêm cấp và vỡ ra.

Vì nguyên nhân thường do giun đũa nên nếu không tái nhiễm giun coi như không còn tái phát sỏi. Phòng ngừa bằng cách vệ sinh ăn uống: không uống nước chưa đun sôi, không ăn rau sống để hạn chế nhiễm trứng giun sán, trước khi ăn cần rửa tay sạch sẽ. Định kỳ tìm trứng giun sán trong phân, nếu có phải tẩy ngay. Do vậy, kể cả đã được mổ lấy sỏi bác vẫn nên siêu âm định kỳ để phát hiện sỏi tái phát. Còn chế độ ăn kiêng thì tùy loại sỏi như đã nói ở trên.

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Người bị sỏi mật nên ăn gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-bi-soi-mat-nen-an-gi-4439/ Thu, 19 Jul 2018 11:54:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-bi-soi-mat-nen-an-gi-4439/ [...]]]>

Sỏi mật là một trong những bệnh lý túi mật thường gặp nhất và đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến rối loạn chuyển hoá cholesterol và nhiễm khuẩn. Bởi vậy, trong ăn uống cần chú ý lựa chọn và kiêng kỵ thực phẩm một cách khôn ngoan và hợp lý.

Nguyên tắc chung trong thực dưỡng của người bị sỏi mật là tránh những  đồ ăn thức uống có nhiều mỡ động vật, giàu cholesteron và chất kích thích. Nên trọng dụng những rau quả tươi giàu sinh tố (đặc biệt là vitamin A), những thực phẩm có chứa nhiều acid béo không no. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình:

Cà rốt: Tính bình, vị ngọt, có công dụng kiện tỳ tiêu thực, lợi tràng đạo, bổ can minh mục, thanh nhiệt giải độc, hạ khí giảm ho. Đây là loại rau rất giàu caroten, khi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hoá thành vitamin A, có tác dụng làm giảm thiểu sự hình thành sỏi đường mật.

Giao bạch (củ non của cây niễng):  Tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi niệu, giải khát trừ phiền, thanh nhiệt giải độc, thông sữa. Trong thành phần có chứa nhiều chất đạm, sinh tố và khoáng chất, là thực phẩm lý tưởng cho người bị tăng huyết áp, sỏi mật và sản phụ ít sữa. Có thể dùng dạng tươi sắc uống vài lần trong ngày.

Dưa hấu: Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiện, rất thích hợp với người bị sỏi mật, viêm túi mật. Có thể ăn mỗi ngày 1kg hoặc ép nước uống. Vỏ dưa hấu nên thái vụn, phơi khô, dùng để hãm uống thay trà hàng ngày.

 

Củ cải trắng.

Củ cải:

Tính mát, vị cay ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, lương huyết, chỉ huyết, hoá đàm chỉ khái, lợi tiểu tiện, giải độc. Là một trong những thực phẩm lý tưởng cho người bị sỏi mật, sỏi tiết niệu. Dùng tốt nhất dưới dạng củ tươi rửa sạch, ép lấy nước uống.

Mã thầy: Tính hơi lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, lương huyết giải độc, hoá đàm tiêu tích. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc rửa sạch, thái vụn rồi hãm lấy nước uống.

Râu ngô: Tính bình, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và hạ đường huyết, rất thích hợp với những người bị tăng huyết áp, viêm thận, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm túi mật, sỏi đường mật, viêm gan vàng da, tiểu đường. Mỗi ngày dùng 30 – 50g sắc uống thay trà trong ngày.

Rau diếp cá: Tính lạnh, vị cay, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, rất thích hợp với những người bị các chứng viêm nhiễm, viêm túi mật và sỏi đường mật. Có thể ăn sống hoặc sắc uống thay trà hằng ngày với lượng từ 150 – 180g.

Bí đao: Tính mát, vị ngọt đậm, có công dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giảm độc và giảm béo, rất thích hợp với người bị viêm túi mật và sỏi đường mật. Dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn hoặc ép lấy nước uống. Vỏ bí đao cũng có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và tiêu thũng, dùng vỏ tươi 100 – 150g sắc uống thay trà trong ngày.

