sơ cứu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:11:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png sơ cứu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Các bước để cứu sống bệnh nhân đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-buoc-de-cuu-song-benh-nhan-dot-quy-13545/ Sun, 05 Aug 2018 05:11:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-buoc-de-cuu-song-benh-nhan-dot-quy-13545/ [...]]]>

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người đột quỵ. Đột quỵ đứng hàng thứ ba về nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ nhất về nguyên nhân gây tàn tật ở người. Bệnh nhân bị di chứng liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não… sau đột quỵ là 90% và thường bệnh nhân bị đột quỵ lần sau tình trạng nặng hơn lần trước.

Trung bình trên toàn cầu hiện nay mỗi 45 giây trôi qua có một người bị đột quỵ và cứ 3 phút có một người tử vong do đột quỵ.

Một ca bệnh điển hình

Như mọi ngày, anh  L.N.Đ thức dậy đi lại sinh hoạt bình thường, nhưng đến 6 giờ 45 phút, anh Đ. đột ngột thấy chóng mặt đi lại khó khăn kèm thay đổi giọng nói, được người nhà đưa đến BV. Nhân Dân Gia Định. Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân tri giác lơ mơ làm các xét nghiệm cơ bản hình ảnh học, được chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não cấp vùng thân não giờ thứ 2, phân loại đột quỵ mức độ nặng, được các bác sĩ điều trị thuốc tan cục máu, sau 1 ngày điều trị bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, nhận biết, nói chuyện mọi người xung quanh, tay chân cử động được, sau 7 ngày bệnh nhân diễn tiến tốt hơn xuất viện.

đột quỵ

Đây là tình huống bác sĩ bệnh viện gặp mỗi ngày, nhưng với anh Đ. là may mắn, vì bệnh nhân đến sớm (giờ vàng sử dụng thuốc tan cục máu), nên bệnh nhân hồi phục. Nhiều trường hợp như anh Đ. đến muộn, đa phần bệnh diễn tiến nặng hơn có thể tử vong, hoặc để lại di chứng cần người chăm sóc, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.

45 giây trôi qua có một người bị đột quỵ

 

Làm sao nhận biết đột quỵ?

Dấu hiệu nhận biết:

– Khuôn mặt mất cân đối: hãy bảo người đó cười và quan sát.

– Yếu liệt tay chân: hãy bảo người đó giơ tay lên và so sánh.

– Giọng nói bị thay đổi: hãy bảo người đó nói những từ đơn giản.

Nếu phát hiện những dấu hiệu trên hãy nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất.

Những điều không nên làm

– Không chích máu đầu ngón tay.

– Không cạo gió.

– Không xoa bóp.

– Không nặn chanh.

Những việc cần làm

– Cho người bệnh nằm nghỉ.

– Lấy răng giả hoặc vật lạ trong miệng.

– Gọi ngay cấp cứu 115 hoặc cấp cứu gần nơi bệnh nhân đang ở.

– Nên dưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế có điều trị đột quỵ một cách sớm nhất. Nên nhớ thời gian vàng 4 giờ đầu sau đột quỵ có thể cứu sống được bệnh nhân

Phòng ngừa đột qụy

– Cần giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch:

Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt, nhất là ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình cao áp huyết và bệnh tim mạch.

Điều trị rối loạn nhịp tim.

Giảm cholesterol trong máu, ăn ít chất béo, giảm muối, ăn nhiều rau và hoa quả.

– Phát hiện và điều trị đái tháo đường.

– Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu.

– Không dùng các chất kích thích hoặc ma túy.

– Thường xuyên vận động và tập luyện.

-Ngoài ra cần chú ý:

Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ

Tránh táo bón, đặc biệt với người già.

Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chơi thể thao quá sức.

BS. VÕ VĂN TÂN

(Trưởng khoa Nội Thần kinh BV. Nhân Dân Gia Định)

]]>
Ong đốt và cách sơ cứu đúng http://tapchisuckhoedoisong.com/ong-dot-va-cach-so-cuu-dung-13531/ Sun, 05 Aug 2018 05:10:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ong-dot-va-cach-so-cuu-dung-13531/ [...]]]>

