say nắng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:18:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png say nắng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Say nắng, say nóng có nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/say-nang-say-nong-co-nguy-hiem-13618/ Sun, 05 Aug 2018 05:18:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/say-nang-say-nong-co-nguy-hiem-13618/ [...]]]>

Trong nhiều trường hợp, nếu không được xử trí kịp thời, đúng phương pháp thì nạn nhân có thể gặp phải những di chứng thần kinh không hồi phục, thậm chí tử vong.

Vì sao bị say nắng, say nóng?

Say nắng: Những người làm việc, lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng mà không có đồ bảo vệ như nón, mũ, quần áo dài chống nắng sẽ làm tăng lượng tia UV chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của tia tử ngoại, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động gây hiện tượng rối loạn và tình trạng mất nước cấp. Do đó, say nắng thường có biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, một số trường hợp có tụ máu dưới màng cứng, trong não và một số thể hiện rõ tổn thương có thể hoặc không thể hồi phục.

Say nóng: Thường gặp ở những người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, nóng bức như hầm lò, trong phòng kín… Ngoài ra cũng có thể gặp ở người phơi mình quá lâu dưới ánh nắng hay hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ như làm việc nặng nhọc kéo dài, chơi các môn thể thao cường độ cao… Với các trường hợp này, hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh gây ra say nóng với tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch. Say nóng có thể xuất hiện ở ngoài trời, trong hầm lò, trong nhà, trong buồng bệnh, trong toa xe, trên ô tô…

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến say nắng, say nóng khác như thừa hoặc thiếu cân, tuổi quá cao hoặc quá nhỏ, không uống nước, môi trường nóng, mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim – phổi – thận, bệnh tâm thần… hay sử dụng các loại thuốc kháng histamin, thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu, thuốc tim mạch, thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh…

Say nắng, say nóng có nguy hiểm?Lao động ngoài trời nắng nóng nhiều giờ dễ bị say nắng.

Nguy hiểm thế nào?

Khị bị say nắng, say nóng, người bệnh thường có các biểu hiện:

Ngất xỉu: Đây là biểu hiện thường xuất hiện đầu tiên.

Tăng thân nhiệt: Đây là đặc điểm chung của cả say nắng và say nóng, là nguyên nhân dẫn đến tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, hiện tượng này nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh…

Những biểu hiện khác: Nạn nhân bị say nắng thường có da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó chịu, đỏ mặt, nôn mửa, tiêu chảy, giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật.

Tuy nhiên, các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Nạn nhân có thể xuất hiện những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút… và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

Thực hiện sơ cứu cho nạn nhân say nắng, say nóng

Trước một trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế:

Đưa người bệnh vào nơi râm mát: Cần chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió hoặc tới môi trường có điều hòa nhiệt độ và cởi bỏ bất cứ quần áo nào không cần thiết.

Làm mát cơ thể tức thì: Bằng cách sử dụng quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước. Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng nạn nhân để làm hạ thân nhiệt nhanh chóng do các khu vực này có nhiều mạch máu gần da. Ngoài ra, có thể nhúng nạn nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, bồn tắm nước đá.

Liên tục theo dõi tình trạng nạn nhân: Bao gồm theo dõi liên tục ý thức, tình trạng mất nước nặng nếu cần phải hỗ trợ đường thở, hô hấp, tuần hoàn bằng kỹ thuật CRP (hồi sinh tim phổi) cơ bản.

Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Tại cơ sở y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.

Say nắng, say nóng có nguy hiểm?Các biện pháp cần thực hiện để sơ cứu người say nắng, say nóng

Say nắng, say nóng có gây biến chứng không?