Cần tây: Tính mát, vị ngọt đắng, có công dụng thanh nhiệt bình can, lợi mật, lợi thuỷ kiện vị, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, là thực phẩm lý tưởng cho người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, sỏi mật. Có thể xào nấu trong các món ăn, ăn sống hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.

 

Rau thìa là.

Rau thìa là:

Tính mát, vị cay ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải độc. Những người bị sỏi mật mỗi ngày nên ăn một mớ rau thìa là (chừng 20g), ăn sống hoặc rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống, dùng liên tục trong vài tháng.

Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng nên sử dụng các thực phẩm khác như đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương, cà chua, cải xanh, cải bắp, rau chân vịt, nấm hương, sơn tra, ô mai, cam, quít, lê, táo, nước ép ngó sen… Nên ăn dầu thực vật như dầu vừng, dầu lạc, dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu ngô… Thường xuyên uống các loại trà như trà kim ngân hoa, trà hoa cúc, trà nhân trần, trà hoa nhài, trà hoa hoè, trà lá sen, trà thảo quyết minh, trà actiso…

Đồng thời nên kiêng hoặc hạn chế những thực phẩm như lòng đỏ các loại trứng, mỡ động vật, gan, não và tuỷ động vật, sữa chưa tách bơ, lươn, tôm hùm, tôm càng xanh, hến, tôm khô, cua…; không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu trắng…

ThS. Hoàng Khánh Toàn

]]>
Thực phẩm nào cho người bị sỏi mật? http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-nao-cho-nguoi-bi-soi-mat-4264/ Thu, 19 Jul 2018 11:27:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-nao-cho-nguoi-bi-soi-mat-4264/ [...]]]>

Nhờ có kỹ thuật siêu âm phát triển ngày nay đã phát hiện sớm được nhiều bệnh trong đó có bệnh sỏi túi mật và đường mật. Ở Việt Nam, số người mắc bệnh sỏi mật khá nhiều nhưng các dấu hiệu lâm sàng khá kín đáo, đôi khi lại không có biểu hiện gì. Người bệnh chỉ được phát hiện sau khi siêu âm ổ bụng lúc đi khám bệnh.

Theo vị trí, sỏi mật được chia thành hai nhóm chính là sỏi túi mật và sỏi đường mật. Nguyên nhân gây ra sỏi mật được nhiều tác giả cho rằng trong bệnh viêm túi mật mạn tính, sỏi mật phát sinh ra là do cholesterol, ngoài ra còn do giun và trứng giun gây nhiễm khuẩn đường mật làm lắng đọng mật tạo sỏi.

Tính chất của sỏi mật được chia ra hai loại là sỏi sắc tố mật (chủ yếu là bilirubinat canxi, loại này ít gặp) và sỏi cholesterol (loại này hay đi đôi với việc có cholesterol máu cao). Nhưng cholesterol dễ gây sỏi nếu nó có các chất béo khác kèm theo vì thế nó thường gắn liền với tình trạng béo phì hoặc chế độ ăn nhiều chất béo.

 

Người bị sỏi mật nên ăn các loại thịt nạc như thịt gà bỏ daNgười bị sỏi mật nên ăn các loại thịt nạc như thịt gà bỏ da.

Vậy nên ăn thế nào là hợp lý cho người có sỏi mật?

Chế độ ăn cần:

Giảm mỡ: Các chất mỡ ảnh hưởng đến chức phận gan, mật, nhất là loại axit béo no. Nếu ăn nhiều mỡ làm cho mật xuống ruột không điều hoà dễ lắng đọng tạo sỏi. Hạn chế dùng thức ăn giàu cholesterol.

Giàu đạm để chống thoái hóa mỡ tế bào gan, tăng tái tạo tế bào gan. Đã có nghiên cứu chứng minh chất cholin có thể chống lại sự xâm nhập mỡ vào gan gây ra bởi các chế độ ăn thiếu đạm. Methionin – một axit amin cần thiết có nhiều trong các chất đạm (casein) của sữa giúp cho tổng hợp cholin. Cholin và methionin được gọi là các chất tiêu mỡ (lipotrope) vì nó có tác dụng chuyển các chất béo từ gan đến các kho dự trữ mỡ ở dưới da. Không có các chất này thì mỡ sẽ tụ lại trong tế bào gan gây thoái hóa mỡ.

