sinh sản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 31 Dec 2018 12:48:08 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png sinh sản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Viêm nội mạc tử cung: Nguy cơ lớn cho sức khỏe sinh sản http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-noi-mac-tu-cung-nguy-co-lon-cho-suc-khoe-sinh-san-17592/ Mon, 31 Dec 2018 12:48:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-noi-mac-tu-cung-nguy-co-lon-cho-suc-khoe-sinh-san-17592/ [...]]]>

Viêm nội mạc tử cung (VNMTC) là chứng bệnh không xa lạ với phụ nữ tuổi sinh đẻ. Ngoài việc gây ra những cơn đau bụng dữ dội, VNMTC còn gây đau khi quan hệ tình dục và là nguy cơ lớn của chứng vô sinh.

Bên trong tử cung có một lớp niêm mạc mềm, xốp, gọi là nội mạc tử cung. Khu vực này sẵn sàng tiếp nhận trứng thụ tinh và nuôi dưỡng chúng phát triển thành bào thai. Nếu trứng không rụng, các mô nội mạc tử cung sẽ bị phá hủy và được tống ra ngoài, tạo thành chu kỳ kinh nguyệt.

VNMTC là viêm lớp trong cùng của tử cung. Triệu chứng chung của VNMTC là đau bụng dữ dội trước và trong khi hành kinh, đau khi sinh hoạt tình dục. Bệnh nhân thường thấy mệt mỏi, đau buốt đường tiết niệu, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa… Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này còn kèm theo dị ứng, thường xuyên bị viêm nhiễm ở vùng kín. Khi bị VNMTC cấp, người bệnh thấy đau bụng dưới, ra nhiều khí hư kèm mủ, sốt. Nếu điều trị không đúng hoặc không chữa trị, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, mà biểu hiện chính thường là đau bụng dưới, chảy máu tử cung, rối loạn kinh nguyệt.

Nguyên nhân gây VNMTC thường do vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, Chlamydia, lao…) hoặc do vi khuẩn lan truyền từ dưới lên trong hoặc sau khi bị viêm cổ tử cung, viêm âm đạo. Tuy vậy, VNMTC thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn sau sẩy thai, đẻ bị sót nhau, bế sản dịch, mổ lấy thai (dụng cụ phẫu thuật không vô khuẩn), vỡ màng ối sớm và chuyển dạ kéo dài thăm khám nhiều lần theo đường âm đạo, đặt dụng cụ tử cung, nạo thai không an toàn)…

VNMTC nếu không được điều trị đúng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, dính tử cung, viêm phần phụ gây dính tắc vòi trứng và hậu quả cuối cùng là vô sinh do tinh trùng không gặp trứng để thụ tinh, trứng đã thụ tinh không về được tử cung làm tổ, tử cung không đảm bảo chức năng cho trứng làm tổ.

Người bệnh cần làm gì?

Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để có chỉ định điều trị. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc điều trị vì có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó chữa khỏi hoàn toàn. Cần giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm. Nên đi khám phụ khoa định kỳ 2 lần/năm để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra.

HOÀNG QUYÊN

]]>
Làm thế nào “vẽ đường cho hươu” chạy đúng? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-the-nao-ve-duong-cho-huou-chay-dung-15868/ Sat, 08 Sep 2018 07:55:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-the-nao-ve-duong-cho-huou-chay-dung-15868/ [...]]]>

Trẻ 13-19 tuổi đã nạo phá thai

Theo GS.TS. Nguyễn Thị Hoài Đức, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới, trong đó 70% là ở tuổi vị thành niên. Ước tính cứ 4 ca thì có 1 ca là phá thai không an toàn, chiếm 13% nguyên nhân tử vong cho người mẹ.

GS. Đức cho hay: Trẻ phá thai đa phần ở độ tuổi rất trẻ, 13-19 tuổi. Không ít cô gái bỏ thai đến lần thứ 3, 4 dù đã được tư vấn về các biện pháp phòng tránh, nguy cơ tai biến sau nạo, hút (dính buồng tử cung, tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh…) nhưng chỉ vài tháng sau vẫn lại khuôn mặt tuổi teen đó lại đến nhờ các bác sĩ giải quyết hậu quả.