Tùy thuộc vào mức độ say nắng, say nóng mà nạn nhân có thể xuất hiện các biến chứng khác nhau. Theo đó, các biến chứng có thể gặp trên hệ tim mạch là nhịp nhanh xoang, tụt huyết áp, thay đổi ST – T, tăng men tim, thủng cơ tim; ở phổi có thể gặp phù phổi, sặc phổi, kiềm hô hấp và hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS); ở thận là tiêu cơ vân, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp; rối loạn đông máu, hạ hoặc tăng kali máu, hạ đường huyết…; tổn thương hệ thần kinh gây liệt nửa người, hôn mê, thay đổi tính cách, thất điều, thất ngôn, mất trí nhớ; tại gan gây vàng da, hoại tử tế bào gan, suy gan.

Đối với nạn nhân bị say nắng, say nóng nếu được điều trị sớm, bù dịch đầy đủ, điều trị tích cực biến chứng thì tỉ lệ sống đạt trên 90%. Tuy nhiên, có những biến chứng thần kinh có thể không hồi phục vĩnh viễn gây ảnh hưởng đến chất lượng sống sau này.

Phòng bệnh có khó?

Để phòng bệnh, khi lao động, làm việc hay đi lại ngoài trời nắng nóng trong thời gian dài, mỗi người cần tự trang bị cho mình những cách phòng chống bệnh bao gồm:

Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như các hoạt động thể lực quá sức.

Trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi làm việc như mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành.

Uống nước dù chưa khát để tránh mất nước, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau, nước uống bổ sung điện giải như oresol khi hoạt động trong thời gian nhiệt độ và độ ẩm cao.

Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò. Đặc biệt, cần tránh làm việc, hoạt động trong thời điểm nắng gắt, nhất là buổi trưa.

Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF trên 30.

Tại nhà, đóng cửa rèm, che chắn cửa…trong thời gian nóng nhất trong ngày. Nghỉ ngơi nơi có điều hòa, nhiều cây xanh hoặc nơi râm mát.

Tránh các chất lỏng có chứa cafein hoặc chất có cồn.

Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 – 20 phút.

BS. Nguyễn Thu Hà

]]>
5 hệ luỵ sức khoẻ do thời tiết nắng nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/5-he-luy-suc-khoe-do-thoi-tiet-nang-nong-10506/ Wed, 25 Jul 2018 07:12:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-he-luy-suc-khoe-do-thoi-tiet-nang-nong-10506/ [...]]]>

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm chuyển mùa, nắng nóng, nhiệt độ tăng cao nên dễ gây ra các bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng. Trong những ngày nắng nóng, nhiều bệnh viện đã tiếp nhận một số trường hợp người bệnh ngất xỉu do nhiệt hay kiệt sức do nhiệt.

Các loại bệnh do thời tiết nắng nóng gây ra (dân gian còn gọi là “cảm nắng”) và cách xử trí phù hợp

Theo BS.CKI Nguyễn Viết Hậu, đối với cơ thể người, nhiệt độ thích nghi nhất là khoảng 25°C. Trong khoảng từ 20°C đến 30°C, cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt là do có trung tâm điều nhiệt nằm trên não. Trung tâm này có chức năng giúp chúng ta thích nghi được với bất kì nhiệt độ nào, nhưng đến một ngưỡng nhiệt độ lạnh quá hay nóng quá cơ thể không thể điều chỉnh kịp do vượt quá khả năng hoạt động của trung tâm này. Khả năng điều chỉnh với sự thay đổi nhiệt độ cũng kém ở trẻ nhỏ (nhỏ hơn 4 tuổi), hoặc người già (lớn hơn 70 tuổi) hoặc người có nhiều bệnh lý đi kèm.

