rối loạn tiêu hóa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 01 Nov 2018 14:28:34 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png rối loạn tiêu hóa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bụng to ở trẻ: Đâu là bệnh lý? http://tapchisuckhoedoisong.com/bung-to-o-tre-dau-la-benh-ly-16678/ Thu, 01 Nov 2018 14:28:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bung-to-o-tre-dau-la-benh-ly-16678/ [...]]]>

Ở điều kiện sinh lý bình thường, bụng của trẻ, nhất là những tháng đầu đời sau sinh, đa số đều to, nguyên nhân là do cấu trúc ruột của trẻ khá dài so với kích thước ổ bụng, kết hợp với lớp cơ thành bụng cũng chưa phát triển đầy đủ. Dần theo tháng ngày, cơ thể trẻ phát triển sẽ tăng trưởng về chiều cao nhanh hơn sự tăng trưởng của ruột, từ đó phần bụng của chúng sẽ từ từ thon gọn trở lại. Đây là một tiến trình rất bình thường  hầu hết ở các trẻ nhỏ sau sinh, vì vậy các cha mẹ đừng quá lo lắng khi thấy bụng trẻ sơ sinh to hơn bình thường.

Bụng to ở trẻ

Bụng to ở trẻ bình thường

Như đặc điểm sinh lý bụng to ở trẻ đã đề cập phần trên, sở dĩ bụng trẻ sau sinh to là do cấu trúc ruột trẻ em khá dài so với kích thước của ổ bụng, kết hợp với lớp cơ thành bụng chưa phát triển đầy đủ. Theo thời gian tăng trưởng, trẻ sẽ phát triển chiều cao nhanh hơn sự tăng trưởng của ruột, từ đó phần bụng của chúng sẽ thon gọn trở lại. Bên cạnh bụng to sức khỏe của trẻ phát triển bình thường, tăng cân phù hợp theo tháng tuổi, ngủ ngon, không quấy khóc, bú hay ăn dặm khi trễ bữa thì trẻ rất háo ăn.

Nhận biết tình trạng sức khỏe qua hoạt động tiêu hóa của trẻ bằng cách quan sát phân khi trẻ đi tiêu. Phân của trẻ 6 tháng đầu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ bú mẹ hay ăn sữa ngoài. Trẻ bú mẹ hoàn toàn phân thường lỏng sệt, có màu hoa cà hay hoa cải, đi ngoài 3 – 4 lần/ngày. Trẻ nuôi bằng sữa hộp, công thức không được bổ sung đầy đủ chất probiotic và prebiotic nên phân thường rắn, và 1 – 2 ngày mới đi ngoàimột lần.

Với đặc điểm như trên thì phụ huynh hoàn toàn yên tâm, không đáng lo ngại về tình trạng cái bụng to của  trẻ.

Bụng to ở trẻ bệnh lý

Bên cạnh có bụng to sinh lý của trẻ, phụ huynh cũng cần quan tâm, bụng to của trẻ do bệnh lý, biểu hiện với các triệu chứng điển hình như: bụng to kèm biếng ăn, suy nhược; trẻ sụt cân, da xanh xao, hay vàng da, vàng mắt. Một số bệnh lý, dẫn đến bụng to ở trẻ, như bướu gan, hay gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, là bướu nguyên bào gan; trẻ lớn hơn thường bị Carcinom tế bào gan, nguyên nhân là do nhiễm siêu vi viêm gan b  từ lúc mới sinh; bụng to còn gặp trong bướu thận, ở trẻ là bướu nguyên bào thận còn gọi là bướu WILMS. Hiện nay nguyên nhân gây bệnh này chưa biết rõ, triệu chứng bụng to, biếng ăn, cơ thể suy nhược và có bướu sờ được. Với bệnh cấp tính dẫn đến bụng to gặp trong tắc ruột, triệu chứng điển hình khóc thét do đau bụng, nôn nhiều, bụng chướng to, nhìn thấy quay ruột cử động, giống như rắn bò, trong y học gọi là dấu hiệu rắn bò…

Bụng to ở trẻBụng to còn gặp trong bướu Wilms

Ngoài những vấn đề bệnh lý như nói phần trên, phụ huynh cũng không phải lo lắng nhiều, khi trẻ có bụng to do trướng bụng đầy hơi, bởi rối loạn tiêu hóa hay táo bón. Trẻ thường có biểu hiện bụng to, căng, nhiều khi phát ra tiếng sôi bụng, quấy khóc. Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể do việc ép hoặc cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, trẻ chưa kịp tiêu hóa hết lại ăn tiếp, khiến lượng sữa chưa tiêu hóa hết dồn ứ lại trong ruột trẻ. Với trẻ đang bú mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây đầy bụng ở trẻ khi mẹ ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó có tính nóng như: thức ăn  chiên nhiều dầu mỡ. Một nguyên nhân khiến trẻ gặp hiện tượng này là do trẻ uống sữa không được đảm bảo vệ sinh, để vi khuẩn xâm nhập vào trong quá trình cha mẹ dùng các dụng cụ pha chế không đảm bảo, khi đó trẻ sẽ đau bụng, chướng bụng, thậm chí là tiêu chảy. Gặp tình trạng này phụ huynh cần mátxa bụng cho trẻ, mátxa nhẹ nhàng theo một chiều nhất định, có thể sử dụng các loại dầu mátxa để trẻ cảm thấy thật sự thoải mái. Tránh mátxa ngay khi trẻ mới ăn xong. Giúp trẻ ợ hơi nhanh bằng cách đặt cằm trẻ tựa vào vai và vỗ nhẹ vào lưng trẻ hay cho trẻ nằm sấp lên hai chân bạn và cũng vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Thay đổi cách cho bé ăn bằng cách cho bé bú đúng cách, tư thế sao cho đầu cao hơn dạ dày và chắc chắn rằng trẻ đang ngậm đầu ti đúng cách. Nếu trẻ ăn sữa ngoài, cần vệ sinh các dụng cụ đầy đủ, không ăn lại sữa thừa.