Theo thống kê, có 8,4% phụ nữ ở độ tuổi từ 15-24 cho biết đã ít nhất một lần nạo phá thai. Tiếp tục dẫn thống kê của Bệnh viện Phụ sản Trung ương về tỷ lệ nạo phá thai mới thấy số trẻ “dại dột” gia tăng đáng kể.

Tại Trung tâm Tư vấn sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình, BV Phụ sản Trung ương ngày nào cũng phải tiếp nhận vài trường hợp các em gái tuổi vị thành niên tới xin “giải quyết”. Đáng báo động hơn, nhiều em ở độ tuổi 13 – 18 khi đến bác sĩ khám thì đã có thai lớn trên 12 tuần tuổi khiến việc xử lý gặp nguy hiểm cho tính mạng.

GS. Đức chia sẻ: “Có những cháu đang là học sinh, khi phát hiện mang thai đã tự mua thuốc kích thích chuyển dạ theo hướng dẫn trên mạng để phá. Thấy máu chảy lại cứ nghĩ đó là thai đang ra nhưng thực tế bị băng huyết ồ ạt”. Hay có những nữ sinh đã khóc thét khi chứng kiến cảnh hài nhi 19-20 tuần tuổi vẫn còn cựa quậy một lúc rồi mới nằm im sau khi được kích thích đẻ non.

 

Giảm tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niênTư vấn sức khỏe sinh sản cho vị thành niên.

Cần “vẽ đường cho hươu chạy đúng”

GS. Đức nhận định: “Hầu hết người lớn vẫn còn suy nghĩ lệch lạc bởi họ cho rằng, dạy con về tình dục là vẽ đường cho hươu chạy. Vì thế, thà vẽ đường cho hươu chạy đúng còn hơn để trẻ mang thai, phá thai không an toàn để lại hậu quả đáng tiếc”.

Trong quá trình làm nghề, Viện trưởng Viện Sức khỏe sinh sản và Gia đình cũng gặp không ít trường hợp trẻ 13 tuổi được bác sĩ thông báo có thai nhưng cha mẹ nhất quyết phủ nhận, thậm chí còn mắng chửi lại bác sĩ. Họ cho rằng, con của họ rất ngoan, không có chuyện mang thai, bác sĩ bảo con họ có thai là bịa đặt.

Từ câu chuyện này, GS. Đức cho rằng, cha mẹ, giáo viên không dạy con trẻ về tình dục là một sai lầm có hệ thống. Bà lý giải, hiện nay gia đình vẫn giáo dục theo kiểu ngăn cấm, trong khi hình ảnh, thông tin nhạy cảm về tình dục nở rộ trên các kênh thông tin, đặc biệt là internet, kích thích sự tò mò và ham muốn của bạn trẻ.

Do sợ bị lộ, bị dèm pha, các em dấm dúi yêu đương, không chủ động trong chuyện phòng tránh thai. Nam không có bao cao su trong túi, nữ cũng không dám uống thuốc tránh thai… Vì thế, các em cứ lặp lại sai lầm “yêu đương hồn nhiên, phá thai dại dột”.

Theo một thầy giáo trường THPT chia sẻ: Cái khó của giáo viên khi dạy về giới tính. Bản thân giáo viên rất ngại chia sẻ về vấn đề giới tính cho học sinh cũng xấu hổ. “Ở trường tôi, có giáo viên dạy giới tính chưa có chồng thì làm sao dạy trẻ chi tiết về tình dục. Khi trình chiếu bộ phận sinh dục nam hay nữ, giáo viên cũng thấy ái ngại”, thầy Hải cho hay.

