sốc nhiệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:16:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png sốc nhiệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Xử trí sốc nhiệt do nắng nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-soc-nhiet-do-nang-nong-13600/ Sun, 05 Aug 2018 05:16:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-soc-nhiet-do-nang-nong-13600/ [...]]]>

Sốc nhiệt là gì?

Sốc nhiệt là tình trạng thân nhiệt tăng cao đột ngột, quá mức (thường trên 40oC) do tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời quá cao trong một thời gian dài, trong khi cơ thể con người chưa kịp thích nghi. Từ đó, cơ thể ra nhiều mồ hôi làm mất nước, chất điện giải gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt (làm giảm khả năng thải nhiệt) của thần kinh trung ương, sốc nhiệt xuất hiện gọi là say nắng. Nếu ở khu vực đô thị, càng dễ bị sốc nhiệt trong đợt nóng kéo dài do thiếu gió, chất lượng không khí kém, hơi nóng tỏa ra từ các nhà cao tầng, nhựa đường bị đốt cháy…

Biểu hiện như thế nào?

Sốc nhiệt hay say nắng thường có triệu chứng như sốt cao (39-40oC), đau đầu, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn, nóng bừng mặt, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu. Một số trường hợp không ra mồ hôi, nhưng có trường hợp mồ hôi ra đầm đìa (do sốc nhiệt đến muộn), có hiện tượng chuột rút. Đối với sốc nhiệt nặng, cấp tính (nhất là người già yếu, mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, trẻ nhỏ thường sốt rất cao, chóng mặt, ngất xỉu, lú lẫn hoặc nặng hơn là co giật, hôn mê (do rối loạn hệ thần kinh), khó thở, thở nhanh (rối loạn hô hấp), nhịp tim nhanh, trụy mạch (rối loạn tim mạch), nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Các vị trí cần chườm mát cho bệnh nhân bị say nắng.

Làm gì để sơ cứu nạn nhân sốc nhiệt?

Khi thấy một người nào đó có dấu hiệu sốc nhiệt, nếu đang ở ngoài trời, cần nhanh chóng đưa người đó vào bóng râm, mát để nằm nghỉ. Đặt nạn nhân nằm đầu thấp để máu lên não được lưu thông dễ dàng. Cần nới lỏng quần áo, cởi bớt quần áo, chỉ mặc quần áo mỏng, sau đó lấy nước dội lên đầu, vẩy nước hoặc lấy khăn ướt phủ lên người. Nếu đã đưa nạn nhân vào nhà, có thể dùng quạt phun hơi nước, phun sương kết hợp với quạt làm mát cơ thể hoặc dùng bình phun nước xịt liên tục lên da để bay hơi nước làm hạ thận nhiệt. Đối với những người bị chuột rút do nắng nóng cần làm giảm co cứng cơ bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị co cứng, để chi bị chuột rút ở tư thế thích hợp làm tăng lượng máu lưu thông. Nếu người bệnh tỉnh táo, cho uống nước có ít muối, nước trái cây (cam, chanh, dưa hấu…). Có thể uống thuốc hạ nhiệt (nếu có). Nếu nạn nhân ngừng thở, phải tiến hành các biện pháp hô hấp hà hơi thổi ngạt phục hồi tuần hoàn. Nếu nạn nhân bị ngừng tim, cần nhanh chóng xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song với hà hơi thổi ngạt. Dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim nạn nhân, tần số ép khoảng 100 lần/phút. Nếu có 2 người, một người ép tim ngoài lồng ngực, một người thổi ngạt, làm kiên trì đến khi tim đập lại và thở được.

Cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu để khi đến bệnh viện sẽ được cấp cứu kịp thời và loại trừ các nguyên nhân khác có triệu chứng tương tự sốc nhiệt.

Phòng sốc nhiệt được không?