Mức độ tổn thương khi bị ong đốt

Tùy từng cá nhân cụ thể mà có các phản ứng khác nhau khi bị ong đốt. Thông thường được chia ra các mức độ như: mức độ I, bệnh nhân bị phản ứng tại vị trí đốt; mức độ II, bệnh nhân bị phù mạch và/hoặc mày đay toàn thân; mức độ III, bệnh nhân bị co thắt phế quản; mức độ IV, bệnh nhân bị sốc phản vệ, hạ huyết áp, tổn thương nhiều cơ quan. Phản ứng dị ứng thông thường khi bị ong đốt thường là cảm giác đau, sưng phù, ngứa, ban đỏ tại vị trí đốt và các biểu hiện trên có thể biến mất sau một vài giờ không cần điều trị hoặc điều trị bằng kháng

histamin tại chỗ. Việc xác định loại côn trùng nào gây ra vết đốt là rất quan trọng vì mỗi loài côn trùng, ong lại có các thành phần dị nguyên khác nhau và mức độ gây ra các phản ứng dị ứng cũng khác nhau. Ong đốt thường để lại kim và túi chứa nọc độc trên da vị trí đốt, các loại côn trùng khác thường không để lại dấu vết gì. Đối với trẻ em phản ứng dị ứng ở mức độ I và II không có chỉ định cho điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu với nọc độc của ong nhưng đối với người lớn thì từ mức độ II đã có chỉ định điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu với nọc độc của ong.

Bệnh nhân bị ong đốt đang nguy kịch được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Bệnh nhân bị ong đốt đang nguy kịch được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Cách xử trí đúng

Với những trường hợp nhẹ: chuyển đến nơi ở an toàn tránh bị đốt. Đặt bệnh nhân nằm xuống, loại bỏ kim và túi nọc độc của ong một cách cẩn thận bằng móng tay hoặc dao…, rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm; sau đó lấy nước mát hay áp đá lạnh lên vùng tổn thương làm giảm đau và giảm sự hấp thu chất độc từ nọc ong vào cơ thể. Bôi kem làm giảm đau và giảm ngứa. Kem có chứa các thành phần như hydrocortisone, lidocaine, pramoxin giúp làm giảm đau. Các loại kem khác như nước xịt calamine hoặc các sản phẩm chứa chất keo bột yến mạch hoặc bột baking soda giúp giảm ngứa.

Cần chú ý gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu sau: khó thở; sưng môi hoặc họng; ngất xỉu; choáng váng; rối loạn tri giác; nhịp tim nhanh; phát ban; buồn nôn, chuột rút, nôn.

Tại cơ sở y tế: Nếu bệnh nhân có phản ứng nặng tại vị trí đốt, cho bệnh nhân uống thuốc kháng histamin và corticosteroid theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với bệnh nhân bị ong đốt có các triệu chứng dị ứng ở mức độ III – IV cần được cấp cứu ngay bằng dùng adrenaline tiêm bắp, nhắc lại sau mỗi 8-10 phút nếu triệu chứng không cải thiện với liều đầu tiên.

Đối với bệnh nhân có các triệu chứng của sốc phản vệ do ong đốt, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời giống như điều trị sốc phản vệ do các nguyên nhân khác. Bệnh nhân có phản ứng dị ứng do ong đốt ở mức độ III hoặc IV nên được xem xét điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu với nọc ong, nếu những bệnh nhân này không có chống chỉ định, phương pháp này cho hiệu quả bảo vệ tới 80% bệnh nhân.

Khi nào ong đốt gây sốc phản vệ?

Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong. Dị ứng do côn trùng đốt thường xảy ra ở những bệnh nhân không có cơ địa dị ứng, tuy nhiên, những bệnh nhân có cơ địa dị ứng lại có những phản ứng mẫn cảm mạnh mẽ. Đa số bệnh nhân không có cơ địa dị ứng có phản ứng dị ứng với nọc độc khi ong đốt, các phản ứng này thường nhẹ như ban đỏ, sẩn phù hay đau tại vị trí bị đốt, thường ít có nguy cơ bị sốc phản vệ. Một số bệnh nhân quá mẫn với nọc độc của ong gây ra các phản ứng toàn thân khi bị ong đốt như sốc phản vệ, đặc biệt là bị ong đốt nhiều lần với số lượng lớn trong thời gian mẫn cảm với những lần đốt trước, thường là 2 tháng sau lần đốt đầu tiên. Những bệnh nhân này cần được điều trị cấp cứu như cấp cứu sốc phản vệ do các nguyên nhân khác trong giai đoạn điều trị cấp và chiến lược lâu dài cho những bệnh nhân này là tránh việc tiếp tục bị ong đốt, tư vấn và cung cấp các thuốc điều trị cấp cứu cho bệnh nhân luôn mang theo bên mình khi làm việc hoặc hoạt động trong môi trường có nguy cơ bị ong đốt.

 

Lời khuyên của bác sĩ

Để phòng chống ong đốt, cần tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. Tuyệt đối không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong (sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới), không chọc phá tổ ong nếu thấy không cần thiết và không đảm bảo an toàn. Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không nhìn thấy nữa). Nếu bị ong tấn công có thể dùng bất cứ loại bình xịt nào có sẵn có mùi khó chịu hoặc dùng khói để xua đuổi. Ngoài ra, nên thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để phòng ngừa ong đến làm tổ. Khi đi vào rừng, đi dã ngoại, cần tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín để đề phòng ong đốt.