Từ cái khó của giáo viên, theo thầy giáo, nên có nhiều hoạt động đào tạo tập huấn cho giáo viên về sức khỏe sinh sản để họ dạy cho học sinh biết thế nào là tình dục an toàn. Ngoài ra, thầy Hải cũng mong muốn các trung tâm sức khỏe sinh sản và gia đình thường xuyên phối hợp với nhà trường để tư vấn cho các em.

Tư vấn sức khỏe sinh sản cho vị thành niên.

Thanh Loan

]]>
Một số bệnh lý ở bé trai ảnh hưởng đến sinh sản http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-benh-ly-o-be-trai-anh-huong-den-sinh-san-10373/ Wed, 25 Jul 2018 06:54:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-benh-ly-o-be-trai-anh-huong-den-sinh-san-10373/ [...]]]>

Bệnh lý vùng kín thường gặp ở các bé trai, gồm: thoát vị bẹn, tinh hoàn lạc chỗ, chít hẹp bao quy đầu, lỗ đái lệch thấp, nang thừng tinh,… Hầu hết các bệnh lý này đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu không được điều trị. Do vậy, các bậc cha mẹ nếu thấy các bé có những bất thường phải cho bé đi khám để được điều trị.

Hẹp bao quy đầu

Bao qui đầu là một nếp da mỏng, dễ đàn hồi, trùm lên toàn bộ qui đầu của dương vật. Chít hẹp bao qui đầu là tình trạng vòng bao qui đầu bị hẹp ở các mức độ khác nhau nên không thể lộn được bao qui đầu. Đa số chít hẹp bao qui đầu là do bẩm sinh. Trẻ có dấu hiệu đái khó và phải rặn mạnh, tia nước tiểu nhỏ trong khi bao qui đầu chứa đầy nước tiểu căng phồng lên, vuốt nhẹ da bao qui đầu ra phía sau không nhìn thấy lỗ đái.

Thường khi bé vài ba tháng tuổi thì chưa cần quan tâm lắm đến vấn đề này nhưng bé từ 5 – 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ cần lưu ý. Bạn có thể phát hiện bằng cách vạch da quy đầu của bé xem lỗ có hẹp không hoặc quan sát lúc đi tiểu xem tia nước ra sao (nếu tia nước nhỏ như cái kim, bé khó tè, thậm chí da phần quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã tích lại thì chắc chắn bé bị bệnh này).

Hẹp bao quy đầu nếu không được xử lý sớm sẽ khiến bé đi tiểu khó, thậm chí thấy đau, khóc, nước tiểu ra không hết cộng với chất cặn đọng lại bên trong lâu dần thành những cục to, gây viêm nhiễm.

Cách khắc phục nếu bị bệnh: Khi bé 5 – 6 tháng tuổi, mỗi lần tắm cho con, bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, cứ thế mỗi lần một chút có thể khiến bao quy đầu rộng dần và trở về bình thường. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian mà tình hình không cải thiện hoặc do lỗ quá hẹp thì phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Thường bác sĩ chỉ cần nong và tách phần da quy đầu bị hẹp rồi hướng dẫn gia đình tiếp tục chăm sóc bé sau đó. Trẻ lớn 5-6 tuổi trở lên vẫn bị tật này thì thường phải can thiệp bằng cắt da bao quy đầu.

 

Giãn tĩnh mạch tinh.

Giãn tĩnh mạch tinh.

Thoát vị bẹn

Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, thường một túi nhỏ thông từ khoang bụng chui ra lỗ bẹn sẽ được bít lại khi trẻ sinh ra nhưng vì lý do nào đó, túi thoát vị này không bít lại, các cơ quan trong ổ bụng như ruột chui vào và tạo nên một khối phồng ở vùng bẹn, bìu ở trẻ và gọi là thoát vị bẹn. Trường hợp khối thoát vị sa xuống mà không tự lên được thì trẻ sẽ rất đau và khóc nhiều, người ta gọi là thoát vị bẹn nghẹt, cần phải đưa trẻ đi khám cấp cứu ngay, đây là bệnh phải xử lý bằng ngoại khoa nếu không ruột sẽ bị hoại tử, rất nguy hiểm.