Do đó, tùy theo mức độ tiếp xúc với thời tiết nắng nóng ra sao, nhiệt độ môi trường xung quanh như thế nào, thời gian bao lâu, công việc nặng nhọc hay không…thì các bệnh lý do ảnh hưởng của nhiệt độ sẽ xuất hiện và  được chia theo các mức độ từ nhẹ đến nặng. “Cảm nắng” là từ gọi chung trong dân gian đối với tất cả các bệnh lý do thời tiết nắng nóng gây ra. Một số bệnh thường gặp và cách xử trí phù hợp

Phù do nhiệt

Triệu chứng xuất hiện khi chúng ta thay đổi môi trường như đi du lịch đến nơi có thời tiết nắng nóng hơn nhiều so với nơi ở thường ngày, ở trong phòng máy lạnh lâu và đột ngột di chuyển ra môi trường nắng nóng. Biểu hiện của bệnh là phù ở phần thấp cơ thể như ở mắt cá, bàn chân. Nguyên nhân là do mạch máu giãn ra để thải nhiệt, gây ra phù. Sau khi cơ thể thích nghi trong thời gian vài giờ hay một vài ngày thì triệu chứng sẽ mất đi. Nếu triệu chứng không mất đi, chúng ta có thể kê cao chân khi ngủ để mạch máu lưu thông bình thường. Ở mức độ này chúng ta không cần dùng thuốc.

Có nhiều người uống thuốc lợi tiểu để giảm phù, điều này không có lợi mà còn gây hại thêm cho cơ thể vì làm tăng tình trạng mất nước của cơ thể. Vì về cơ bản, thời tiết nắng nóng làm cơ thể mất nước, mà chúng ta lại dùng thuốc lợi tiểu thì sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn.

 

Phát ban do nhiệt

Nguyên nhân là do những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ cao bên ngoài dễ bị kích thích làm xuất hiện nổi mẩn ngứa, mề đay. Sau một thời gian sẽ phục hồi, không cần điều trị đặc hiệu. Nếu bị ngứa nhiều có thể dùng các loại thuốc kháng dị ứng thông thường, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng; sau đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh và các triệu chứng sẽ biến mất. Ở đây, chúng ta cần phân biệt với bỏng. Bỏng là do chúng ta tiếp xúc ánh nắng lâu hơn, các vùng da bị đỏ, sưng rộp.

Chuột rút do nhiệt

Bệnh thường xuất hiện ở những người lao động nặng hay những vận động viên phải tập luyện với cường độ cao. Trong khi cơ thể đang vận động và sinh nhiệt, gặp nhiệt độ môi trường cao sẽ dễ gây ra chuột rút do nhiệt.

Biểu hiện, đau ở các bắp thịt, đặc biệt ở các bắp đùi, cẳng chân. Các triệu chứng đau xuất hiện là do khi hoạt động nặng, các cơ phải làm việc liên tục đi kèm cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi quá nhiều, dẫn đến tình trạng co thắt cơ. Nếu gặp các triệu chứng trên, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, nghỉ ngơi, di chuyển đến nơi thoáng mát, bù nước có muối khoáng. Lưu ý không sử dụng nước lọc vì không thể đáp ứng nhu cầu mất muối và nước của cơ thể. Nước có muối khoáng như các dung dịch nước điện giải trị tiêu chảy, nước chanh có pha muối, đường… Sau khi nghỉ ngơi, bù nước các triệu chứng sẽ tự giới hạn và sẽ biến mất.

Ngất xỉu do nhiệt

Thường gặp ở những người đi du lịch trong mùa hè, phải đi ngoài nắng, leo núi, di chuyển nhiều, tập quân sự… từ đó gây ra tình trạng mất muối và nước. Đến một giai đoạn nào đó việc mất muối và nước quá nhiều nếu không bổ sung kịp sẽ làm nước trong lòng mạch máu giảm đi, làm giảm huyết áp, đặc biệt ở tư thế đứng làm giảm lưu lượng máu lên não gây triệu chứng ngất xỉu.

Vai trò sơ cứu trong trường hợp này rất quan trọng. Chúng ta cho người bị ngất xỉu nằm đầu thấp, di chuyển đến vùng có không khí thoáng mát, nới rộng áo quần, bù nước có muối khoáng, theo dõi khoảng 30 phút, nếu ổn định thì không cần đến bệnh viện.