BS.CKI.TRẦN QUỐC LONG

]]>
Rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường và cách xử trí http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-tieu-hoa-o-nguoi-tieu-duong-va-cach-xu-tri-14647/ Wed, 08 Aug 2018 15:56:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-tieu-hoa-o-nguoi-tieu-duong-va-cach-xu-tri-14647/ [...]]]>

Ðái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, gây tăng đường huyết mạn tính, đồng thời có thể kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid, protid và điện giải. Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có hệ thống tiêu hóa, gây ra các rối loạn.

Do đường huyết cao nên bệnh đái tháo đường (nhất là ở người mắc bệnh lâu năm) có thể gây ra rối loạn trên cả hệ thống tiêu hóa, một số ảnh hưởng điển hình và thường gặp nhất đó là:

Túi mật và đường mật

Bình thường khi ta ăn, túi mật sẽ tiết hết lượng mật dự trữ trong túi mật vào ruột để giúp tiêu hóa thức ăn. Khi đường máu tăng cao và bị bệnh đái tháo đường lâu ngày, khả năng co bóp túi mật bị suy giảm khiến cho mật bị ứ lại không tiết hết xuống ruột. Việc mật đọng lại này gây ra hai bất lợi lớn là khả năng tiêu hóa thức ăn bị kém đi và sự ứ trệ mật khiến cho dễ hình thành sỏi trong túi mật và gây viêm túi mật. Sỏi túi mật có thể không có triệu chứng, nhưng cũng có thể gây đau vùng hạ sườn bên phải và sốt rét run, đường máu tăng cao bất thường không rõ lý do.

Thực quản

Đường huyết quá cao sẽ là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn vận động thực quản. Bệnh nhân có thể đến gặp bác sĩ và than phiền về chứng khó nuốt, thức ăn bị nghẹn, cảm giác nóng bỏng ở ngực do trào ngược dạ dày – thực quản, thậm chí đau ngực (dễ nhầm với cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim). Khi có triệu chứng trên, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân soi thực quản để loại trừ các nguyên nhân khó nuốt khác như: u thực quản, viêm thực quản, nhiễm nấm thực quản.rối loạn tiêu hóa

Cần giữ đường máu tốt và ổn định sẽ phòng ngừa được rối loạn tiêu hóa.

Dạ dày

Liệt dạ dày do đái tháo đường lâu năm cũng là một biến chứng thường gặp. Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn, cảm giác nhanh thấy no nên không thể ăn được nhiều. Người bệnh đái tháo đường mà bị nôn ra lượng thức ăn nhiều sau khi ăn đã lâu thì cần nghĩ tới tình huống liệt dạ dày do đái tháo đường. Việc chán ăn, ăn không được nhiều và nôn khiến cho bệnh nhân dễ dẫn đến suy nhược cơ thể, cơ thể mệt mỏi vì thiếu chất dinh dưỡng, có thể thiếu máu do thiếu vitamin và sắt. Vì dạ dày bị liệt làm cho thức ăn lưu lại ở đó lâu hơn dẫn đến khá nhiều hệ quả khác như: hạ huyết áp sau khi ăn do dịch tiêu hóa chậm hấp thu; thức ăn có thể bị kết thành khối trong dạ dày gây tắc nghẽn phải nội soi cắt nhỏ và gắp từng phần ra khỏi dạ dày. Đặc biệt, việc thức ăn lưu lại ở dạ dày lâu còn ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định đường máu. Liệt dạ dày làm cho các chất khó hấp thu vào cơ thể hơn, chính vì vậy ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị bệnh do thuốc uống vào không được hấp thu và cũng là một trong những nguyên nhân gây dao động đường huyết nhiều hơn.

Ở ruột và trực tràng

Bệnh đái tháo đường cũng có thể gây ra biến chứng ở ruột và trực tràng. Điển hình là những đợt đi ngoài phân lỏng nát có thể tới cả chục lần/ngày. Thông thường bệnh nhân đi ngoài nhiều vào ban đêm hơn là ban ngày. Việc đi ngoài nhiều lần khiến bệnh nhân thấy rất bất tiện trong sinh hoạt, không dám đi đâu xa khỏi nhà và có cảm giác xấu hổ, mặc cảm với bệnh tật của mình. Những đợt đi ngoài phân lỏng này có thể dừng lại xen kẽ với khoảng thời gian đi ngoài bình thường, thậm chí táo bón. Thông thường, nếu chỉ đơn thuần đi ngoài nhiều lần, cân nặng thường không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu có giảm sút cân, cần xem lượng đường máu có tăng cao quá hoặc chán ăn do kèm liệt dạ dày kết hợp. Nếu không tìm thấy lý do giải thích hợp lý, cần khám thêm các nguyên nhân khác gây đi ngoài nhiều lần và gầy sút có thể gặp như bệnh viêm ruột kết, xơ sỏi tụy, viêm ruột nhiễm khuẩn… Cũng nên lưu ý khả năng việc dùng thuốc chữa đái tháo đường là metformin và thuốc ức chế men alpha glucosidase có thể gây ra những rối loạn ở ruột.

