Ruột – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 22 Oct 2018 15:17:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Ruột – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Các thể lâm sàng của bệnh viêm ruột thừa http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-the-lam-sang-cua-benh-viem-ruot-thua-16503/ Mon, 22 Oct 2018 15:17:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-the-lam-sang-cua-benh-viem-ruot-thua-16503/ [...]]]>

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa gồm: tắc ruột thừa, nhiễm khuẩn ruột thừa và tắc nghẽn các mạch máu của ruột thừa; nguyên nhân thứ ba thường là hậu quả của hai nguyên nhân trước. Thực tế, hầu hết bệnh nhân đến bệnh viện khám là do triệu chứng đau bụng. Trên lâm sàng, có nhiều thể bệnh khác nhau cần lưu ý.

Bệnh viêm ruột thừa trên thực tế lâm sàng bao gồm những thể khác nhau. Mỗi thể bệnh lâm sàng có các đặc điểm riêng biệt nhưng việc chẩn đoán xác định căn cứ vào các dấu hiệu toàn thân như sốt 38 – 390C, mạch nhanh; có dấu hiệu cơ năng đau đột ngột ở hố chậu phải, cơn đau ngày càng tăng, buồn nôn và nôn, chán ăn và táo bón; khám thấy có dấu hiệu thực thể ở bụng với phản ứng thành bụng hoặc co cứng thành bụng khu trú ở hố chậu phải, điểm đau khu trú rõ rệt ở điểm Mac Burney hoặc điểm Lanz; biểu hiện này gọi là tam chứng viêm ruột thừa của Dieulafoy; có thể thấy tăng cảm giác ở da và thường hay thay đổi, đôi khi gập đùi chân phải lên bụng thì gây đau. Thăm khám trực tràng hoặc thăm khám âm đạo có thể ghi nhận người bệnh đau bên phải. Xét nghiệm thấy bạch cầu tăng trên 10.000/mm3 máu với sự gia tăng của bạch cầu đa nhân.

 

Vị trí đau ruột thừa

Vị trí đau ruột thừa

Nhiễm độc của viêm ruột thừa

Ruột thừa bị hoại tử khu trú hoặc lan tỏa do vi khuẩn yếm khí gây nên trên thể trạng bệnh nhân suy yếu. Các dấu hiệu toàn thân rầm rộ nhưng dấu hiệu ở bụng lại kín đáo. Trường hợp này nếu không được phát hiện, chẩn đoán, xử trí can thiệp phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa kịp thời và điều trị kháng sinh mạnh, hồi sức tích cực thì sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong. Tổn thương về giải phẫu bệnh thường không phù hợp với tình trạng toàn thân, khi mổ thấy ruột thừa có một mảng nhỏ hoại tử ở đầu hoặc vẻ bề ngoài chỉ thay đổi ít nhưng mở lòng ruột thừa ra thấy niêm mạc bị hoại tử toàn bộ. Triệu chứng toàn thân được thể hiện hội chứng sốt nhiễm khuẩn nhiễm độc ngay từ đầu. Về tuần hoàn ghi nhận triệu chứng mạch nhỏ, nhanh từ 130 – 140 lần/phút, đập không đều, có khi không bắt được; sau đó bị tụt huyết áp và trụy tim mạch; tình trạng mạch là yếu tố cần thiết giúp cho việc chẩn đoán và điều trị kịp thời. Về hô hấp, ghi nhận triệu chứng khó thở, nhịp thở không đều, cánh mũi phập phồng, môi tím tái. Về thân nhiệt, thấy triệu chứng sốt nhẹ hoặc giảm thân nhiệt, ít khi có sốt cao và sốt rét run. Về tình trạng vận mạch, thấy vẻ mặt lờ đờ, tím tái, mắt trũng, các đầu chi tím và lạnh. Triệu chứng ở bụng không rõ rệt, bụng xẹp hoặc hơi trướng, nắn không đau dữ dội, phản ứng thành bụng khó thấy, không bao giờ có co cứng thành bụng. Thăm khám trực tràng thấy bình thường. Với tính chất nguy kịch đối với thể bệnh nhiễm độc của viêm ruột thừa, biện pháp can thiệp có hiệu quả nhất là phải chẩn đoán sớm và xử trí điều trị kịp thời.

Viêm ruột thừa ở trẻ còn bú

Thể bệnh này hiếm gặp nhưng rất khó chẩn đoán, bệnh thường có diễn biến xấu nhanh chóng vì ở nhóm tuổi này sức đề kháng của cơ thể đối với tình trạng nhiễm khuẩn kém. Trẻ bị đau bụng nhưng rất khó biết điểm đau, cường độ đau và thời gian đau. Tiêu hóa bị rối loạn với triệu chứng nôn, bụng trướng, có khi tiêu chảy. Phần lớn các trường hợp bị sốt cao trên 390C. Do tính chất lâm sàng và diễn biến đặc biệt của viêm ruột thừa ở trẻ còn bú nên khi khám bụng phải rất cẩn thận. Phải khám ngay trẻ được bế trên tay người mẹ, khi nắn bụng cần so sánh thật kỹ giữa bên trái và bên phải, chú ý dấu hiệu đau dội lên khi giảm đột ngột áp lực nắn. Trường hợp nghi ngờ nên tiêm bắp hay thụt hậu môn một ít thuốc barbiturique để khám chính xác. Nếu khám trẻ lúc đang ngủ, khi nắn bụng bên trái trẻ vẫn ngủ yên nhưng chỉ nắn nhẹ bên phải thì trẻ thức ngay hoặc giẫy giụa và phải nghĩ ngay đến viêm ruột thừa. Ở trẻ đang bú, có thể dựa vào hình ảnh phim chụp X-quang không chuẩn bị để giúp thêm cho việc chẩn đoán xác định với hình ảnh tắc ruột do viêm ở ngã ba hồi-đại tràng hoặc hình hoa thị ở hố chậu phải. Tóm lại, đối với trẻ còn bú nếu thấy quấy khóc, mất ngủ đêm, xanh tái, sốt cao, nôn, tiêu chảy, bụng trướng…; sau khi dùng thuốc ngủ nắn bụng bên phải thấy trẻ giẫy giụa, nếu loại trừ các viêm nhiễm về tai mũi họng hoặc viêm phổi, tiêu chảy nhiễm trùng, viêm màng não và viêm đường tiết niệu… kết hợp với kết quả hình ảnh của phim chụp X-quang không chuẩn bị thì có thể chẩn đoán xác định viêm ruột thừa.