Kiệt sức do nhiệt:

Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng mất muối và nước kéo dài hơn so với các tình huống trên. Biểu hiện không chỉ là ngất xỉu thông thường, mà kèm theo các dấu hiệu của triệu chứng thần kinh như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói… Bệnh này nếu chúng ta sơ cứu kịp thời, ngưng các hoạt động hiện tại, đến được môi trường thoáng mát thì cơ thể sẽ phục hồi hoàn toàn. Nếu vẫn tiếp tục hoạt động hay không thể di chuyển qua môi trường khác thì sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt. Sốc nhiệt là thể bệnh nặng nhất của các bệnh lý do tăng nhiệt độ gây ra.

Sơ cứu người bị kiệt sức do nhiệt giống như đã nói ở trên, nhưng phải theo dõi kĩ lưỡng hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng các loại khăn lạnh chườm vào các vùng trên cơ thể có nhiều mạch máu như trán, lưng, nách, bẹn… để hấp thu nhiệt nhanh, giúp cơ thể thải nhiệt nhanh hơn, cố gắng cho người bị nạn uống càng nhiều nước càng tốt. Trong vòng từ 30 phút đến 1 giờ mà triệu chứng không được cải thiện (đau đầu, nôn ói, chóng mặt nhiều hơn…) thì nên đưa đến bệnh viện.

Sốc nhiệt (Đột quỵ do nhiệt), đây là loại bệnh có tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim hay đột quỵ do não. Nguyên nhân là do bị mất muối và nước kéo dài đi kèm sự quá tải khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt. Tăng thân nhiệt kéo dài sẽ làm tổn thương hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận đặc biệt là hệ thần kinh. Nhiệt độ cơ thể nạn nhân có thể lên đến trên 400C, có kèm các triệu chứng thần kinh (đau đầu, chóng mặt, buồn ói, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật thậm chí hôn mê …). Khi thấy triệu chứng của bệnh này thì phải sơ cứu tạm thời bằng cách cho người bị nạn nằm đầu thấp, di chuyển ra khỏi vùng có nhiệt độ cao, làm giảm nhiệt cho nạn nhân như dùng quạt hay ngâm người bị nạn trong nước mát vài phút, dùng gạc có thấm nước lạnh hay nước đá đặt ở các vùng trên cơ thể như đã hướng dẫn ở trên; đồng thời gọi điện thoại cho bộ phận cấp cứu để chuyển người bệnh đến bệnh viện ngay.

Cách phòng ngừa các bệnh do thời tiết nắng nóng gây ra

Để phòng ngừa các bệnh do thời tiết nắng nóng hay thời điểm giao mùa gây ra, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao, chúng ta nên có các biện pháp sau đây

Mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc ánh nắng từ 10h đến 16h, nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao  thì nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ 1 lần /giờ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc.

Chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Chúng ta nên uống các loại nước vừa cung cấp nước và muối khoáng như đã nói ở trên.

Trong thời tiết nóng bức hay trong thời điểm giao mùa, chúng ta phải lưu ý thêm các bệnh lý về đường hô hấp. Nguyên nhân là do mọi người có xu hướng ở trong các phòng máy lạnh quá lâu, sử dụng nhiều quạt hoặc ăn uống các loại thức ăn, thức uống lạnh hay có đá…những hoạt động như vậy vô tình làm khô niêm mạc, khô chất nhầy của đường hô hấp. Việc này sẽ làm cho các vi trùng có lợi cho cơ thể chết đi, tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu vi, vi trùng ngoại lai dễ xâm nhập gây các bệnh lý như: nhiễm siêu vi, viêm đường hô hấp trên… Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cao dễ làm cho thức ăn bị ôi thiu, cùng với sự phát triển mạnh của các trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián…dễ gây ngộ độc thực phẩm đặc biệt là các vụ ngộ độ tập thể.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên chú ý đến các bệnh lý về da. Khi nhiệt độ tăng cao thì sẽ dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi, chất bã nhờn. Đặc biệt là ở trẻ em hay người già lớn tuổi mắc các bệnh phải nằm lâu sẽ dễ bị lở loét, các vi nấm mọc nhiều hơn ở các vùng kẽ da như nách, bẹn…