Có thể phòng sốc nhiệt hiệu quả, cụ thể, vào những ngày nắng nóng, trên 40oC không nên ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Không cho trẻ em hay người có tuổi, đặc biệt người mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, huyết  áp, bệnh phổi…) ra nắng lúc nhiệt độ ngoài trời tăng cao, đặc biệt là thời gian cao điểm (gần trưa, giữa trưa và đầu buổi chiều). Nếu cần đi ra ngoài trời lúc nắng, nóng cần mặc quần áo mỏng (vải cotton là tốt nhất), tránh mặc quần áo màu đen (hút nhiệt mạnh), cần đội mũ rộng vành hoặc dùng nón, ô…

Nếu phải đi lại hay làm việc ngoài trời nắng không nên làm việc quá 2 giờ liên tục dưới nhiệt độ cao, cần nghỉ ngơi (tìm bóng râm, mát để nghỉ) và nên có khăn ướt che phủ phía sau gáy (nơi tập trung nhiều đầu mối dây thần kinh để vừa có tác dụng chống nắng chiếu vào gáy, giải nóng, tránh sốc nhiệt). Cần mang theo đủ nước uống (nếu có nước pha thêm một ít muối càng tốt hoặc có thêm nước trái cây) trước khi ra ngoài để uống tránh để cơ thể mất nước.

Nếu tắm sông suối, ao, hồ, biển không nên tắm dưới trời nắng nóng, nhất là trẻ em và người có tuổi.

BS. Việt Anh

]]>
Đề phòng sốc nhiệt do nắng nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-soc-nhiet-do-nang-nong-10502/ Wed, 25 Jul 2018 07:11:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-soc-nhiet-do-nang-nong-10502/ [...]]]>

Sốc nhiệt là hậu quả của quá trình tăng thân nhiệt sau một thời gian cơ thể phải hứng chịu nắng nóng kéo dài, cơ thể không kịp thích nghi gây mất nước, làm tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt. Khi bị sốc nhiệt, cơ thể giảm khả năng thanh thải nhiệt, gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, nặng có thể dẫn đến tử vong.

Các biện pháp dưới đây có thể giúp bạn tránh khỏi tình trạng sốc nhiệt do nắng nóng.

Tránh những nơi có nhiệt độ quá cao

 

Nếu có thể, tránh đi đến những nơi có nhiệt độ quá cao. Vào những ngày nắng nóng, trên 40 độ không nên ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Nên xem dự báo thời tiết trước khi lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là trong mùa hè. Nếu bạn phải đi ra ngoài trong những thời điểm nắng nóng, đừng quên mang theo một chiếc mũ hoặc là một chiếc ô. Nếu phải đi lại hay làm việc ngoài trời nắng không nên làm việc quá 2 giờ liên tục dưới nhiệt độ cao, cần nghỉ ngơi bù nước giữa giờ làm.  Không cho trẻ em hay người già, người mắc các bệnh mạn tính tắm biển dưới trời nắng nóng quá 1 tiếng.

Trang bị cá nhân đầy đủ trước khi đi ra ngoài

 

Nếu bạn phải đi ra ngoài trong thời tiết nóng, hãy chuẩn bị cho mình một chiếc áo cotton dài tay, nó không chỉ bảo vệ làn da của bạn mà còn giúp hấp thụ mồ hôi của cơ thể trong khi vẫn giữ cơ thể bạn được mát mẻ. Chất liệu cotton là sự lựa chọn tốt nhất. Nên mặc quần áo sáng màu sẽ làm cơ thể hấp thụ nhiệt ít nhất.

Điều quan trọng thứ 2  là cần mang theo đủ nước trước khi ra ngoài trời trong thời tiết nắng nóng bởi nắng nóng sẽ làm cơ thể con người nhanh mất nước, cần phải bù nước kịp thời. Nước vừa có tác dụng bù nước vừa giảm nhiệt cho cơ thể. Khi di chuyển trên sa mạc, con người dễ bị tử vong không phải vì nóng mà vì mất nước.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mang theo kem chống nắng. Ở những quốc gia nắng nóng quanh năm, người ta trang bị cả bình xịt nước để đi ra ngoài trời. Họ có thể phun nước trực tiếp lên cơ thể để làm mát cơ thể.  Cách này còn giúp da dẻ mịn màng, đỡ bị lão hóa. Lý do là các tế bào trên da có thể bị khô do nắng nóng, làm da mất cân bằng thẩm thấu, từ đó dẫn đến khô da và nhăn da nhanh hơn.

Bên cạnh việc cung cấp nước, bạn đừng quên bổ sung dinh dưỡng hợp lý bằng các thực phẩm giàu protein, carb để có sức chống chọi với nắng nóng.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

 

Cần nhớ rằng cơ thể con người có ngưỡng chịu đựng nhiệt độ nhất định. Vào những ngày nắng nóng, tăng cường nghỉ ngơi thường xuyên hơn. Không di chuyển dưới trời nắng liên tục trong thời gian dài, hãy tìm nơi có bóng râm để nghỉ. Hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV có hại cho da và mắt.