Đi ngoài không tự chủ cũng là tình trạng đáng ngại vì những biến chứng của đái tháo đường gây cho hệ tiêu hóa. Bình thường khi khối lượng phân đủ nhiều trong trực tràng sẽ tạo tín hiệu báo lên thần kinh trung ương cho ta biết cần phải đi đại tiện. Nếu như điều kiện hoàn cảnh cho phép, cơ thắt trực tràng sẽ giãn ra và cùng với phản xạ co một loạt các cơ khác để tống phân ra ngoài. Với người đái tháo đường có biến chứng thần kinh tự động, phần lớn bệnh nhân đều cảm giác thấy có phân trong trực tràng nhưng không thể kìm hãm sự tống phân một cách chủ động. Có lúc bệnh nhân không tự chủ được, phân có thể són ra quần gây cảm giác khó chịu. Bản thân người bệnh thường mặc cảm với bệnh tật bởi những phiền toái mà biến chứng này gây ra.

Bệnh tiểu đường và chứng táo bón

Người bệnh tiểu đường rất hay bị mắc chứng táo bón. Đây là hệ quả của biến chứng thần kinh tự chủ do bệnh đái tháo đường. Khi đường huyết tăng cao làm giảm hàm lượng nước trong ruột, đồng thời gây tổn thương hệ thần kinh tự chủ làm chậm rỗng dạ dày, giảm nhu động ruột và dẫn đến tình trạng táo bón ở người bệnh, với các triệu chứng như ít đi cầu (giảm số lần đi cầu so với bình thường và đi ít hơn 3 lần trong tuần), đau bụng, khó đi cầu, phân cứng, cảm giác bị kẹt lại ở hậu môn, phải rặn gắng sức phân mới ra ngoài được. Táo bón kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ăn ngủ không ngon, luôn có cảm giác đầy tức bụng, suy nhược cơ thể.

Đặc biệt, đối với người bệnh tiểu đường, táo bón khiến người bệnh không muốn ăn, giảm hấp thu nên có thể gây tình trạng hạ đường huyết, đồng thời cũng có thể gây biến chứng nhiễm toan ceton do tích tụ ammonia hay nhiễm khuẩn tiêu hóa.

Lời khuyên của thầy thuốc

Việc đường máu tăng cao trong bệnh đái tháo đường có thể gây ra những rối loạn hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Nhiều bệnh nhân đã khỏi hẳn triệu chứng trên đường tiêu hóa khi mà đường huyết đã được điều chỉnh gần về giá trị bình thường, ổn định. Vì vậy, một trong các nguyên tắc chung khi điều trị các triệu chứng này là giữ đường máu ổn định tốt sẽ phòng ngừa được rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, khi gặp phải các triệu chứng tiêu hóa trên, người bệnh đái tháo đường không nên bi quan chán nản, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, đi khám bệnh kịp thời để có các biện pháp chữa trị kịp thời.

BS. ĐÌNH VŨ

]]>
Cơn bừng mặt kèm theo rối loạn tiêu hóa: Coi chừng khối u carcinoid http://tapchisuckhoedoisong.com/con-bung-mat-kem-theo-roi-loan-tieu-hoa-coi-chung-khoi-u-carcinoid-13725/ Sun, 05 Aug 2018 05:30:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/con-bung-mat-kem-theo-roi-loan-tieu-hoa-coi-chung-khoi-u-carcinoid-13725/ [...]]]>

Ngày nay, bộ máy tiêu hóa cũng được xem như là một cơ quan nội tiết bởi vì có nhiều tế bào thần kinh nội tiết nằm phân bố dọc theo ống tiêu hóa. Những tế bào này có thể bị ung thư hóa gây nên các loại u thần kinh – nội tiết; trong đó hay gặp nhất là u carcinoid. Tỷ lệ mắc các khối u này tuy không nhiều nhưng chẩn đoán còn nhiều khó khăn, tiên lượng dè dặt, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là những cơn bừng mặt kèm theo rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh lý điển hình là u carcinoid tiên phát ở đường tiêu hóa nhất là ở ruột thừa, đoạn cuối hồi tràng và trực tràng. Các vị trí khác của đường tiêu hóa có thể gặp là đại tràng, dạ dày và túi thừa Meckel. Hội chứng carcinoid thường gặp nhất trong bệnh cảnh u của đoạn ruột giữa là bệnh cảnh điển hình, còn u ở đoạn đầu và đoạn cuối thường không điển hình.

Phần lớn u carcinoid được phát hiện tình cờ qua phẫu thuật, do mổ tử thi hoặc đôi khi qua nội soi. Trong giai đoạn sớm u carcinoid thường chỉ có những biểu hiện triệu chứng mơ hồ, do đó bệnh thường bị bỏ sót. Các triệu chứng như phừng đỏ mặt, đi phân lỏng, đau bụng chỉ xuất hiện vào giai đoạn muộn khi u đã di căn vào gan, hạch mạc treo hoặc vào các cơ quan khác.

 

Hình ảnh khối u qua chẩn đoán CT và MRI scan.

Hình ảnh khối u qua chẩn đoán CT và MRI scan.

Triệu chứng chính thường gặp của u carcinoid là biểu hiện của hội chứng carcinoid bao gồm: phừng đỏ ở mặt, cổ, trước ngực: triệu chứng này thường khởi phát khi bị stress, sau uống rượu và hoặc là sau ăn hoặc khi dùng các thuốc giống epinephrin. Tuy nhiên, biểu hiện này khác nhau tùy theo vị trí khối u. Với u carcinoid từ phế quản triệu chứng lâm sàng thường rầm rộ, cơn phừng nóng đỏ mặt thường nặng và kéo dài kèm dấu hiệu phù mặt, bồn chồn lo lắng, run và kích thích, chảy nước mắt, đổ mồ hôi, chảy nước bọt, buồn nôn, nôn, sốt và tiêu chảy dữ dội. U carcinoid từ dạ dày chỉ có triệu chứng phừng đỏ mặt với các mảng hồng ban, có khi kết tụ thành từng đám.