Nguyễn Na

]]>
Phòng ngừa chứng say nắng ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-chung-say-nang-o-tre-em-10383/ Wed, 25 Jul 2018 06:55:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-chung-say-nang-o-tre-em-10383/ [...]]]>

Những dấu hiệu trẻ bị say nắng

Khi cơ thể bị nóng quá mức, trung tâm điều hòa nhiệt độ ở thân não ứng biến bằng cách tiết mồ hôi để hạ bớt sức nóng của cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ em, trung tâm này chưa phát triển hoàn chỉnh nên sự giải nhiệt không tốt, khiến trẻ rất dễ bị say nắng khi cơ thể phải phơi nắng quá lâu. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong. Những dấu hiệu gợi ý sau đây báo hiệu trẻ đang bị say nắng:

– Mệt mỏi, mắt lờ đờ.

– Cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt lên đến 410C.

– Trẻ than đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

– Trẻ có giác buồn nôn, ói mửa.

– Một số trẻ có thể bị ngất xỉu.

– Nhịp thở yếu, nhanh.

– Mạch nhanh yếu, khó bắt, hoặc thậm chí không bắt được mạch.

– Trường hợp say nắng nặng, trẻ sẽ hôn mê hoàn toàn và lên những cơn co giật.

Phòng ngừa chứng say nắng ở trẻ emNên cho trẻ uống nhiều nước khi đi ra ngoài trời nắng nóng

Sơ cứu đúng cách

Khi trẻ bị say nắng, cần nhanh chóng tìm phương tiện đưa trẻ đi cấp cứu tại một cơ sở y tế gần nhất để bảo đảm sự an toàn cho trẻ. Trong khi chờ đợi, phụ huynh phải thật bình tĩnh thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:

– Nhanh chóng đưa trẻ đến chỗ thoáng mát như phòng thông gió, hành lang có mái che hoặc dưới tán cây có nhiều bóng mát.

– Cởi hết quần áo trẻ giúp trẻ “hạ nhiệt” và dễ thở.

– Dùng khăn thấm nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ để giải nhiệt.

– Dùng một khăn khác, cũng thấm nước mát, lau nhẹ nhàng mình mẩy, chân tay của trẻ.

– Cho trẻ uống nước đầy đủ (nước trái cây, nước khoáng, hoặc nước đã đun sôi để nguội). Cho trẻ uống thật từ từ, từng chút một để tránh làm cho trẻ bị nôn.

Những biện pháp kể trên cũng cần được tiếp tục thực hiện trong xe trên đường đến bệnh viện vì chúng rất hữu ích cho việc xử trí say nắng tiếp nối khi trẻ đến bệnh viện.

Giờ nắng nóng cao điểm từ 11h trưa đến 4h chiều

 

Phòng ngừa chứng say nắng

Với trẻ em, nên cho trẻ uống nhiều nước khi đi ra ngoài trời nắng nóng vì trẻ sẽ bị đổ mồ hôi nhiều và cơ thể rất dễ bị mất nước, trẻ còn bú mẹ nên cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt, đặc biệt là những trẻ phải luyện tập thể lực hoặc tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thì lượng nước mất sẽ nhiều hơn như vậy cần cho trẻ uống nước ngay cả khi trẻ chưa cảm thấy khát.