 

BS. Nguyễn Văn Khánh

]]>
Cách sơ cứu say nắng, say nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-so-cuu-say-nang-say-nong-10387/ Wed, 25 Jul 2018 06:55:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-so-cuu-say-nang-say-nong-10387/ [...]]]>

Nắng nóng gay gắt liên tục, nhiệt độ cao gây ra không ít những vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng đến cuộc sống. Một trong những chứng bệnh thường gặp trong những ngày nắng nóng là say nắng.

Say nóng, say nắng xảy ra khi làm việc hoặc sinh hoạt thời gian dài dưới ánh nắng mặt trời trong môi trường kín như: xe hơi, hầm mỏ, nhà máy, nhà xưởng… hoặc môi trường mở như: ruộng, vườn, nơi có nhiệt độ trên 32°C và độ ẩm không khí trên 50°C.

Say nắng: Ánh nắng có tia cực tím gây hại cho cơ thể, thường bệnh nặng ngay từ đầu do tác dụng liên tục của ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào vùng đầu, gáy, mắt… Trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể sẽ bị tổn thương làm rối loạn điều hòa thân nhiệt, mất nước cấp gây nên tổn thương thần kinh có thể hồi phục hoặc không hồi phục.

Say nóng: Do phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nóng bức, hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ. Sự thải nhiệt bị cản trở (mặc quần áo không thấm mồ hôi, độ ẩm quá cao).

Cách sơ cứu ban đầu cho người say nắng.

Cách sơ cứu ban đầu cho người say nắng.

Dấu hiệu nhận biết say nắng, say nóng

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 4 tuổi: Biểu hiện tình trạng mất nước như: sốt, vật vã, quấy khóc… có thể nhanh chóng dẫn đến hôn mê, co giật, dễ gây tử vong.

Đối với người lớn và trẻ trên 5 tuổi: Biểu hiện vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ bừng, cảm giác nghẹt thở, có khi đau bụng, nôn mửa. Sau đó, chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, chuột rút, đái ít, ngất lịm. Sốt cao có khi lên tới 42 – 44°C. Da niêm mạc khô kèm theo trụy mạch, tình trạng người bệnh giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê, co giật.

Khi gặp trường hợp say nắng, say nóng, chúng ta phải thật bình tĩnh sơ cứu cho bệnh nhân ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hoặc phương tiện y tế.

Đối với trường hợp nhẹ

Giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, quạt mát; chườm lạnh bằng khăn mát hoặc khăn đá ở những vị trí như nách, cổ, bẹn hoặc phun nước lạnh vào người bệnh (tránh phun vào mũi, miệng).

Đặt nạn nhân nằm ngửa, gác chân cao.

Nếu nạn nhân uống được nước thì cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất nên uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước Oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.

Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút .

Lưu ý: Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân.

Đối với trường hợp nặng

Nếu nạn nhân hôn mê, không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng gọi ngay cấp cứu 115 hoặc chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển, đặt đầu nạn nhân thấp, vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Để phòng tránh say nắng, say nóng

Để phòng ngừa hiện tượng say nắng, khi nhiệt độ ngoài trời lên cao, nên hạn chế ra ngoài trời. Nếu phải đi ra ngoài hoặc người lao động thời gian dưới nắng cần phải có biện pháp bảo vệ cơ thể. Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành kết hợp với sử dụng kem chống nắng.

Bên cạnh đó, phải luôn uống nhiều nước lọc dù chưa khát, tối thiểu 1,5 – 2 lít/ngày, có thể bổ sung thêm nước trái cây hoặc nước rau chứa nhiều vitamin C để tránh mất nước. Vì các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt cũng có thể là hậu quả của mất muối, do vậy, cần bổ sung các loại nước giàu chất điện giải trong các đợt nóng.

Mùa nóng, khi ra ngoài trời cần mặc quần áo màu sáng, thoáng mát, thấm mồ hôi. Đối với học sinh và trẻ em khi học tập ngoài trời, giáo viên cần chọn chỗ mát có bóng cây và cho các em tập vừa sức, ưu tiên những em mắc bệnh mạn tính. Chú ý trẻ chơi đùa tránh phơi nắng. Khi đi làm, đi học vào thời tiết nắng nóng, cần trang bị mũ nón, quần áo dài để chống nắng.

Khi phải làm việc sau khoảng 01 giờ thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 – 20 phút. Không làm việc lâu, quá sức trong môi trường nắng nóng. Để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, cần phải vận động thể chất, tập thể dục thường xuyên. Khám sức khỏe định kỳ cũng là cách biết được những thay đổi của cơ thể sớm nhất, bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh nói chung.

Bs. Nguyễn Loan Lê

]]>