Biểu hiện hay gặp thứ hai là tiêu chảy, đây là triệu chứng gây ra do tăng tiết, do kém hấp thu và tăng nhu động ruột. Tiêu chảy có thể đơn thuần hay kết hợp với biểu hiện phừng đỏ mặt.

Ngoài ra có thể gặp một số biểu hiện khác như chuột rút ở chân, đau bụng có thể kèm theo bán tắc ruột, xơ hóa van tim, loét dạ dày tá tràng, các biểu hiện của bệnh thiếu vitamin PP. Sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng có thể không đồng bộ theo thứ tự thời gian, triệu chứng phừng đỏ mặt có thể xuất hiện kèm hoặc không với triệu chứng tiêu chảy.

Bệnh thường được chẩn đoán muộn sau nhiều năm vì biểu hiện lâm sàng rất kín đáo. Bệnh chỉ được gợi ý chẩn đoán khi có kèm theo cơn phừng đỏ mặt, kèm tiêu chảy, kèm theo triệu chứng về hô hấp. Chẩn đoán dương tính cần dựa vào các xét nghiệm đặc hiệu với sự hiện diện của các marker của u carcinoid kèm với hình ảnh khối u qua chụp cắt lớp tỉ trọng.

Cũng có thể xạ hình bằng thụ thể somatostatin giúp định vị khối u carcinoid. Đây  là một kỹ thuật mới, độ nhạy và độ chính xác cao, tuy nhiên xét nghiệm này đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật viên có kinh nghiệm và khá đắt tiền. Với các u carcinoid có đường kính >2 cm, đặc biệt nằm ở đoạn ruột giữa thường có di căn. Các vị trí di căn thường gặp là: hạch mạc treo, gan, màng bụng, đôi khi di căn xa như ở phổi, xương, da, buồng trứng, não, trung thất và lách.

Điều trị như thế nào?

Chế độ điều trị cần thích hợp cho từng bệnh nhân dựa vào kích thước khối u, vị trí khối u và mức độ các triệu chứng trên lâm sàng.

Điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt khối u, làm tắc mạch đi vào khối u, xạ trị liệu khu trú trên khối u, hóa trị liệu chống ung thư và ức chế tăng tiết chủ yếu là dùng corticoid.

Bên cạnh đó, tùy theo các biểu hiện khác nhau mà dùng thêm các thuốc điều trị triệu chứng:

Nếu có biểu hiện tiêu chảy: dùng thuốc ức chế và làm giảm nhu động ruột.

Nếu có cơn nóng bừng nhẹ thì có thể không cần điều trị; nếu nặng có thể dùng phối hợp kháng histamin H1 và kháng thụ thể H2.

Hóa trị liệu chỉ được áp dụng cho những trường hợp các triệu chứng hoặc khối u không cải thiện khi điều trị bằng octreotid hoặc trong những trường hợp chức năng tim bị ảnh hưởng bởi u carcinoid. Các hóa chất thường dùng là streptozotocin, 5-fluouracil, cyclophosphamid, dicarbazin, adriamycin và doxorubicin; trong đó kết hợp giữa streptozocin và doxorubicin là cho kết quả cao nhất, làm giảm thể tích khối u và cải thiện được tiên lượng.

 

Hội chứng u carcinoid là một bệnh lý hiếm gặp, chẩn đoán thường muộn, tiên lượng dè dặt, khó có thể thiết lập một phác đồ xác định chẩn đoán và điều trị cho một khối u carcinoid ống tiêu hóa. Trong trường hợp di căn còn khu trú ở gan và có thể cắt bỏ được thì phẫu thuật để cắt bỏ khối u càng nhiều càng tốt. Khi di căn không cắt bỏ được, thì việc loại bỏ khối u tiên phát là cần thiết, nếu không có di căn gan thì điều trị tại chỗ bằng hóa trị liệu kết hợp với nút mạch dưới sự phối hợp với somatostatin. Trong trường hợp di căn không cắt bỏ được như di căn màng bụng, di căn nhiều hạch xa, di căn đến xương thì điều trị nội khoa bằng somatostatin trong thể nhẹ, thể nặng thì dùng hóa trị liệu phối hợp với interferon.

 

ThS. Nguyễn Mạnh

]]>
Làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-bi-roi-loan-tieu-hoa-11480/ Wed, 25 Jul 2018 10:01:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-bi-roi-loan-tieu-hoa-11480/ [...]]]>

Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng vào những ngày lễ Tết, nếu ăn uống không hợp lý rất dễ xảy ra, trong đó đáng quan tâm hơn cả là trẻ em và người cao niên. Bởi vì, hệ thống kháng thể chưa hoàn chỉnh (trẻ nhỏ) hoặc đã bị suy giảm (người già). Tuy vậy, rối loạn tiêu hóa không nhất thiết là bệnh lý, nhiều trường hợp không phải bệnh lý.

Nguyên nhân nào gây rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý?

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa nhưng không phải do bệnh lý, trong đó, đáng chú ý hơn cả là do chế độ ăn uống không hợp lý. Trẻ em hoặc người già, ngay cả người trưởng thành, ăn quá nhiều bữa, mỗi lần ăn quá no, ăn uống quá nhiều chất béo, chất đạm, tinh bột, trong khi đó ăn ít rau quả tươi, có thể bị rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, ăn không đúng bữa, ăn thức ăn dự trữ của ngày hôm trước hoặc đã để lâu ngày, nhất là trong những ngày Tết, do thức ăn dư thừa qua mỗi bữa ăn sẽ dẫn đến tình trạng hệ men tiêu hóa không sản xuất kịp hoặc không đủ để tiêu hóa thức ăn biểu hiện đầy hơi, trướng bụng, ậm ạch khó chịu, thậm chí gây phản xạ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng hoặc nát (người lớn), hoa cà, hoa cải, xanh, có bọt, mùi tanh (trẻ nhỏ).