Hạn chế tối đa việc cho trẻ đi ra ngoài đường trong giờ nắng nóng cao điểm từ 11h trưa đến 4h chiều. Và khi đi ra nắng, hãy đảm bảo toàn cơ thể của trẻ cần được che nắng kín đáo như mặc áo dài tay, quần dài cho trẻ, đeo khẩu trang và đội mũ rộng vành cho trẻ để hạn chế tác hại sức nóng của ánh nắng mặt trời.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Cần tránh đột ngột sự tiếp xúc với nắng nóng. Không nên để trẻ quá gắng sức khi luyện tập thể lực hoặc chơi đùa ngoài nắng. Khi trẻ cảm thấy mệt mỏi, ra mồ hôi quá nhiều nên khẩn trương đưa trẻ vào chỗ râm mát để nghỉ ngơi.
Mặc cho trẻ quần áo thoáng, mát, màu nhạt để dễ thấm mồ hôi và thoát nhiệt, và giúp tránh hấp thụ nhiệt từ môi trường.

 

ThS.BS. ĐINH THẠC

]]>
Bài thuốc đơn giản trị say nắng, say nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-don-gian-tri-say-nang-say-nong-2500/ Thu, 19 Jul 2018 01:07:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-don-gian-tri-say-nang-say-nong-2500/ [...]]]>

Khi bị say nắng, say nóng cần nhanh chóng chuyển nạn nhân vào chỗ râm mát, thoáng gió, cởi bỏ và nới rộng quần áo, quạt mát, cho uống một ít nước muối nhạt hoặc nước lạnh, dùng khăn thấm ướt nước mát lau hõm nách, bẹn, cổ,… Nếu nạn nhân bị nặng không uống được nước hoặc nôn, sốt, khó thở,… phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, cần cho nằm nghỉ ngơi đến khi khỏe hẳn. Có thể sử dụng một số bài thuốc Nam đơn giản, dễ kiếm, rẻ tiền có tác dụng chữa say nắng, say nóng hiệu quả.

Bài 1: Rau má tươi, lá hương nhu tươi, lá tre tươi, lá sắn dây (hoặc củ sắn dây), mỗi thứ 10 – 16g. Sắc uống, chia vài lần trong ngày.

Bài 2: Lá tre, lá sắn dây, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, ngày 1 – 2 lần.

…Lá tre

Bài 3: Biển đậu 20g, quả dành dành 12g, hậu phác 12g. Lá hương nhu 20g, rau má 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 thang.

Bài 4: Đậu xanh 100g, hoa mướp tươi 10 bông. Đậu xanh vo sạch, hoa mướp rửa sạch. Cho nước ngập đậu xanh đun cho chín, sau đó cho hoa mướp vào đun đến khi sôi lại, chắt lấy nước uống khi còn nóng.

Bài 5: Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 150g, đường trắng 30g. Vo sạch gạo, cho vào nồi nấu thành cháo. Lấy lá sen úp lên mặt cháo, đun 5 phút, đợi cháo nguội rồi bỏ lá sen đi, cho đường vào là ăn được, chia vài lần ăn trong ngày.

Ngoài ra, để phòng chống say nắng, say nóng, bạn đọc cũng nên tham khảo và áp dụng một số bài thuốc dưới đây:

Bài 1: Bí đao 500g, dưa hấu 500g, đường trắng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch; dưa hấu lấy ruột, bỏ hạt; hai thứ thái miếng, dùng máy ép hoặc giã nhỏ vắt lấy nước rồi, thêm một chút đường trắng hòa tan, chia uống nhiều lần trong ngày. Dùng trong những ngày nắng nóng hoặc phải làm việc trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Công dụng: Giải nhiệt, giải độc, phòng chống say nắng, say nóng.

Bài 2: Lá me, lá hương nhu, củ sắn dây, sâm đại hành, mạch môn, bạch chỉ, thổ phục linh mỗi thứ một nắm, đun sôi kỹ, uống thay nước trong ngày. Nên uống suốt mùa hè.

… hương nhu say nắng.

Bài 3: Sơn tra 30g, ô mai (giã nát) 15g, thêm chút đường phèn nấu hoặc hãm nước sôi uống thay trà hàng ngày. Công dụng: Ích khí, sinh tân, tiêu thực, chỉ khát, dùng để dự phòng cảm nắng, say nắng.

Bác sĩ Thúy An

]]>