 

Diễn biến lâm sàng viêm ruột thừa ở trẻ em xảy ra xấu và nhanh, sớm có triệu chứng viêm màng bụng

Diễn biến lâm sàng viêm ruột thừa ở trẻ em xảy ra xấu và nhanh, sớm có triệu chứng viêm màng bụng

 

Viêm ruột thừa ở trẻ em

Trường hợp này thường gặp nhiều hơn ở trẻ còn bú. Diễn biến lâm sàng xảy ra xấu và nhanh, sớm có bệnh cảnh triệu chứng viêm màng bụng. Trong chẩn đoán phải loại trừ trường hợp viêm phổi và viêm mạng bụng tiên phát do phế cầu khuẩn. Thực tế thường gặp nhất là trường hợp bệnh lý có hai thì: thì thứ nhất với triệu chứng cơn đau ruột thừa cấp tính ít có dấu hiệu màng bụng, sau đó thuyên giảm, yên lặng; thì thứ hai với triệu chứng viêm màng bụng toàn thể, toàn trạng suy sụp nhanh chóng trong vòng vài giờ nên khá nguy hiểm nếu không được phát hiện, chẩn đoán và xử trí can thiệp phù hợp.

Viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai

Rất ít khi xảy ra nhưng khó phát hiện, chẩn đoán hơn đối với với người phụ nữ bình thường. Bệnh thường có diễn biến xấu, nhanh với các biến chứng như: thủng và viêm màng bụng ruột thừa, sảy thai, đẻ non. Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, hiện tượng nôn nhiều do viêm ruột thừa dễ gây nhầm lẫn với rối loạn ốm nghén. Khi đau vùng chậu, có thể do tư thế phát triển bất thường của thai hoặc viêm bể thận, giãn khớp và gây đau. Khi thai đã lớn, điểm đau có thể ở hố chậu phải hoặc ở thượng vị hay quanh rốn. Người bệnh có thể không nôn, không sốt; khi khám gặp khó khăn vì tử cung lớn che mất ruột thừa hoặc đẩy ruột thừa ra khỏi vị trí bình thường; nắn thấy đau dọc bên phải tử cung, có thể ấn tử cung từ phía trái sang sẽ gây đau bên phải. Ngoài ra, đặt tư thế bệnh nhân nằm nghiêng bên trái, hai chân hơi co để tử cung rời xa vùng ruột thừa giúp kiểm tra hố chậu phải dễ dàng hơn.

Viêm ruột thừa ở người cao tuổi

Cũng ít gặp, trường hợp này phát hiện, chẩn đoán hơi khó và xử trí can thiệp phẫu thuật thường muộn. Do đó, theo các nhà khoa học, viêm ruột thừa ở người cao tuổi có tỉ lệ tử vong cao hơn từ 8 – 16 lần so với người còn ít tuổi. Thực tế thường gặp hai thể bệnh trên lâm sàng: thể tắc ruột có kèm sốt không rõ nguyên nhân và thể khối u có thể nắn thấy ở vùng hố chậu phải hoặc thăm khám trực tràng phát hiện, mổ ra thấy ruột thừa có hình chùy. Ở người cao tuổi, viêm ruột thừa thường kết hợp với nhiều bệnh khác như: phổi, tim, nội tiết… nên cũng đã góp phần làm tăng tỉ lệ tử vong.

Viêm ruột thừa tắc ruột

Viêm ruột thừa tắc ruột xảy ra có thể do ruột thừa nằm ở mạc treo trước hoặc sau hồi tràng hoặc do những quai tiểu tràng cuối dính vào ruột thừa đã làm mủ. Hội chứng tắc ruột diễn biến từ từ kèm theo sốt cao trên 390C; đau ít, táo bón bất thường, trướng bụng. Chụp phim X-quang không chuẩn bị thấy có bóng hơi, mức nước nhỏ ở tiểu khung hoặc bóng hơi hồi tràng nhưng không thấy bóng hơi đại tràng phải.

Tránh ăn quá nhiều thịt và rất ít rau

Tránh ăn quá nhiều thịt và rất ít rau

Viêm ruột thừa sau manh tràng

Bệnh nhân thường đến cơ sở y tế muộn với hội chứng nhiễm khuẩn, có thể nôn hoặc buồn nôn, sốt cao. Khám hố chậu phải thấy đau nhẹ nhưng khám điểm trên mào chậu hoặc hố thắt lưng thì bệnh nhân lại rất đau, có khi chân phải không duỗi thẳng được như viêm cơ đáy chậu. Thăm khám trực tràng có thể thấy đau bên phải.

Viêm ruột thừa ở tiểu khung

Thường có các dấu hiệu đi tiểu rắt, tiểu buốt. Thăm khám trực tràng thấy túi cùng Douglas đau, có khi thấy một khối nhỏ ở thành phải trực tràng. Ở phụ nữ phải phân biệt với viêm phần phụ hay có thai ngoài tử cung đe dọa vỡ.

Viêm ruột thừa dưới gan

Trong trường hợp này do manh tràng quay chưa hết trong cấu tạo cơ thể, vẫn còn nằm ở vị trí dưới gan nên rất khó phát hiện, chẩn đoán.

Viêm ruột thừa trong bao thoát vị

Có biểu hiện hội chứng thoát vị cấp tính như bị nghẹt kèm theo sốt. Cần phân biệt với trường hợp viêm màng bụng túi thoát vị, mủ từ ổ bụng vào túi thoát vị do tổn thương trong ổ bụng, đặc biệt là viêm ruột thừa trong bao thoát vị.

Viêm ruột thừa do ký sinh trùng

Đây là trường hợp viêm ruột thừa do giun chui vào ruột thừa gây viêm. Trường hợp này thường gặp ở những bệnh nhân có nhiều giun và tẩy giun không đủ liều. Bệnh nhân thường lên cơn đau dữ dội ở hố chậu phải sau khi tẩy giun, có triệu chứng sốt nhẹ hoặc không sốt. Khám hố chậu phải thấy đau nhưng có phản ứng thành bụng nhẹ. Khi phẫu thuật có thể thấy ruột thừa ngọ nguậy, cắt ruột thừa ra có thể thấy giun đũa ở bên trong; có trường hợp thấy điểm hoại tử ở ruột thừa và giun đũa đang chui ra từ đó.