Hệ thống kháng thể chưa hoàn chỉnh khiến trẻ nhỏ rất hay bị rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa cũng có thể do dùng quá nhiều kháng sinh hoặc dùng kháng sinh bừa bãi làm mất cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn đường ruột cho nên men của chúng sản xuất ra bị đình trệ không góp phần vào tiêu hóa thức ăn làm rối loạn tiêu hóa (gọi là loạn khuẩn). Vì vậy, trong những ngày lễ Tết, mỗi gia đình nên có một số thuốc cơ bản để sử dụng khi cần thiết nhưng tuyệt đối không mua kháng sinh dự phòng, trừ trường hợp có đơn thuốc của bác sĩ. Lý do là thuốc kháng sinh rất dễ gây phản ứng phụ là tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp dùng kháng sinh liều cao kéo dài có thể gây tình trạng tiêu chảy nặng hơn được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Rối loạn tiêu hóa cũng có thể uống quá nhiều rượu, đặc biệt là rượu tự nấu, tự pha chế, vì vậy, những ngày Tết nếu không biết tự kiềm chế, uống quá nhiều sẽ đau bụng, nôn mửa, thậm chí gây ngộ độc rượu, chảy máu đường tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa gây nôn, ọe, thậm chí không ăn uống được do rối loạn nội tiết như một số phụ nữ nghén khi mang thai. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa còn có thể do ăn quá nhanh, thói quen vừa ăn vừa làm việc (vừa ăn vừa đọc báo, xem truyện, xem Ipad…), hoặc ăn nhiều loại gia vị chua cay (ớt, bồ tạt, chanh, dấm,…).

Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý gặp vô vàn lý do khác nhau (hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng dạ dày – tá tràng, viêm ruột, viêm đại tràng cấp, mạn tính…) và nhiều bệnh ngoài đường tiêu hóa nhưng có thể gây rối loạn tiêu hóa (sỏi tiết niệu, bệnh gan mật, tụy tạng, rối loạn thần kinh thực vật,…).

Khi bị rối loạn tiêu hóa nên làm gì?

Vì rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, có từng mức độ khác nhau ở mỗi người, vì vậy, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt khi rối loạn tiêu hóa đầy hơi, trướng bụng, nôn kèm theo đau bụng. Trước hết, để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời (nếu do bệnh lý) để đề phòng mắc bệnh cấp tính (viêm ruột thừa, thủng dạ dày, ngộ độc thực phẩm), thứ đến là được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý bất kể là lứa tuổi nào (nếu rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý).

Làm sao để phòng bệnh?

Chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng, nhất là trong các ngày vui Tết. Để tránh rối loạn tiêu hóa, nên tránh ăn thức ăn đã để nhiều giờ hoặc đã để qua đêm mà không được bảo quản cẩn thận, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn ngoài đường phố, không ăn rau sống. Cần tránh xa các loại thức ăn chưa nấu chín (tiết canh, gỏi).

Các bà nội trợ nên chọn mua thực phẩm còn tươi mới, có màu sắc tự nhiên, không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc quá khác biệt (rau quá xanh, thịt quá thẫm màu,…) và nên mua ở các cơ sở cung cấp có uy tín.

Mọi người nên ăn uống điều độ, không nên ăn quá nhiều bữa, quá no. Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế ăn thịt, tăng cường ăn cá. Tránh lạm dụng rượu, nhất là trong các ngày vui tết.

PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu

]]>
Làm gì để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-phong-ngua-roi-loan-tieu-hoa-11269/ Wed, 25 Jul 2018 09:16:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-phong-ngua-roi-loan-tieu-hoa-11269/ [...]]]>

Các dấu hiệu đặc trưng của rối loạn tiêu hóa là đau bụng có lúc lâm râm âm ỉ có lúc quặn thắt từng cơn, và thói quen đi đại tiện bị thay đổi. Phần lớn những người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa thường xuyên thấy chướng bụng, đầy hơi, đôi khi có triệu chứng buồn nôn, đắng miệng, ợ chua, ợ nóng…


Để giúp hệ tiêu hóa có thể ổn định và cân bằng, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống của mình. Yếu tố đầu tiên là ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không nên các loại thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ. Nên tránh một số loại thực phẩm cụ thể như: hành, tỏi, bắp cải, rau húng, cần tây, nho khô, mận… Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì nên tránh xa chúng bởi đường lactose trong sữa là thành phần khó tiêu với bộ máy tiêu hóa không được khỏe mạnh. Tránh xa những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
Hạn chế uống nước có gas, cà phê, những loại bánh kẹo nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn….

Ăn uống đúng bữa, nhai kĩ trước khi nuốt để tránh cho dạ dày phải làm việc nhiều. Bổ sung thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày, giảm bớt thịt và các thức ăn giàu chất đạm…
Hạn chế ăn đồ xào rán, nhiều gia vị cay nóng để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa . Đặc biệt những người có tiền sử về bệnh ở đường tiêu hóa cần duy trì chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Nên đảm bảo ăn đủ bữa (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối) để phân bố về năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng. Tránh ăn quá vội vàng, đứng để ăn, ăn quá nhiều trong một bữa.

Ăn chín uống sôi, nên ăn ngay sau khi vừa chế biến. Thức ăn nên chế biến đơn giản, không quá cầu kỳ, không nên cho quá nhiều loại gia vị. Hạn chế ăn đồ chiên, xào, quá nhiều dầu mỡ. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã chế biến tránh ruồi, nhặng đậu vào. Phải rửa tay thật sạch trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.