 

Nhận biết triệu chứng của sốc nhiệt

Sốc nhiệt hay say nắng thường có triệu chứng như đau nửa đầu, khó thở, buồn nôn hoặc nôn, nóng bừng mặt. Những triệu chứng sốc nhiệt nguy hiểm có thể xuất hiện như sốt cao, chóng mặt, ngất xỉu, nặng sẽ dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh như mê sảng , rối loạn hô hấp như thở nhanh, rối loạn tim mạch, nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng hãy gọi bác sĩ.  Nắng nóng dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt, mất nước do tiết nhiều mồ hôi, làm giảm khối lượng tuần hoàn máu dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Xử trí khi bị sốc nhiệt

 

Khi cảm thấy cơ thể nóng bừng, hoa mắt, váng đầu, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của kiệt sức do sốc nhiệt. Nếu bạn đang ở ngoài trời hãy tìm ngay một nơi râm mát để ngồi nghỉ hoặc vào những tòa nhà có điều hòa, nới lỏng quần áo . Khi bạn hoặc một người nào đó có dấu hiệu sốc nhiệt như trên, bạn cần tìm nước  sau đó đổ lên đầu, vẩy nước lên người nạn nhân hoặc lấy khăn thấm nước phủ lên  người. Người bị sốc nhiệt có thể da khô nhưng cũng có thể đổ mồ hôi đầm đìa, những trường hợp này đều là biểu hiện muộn của sốc nhiệt. Nếu cơ thể nóng bừng và không thể đổ mồ hôi, lúc đó có thể bạn đang bị mất nước,  cần làm mát cơ thể bằng nước uống hoặc trực tiếp đổ nước lên người.

Người già và trẻ nhỏ là những đối tượng thích nghi kém với môi trường, vào những ngày nắng nóng không nên đi ra ngoài trời.

Nguyễn Mai Hoàng

((theo Wikihow))

]]>
Nhận biết và xử trí sốc nhiệt http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-va-xu-tri-soc-nhiet-10401/ Wed, 25 Jul 2018 06:57:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-va-xu-tri-soc-nhiet-10401/ [...]]]>

Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng dữ dội mà vợ chồng tôi do công việc phải thường xuyên làm ngoài trời. Mọi người nói nắng nóng rất dễ dẫn đến sốc nhiệt và nguy hiểm. Xin bác sĩ tư vấn cách nhận biết và xử trí?

Lê Đạt ([email protected])

Sốc nhiệt là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40oC và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật).

Sốc nhiệt có thể hay gặp ở người già, cơ thể suy nhược, trẻ em, người có bệnh tim mạch, bệnh thần kinh hay các rối loạn nội tiết. Ở người trẻ khỏe mạnh với hệ điều hòa nhiệt độ bình thường có thể gặp sốc nhiệt do phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao và do sự sinh nhiệt lúc thể dục, gắng sức.

Khi bị sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 40oC. Da nóng và khô (toát mồ hôi hiện diện trong một nửa các trường hợp của say nóng lúc hoạt động). Các dấu hiệu sớm gồm: mệt, đau đầu, khó thở, đỏ mặt, nôn mửa. Ngoài ra còn có thể bị các biểu hiện như: rối loạn tim mạch, rối loạn hô hấp, rối loạn thần kinh trung ương…

Khi bị sốc nhiệt, cần xử trí đúng và ngay lập tức sẽ giúp nạn nhân thoát khỏi nguy hiểm. Cách xử trí như sau: Đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm. Làm mát ngay tức thì và hỗ trợ suy chức năng cơ quan bằng cách phủ khăn mát hay vẩy nước mát lên người nạn nhân. Bật quạt cho thoáng khí. Cho nạn nhân uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn và cafein khác nếu có thể uống được. Tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) nếu người bệnh mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động.

Sốc nhiệt hoàn toàn có thể phòng tránh được, hiểu biết về những rối loạn do sốc nhiệt giúp chúng ta giảm được tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong. Cụ thể những việc cần làm: Mỗi cá nhân đều phải tự rèn luyện để thích nghi với nóng, lập thời gian làm việc hoặc luyện tập thể lực vào lúc mát trong ngày, giảm bớt công việc vào lúc thời tiết quá nóng. Uống đủ nước. Khi có các bệnh lý nguy cơ thì không được làm việc trong điều kiện thời tiết quá nóng. Mặc quần áo rộng, nhẹ, thoáng và sáng màu.

ThS. Đăng Hải

]]>