Viêm ruột thừa do amíp

Trường hợp này hiếm gặp và thường xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh lỵ amíp. Việc phát hiện và chẩn đoán rất khó khăn vì dễ nhầm lẫn với viêm manh tràng. Chỉ khi phẫu thuật mới xác định được viêm ruột thừa đơn thuần hay kèm với cả viêm manh tràng. Xử trí cắt bỏ ruột thừa bị viêm nếu tổn thương ruột thừa rõ rệt mà tổn thương manh tràng không trầm trọng hoặc có thể không cắt bỏ ruột thừa mà chỉ dẫn lưu và điều trị nội khoa nếu tổn thương manh tràng lớn để tránh tình trạng bục mỏm ruột thừa sau phẫu thuật.

Viêm ruột thừa do lao

Thường có hội chứng viêm ruột thừa cấp tính hoặc bán cấp tính. Phẫu thuật thấy ruột thừa sưng to và rải rác có những hạt màu trắng ngà. Có hạch to ở mạc treo, manh tràng có thể dày và cứng, có dịch trong ổ bụng ít hay nhiều. Xét nghiệm giải phẫu bệnh thấy có hình ảnh lao. Nếu bệnh nhân không được điều trị bằng thuốc chống lao tích cực thì có thể bị bục mỏm ruột thừa và bị rò.

Viêm ruột thừa do thương hàn

Rất hiếm gặp, có thể xảy ra trước thời kỳ toàn phát của bệnh thương hàn. Biểu hiện lâm sàng với triệu chứng như viêm ruột thừa bình thường và cách xử trí can thiệp cũng giống trường hợp bình thường, có thể xảy ra ở tuần thứ ba của diễn biến bệnh. Ở bệnh nhân mắc bệnh thương hàn, nếu thấy đau hố chậu phải, có một ít phản ứng thành bụng, bụng trướng lên, mạch nhanh thêm, bạch cầu không giảm mà tăng lên, toàn trạng suy sụp nhanh… phải nghĩ đến viêm ruột thừa. Lưu ý khi phẫu thuật phải kiểm tra kỹ xem có kèm với thủng hồi tràng không.

Viêm ruột thừa của các bệnh truyền nhiễm khác

Rất khó phát hiện và chẩn đoán vì một số bệnh truyền nhiễm như sởi, tinh hồng nhiệt… ở giai đoạn đầu có đau bụng và thường các dấu hiệu lâm sàng khá nghèo nàn.

Viêm màng bụng ruột thừa tức thì

Thường xảy ra rất đột ngột ở trẻ em và người cao tuổi, không có biểu hiện của triệu chứng viêm ruột thừa cổ điển, người bệnh đau dữ dội như dao đâm ở quanh rốn, thượng vị, hố chậu phải. Khi cựa mình, ho hoặc chạm nhẹ vào thành bụng thì bệnh nhân cũng kêu đau. Sốt cao đến 390C, toàn trạng suy sụp, sau đó co cứng toàn bụng nhưng nặng nhất ở hố chậu phải. Nếu can thiệp phẫu thuật chậm sẽ bị tắc ruột do liệt, làm cho tình trạng viêm ruột thừa nặng thêm dẫn đến tử vong. Ở những bệnh nhân này dễ nhầm lẫn với các trường hợp thủng dạ dày, viêm túi mật hoặc viêm tụy cấp tính.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Cùng với sự phát triển của xã hội công nghiệp và tình hình tập trung dân cư ở thành phố ngày càng cao đã tạo điều kiện thuận lợi để bệnh viêm ruột thừa xảy ra ngày càng nhiều. Vì vậy, để phòng bệnh viêm ruột thừa, nên tránh ăn quá nhiều thịt và rất ít rau, phải vận động cơ thể thường xuyên, tránh táo bón, giữ gìn vệ sinh ăn uống và sử dụng nhà vệ sinh đúng quy cách, phòng chống các bệnh ký sinh trùng đường ruột… Đồng thời, lưu ý một vấn đề quan trọng là phải phát hiện, chẩn đoán sớm và xử trí can thiệp phẫu thuật kịp thời khi đã bị viêm ruột thừa để phòng ngừa biến chứng. Để thực hiện được điều này, cần đến cơ sở y tế khám bệnh mỗi khi thấy đau bụng, nhất là đau vùng hố chậu phải kèm theo sốt để có thể can thiệp phẫu thuật sớm trước 6 giờ nếu bị viêm ruột thừa. Nên nhớ rằng, viêm ruột thừa là một bệnh nhất thiết phải xử trí can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật sớm, không được tự chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau.

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

]]>
Những biến chứng nguy hiểm do viêm ruột thừa http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-bien-chung-nguy-hiem-do-viem-ruot-thua-13859/ Sun, 05 Aug 2018 05:47:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-bien-chung-nguy-hiem-do-viem-ruot-thua-13859/ [...]]]>

Viêm ruột thừa là một bệnh hay gặp trong cộng đồng, lứa tuổi nào cũng có thể gặp bệnh này. Bệnh nếu không phát hiện sớm để điều trị rất dễ gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Ruột thừa là gì?

Ruột thừa là một thành phần bên trong cơ thể, dài từ 3 – 13cm. Ruột thừa do phần đầu của manh tràng bị thoái hóa, dính với phần đầu manh tràng của ruột già, cách phía dưới góc hồi manh tràng (góc tạo bởi manh tràng, hồi tràng của ruột non) khoảng 2 – 3cm. Ruột thừa có gốc tại điểm hội tụ của 3 dải cơ dọc trên ruột già là điểm giữa của đoạn thẳng nối từ gai chậu trước trên và rốn (1/3 ngoài và 2/3 trong).

Theo những nghiên cứu gần đây của 2 nhà khoa học William Parker và Randal Bollinger thuộc trường Đại học Duke (North Carolina, Hoa Kỳ) cho thấy ruột thừa có vai trò nhất định, thậm chí rất quan trọng trong hệ tiêu hóa. Bởi vì, trong hệ thống ống tiêu hóa, có nhóm vi khuẩn có lợi sống cộng sinh và đóng vai trò thiết yếu trong việc lên men thức ăn, tổng hợp vitamin… và theo quan sát, nhận thấy rằng số lượng vi khuẩn này sẽ giảm dần từ ruột thừa trở đi.

Như vậy, ruột thừa là nguồn dự trữ vi khuẩn có ích cho tiêu hóa. Đặc biệt, trong trường hợp tiêu chảy nặng và sử dụng kháng sinh, hệ tiêu hóa bị “thất thoát” một lượng lớn vi khuẩn có ích, sự “chi viện” từ ruột thừa là vô cùng cần thiết để lập lại hệ vi khuẩn đường ruột, tránh các vi khuẩn gây hại lợi dụng xâm nhập. Thành của ruột thừa chứa mô bạch huyết, là một phần của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể.