Trong những trường hợp khác thì cần theo dõi khi trẻ 4-5 tuổi trở lên mà khối thoát vị vẫn còn thì nên đưa đi khám chuyên khoa để được phẫu thuật.

Nhiều người nhầm lẫn bệnh này với nước màng tinh và ẩn tinh hoàn. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể phân biệt: Khối phồng thường xuất hiện khi bé quấy khóc hoặc chạy nhảy, có thể di chuyển lên xuống mà không cố định, khi trẻ nằm thì xẹp đi. Các bé gái thường ít bị thoát vị bẹn hơn.

Ẩn tinh hoàn (tinh hoàn lạc chỗ)

Đây cũng là bệnh hay gặp ở các bé trai. Tinh hoàn là nơi sản xuất chất nội tiết sinh dục và tinh trùng cho bé trai. Trước khi đứa bé ra đời, tinh hoàn di chuyển từ trong ổ bụng xuyên qua thành bụng ở vùng bẹn vào vị trí bình thường là bìu. Nếu sự di chuyển gặp trục trặc tinh hoàn sẽ nằm đâu đó trên đường đi của nó. Hiện tượng này gọi là tinh hoàn ẩn. Khi ấy, bố mẹ sờ bìu của con không thấy có tinh hoàn.

Dị tật này dễ phát hiện và không cần đưa bé đi khám sớm quá vì thời gian đầu (trước 1 tuổi) tinh hoàn có thể tự đi xuống vị trí của nó. Sau một tuổi mà vẫn không sờ thấy tinh hoàn trong bìu con thì bố mẹ nên đưa đi khám, các bác sỹ chuyên khoa sẽ có lời khuyên đúng đắn. Nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật để hạ tinh hoàn xuống bìu thì mổ ở 3-4 tuổi thường thuận lợi hơn khi trẻ đã lớn.

Giãn tĩnh mạch tinh

Trong số những trẻ bị bệnh lý vùng kín thì có trên 16% những trẻ từ 10 – 19 tuổi hay gặp bệnh giãn tĩnh mạch tinh. Đây là tình trạng giãn ngoằn ngoèo các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn. Nguyên nhân do gia tăng áp lực của tĩnh mạch thận trái hoặc van tĩnh mạch có bất thường. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường do máu chảy ngược về chỗ thấp (thay vì chảy về tim). Tĩnh mạch bị giãn làm ứ đọng máu vùng tinh hoàn. Tình trạng này gây cản trở việc tưới máu cho tinh hoàn, ảnh hưởng đến sản xuất tinh khi bé trai trưởng thành. Hầu hết dãn tĩnh mạch thừng tinh không có triệu chứng. Thỉnh thoảng, có thể gây đau nhẹ hay cảm giác nặng ở vùng bìu. Nếu tĩnh mạch thừng tinh giãn lớn, bạn có thể thấy sưng ở phía trên bìu. Bệnh có thể làm giảm khả năng sinh tinh trùng, teo tinh hoàn, đau bìu kéo dài.

Lỗ đái lệch thấp

Đây là một dị tật bẩm sinh khá phổ biến. Lỗ đái không đổ ra ở đỉnh quy đầu mà ở mặt dưới của dương vật, bìu và đáy chậu (ở vị trí từ gốc bìu tới lỗ hậu môn). Do vậy, bệnh nhân không tiểu tiện được một cách bình thường mà có khi phải đái ngồi như con gái, thậm chí tia nước tiểu còn vọt ra phía sau mông. Nếu lệch thấp về phía dưới, lỗ đái thường rộng; còn khi lệch về phía gần quy đầu thì lỗ đái thường hẹp và bệnh nhân đái khó, tia nhỏ. Bệnh cũng dễ phát hiện vì lỗ đái không đổ ra ở đỉnh quy đầu như bình thường mà ở một vị trí nào đó ở phần dưới dương vật, bìu khiến trẻ không tiểu tiện được bình thường mà có khi phải đái ngồi như bé gái. Lỗ này càng nằm xa vị trí đúng của nó thì càng khó chữa.