Tăng cường chất bột và chất xơ để chống táo bón vì táo bón đặt ra cơ hội cho vi khuẩn đường ruột phát triển dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật…

Bổ sung vitamin nhóm B và C.

Các thức ăn nên dùng:

Các loại thịt không mỡ như thịt bò, thịt gà bỏ da, thịt lợn nạc, cá nước ngọt: cá chép, cá rô phi… Có thể dùng sữa ít béo, sữa chua rất tốt.

Các loại đậu đỗ như đậu nành, đậu xanh… nhưng cần nấu nhừ hoặc nghiền hay làm thành đậu phụ. Nếu giá đỗ hoặc các loại rau mầm có thể trộn dầu dấm có độ chua dịu nhẹ…

Các thức ăn nhiều chất đường bột như gạo, bánh mỳ, bánh ngọt (ít bơ, trứng). Nhiều hoa quả và rau tươi để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các loại rau quả như cà rốt, củ cải, dưa hấu, cần tây, thì là… cũng rất tốt cho người bị sỏi mật.

sỏi mật

Các thức ăn hạn chế dùng:

Các loại thịt cá mỡ (thịt lợn mỡ có 37,3g lipid/100g,cá mỡ có 9,3g lipid / 100g).

Các loại phủ tạng động vật: bầu dục lợn có 319mg cholesterol/100g, gan gà có 345mg cholesterol/100g, gan lợn có 301mg cholesterol/100g, gan vịt có 515mg cholesterol/100g, óc lợn có 2195mg cholesterol/100g, óc bò có 3010mg/100g cholesterol/100g.

Các loại  thực phẩm có nhiều canxi  như ốc (ốc  bươu, ốc  nhồi, ốc vặn   đều  có  trên 1.300mg  canxi/100g) hoặc rạm (có tới 3.520mg/100g), tôm đồng (có 1.120mg/100g), tép gạo (có 910mg/100g);

Các loại chất kích thích như rượu, chè, cà phê…

BS. Nguyễn Thục Anh

]]>
Đẩy lùi sỏi mật nhờ cách đơn giản mà hiệu quả http://tapchisuckhoedoisong.com/day-lui-soi-mat-nho-cach-don-gian-ma-hieu-qua-1133/ Wed, 18 Jul 2018 02:58:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/day-lui-soi-mat-nho-cach-don-gian-ma-hieu-qua-1133/ [...]]]>

Sỏi mật chủ yếu xuất hiện nhiều ở người trưởng thành, tuổi càng cao khả năng bị sỏi mật càng tăng; tỉ lệ nữ giới bị sỏi mật cao hơn so với nam giới.

Tình trạng bị sỏi mật tức là đường dẫn mật có sỏi. Đường dẫn mật bao gồm các đường mật trong và ngoài gan, ống mật chủ và túi mật. Túi mật thì có cổ và thân. Một người có thể bị sỏi mật ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau của đường mật. Nếu không chữa trị kịp thời, sỏi mật có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, nhằm giúp đẩy lùi sỏi mật hiệu quả hạn chế các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ thì đầu tiên bạn cần thay đổi thói quen xấu. Tiếp đến là chọn phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp.

Sỏi mật gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe ( Ảnh minh họa)

Thay đổi thói quen tốt giúp hạn chế sỏi mật

Sỏi mật hình thành phần lớn bắt nguồn từ chính những thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn. Một số thói quen xấu bạn nên thay đổi tốt cho sức khỏe như:

– Uống nước nhiều cả ngày: đặc biệt với những ai đã có tiền sử bị sỏi mật, sỏi thận thì bác sĩ thường khuyên bạn nên uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều nước giúp cơ thể loại bỏ chất cặn bã, làm dung môi và môi trường cho các phản ứng sinh hoá trong cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào. Uống nhiều nước và chia đều trong ngày giúp hạn chế nguy cơ sỏi hình thành và là sự lựa chọn tốt nhất cho cơ thể.