Những biến chứng nguy hiểm do viêm ruột thừa

Tại sao ruột thừa bị viêm?

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm ruột thừa là do lòng ruột thừa tích tụ quá nhiều chất nhầy hoặc do phân từ manh tràng đi vào ruột thừa. Sau một thời gian, chất nhầy và phân trở nên cứng, rắn và gây ra hiện tượng bít tắt lỗ thông gây viêm cấp. Phân cứng như đá nằm trong lòng ruột thừa người ta gọi là “sỏi phân” (phân có kích thước bằng hạt đậu, cứng và bị canxi hóa gây tắc nghẽn lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng).

Lời khuyên của thầy thuốc
Viêm ruột thừa là một bệnh thường gặp trong cộng đồng, tuy chẩn đoán không gặp nhiều rắc rối như một số bệnh cấp tính khác (các triệu chứng thường điển hình) nhưng với trẻ em, người già đôi khi bệnh biểu hiện không điển hình (trẻ em trước tiên thường đau thượng vị, quanh rốn sau đó mới đau hố chậu phải, còn người có tuổi phản xạ kém nên đôi khi đau bụng không rõ ràng). Với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, đau hố chậu phải còn do bệnh của buồng trứng (u nang, nhất là u nang buồng trứng xoắn, vỡ) hoặc chửa ngoài dạ con. Vì vậy, mọi lứa tuổi khi nghi có dấu hiệu viêm ruột thừa cần nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để khám, nếu đúng viêm ruột thừa sẽ được xử trí ngay tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm.

 

Viêm ruột thừa còn có thể do hiện tượng mô bạch huyết của ruột thừa bị phù và làm tắc nghẽn ruột thừa. Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xảy ra, các vi khuẩn bình thường cư trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa. Cơ thể đáp ứng với hiện tượng xâm lấn này bằng cách tấn công các vi khuẩn. Hiện tượng tấn công các vi khuẩn đó được gọi là viêm. Nhiều trường hợp viêm ruột thừa do giun ở đường ruột chui vào (giun kim, giun đũa…). Giun chui vào ruột thừa mang theo vô số vi khuẩn đường ruột và gây viêm cấp. Hiện tượng viêm ruột thừa cấp rất dễ lan rộng từ lòng đến thành ruột thừa và rất dễ bị vỡ (thủng ruột thừa). Nếu khi ruột thừa vỡ vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển lan rộng gây nhiễm trùng cấp toàn ổ bụng trong đó đáng sợ nhất là viêm phúc mạc toàn bộ (màng bụng). Đa số các trường hợp viêm ruột thừa thường khu trú ở một vùng nhỏ xung quanh ruột thừa được gọi là ápxe quanh ruột thừa. Một số trường hợp khi bị bệnh viêm ruột thừa được sử dụng kháng sinh ngay từ đầu bởi nhiều lý do khác nhau (không biết là viêm ruột thừa, nghi ngờ nhưng chưa thể đến bệnh viên ngay được vì đường sá xa xôi, do chủ quan xem thường…) cho nên hiện tượng viêm chưa lan rộng vào ổ bụng hoặc bị vỡ nhưng được các cơ quan xung quanh bao bọc, nhất là phúc mạc có thể trở thành  đám quánh ruột thừa, về sau đi khám bệnh mới phát hiện đã bị viêm ruột thừa và sẽ được xử trí đám quánh để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Những biến chứng nguy hiểm

Thường hay gặp nhất là viêm phúc mạc toàn bộ do ruột thừa viêm và bị vỡ (thủng), người bệnh sẽ có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc (sốt cao, rét run, mạch nhanh, huyết áp tụt,  bí trung đại tiện, chướng bụng do liệt ruột, phản ứng thành bụng rất điển hình (sờ vào vị trí nào của bụng cũng đau). Đây là biến chứng nặng nhất nếu không phát hiện sớm và không cấp cứu kịp thời tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa do nhiễm trùng nhiễm độc. Tại thời điểm trước 36 giờ kể từ khi các triệu chứng đầu tiên (đau bụng hố chậu phải, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn…) xuất hiện thì nguy cơ thủng ruột thừa thấp nhất là 15%. Do đó, một khi chẩn đoán là viêm ruột thừa nên phẫu thuật, tránh những trì hoãn không cần thiết. Tuy vậy, nếu sức đề kháng tốt và sự kết dính của quai ruột và mạc treo tốt có thể trở thành đám quánh ruột thừa. Trường hợp này, sốt và đau có thể giảm và hố chậu phải sẽ xuất hiện một khối chắc, không di động, ấn đau ít. Nếu xét nghiệm máu có thể thấy bạch cầu không tăng cao như lúc ban đầu, thậm chí bình thường. Đám quánh cũng có thể tiến triển theo hai hướng hoặc tan dần hoặc tạo thành ápxe ruột thừa.

Nếu ruột thừa viêm và bị vỡ nhưng chưa tràn vào ổ bụng nhờ mạc nối và các quai ruột bao bọc xung quanh làm thành hàng rào khu trú vùng viêm không lan ra ổ bụng tạo thành khối ápxe ruột thừa. Lúc này người bệnh vẫn đau hố chậu phải và sốt cao hoặc rất cao, nếu xét nghiệm bạch cầu sẽ tăng cao. Trường hợp này  không được xử trí đúng, ápxe có thể vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc giống như trường hợp vừa trình bày ở phân trên, sẽ đỡ nguy hiểm hơn nếu ápxe vỡ ra ngoài.

TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

]]>
Viêm ruột hoại tử cấp tính ở trẻ em và cách phòng ngừa http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-ruot-hoai-tu-cap-tinh-o-tre-em-va-cach-phong-ngua-13475/ Sun, 05 Aug 2018 05:04:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-ruot-hoai-tu-cap-tinh-o-tre-em-va-cach-phong-ngua-13475/ [...]]]>

Trẻ bị viêm ruột hoại tử có thể bị các biến chứng như: thủng ruột, viêm phúc mạc, tắc ruột dẫn đến tử vong.

Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng. Ngay với trẻ sinh đủ tháng cũng có thể mắc bệnh này nhưng tỷ lệ ít hơn. Bệnh viêm ruột hoại tử cấp tính ở trẻ em gặp nhiều vào mùa hè và mùa thu. Các dấu hiệu của bệnh là:

Đau bụng: Trẻ mắc bệnh mới đầu đau bụng nhẹ, sau đó nặng dần và kéo dài, dữ dội từng cơn. Thường đau ở quanh rốn hoặc vùng bụng trên.