Bệnh này nên chữa sớm khi trẻ 5 – 6 tuổi. Nếu trẻ lớn hơn 10 tuổi sẽ khó phẫu thuật hơn vì lúc này trẻ thường có phản xạ cương dương vật nên vết thương khó lành.

Bác sĩ  Vũ Thị Thu

]]>
Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cham-soc-suc-khoe-sinh-san-tuoi-vi-thanh-nien-10067/ Wed, 25 Jul 2018 05:01:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cham-soc-suc-khoe-sinh-san-tuoi-vi-thanh-nien-10067/ [...]]]>

Vấn đề giới tính và sức khỏe tình dục ở tuổi vị thành niên hầu hết tập trung vào giải đáp những thay đổi ở cơ thể và bộ phận sinh dục khi bước vào tuổi dậy thì. Như vậy, với các em nam khi đã dậy thì là có khả năng sinh tinh trùng và xuất tinh; với các em nữ là có thể phóng noãn (rụng trứng). Do đó nếu có điều kiện để tinh trùng tiếp xúc với noãn mới rụng thì các em rất có thể mang thai. Dù có khả năng sinh sản, các em dưới 19 tuổi vẫn chỉ là vị thành niên, chưa thể thành người lớn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ quan tâm nhiều hơn đến việc giúp con hiểu thấu đáo về sự an toàn của sức khỏe sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tránh mang thai ở tuổi vị thành niên.

Cha mẹ nên nói chuyện về giới tính với con từ khi còn nhỏ.

Nguy cơ do hoạt động tình dục ở lứa tuổi vị thành niên

Hiện tượng trẻ vị thành niên có hoạt động tình dục sớm bắt nguồn từ sự tò mò của trẻ con, từ thôi thúc bản năng khi có tác động của ngoại cảnh… Trong hoạt động tình dục ở lứa tuổi vị thành niên có 2 nguy cơ nghiêm trọng nhất có thể xảy ra, đó là: các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho cả hai giới và có thai ngoài ý muốn cho các em gái. Về bệnh lây truyền qua đường tình dục là nguy cơ hàng đầu cho mọi vị thành niên. Khi có quan hệ tình dục với nhau, các em hầu như không thể biết bạn mình có bệnh hay không. Quan hệ của các em lúc này thường vụng trộm, thiếu điều kiện vệ sinh nên rất dễ mang theo các mầm bệnh đi sâu vào trong đường sinh dục, đặc biệt là đường sinh dục nữ thường xuyên tiết dịch lại có khả năng thông lên đến ổ bụng nên dễ dàng nhiễm bệnh. Khi đã nhiễm bệnh, các em lại thường xấu hổ, giữ kín không dám đi khám để được điều trị đúng cách gây biến chứng tại đường sinh sản ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ trong tương lai. Có thai ngoài ý muốn khi các em còn ở tuổi vị thành niên, do sự phát triển của các em chưa đầy đủ dẫn đến đẻ khó, các em thường bị thiếu máu, dễ bị nhiễm độc thai nghén dẫn đến sản giật cao hơn các phụ nữ trưởng thành. Giữ thai để sinh con hay phá thai đều là những giải pháp khó khăn và nguy cơ cho sức khỏe của các em trước mắt và lâu dài.

