sỏi bùn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 22 Nov 2018 04:52:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png sỏi bùn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nguy cơ do sỏi bùn mật http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-do-soi-bun-mat-16998/ Thu, 22 Nov 2018 04:52:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-do-soi-bun-mat-16998/ [...]]]>

Nguyễn Tuấn Anh (Đồng Nai)

Bùn mật là dạng sơ khai của sỏi mật. Bùn túi mật thường không có triệu chứng, ở một vài thời điểm người bệnh có thể thấy các dấu hiệu như đầy hơi, trướng bụng, ăn lâu tiêu, chán ăn, buồn nôn thoáng qua nhưng không rõ ràng. Nếu tồn tại lâu dài, bùn túi mật có thể hình thành nên sỏi mật (sỏi túi mật, ống mật chủ, sỏi đường mật, sỏi gan,…). Khi các viên sỏi hình thành, người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng cấp tính liên quan tới sỏi mật. Tuy vậy, bùn mật cũng có thể dẫn đến viêm túi mật ngay cả khi người bệnh không bị sỏi mật. Biến chứng hay gặp trong viêm túi mật cấp là viêm mủ và áp-xe đường mật, ứ nước túi mật, hoại tử và thủng túi mật… Dù bác sĩ không yêu cầu bạn phải điều trị bùn mật nhưng bạn cần biết về những nguy cơ có thể phát triển sỏi mật trong tương lai. Để giảm nguy cơ, bạn cần tăng cường vận động để phòng béo phì, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác. Bạn nên thực hiện chế độ ăn kiêng, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều cholesterol (mỡ, nội tạng động vật, trứng, sữa, bơ, thịt đỏ…). Tăng cường ăn rau, củ, quả tươi hoặc các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan (gạo lứt, trái bơ, đậu bắp…). Theo dõi và kiểm tra định kỳ. Nếu có các triệu chứng như đau bụng, sốt, đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, buồn nôn, lợm giọng cần đến đến bác sĩ để khám.

BS. Nguyễn Thông

]]>