Nôn: Sau khi xuất hiện đau bụng khá lâu, trẻ có thể buồn nôn. Thứ nôn ra là chất hòa tan trong dạ dày, có thể chứa mật gan, nặng có thể nôn ra chất giống màu như cafe.

Dấu hiệu vùng bụng: Vùng bụng của trẻ mắc bệnh thời kỳ đầu mức nhẹ là trướng hơi, mềm, có thể đau nhẹ, nhưng không có điểm đau nhất định. Cùng với trướng bụng, sau đó có thể xuất hiện điểm đau nhất định. Lớp cơ thành ruột thời kỳ cuối hoại tử chảy máu, chức năng vận động đường ruột trở ngại dẫn đến ruột tê liệt, tiếng kêu của ruột giảm hoặc mất hẳn. Khi ruột hoại tử mạnh hơn hoặc ruột thủng lỗ, xuất hiện triệu chứng viêm màng bụng, lúc đó đau bụng dữ dội, trướng bụng rõ rệt, cơ bụng tăng, đau ép và đau quặn người, đây là dấu hiệu bệnh rất nặng.

Đi ngoài và đại tiện ra máu: Sau khi đau bụng khá lâu, xuất hiện đi ngoài, phân loãng màu vàng hoặc giống canh trứng, số lần không ổn định. Sau đó niêm mạc chảy máu, hoại tử chuyển thành phân có máu, có màu đỏ sẫm dạng sánh hoặc dạng canh màu đỗ đỏ, có khi có chất hoại tử màu trắng xám, mùi hôi, rất tanh, có thể có ít dịch nhờn, không mủ. Nếu bệnh nhẹ, niêm mạc ruột hoại tử chảy máu ít, vì thế phân không thấy có máu, nhưng phân tích máu ẩn trong phân cho thấy dương tính cao.

Mất nước và mất máu: Khi bệnh tiến triển nặng dần, thường phát sinh mất nước, dung lượng máu giảm, natri thấp, kali thấp và trúng độc axit, khiến bệnh nguy hiểm hơn.

Triệu chứng nhiễm độc trong máu: Do sự hấp thụ của thành ruột hoại tử và chất độc, đa số trẻ em mắc bệnh ban đầu bị sốt, tinh thần sa sút bất an hoặc thèm ngủ, sắc mặt nhợt nhạt. Bệnh nặng lên nhanh chóng, thường từ 1-2 ngày sau khi phát bệnh, xuất hiện triệu chứng độc trong máu nghiêm trọng và ngất, nếu không kịp thời cấp cứu người bệnh rất nhanh tử vong.

Các yếu tố và nguyên nhân gây bệnh

Nhiều yếu tố như thiếu máu cục bộ đường tiêu hóa hoặc tổn thương tái tưới máu, yếu tố nhiễm trùng. Có bằng chứng về sự phát tán vi khuẩn vào máu gây nên triệu chứng toàn thể. Biểu hiện ban đầu không đặc hiệu. Biểu hiện về sau nằm trong bối cảnh bệnh nặng giống nhiễm trùng và hội chứng đáp ứng viêm hệ thống. Viêm ruột hoại tử sơ sinh thường gặp ở trẻ non tháng, cân nặng thấp. Bệnh liên quan tới nhiều vấn đề: nuôi dưỡng đường ruột; trẻ suy hô hấp kéo dài, giảm lưu lượng máu ở hệ thống tạng (ngạt, đa hồng cầu), trong bệnh nhiễm trùng, bệnh tim bẩm sinh, bất thường chuyển hóa hoặc có quá trình phát triển bào thai bất thường.

Bệnh xảy ra như thế nào?

Viêm ruột hoại tử là một bệnh đường ruột cấp tính, nó có thể phá hủy các mô của niêm mạc ruột. Khi trẻ non tháng sinh ra, cơ thể yếu, các cơ quan có thể chưa hoàn thiện, do vậy trẻ dễ bị suy hô hấp sau sinh. Cho trẻ ăn sữa ngoài không đúng cách, số lượng sữa tăng nhanh, vi khuẩn hoặc các virut xâm nhập vào đường ruột tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp gây bệnh, tổn thương thường khu trú ở ruột non nhất là đoạn hỗng tràng. Tổn thương có thể từ vài centimét đến suốt cả chiều dài ruột non. Tổn thương vi thể dưới dạng phù nề, xuất huyết, hoại tử, có thâm nhập bạch cầu đa nhân. Dẫn đến các biến chứng: thủng ruột, viêm phúc mạc, tắc ruột.

Thông thường, bệnh xuất hiện khi trẻ đang được cho ăn qua đường miệng với tiến triển tốt. Biểu hiện ban đầu hay gặp nhất là sự kém dung nạp thức ăn, trẻ có những biểu hiện khác thường. Ứ trệ dịch dạ dày là triệu chứng sớm. Tuy nhiên, đôi khi bệnh cũng khởi phát rầm rộ, đột ngột bằng dấu hiệu suy sụp tuần hoàn.

Dấu hiệu điển hình: triệu chứng tiêu hóa và toàn thân nặng. Triệu chứng tiêu hóa: ọc sữa, tiêu phân đen, vàng da, bụng trướng. Triệu chứng toàn thân: trẻ lờ đờ bỏ bú, suy kiệt. Trong trường hợp bệnh nặng có thể có xuất huyết dưới da.

Chẩn đoán viêm ruột hoại tử ở trẻ dựa vào chất nôn, dịch dạ dày và phân của trẻ. Trẻ bị viêm ruột hoại tử sẽ được nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn, theo dõi lâm sàng bằng hút dịch dạ dày, nếu dịch dạ dày trong sẽ bắt đầu tập cho ăn trở lại với tốc độ không được vượt quá 20ml/kg/ngày. Khi nghi ngờ mắc bệnh này phải ngừng cho trẻ ăn, đồng thời nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện chữa trị. Khi cần có thể xem xét tới phương pháp phẫu thuật ngoại khoa, cắt bỏ đoạn ruột bị bệnh, cứu tính mạng của trẻ.

Biện pháp dự phòng

Cần có chiến lược cụ thể về điều trị và chăm sóc chu đáo, nhằm giúp cho thai nhi trong thời gian ở trong bụng mẹ có sức khỏe tốt và phát triển phù hợp với từng giai đoạn bào thai,  tránh để xảy ra tình trạng sinh non tháng.