Tránh mang thai ở tuổi vị thành niên

Hiện nay ở nước ta, hầu hết các trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên đều được giải quyết bằng phá thai. Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai đứng thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai. Đáng chú ý là số trẻ vị thành niên nạo phá thai ở nước ta cao hơn nhiều lần so với các quốc gia dẫn đầu về nạo phá thai. Phần lớn trẻ vị thành niên đều có chung ý kiến cho rằng chúng có thể dễ dàng trì hoãn các hoạt động tình dục và tránh được việc mang thai ở tuổi vị thành niên nếu chúng có thể trò chuyện cởi mở với cha mẹ mình về vấn đề này. Kể cả khi vị thành niên có các thông tin từ internet hay các phương tiện truyền thông thì chúng vẫn cần được cha mẹ trao đổi, nói chuyện xung quanh vấn đề giới tính, tình yêu, tình dục. Do vậy, các bậc cha mẹ đừng e ngại và chần chừ, hãy tận dụng các cơ hội có thể giáo dục trẻ. Chẳng hạn như một chương trình, một bộ phim trên tivi hay việc một bạn trẻ mang thai… có thể giúp cha mẹ bắt đầu cuộc trò chuyện, trao đổi, chia sẻ với con về hậu quả của việc mang thai sớm, mang thai ngoài ý muốn, các biện pháp phòng tránh thai, tác hại của việc nạo phá thai cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Biết đâu con bạn cũng đang trông chờ ở bạn “vạch đúng đường cho hươu chạy”.

Virut viêm gan b.

Các bệnh lây truyền tình dục hay gặp

Bệnh lây truyền tình dục là các bệnh bị nhiễm do mầm bệnh đi từ người có bệnh sang người lành thông qua hoạt động tình dục. Quan hệ tình dục với người có bệnh nếu không được bảo vệ bằng bao cao su thì sẽ bị lây nhiễm căn bệnh đó. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp nhất hiện nay là bệnh lậu với dấu hiệu chủ yếu là khí hư cùng đái dắt, đái buốt; bệnh giang mai với triệu chứng chính là vết loét sinh dục; bệnh mụn rộp sinh dục với các nốt bọng nước mọc tại đường sinh dục (nam và nữ) hoặc các bộ phận khác của cơ thể; bệnh viêm gan virut B, C; bệnh viêm âm đạo, niệu đạo do trùng roi với tình trạng ngứa, nhiều khí hư… Hiện nay nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng với các bệnh do các loại vi khuẩn gây nên. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe sinh sản trong tương lai, các em cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

ThS. Lê Thị Hương

]]>
Vòng kinh thất thường có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản? http://tapchisuckhoedoisong.com/vong-kinh-that-thuong-co-anh-huong-toi-kha-nang-sinh-san-9322/ Mon, 23 Jul 2018 02:56:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vong-kinh-that-thuong-co-anh-huong-toi-kha-nang-sinh-san-9322/ [...]]]>

Ngô Lan Phương (Bắc Ninh)

Rất khó kết luận thế nào là kinh nguyệt chưa đều vì chu kỳ kinh có thể dao động từ 20-40 ngày vẫn được coi là bình thường. Tuổi có kinh lần đầu của các em gái có thể sớm muộn khác nhau và có kinh năm 14-15 tuổi không phải là bất thường. Cháu cần biết rằng kinh nguyệt là kết quả của những tác động nội tiết, thần kinh, cảm xúc nên rất dễ thay đổi theo từng chu kỳ cũng như tuổi tác và những sự cố trong đời.

Vùng dưới đồi và tuyến yên ở trong não chi phối sự bài tiết của buồng trứng (tiết ra estrogen và progesterone), hai hormon này làm cho niêm mạc tử cung có những biến đổi để tạo ra kinh nguyệt, hay để đón trứng đã thụ tinh đến làm tổ và phát triển thành thai. Do có mối quan hệ như thế nên có thể nói mọi tác động của đời sống đều có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt, chẳng hạn cường độ lao động chân tay và trí óc, thời tiết và sự thay đổi môi trường sống, mọi cảm xúc như buồn, vui, căng thẳng hay thoải mái… Nếu những thay đổi về chu kỳ kinh không lớn và không ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất học tập thì cháu không cần phải lo lắng. Điều nên làm là cháu cần có chế độ học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng và stress trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Chỉ khi có những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt như rong kinh, đau bụng kinh… thì cháu hãy đến bác sĩ chuyên khoa khám để được tư vấn và điều trị.