Không nên mua quá nhiều thực phẩm dự trữ, nấu quá nhiều món, bảo quản thức ăn không tốt sẽ gây nên rối loạn tiêu hoá hoặc có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó thì việc luyện tập thể dục thể thao điều độ và khoa học cũng vô cùng có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn, nó giúp chúng khỏe mạnh hơn. Luyện tập thể dục không chỉ tốt cho tim mạnh, cơ bắp mà giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.

]]>
Rối loạn tiêu hóa có gây suy dinh dưỡng? http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-tieu-hoa-co-gay-suy-dinh-duong-10459/ Wed, 25 Jul 2018 07:05:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-tieu-hoa-co-gay-suy-dinh-duong-10459/ [...]]]>

Con trai tôi 2 tuổi, cân nặng 10kg, cao 80cm nhưng cháu rất lười ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa, táo bón xen kẽ tiêu chảy, đi ngoài lúc lỏng lúc đặc, phân sống lổn nhổn. Xin bác sĩ cho biết làm thế nào để cháu hết rối loạn tiêu hóa và không bị suy dinh dưỡng?

Nguyễn Thị Hạnh (Bắc Ninh)

Rối loạn tiêu hóa

Theo chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới thì con bạn đang bị suy dinh dưỡng thấp còi và có nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân. Nguyên nhân do bé biếng ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa kéo dài làm cho các tuyến tiêu hóa giảm bài tiết các men tiêu hóa và gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột nên ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm thèm ăn. Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và giúp cho bé bắt kịp đà tăng trưởng thì trước tiên bạn cần điều chỉnh chế độ ăn. Cho bé ăn nhiều bữa hơn bình thường, số lượng ít rồi tăng dần lên. Bạn có thể cho bé ăn 5-6 bữa/ngày gồm 3 bữa cháo hoặc thay 1 bữa cháo bằng 1 bữa súp, mỗi bữa khoảng từ 200ml rồi tăng dần lên 200-300ml và 2 bữa sữa bò có ít lactose hoặc sữa đậu nành – ăn thêm sữa chua và quả chín. Bổ sung vi chất dinh dưỡng vitamin A, D, kẽm, canxi… để tăng cường miễn dịch và tăng trưởng chiều cao. Cho bé uống thêm men vi sinh để tái tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy và táo bón đồng thời giúp trẻ ăn ngon miệng. Tùy theo tình trạng thiếu men tiêu hóa chất dinh dưỡng nào (qua xét nghiệm cặn dư phân, PH phân) để sử dụng cho phù hợp. Bạn nên lưu ý chỉ nên cho bé uống men tiêu hóa từng đợt 1-2 tuần, nếu dùng kéo dài sẽ ức chế các tuyến tiêu hóa bài tiết và làm cho cơ thể luôn phụ thuộc vào men tiêu hóa.

PGS.BS. Đào Ngọc Diễn

]]>
Cách chữa rối loạn tiêu hóa của người Nhật Bản http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chua-roi-loan-tieu-hoa-cua-nguoi-nhat-ban-6830/ Sat, 21 Jul 2018 07:23:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chua-roi-loan-tieu-hoa-cua-nguoi-nhat-ban-6830/ [...]]]>

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa ở người lớn có thể do: chế độ ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu bia,… hoặc cũng có thể do bị các bệnh lý như: viêm loét dạ dày, viêm ruột cấp, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, dùng các loại thuốc trị bệnh, thuốc kháng sinh.

Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, đầy bụng, khó chịu

Bản chất của rối loạn tiêu hóa là do mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột, tỷ lệ cân bằng (85% lợi khuẩn – 15% vi khuẩn gây hại) bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn ở đường ruột, nên có các biểu hiện: phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, có mùi tanh, táo bón, đầy bụng, trướng hơi, chán ăn, buồn nôn,… các cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi đại tiện.

Mà lợi khuẩn làm nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong hệ tiêu hóa của con người. Lợi khuẩn tiết enzym tiêu hóa thức ăn, cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, giúp tiêu độc từ nguồn thực phẩm ăn uống hàng ngày, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể (vì 75% kháng thể được sản xuất ở đường ruột nhờ lợi khuẩn).

Các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống. Rối loạn tiêu hóa lâu ngày cũng chính là mầm mống của các bệnh nguy hiểm ở đường ruột: viêm ruột, viêm đại tràng, trĩ,… tình trạng rối loạn tiêu hóa triền miên không điều trị dứt điểm cũng có nguy cơ bị các bệnh ung thư đường ruột.

Cách chữa dứt điểm rối loạn tiêu hóa của người Nhật Bản

Việc cấp thiết điều trị rối loạn tiêu hóa của người Nhật Bản là: Bổ sung ngay lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido) cho đường ruột, vì đây là lợi khuẩn chính yếu, chiếm đến 99,9% tổng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột, sẽ nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tiết enzym để tiêu hóa thức ăn, đào thải cặn bã tạo thành khuôn phân ổn định.

Lợi khuẩn Bifido bám trên hệ lông nhung trên thành ruột hút các chất độc hại và phân hủy, đồng thời tiết dịch nhầy bao phủ lên thành ruột để tạo lớp lá chắn ngăn không cho các tác nhân độc hại tấn công thành ruột.

Lợi khuẩn Bifido đi qua axit dạ dày an toàn xuống tận ruột non và đại tràng

Chính vì vậy, điều trị rối loạn tiêu hóa bằng cách tăng cường bổ sung lợi khuẩn bifido là giải pháp thông minh nhất. Với những người rối loạn tiêu hóa lâu năm cần kiên trì bổ sung trong thời gian dài để tái tạo hệ lông nhung và chữa khỏi hoàn toàn.