Bé sinh ra dù nhẹ cân, thiếu tháng hay đủ tháng nhất thiết phải được bú sữa mẹ ngay những giờ đầu sau sinh, khuyến khích các bà mẹ cách cho con bú sữa mẹ hoàn toàn ngày – đêm. Để có được nguồn sữa mẹ dồi dào, các bà mẹ cần ăn đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng nhất là chất đạm ăn tăng hơn 60% so với bữa ăn hàng ngày về đạm, đồng thời phải được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Khi mẹ ngủ, đó là lúc thời gian các tuyến sữa tiết sữa nhiều nhất.

Để phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho trẻ cần giảm tối đa các nguy cơ khác liên quan đến sản khoa: sinh ngạt, suy hô hấp sau sinh. Cho trẻ bú sữa mẹ sớm vì sữa mẹ là sữa duy nhất làm giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử nhất là trẻ đẻ non tháng. Cho trẻ đẻ non ăn từ từ từng bữa lượng nhỏ điều chỉnh tốt thời gian và số lượng cho bữa ăn tăng dần không quá 20ml/kg/ngày.

BS. Lê Anh

]]>
Mẹ dùng kháng sinh trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ bệnh ruột ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/me-dung-khang-sinh-trong-thoi-ky-mang-thai-co-the-lam-tang-nguy-co-benh-ruot-o-tre-11238/ Wed, 25 Jul 2018 09:14:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/me-dung-khang-sinh-trong-thoi-ky-mang-thai-co-the-lam-tang-nguy-co-benh-ruot-o-tre-11238/ [...]]]>

Mẹ dùng kháng sinh trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ bệnh ruột ở trẻ

 

Trong nghiên cứu này, khi chuột được nhận kháng sinh trong giai đoạn cuối thai kỳ và thời kỳ đầu cho con bú, người ta phát hiện ra rằng chúng có dễ bị phát triển tình trạng viêm đại tràng tương tự bệnh viêm ruột ở người.

Điều trị với kháng sinh cũng gây ra những thay đổi kéo dài trong vi sinh vật của chuột mẹ được truyền cho con của chúng. Trong khi những con chuột con phát triển bệnh, chuột mẹ được cung cấp kháng sinh không có sự gia tăng bệnh viêm ruột. Điều này chỉ ra rằng thời gian tiếp xúc với kháng sinh là rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển sớm sau sinh khi hệ miễn dịch đang trưởng thành. Eugene B. Chang, GS tại ĐH Chicago cho biết: “Khi kháng sinh được sử dụng trong thời kỳ mang thai hoặc khi còn nhỏ, chúng có thể làm gián đoạn sự phát triển của hệ vi khuẩn ruột, ảnh hưởng tới sự phát triển miễn dịch thích hợp”.

“Ở những vật chủ nhạy cảm về mặt di truyền, việc mất khả năng phát triển hệ miễn dịch thích hợp có thể gây ra những hậu quả tiêu cực như bệnh viêm ruột hoặc các loại rối loạn miễn dịch phức tạp khác”.

Tuy nhiên, Chang cảnh báo rằng những kết quả từ nghiên cứu trên động vật không nên là lý do để phụ nữ mang thai hoặc những người đang cho con bú tránh sử dụng kháng sinh cần thiết để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn nguy hiểm. Thay vào đó, nó có thể được coi là một lời cảnh báo để cân nhắc khi dùng kháng sinh.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

]]>
Dấu hiệu bị viêm ruột thừa http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-bi-viem-ruot-thua-11210/ Wed, 25 Jul 2018 09:10:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-bi-viem-ruot-thua-11210/ [...]]]>

Đinh Hoàng Dũng ([email protected])

Triệu chứng dễ nhận thấy khi bị viêm ruột thừa là đau âm ỉ vùng hố chậu phải. Đau bắt đầu xung quanh rốn và thường chuyển tới vùng bụng dưới bên phải. Cơn đau trở nên rõ nét hơn trong nhiều giờ. Đau nhói ở bụng dưới bên phải xảy ra khi nhấn vào khu vực này. Đau nặng hơn nếu ho, đi bộ hoặc thực hiện các chuyển động khác. Có thể buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác ngon miệng. Sốt nhẹ (từ 37,5 đến 38 độ C), táo bón, bí trung tiện, tiêu chảy, trướng bụng… Để chẩn đoán chính xác viêm ruột thừa dựa vào thăm khám lâm sàng có điểm đau vùng hố chậu phải, xét nghiệm máu có tăng bạch cầu và siêu âm ổ bụng giúp chẩn đoán sớm. Việc điều trị bằng ngoại khoa là bắt buộc ngay khi xác định là viêm ruột thừa càng sớm càng tốt. Nếu viêm ruột thừa không được can thiệp kịp thời, ruột thừa có thể sẽ vỡ ra gây ra nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc) hoặc có thể hình thành áp-xe quanh ruột thừa. Chính vì thế ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mình bị viêm ruột thừa cần tới ngay bệnh viện để khám xác định và điều trị sớm. Phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm ruột thừa thường là cắt bỏ phần ruột bằng mổ hở và mổ nội soi.

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Những loại quả ăn vỏ còn tốt hơn ruột http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-loai-qua-an-vo-con-tot-hon-ruot-5598/ Thu, 19 Jul 2018 14:34:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-loai-qua-an-vo-con-tot-hon-ruot-5598/ [...]]]>

Gọt vỏ cam, táo, hay bóc vỏ hành tây trước khi ăn là thói quen của rất nhiều người. Tuy nhiên, bạn có biết hàm lượng dinh dưỡng trong vỏ của chúng có thể còn nhiều hơn cả ở ruột. Bởi thế mà nhiều loại quả ăn vỏ còn tốt hơn ruột.

Vỏ cam

Bạn có biết vỏ cam có lượng chất xơ gấp bốn lần bên trong quả? Trong thực tế, số lượng các chất tengeretin và nobiletin trong vỏ cam cao hơn so với phần ruột bên trong. Đây là những flavonoid tốt có tác dụng chống ung thư, chống viêm. Ăn vỏ cam cũng sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, bạn cũng nên tiêu thụ chúng một cách khoa học. Nạo vỏ và rắc đậu xanh vào. Bạn thậm chí có thể sử dụng nó làm món tráng miệng bằng cách xắt nhỏ rồi cho vào nấu với sirô chocolate, từng miếng vỏ cam sẽ được bao phủ bởi lớp socola tan chảy. Đây chỉ là một trong nhiều cách để ăn vỏ cam.

vocam-4132-1393812662.jpg

Vỏ hành tây

Bạn có biết vỏ hành tây chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn củ hành. Lớp vỏ này chứa lượng lớn chất quercetin rất hữu ích trong việc làm giảm huyết áp và cũng ngăn ngừa mảng bám động mạch. Bạn có thể thêm chúng vào món súp như một cách để tăng thêm hương vị. Bạn thậm chí có thể ninh nó cùng nước hầm. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ không nên ăn vỏ hành sống.