BS. Tú Văn

]]>
U nang buồng trứng có ảnh hưởng sinh sản? http://tapchisuckhoedoisong.com/u-nang-buong-trung-co-anh-huong-sinh-san-8617/ Sun, 22 Jul 2018 03:20:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/u-nang-buong-trung-co-anh-huong-sinh-san-8617/ [...]]]>

Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều người quan tâm là u nang buồng trứng có ảnh hưởng khả năng sinh sản của chị em?

Dấu hiệu u nang buồng trứng dễ nhận thấy

U nang buồng trứng có thể phát hiện sớm qua các dấu hiệu dễ nhận biết:

Đau bụng: là dấu hiệu điển hình và hay gặp nhất khi bị u nang buồng trứng, tuy nhiên, người bệnh lại dễ chủ quan và lầm tưởng với nhiều bệnh khác như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung hay các bệnh lý khác có biểu hiện đau ở vị trí tương tự gây ra. Chính điều này đã dẫn đến tâm lý chủ quan, người bệnh không nghĩ mình đang gặp phải u nang buồng trứng. Những cơn đau do u nang buồng trứng thường là đau vùng xương chậu, có thể từng cơn hoặc liên tục, có thể kéo xuống đùi, lan ra thắt lưng. Đau bụng hoặc có cảm giác khó chịu trong tử cung. Đau tức vùng bụng, do khối u phát triển chèn ép gây trướng bụng hoặc cảm giác mệt mỏi khi di chuyển. Các cơn đau bất thường sau khi quan hệ tình dục. Đau bụng lâm râm hoặc cảm giác khó chịu trong âm đạo. Đặc biệt là khi u nang buồng trứng phát triển sang giai đoạn biến chứng thì các biến chứng xoắn u sẽ gây ra hiện tượng đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn biến ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường kèm nôn mửa.

Khi có dấu hiệu u nang buồng trứng, cần đi khám và điều trị kịp thời.

Khi có dấu hiệu u nang buồng trứng, cần đi khám và điều trị kịp thời.

Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt người phụ nữ bình thường có chu kỳ 28-32 ngày và kéo dài từ 4-7 ngày. Nếu kinh nguyệt bất thường (rối loạn cả về thời gian cũng như các đặc điểm của máu kinh: đậm đặc, sẫm đen…), có khả năng là bị u nang buồng trứng.

Căng tức khó chịu vùng bụng dưới: là tình trạng dễ nhận thấy khi bị u nang buồng trứng. Có trường hợp chị em thấy bụng to hơn. Đây là dấu hiệu thường gặp nhất ở đa số các trường hợp bị u nang buồng trứng. Mỗi sáng sớm ngủ dậy ngẫu nhiên cảm nhận: khi lấy tay ấn vào bụng thì thấy trong bụng có khối u cộng thêm cảm giác khó chịu căng tức.

Tiểu khó hoặc đi tiểu thường xuyên: U nang buồng trứng lành tính to lấp đầy khoang bụng làm cho áp lực trong bụng tăng lên, ảnh hưởng đến lưu thông tĩnh mạch chi dưới, khiến bụng căng và phù hai chân, các cơ quan trong vùng chậu bị chèn ép, gây nên đi tiểu khó, đọng nước tiểu, đi tiểu gấp hoặc đại tiện khó… U nang buồng trứng cũng tạo áp lực lớn lên bàng quang, thôi thúc nhu cầu muốn tiểu tiện nhiều hơn.

U nang buồng trứng có ảnh hưởng khả năng sinh sản?

Không hẳn tất cả chị em mắc u nang buồng trứng đều bị ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ bởi còn liên quan loại u nang đó.

Nếu là u nang buồng trứng cơ năng hình thành do rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển gồm: nang bọc noãn, nang hoàng thể và nang hoàng tuyến. Đó thường là những nang nhỏ, không có hại, có thể ở một hay ở cả 2 buồng trứng, có thể tự tiêu tan trong vài ba tuần. U nang buồng trứng cơ năng (1 hoặc 2 bên) có thể không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và người bệnh vẫn có thể có con.