– Không bỏ bữa sáng: rất nhiều người vẫn còn làm lơ việc ăn sáng, điều này tưởng chừng như vô hại nhưng lại là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh sỏi mật và sỏi thận. Trải qua một đêm dài nghỉ ngơi và khi thức giấc cơ thể cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng nhằm chuẩn bị cho việc tiêu hoá thức ăn. Nếu bạn không ăn sáng thì không có thức ăn để tiêu hoá dẫn đến dịch mật ở trong túi mật lâu hơn và gây nên tình trạng tích tụ trong túi mật, đường ruột. Dịch mật kết hợp với cholesterol có trong túi mật tiết ra dễ hình thành sỏi mật. Chính vì thế, việc tạo thói quen ăn sáng mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị sỏi mật.

– Thường xuyên vận động: việc lười vận động cũng có thể gây nên sỏi. Các chuyên gia khuyến cáo việc ít vận động sẽ hạn chế khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, khiến lượng canxi trong nước tiểu tăng lên dẫn đến việc hình thành sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Thành bụng trong cơ thể dễ bị hiện tượng lỏng lẻo, nội tạng bị sa gây chèn ép ống mật làm cho dịch mật không bài tiết được, điều này gây tích tụ trong ống dẫn mật từ đó hình thành sỏi mật. Chính vì thế việc thường xuyên vận động không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa sỏi mật hình thành, béo phì và nhiều bệnh khác. Tốt nhất mỗi ngày bạn nên vận động ít nhất 30 phút, không nên ngồi lâu một chỗ quá 2 tiếng.

– Hạn chế ăn quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ: cholesterol là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành của sỏi mật. Việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu protit và chất béo sẽ dẫn đến lượng cholesterol trong dịch mật tăng lên và hình thành sỏi. Bạn nên tập cho mình thói quen ăn uống bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế hàm lượng cholesterol từ thực phẩm. Một số thực phẩm giàu cholesterol bạn nên tránh như: mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng…. Xây dựng thực đơn đầy đủ hoa quả tươi và các thực phẩm có tác dụng tiêu giảm lượng cholesterol như: tỏi, cam, chanh, hành tây, mộc nhĩ đen….

Kết hợp với sự thay đổi thói quen hàng ngày việc tìm phương pháp giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật hiệu quả là cần thiết.

Thảo dược thiên nhiên giúp hạn chế các biến chứng do sỏi gây nên

Lựa chọn tốt cho việc hỗ trợ điều trị sỏi mật

Một số thành phần thảo dược có thể giúp cải thiện sức khỏe và hạn chế các biến chứng cho sỏi mật gây nên, giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật từ căn nguyên thông qua việc điều chỉnh sản xuất và sử dụng cholesterol như:

– Trái Sung: trong trái sung chứa đường glucose, saccarose; acid quinic, shikimic; các nguyên tố vi lượng (canxi, photpho, kali…) và một số vitamin (C, B1…). Nghiên cứu cho thấy, trái sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Đặc biệt, một trong những công dụng của trái sung mà ít ai biết đến là hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật.

– Kim tiền thảo: Theo y học cổ truyền, kim tiền thảo vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, tiêu thũng bài thạch. Thảo dược này thường được dùng để chữa các chứng bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi mật, phù thũng do viêm thận, hoàng đản (vàng da)….

– Kim ngân hoa: Kim ngân hoa có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ cholesterol trong máu, tăng bài tiết dịch vị và mật, lợi tiểu… Là loại thảo dược dễ tìm giúp hỗ trợ điều trị các bệnh sỏi. Tuy nhiên, khi kết hợp với trái sung, nhân trần, kim tiền thảo… hiệu quả tán sỏi sẽ tăng, cải thiện triệu chứng và chức năng gan – mật – thận của người bệnh. Nhất là với trường hợp sỏi quá cứng khó điều trị, bệnh nhân từng phẫu thuật lấy sỏi muốn phòng ngừa tái phát.

Sự kết hợp hơn 25 thành phần thảo dược tự nhiên của Lương Y Phan Văn Sang chính là phương pháp hỗ trợ điều trị sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan hiệu quả. Đặc biệt, đây là phương pháp giúp ngăn ngừa sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan tái phát trở lại cũng như phòng ngừa các biến chứng do sỏi gây nên tạo cuộc sống thoải mái và sức khỏe tốt hơn cho người bệnh.

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa… Sỏi Mật Trái Sung dùng cho các trường hợp bị sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận, bùn mật và các trường hợp đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi.

Tham khảo những người bệnh đã hỗ trợ điều trị hết sỏi: Tại đây

]]>