 

vohanh-9438-1393812662.jpg

Vỏ hạnh nhân

Rất nhiều người thường có thói quen bóc vỏ hạnh nhân trước khi ăn loại trái cây khô này. Nhưng vỏ hạnh nhân rất tốt cho sức khỏe của bạn. Nó thúc đẩy quá trình tiêu hóa do đó giúp bạn thoát khỏi những rắc rối của chứng khó tiêu. Vỏ hạnh nhân chứa vitamin E và tất cả các flavonoid cần thiết. Nó rất có ích trong việc giảm cholesterol trong cơ thể. Bạn sẽ không phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến LDL cholesterol (cholesterol xấu) nếu ăn hạnh nhân cả vỏ.

Vỏ táo

Vỏ táo là loại vỏ lành mạnh tốt cho sức khỏe mà bạn nên tiêu thụ. Nếu bạn có thói quen gọt vỏ táo trước khi ăn thì hãy thay đổi thói quen này. Vỏ táo giúp làm giảm các triệu chứng liên quan đến cholesterol trong máu do đó làm giảm một cách tương đối cholesterol. Nó còn bảo vệ bạn khỏi các bệnh như bệnh tiểu đường và các vấn đề tim do đó làm giảm mỡ máu. Nó cũng nuôi dưỡng cơ bắp giúp bạn khỏe mạnh.

 

votao-4155-1393812662.jpg

Vỏ chanh

Ăn vỏ chanh có vẻ là ý tưởng tồi, song thực sự vỏ chanh lại là một trong những loại vỏ tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm các triệu chứng của tất cả loại bệnh. Nó chữa bệnh ung thư, làm giảm cholesterol trong máu và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh còi xương. Nó cũng cải thiện sức khỏe của xương và sức khỏe răng miệng cùng với đó là việc cải thiện sức mạnh của hệ tiêu hóa.

 

(Theo VNExpress)

]]>
3 khám phá bất ngờ giữa vi khuẩn đường ruột và sức khỏe của bạn http://tapchisuckhoedoisong.com/3-kham-pha-bat-ngo-giua-vi-khuan-duong-ruot-va-suc-khoe-cua-ban-5473/ Thu, 19 Jul 2018 14:18:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/3-kham-pha-bat-ngo-giua-vi-khuan-duong-ruot-va-suc-khoe-cua-ban-5473/ [...]]]>

Tiến sĩ Rob Knight, người đồng sáng lập và là nghiên cứu chính của Dự án Vi khuẩn đường ruột loài người đã đưa ra kết luận: “Vi khuẩn đường ruột gắn liền với các vấn đề sức khỏe của chúng ta là điều không còn nghi ngờ gì nữa.”

Dưới đây là ba lí do đáng ngạc nhiên tại sao bạn nên quan tâm đến sức khỏe đường ruột của bạn.

Vi khuẩn đường ruột và vấn đề giảm cân

Hãy bắt đầu với một chủ đề mà kể cả các nhà khoa học lẫn những người ăn kiêng đều bối rối như nhau: Giảm cân. Điều đáng ngạc nhiên là vi khuẩn đường ruột và giảm cân luôn song hành.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Iowa làm một thí nghiệm trên chuột phát hiện ra rằng, vi khuẩn đường ruột của loài gặm nhấm này có thể  làm chậm tốc độ chuyển hóa. Số lượng lớn các loại vi khuẩn đường ruột có hại thậm chí có thể gây ra cảm giác thèm ăn có hại cho sức khỏe.

Bằng cách kiểm soát hoóc môn và các dây thần kinh não bộ chỉ huy đường ruột của chúng ta, vi khuẩn có thể chi phối chúng ta việc lựa chọn thực phẩm không tốt cho tiêu hóa và sức khỏe là thông tin được đề cập tới trong một nghiên cứu khác của BioEssays.

Vi khuẩn đường ruột với sức khỏe tâm thần

Cảm giác thèm ăn thực chất chỉ là biểu hiện ra ngoài của vấn đề vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Ăn nhiều thực phẩm lên men giàu vi khuẩn có lợi như kimchi hoặc súp miso được cho là rất tốt và có tác dụng làm giảm lo âu ở những người mắc chứng loạn thần là nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học William và Mary. Họ tin tưởng rằng những thành phần có trong vi khuẩn lên men có lợi có thể giúp ngăn chặn sự lo lắng.

 

Hệ vi khuẩn đường ruột ở người

Dị ứng và các microbiome

Trước tiên bạn phải hiểu khái niệm microbiome (hay còn gọi là hệ gen thứ hai của con người) có nghĩa là các vi sinh vật sống trong mọi ngóc ngách cơ thể người, bao gồm các vi khuẩn, thực khuẩn thể, nấm, động vật nguyên sinh và virut.

Các vi sinh vật này không phải là những kẻ xâm lấn mà có ích và có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Chúng có mặt ở da, miệng, mũi…nhưng nhiều nhất là ở đường ruột với khoảng 1000 loài. Và các loại vi khuẩn sống trong đường ruột này đã được chứng minh có tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của con người.

Do sự tác động qua lại giữa các vi khuẩn đường ruột và trạng thái cân bằng bình thường của các tế bào của hệ thống miễn dịch, các microbiome đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của các phản ứng miễn dịch. Khi sự tương tác giữa các vi khuẩn và tế bào miễn dịch không xảy ra, hệ thống miễn dịch phản ứng không thích hợp với các chất vô hại như thực phẩm hoặc bụi…

 

Vi khuẩn đường ruột và chế độ ăn uống

Làm thế nào để “hệ gen thứ hai” của bạn phát triển? Cũng giống như một khu vườn, muốn cây cối phát triển mạnh phụ thuộc vào sự pha trộn của nhiều loại cây, sức khỏe vi khuẩn đường ruột của bạn phụ thuộc vào sự cân bằng của vi khuẩn. Dưới đây là 3 nguyên tắc đơn giản giúp bạn nuôi dưỡng hệ vi khuẩn này.

1. Ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn đường ruột (Probiotic)

Các thực phẩm chứa nhiều probiotic chẳng hạn như kim chi, sữa chua có men tiêu hóa sống, dưa cải bắp tươi…cung cấp cho đường ruột các vi khuẩn có lợi. Tất nhiên, không phải tất cả các vi khuẩn này đều sống sót khi được tiêu hóa trong dạ dày, nhưng những lợi khuẩn còn sống xuống ruột sẽ phát huy tác dụng tích cực khi chúng đi qua.