U nang buồng trứng thực thể hình thành do những tổn thương nhu mô bình thường của buồng trứng gồm: u nang nhày, u nang nước và u nang bì. Các khối u này thường có kích thước lớn, phát triển lặng lẽ qua nhiều năm, gây ra những biến chứng như xoắn cuống nang, vỡ nang…dẫn tới sẩy thai, đẻ non, có thể chuyển thành ung thư.

Với u nang nước hoặc u đặc, khoảng 95% là những u lành tính. Có khi phải mổ cắt bỏ nang nếu như gây khó chịu, nang to hơn 5cm, người bệnh đã quá 40 tuổi, đau kéo dài hay ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và nội tiết.

Trường hợp u nang bì buồng trứng là những u lành nhưng bên trong chứa những mô như móng, răng, xương, tóc, sụn… và cả chất mỡ. Những u này có nhiều kích thước và vị trí khác nhau, thường ở một bên nhưng 25% u có ở cả 2 bên buồng trứng, hay gặp ở phụ nữ trẻ quanh tuổi 30. Nếu u bì nhỏ thì cắt bỏ qua soi ổ bụng, nếu lớn mới cần phải mổ mở. Mục đích của điều trị ngoại khoa là bảo tồn một phần hay toàn bộ buồng trứng tùy thuộc vào vị trí của u nang bì. Nếu còn giữ lại một phần mô lành thì người phụ nữ vẫn rụng trứng, vẫn có kinh và vẫn có thể có thai. Dù rất hiếm nhưng cũng có khoảng 1-3% u nang bì buồng trứng bị ung thư hoá.

Lưu ý: Khi có dấu hiệu bị u nang buồng trứng, chị em nên đi khám bệnh ngay để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể dẫn tới hiếm muộn. Điều này xảy ra là do u nang không được phát hiện sớm, chúng ngày càng phát triển, dần dần âm thầm phá hủy toàn bộ chức năng buồng trứng, u nang to lên cũng gây chèn ép tử cung ngăn chặn trứng gặp tinh trùng khiến phụ nữ khó đậu thai.

BS. TÂM ANH

]]>
Vòng kinh không đều có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản? http://tapchisuckhoedoisong.com/vong-kinh-khong-deu-co-anh-huong-den-kha-nang-sinh-san-8605/ Sun, 22 Jul 2018 03:14:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vong-kinh-khong-deu-co-anh-huong-den-kha-nang-sinh-san-8605/ [...]]]>

Ngô Lan Phương (Bắc Ninh)

Rất khó kết luận thế nào là kinh nguyệt chưa đều vì chu kỳ kinh có thể dao động từ 20-40 ngày vẫn được coi là bình thường. Tuổi có kinh lần đầu của các em gái có thể sớm muộn khác nhau và có kinh năm 14-15 tuổi không phải là bất thường. Cháu cần biết rằng, kinh nguyệt là kết quả của những tác động nội tiết, thần kinh, cảm xúc nên rất dễ thay đổi theo từng chu kỳ cũng như tuổi tác và những sự cố trong đời.

Vùng dưới đồi và tuyến yên ở trong não chi phối sự bài tiết của buồng trứng (tiết ra estrogen và progesterone), hai hormon này làm cho niêm mạc tử cung có những biến đổi để tạo ra kinh nguyệt, hay để đón trứng đã thụ tinh đến làm tổ và phát triển thành thai. Do có mối quan hệ như thế nên có thể nói mọi tác động của đời sống đều có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt, chẳng hạn cường độ lao động chân tay và trí óc, thời tiết và sự thay đổi môi trường sống, mọi cảm xúc như buồn, vui, căng thẳng hay thoải mái… Nếu những thay đổi về chu kỳ kinh không lớn và không ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất học tập thì cháu không cần phải lo lắng. Điều nên làm là cháu cần có chế độ học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng và stress trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Chỉ khi có những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt như rong kinh, đau bụng kinh… thì cháu hãy đến bác sĩ chuyên khoa khám để được tư vấn và điều trị.

BS. Tú Văn

]]>