Nhưng các loại men vi sinh hiện nay rất ít có thành phần lợi khuẩn Bifido. Nếu có thì tỷ lệ đưa lợi khuẩn bifido sống sót xuống đến đường ruột rất thấp, vì Bifido rất nhạy cảm với môi trường axit dạ dày, nên dễ bị tiêu diệt. Nhưng sản phẩm men vi sinh Bifina của Nhật đã áp dụng công nghệ bảo vệ giọt nước hình cầu có màng kháng axit độc đáo duy nhất trên thế giới giúp đưa lợi khuẩn sống Bifido vào đường ruột với tỉ lệ sống rất cao (lên tới 90%), nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giúp chấm dứt tình trạng rối loạn tiêu hóa nhanh, hiệu quả.

Thực bảo vệ sức khỏe Bifina – Men vi sinh Nhật Bản, giúp giảm dần cho đến hết rối loạn tiêu hóa, tăng cường chức năng tiêu hóa. Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp và mạn tính.

Thành phần: 2,5 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium (Bifido), 1 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus và chất xơ hòa tan Oligosaccharide.

Công dụng:

– Giúp giảm các rối loạn đường ruột do bệnh lý, dùng thuốc kháng sinh kéo dài hoặc nhiễm nhiều loại vi khuẩn gây hại, hóa chất trị liệu gây nên các biểu hiện như: tiêu chảy, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, trướng bụng, đầy hơi, đầy bụng, đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa.

– Giúp tăng cường chức năng tiêu hóa trong các trường hợp: táo bón, viêm đại tràng, chức năng tiêu hóa kém, ăn không tiêu. Không uống được sữa do không dung nạp lactose.

– Giúp cân bằng hệ vi sinh trong tiêu hóa, kích thích sự phát triển của các vi sinh vật có lợi cho sức khỏe, giúp đường ruột khỏe mạnh, đặc biệt với hệ vi khuẩn ở ruột già.

– Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe.

Lưu ý: Uống với nước nguội hoặc sữa (không dùng nước và sữa ấm hoặc nóng). Không nhai, chỉ nuốt, dùng ngay sau khi mở gói.

Sản phẩm của Công ty Morishita Jintan Nhật Bản, được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Ecopath Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 4, số 35A, đường số 1, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

Tư vấn Miễn Phí: 04 73 04 69 69 – 0936 404 366

Website: http://bifina.vn/

SĐK: 9726/2016/ATTP-XNCB

SĐK: 2015/2014/XNQC-ATTP.

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

]]>
Lợi khuẩn Bifidobacterium giúp chấm dứt các rối loạn tiêu hóa http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-khuan-bifidobacterium-giup-cham-dut-cac-roi-loan-tieu-hoa-5436/ Thu, 19 Jul 2018 14:12:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-khuan-bifidobacterium-giup-cham-dut-cac-roi-loan-tieu-hoa-5436/ [...]]]>

Lợi khuẩn là những vi khuẩn có lợi, đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, như cải thiện tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch, cân bằng hệ vi sinh đường ruột… Trong số 500 loại lợi khuẩn khác nhau tại đường ruột, Bifidobacterium là chiếm số lượng nhiều nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón hay phân sống…) ở trẻ nhỏ.

Ts.Bs Phan Bích Nga – Viện dinh dưỡng quốc gia

Chỉ khi hệ vi khuẩn đường ruột có tỷ lệ cân bằng, đường ruột mới hoạt động khỏe mạnh

Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng vô cùng phổ biến ở trẻ em. Trẻ em với hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch hạn chế, do đó rất hay gặp phải chứng rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện phổ biến như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống, trẻ lười ăn hoặc kém hấp thu, … Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, khả năng hấp thu dưỡng chất và sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Bên cạnh đó việc sử dụng thói quen sử dụng kháng sinh không đúng theo hướng dẫn đã dẫn  đến việc rối loạn vi khuẩn đường ruột, góp phần gây ra vấn đề rối loạn tiêu hóa. Kháng sinh làm thay đổi tạm thời các tạp khuẩn, nên sẽ kéo theo tiêu chảy

Như vậy, hệ vi khuẩn đường ruột giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa, tuy nhiên lại có thể bị rối loạn bởi nhiều yếu tố như thức ăn, thuốc và tình trạng bệnh lý. Chỉ khi hệ vi khuẩn đường ruột có tỷ lệ cân bằng (85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn) thì đường ruột mới hoạt động khỏe mạnh và trẻ mới có hệ tiêu hóa ổn định.

Trong đường ruột của trẻ, có khoảng hơn 500 loại lợi khuẩn khác nhau, nhưng có 2 loại lợi khuẩn nổi trội là  Bifidobacterium và Lactobacillus. Trong đó, Bifidobacterium có tỷ lệ gấp 100 lần so với Lactobacillus trong đường ruột và cư trú của yếu ở đại tràng, làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn khó tiêu, đào thải chất cặn bã giúp tạo thành khuôn phân. Theo một nghiên cứu (Yoshioka et al 1991), Bifidobacterium chiếm trên 95% hệ vi khuẩn ruột ở trẻ bú mẹ. Sự gia tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh bú mẹ một phần là do lợi  khuẩn Bifidobacterium chiếm ưu thế trong vi khuẩn đường ruột đem lại. Số lượng Bifidobacterium trong đường ruột của trẻ sơ sinh bú bình ít hơn trẻ bú mẹ. Lợi khuẩn này chiếm ưu thế trong thời kỳ sơ sinh, sau đó giảm dần khi bắt đầu cai sữa, và các hại khuẩn như Bacteroides, Eubacterium bắt đầu gia tăng. Điều này lý giải vì sao, ở trẻ không bú mẹ hoặc sau khi cai sữa mẹ thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa hơn, hay ốm bệnh và có hệ miễn dịch kém hơn.

Khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt thì chắc chắc các bậc cha mẹ sẽ có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp. Vì vậy, buổi tọa đàm online với chủ đề: “Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ” diễn ra vào lúc 20h – 21h30 ngày 23/11/2017 trên Fanpage: https://www.facebook.com/menvisinhnhogiot/, sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp được tất cả thắc mắc về bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Giải pháp chấm dứt rối loạn tiêu hóa tự nhiên và an toàn cho trẻ

Bổ sung lợi khuẩn tốt nhất từ men vi sinh, đặc biệt là những lợi khuẩn sống, được đưa vào tận đường ruột là giải pháp giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh và tăng cường miễn dịch. Men vi sinh có thể được bào chế ở dạng đông khô (Khi hạ nhiệt độ xuống thấp thì vi khuẩn sẽ trở nên khô như bột nhưng không bị hủy diệt. Chúng sẽ sống trở lại lúc được uống vào); loại đông khô này thường ở dạng viên nang và dạng bột. Dạng bột pha trong nước, khi đi qua dạ dày thường bị hao tổn một lượng nhất định bởi acid dạ dày.

Gần đây những tiến bộ khoa học giúp bào chế ở dạng nhỏ giọt (lợi khuẩn được bảo quản trong dầu thực vật) đã khắc phục được hoàn toàn điểm hạn chế này của men vi sinh dạng đông khô.

 

Tiêu biểu cho sản phẩm men vi sinh dạng nhỏ giọt là sản phẩm men vi sinh L – Bio Plus. Đây là sản phẩm có chứa duy nhất 1 chủng lợi khuẩn Bifidobacterium được điều chế dưới dạng nhỏ giọt, đảm bảo lợi khuẩn này được hấp thu 100% khi vào tới đường ruột giúp trẻ có cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho bé yêu.

L – Bio Plus – Men vi sinh nhỏ giọt nhập khẩu Đan Mạch, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, dùng được cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Website:  https://menvisinhnhogiot.com/

Facebook: https://www.facebook.com/menvisinhnhogiot/

Tổng đài tư vấn: 098 457 37 73

GPQC số: 01681/2017/ATTP – XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

Ts. Bs Phan Bích Nga Viện Dinh Dưỡng Quốc gia

 

]]>
Cách dùng thuốc khi bị rối loạn tiêu hoá do ăn uống http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-dung-thuoc-khi-bi-roi-loan-tieu-hoa-do-an-uong-4855/ Thu, 19 Jul 2018 12:59:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-dung-thuoc-khi-bi-roi-loan-tieu-hoa-do-an-uong-4855/ [...]]]>

Đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng khó tiêu là cảm giác đầy trướng bụng, tức bụng, ậm ạch khó chịu, thường xảy ra sau khi ăn nhưng cũng có khi suốt ngày và tăng lên sau khi ăn. Nguyên nhân là do có sự tích khí trong đường tiêu hóa, do tiêu hóa không tốt, thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày. Khi bị cảm giác này có thể dùng gừng giã nhỏ lấy nước hoà với nước ấm sẽ giúp giảm triệu chứng này. Ngoài ra có thể dùng một số thuốc sau, nhưng cũng chỉ dùng trong khoảng 5-7 ngày,  nếu tình trạng không được cải thiện cần đi khám bệnh:

Maalox: Được dùng khi bị chứng khó tiêu đầy bụng kèm theo ợ chua do thừa axit dịch vị. Thuốc có tác dụng kháng axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc thực quản, niêm mạc dạ dày tá tràng, điều trị chứng đầy bụng chậm tiêu. Dùng thuốc sau ăn từ 30 – 60 phút.

Domperidon: Dùng khi sự co bóp dạ dày kém đưa đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm. Thuốc có tác dụng điều hòa nhu động dạ dày – ruột, trị các chứng đầy bụng, buồn nôn. Không dùng thuốc cho người có tiền sử chảy máu dạ dày – ruột, nghẽn ruột, phụ nữ có thai.

Neopeptine: Đây là men tiêu hoá sẽ giúp thức ăn tiêu hoá dễ dàng hơn giảm cảm giác đầy bụng chướng hơi.

Khi bị đầy bụng khó tiêu cần sử dụng thuốc theo chỉ điịnh của bác sĩ.

Phân lỏng hoặc tiêu chảy

Khi bị rối loạn tiêu hoá người bệnh có thể đi ngoài phân lỏng, thậm chí nhiều nước (tiêu chảy).

Nếu đi phân lỏng có thể dùng berberin (được chiết xuất từ cây hoàng đằng).  Thuốc này được xem là một loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột, được chỉ định trong hội chứng lỵ do trực khuẩn, viêm ruột, tiêu chảy… Ngoài ra, berberin còn có tác dụng làm tăng tiết mật, giúp tiêu hóa tốt.

Nếu tiêu chảy, việc đầu tiên cần bù nước và điện giải bằng cách uống dung dịch oresol (cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên bao bì/nhãn của sản phẩm). Trong trường hợp không có sẵn oresol có thể thay bằng nước cháo muối hoặc đường muối pha 1 thìa cà phê muối với 8 thìa đường trong 1 lít nước sẽ được dung dịch để uống khi bị tiêu chảy.

Không được dùng thuốc để cầm tiêu chảy, vì trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, chất độc, dùng thuốc cầm ngay tiêu chảy không có lợi, cơ thể cần tiêu chảy để tống chất độc ra khỏi cơ thể. Chỉ khi tiêu chảy không khu trú, kéo dài mới tính tới chuyện dùng thuốc cầm tiêu chảy như loperamid (tốt nhất  là dùng theo chỉ định của bác sĩ). Khi bị tiêu chảy nặng hoặc tiêu chảy hơn 3 ngày cần đi khám bệnh để được xử lý kịp thời, thích hợp.

DS. Hoàng Thu Thủy

]]>