2. Thức ăn giàu chất xơ (Prebiotic)

Chất xơ chính là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn đường ruột. Nhờ có chất xơ mà các vi sinh hữu ích có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, do đó cải thiện hệ tiêu hóa cho chúng ta. Thực phẩm có chứa nhiều chất xơ đó là đậu nành, yến mạch thô, lúa gạo nguyên cám, hành, chuối, tỏi, actiso, nho… Chất xơ ít bị tiêu hóa trong dạ dày và ruột non nên là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có lợi ở ruột già.

3. Bỏ đói các vi khuẩn đường ruột có hại

Hãy tưởng tượng những vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa của bạn cũng giống như cỏ dại trong vườn, chúng là nguyên nhân khiến cho đường ruột của bạn trở nên không tốt. Nghiên cứu cho thấy thức ăn quá nhiều đường và chất béo bão hòa nuôi sống các vi khuẩn liên quan đến bệnh béo phì, dị ứng và thậm chí hạnh phúc của bạn. Hãy cố gắng kiềm chế và tránh ăn những món khoái khẩu có hại trên để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Mai Hương/HVQY

(New Reasons to Feed Your Gut)

]]>
Ăn uống trong phòng chữa ung thư ruột già http://tapchisuckhoedoisong.com/an-uong-trong-phong-chua-ung-thu-ruot-gia-5147/ Thu, 19 Jul 2018 13:33:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-uong-trong-phong-chua-ung-thu-ruot-gia-5147/ [...]]]>

KỲ II: UNG THƯ RUỘT GIÀ SAU KHI HÓA TRỊ

Thực dưỡng

Ung thư ruột già sau khi hóa trị, nên chọn các loại thực phẩm sau đây: trái kiwi (mi hầu đào), quả sung ngọt, táo tây, quít, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen xanh lòng, ý dỹ nhân (hạt bo bo), mướp, bầu, thịt vịt, cá trắm, cá chạch, cá chép, ốc lác, hạch đào, hương cô (nấm hương), huyết ngỗng, chim cút, bồ câu, ba ba…

Có thể dùng các món ăn sau:

– Vịt nấu nấm hương:

Nấm hương (đông cô) 10g, thịt vịt 100g, ngọc lan phiến 6g, gạo tẻ 50g. Các thứ rửa sạch, nấu chung, dùng ăn khi đói bụng.

Món ăn này còn có tác dụng bồi bổ xương tủy.

Ăn uống trong phòng chữa ung thư ruột giàVịt nấu nấm hương bồi bổ xương tủy

– Sơn dược nấu tủy xương heo:

Tủy xương heo 60g, bột sơn dược (khoai mài) 20g. Hai thứ nấu chín, có thể pha thêm mật ong (tùy liều lượng), dùng ăn khi đói bụng.

Món ăn này còn có tác dụng bồi bổ cốt tủy.

– Canh đậu xanh nấu bách hợp:

Đậu xanh 30g, hoa bách hợp 10g, hồng táo 10 quả, sắc uống trong ngày.

Món ăn này còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc ở vòm miệng.

– Chè ngân nhĩ nấu đường phèn:

Nấm tuyết (ngân nhĩ) 20g, ngâm nước cho mềm, rửa sạch, thanh mai 10g, cao sơn tra 4g, đường phèn (lượng tùy thích). Các thứ cho vào nồi sành sứ, thêm lượng nước thích hợp, nấu chín để dùng trong ngày.

Món ăn này còn có tác dụng phòng ngừa vòm miệng bị lở loét.

– Đậu hũ nấu cá chạch:

Cá chạch 100g, đậu hũ 50g, nấu chín với ít giấm. Dùng ăn trong bữa cơm. Món ăn này còn có tác dụng có thể bảo vệ công năng của gan.

– Canh hoa hiên nấu cá chình:

Hoa hiên 30g, thịt cá chình 100g, thêm gia vị nấu canh ăn vào lúc đói bụng.

Món ăn này còn có tác dụng bảo vệ gan. Thịt ba ba cũng có thể thay thế cá chình.

– Hến nấu cá trắm đen:

Thịt hến 100g, cá trắm đen 100g, thêm gia vị, xào ăn trong bữa cơm.

Món ăn này còn có tác dụng ngăn ngừa gan bị thương tổn.

Cách phòng ngừa ung thư ruột già

Ung thư kết tràng, ung thư trực tràng phát sinh đều có liên quan đến nhân tố di truyền. Do đó, với những người thân thuộc của người bệnh, các nhà khoa học khuyến cáo những điều dưới đây để dự phòng ung thư phát sinh:

Mỗi người mỗi ngày phải ăn ít nhất 300g rau quả sạch.

Hạn chế các thức ăn có mỡ động vật.

Tâp cách để giữ được giờ giấc đi tiêu và đi tiêu được dễ dàng.

Đề phòng và chữa trị kịp thời các bệnh viêm đường ruột.

Theo một công trình nghiên cứu bệnh ung thư ở Mỹ, mỗi ngày thường dùng cám gạo hoặc gạo thô (gạo lứt, gạo nâu, còn mầm gạo và nhiều cám gạo), có thể giảm thiểu nguy cơ bị ung thư kết tràng. Nó có thể giúp cho khối u lành tính và bướu thịt nhỏ lại.

 

LUYệN TậP KHÍ CÔNG TRONG VIệC PHÒNG VÀ CHữA TRị UNG THƯ RUộT GIÀ:
– Nằm ngửa, cơ bụng để tự nhiên, bàn tay trái để lên rún.
– Tay phải đặt lên trên bàn tay trái.
– Trước nhất, xoa tròn trên bụng quang rốn theo chiều kim đồng hồ, 80 – 100 vòng (người xưa cho rằng nên làm 81 vòng), kế tiếp xoa nghịch lại 80 – 100 vòng (hoặc 81 vòng), tập trung dưới lòng bàn tay, hơi thở tự nhiên.
– Tiếp theo, một hơi thở ra đẩy xuống từ 5 – 10 lần. Lúc hít vào tạm ngừng xoa. Tổng cộng 5 – 10 hơi thở.
Mỗi ngày luyện công từ 1 – 3 lần. Tùy theo bệnh táo bón nặng nhẹ mà tập.
Tốt nhất là tập sau bữa cơm 2 giờ, buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ tập cũng tốt.

 

Lương y ĐINH CÔNG BẢY

]]>