rối loạn tiền đình – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 24 Oct 2018 04:49:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png rối loạn tiền đình – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Biện pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-phap-phong-ngua-roi-loan-tien-dinh-16531/ Wed, 24 Oct 2018 04:49:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-phap-phong-ngua-roi-loan-tien-dinh-16531/ [...]]]>

Nguyễn Thu Hương(Hà Nội)

Rối loạn tiền đình là bệnh ngày càng phổ biến với tỷ lệ người mắc có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Bệnh không phân biệt tuổi tác và nghề nghiệp.

Mức độ bệnh rối loạn tiền đình có thể nhẹ hoặc cũng có thể diễn biến nặng và nghiêm trọng tùy từng thể trạng của người bệnh. Là bệnh rất phổ biến gặp phải ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh dễ bị nhầm lẫn do có các biểu hiện tương tự với bệnh thiểu năng tuần hoàn não và vì thế ít được chữa trị kịp thời.

Có khá nhiều nguyên nhân gây chứng rối loạn tiền đình như: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống…), bệnh lý của cột sống cổ (thoái hóa, thoát vị, viêm, hẹp thân đốt sống…) bệnh lý rối loạn chuyển hóa mỡ (rối loạn chuyển hóa lipid), bệnh lý tim mạch, bệnh lý của hệ tạo máu…

Về điều trị rối loạn tiền đình ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men và thời gian, tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ. Chóng mặt do rối loạn tiền đình cần phải dùng thuốc và chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Để phòng ngừa bệnh, cần thường xuyên tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy.  Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính. Tránh thay đổi tư thế đột ngột.

ThS. Nguyễn Thu

]]>
Rối loạn tiền đình – Làm sao tránh? http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-tien-dinh-lam-sao-tranh-16348/ Wed, 10 Oct 2018 15:20:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-tien-dinh-lam-sao-tranh-16348/ [...]]]>

Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể. Tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm cho cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn… Đó chính là hội chứng rối loạn tiền đình.

Biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn chức năng tiền đình là bệnh lý khá thường gặp trong lâm sàng. Đây không phải là một cấp cứu nội khoa nhưng những trường hợp nặng, khởi bệnh cấp tính có ảnh hưởng nhiều tới khả năng lao động và tâm lý người bệnh.

Biểu hiện của rối loạn tiền đình đầu tiên là cảm giác chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn. Nặng hơn người bệnh sẽ mất thăng bằng không giữ được tư thế, ù tai, không thể bước đi, dễ ngã.

Rối loạn tiền đình Cảnh giác với biểu hiện chóng mặt.

Chóng mặt: Ban đầu cảm giác chóng mặt chỉ thoáng qua nhưng càng về sau thì cảm giác này càng tăng dần và tần suất cũng tăng theo. Cảm giác cơ bản sẽ là đầu óc lâng lâng, quay cuồng và nặng trĩu, bạn thường dễ mất thăng bằng và bị ngã.

Mất thăng bằng: Cơ thể bạn mất thăng bằng và không thể đứng vững được.

Mất ý thức hoặc ngất: Người bệnh sẽ có cảm giác mất ý thức hoặc đột nhiên bị ngất, đi cùng đó là đổ mồ hôi, buồn nôn, thị lực giảm nhưng chỉ là thoáng qua.

Loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể khác nhau, tuy nhiên chúng đều nguy hiểm và khó mô tả. Những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn tiền đình có dấu hiệu thiếu tập trung, lười biếng, quá lo lắng hoặc tìm kiếm sự chú ý. Họ có thể gặp khó khăn trong hoạt động tại nơi làm việc hay trường học, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hàng ngày hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.

Tại sao bị rối loạn tiền đình?

Hệ thống tiền đình nằm ở mê đạo thuộc tai trong, có ba vòng bán khuyên nằm theo ba chiều không gian tại tai trong. Các thụ thể của hệ thống tiền đình là các tế bào có tiêm mao tiếp nhận cảm giác gia tốc góc hoặc gia tốc thẳng do sự di chuyển của đầu trong không gian nhờ sự di chuyển của nội dịch trong các vòng bán khuyên. Sự nhận biết này thông qua hai cơ quan là bào nang và bao nang. Thần kinh tiền đình sẽ dẫn truyền thông tin này tới các nhân tiền đình ở cầu não. Có bốn nhân tiền đình ở cầu não, các nhân này còn tiếp nhận các thông tin về thị giác và cảm giác sâu, có đường liên hệ với các nhân thuộc tiểu não. Các nhân này xử lý các thông tin về điều hoà các phản xạ chống trọng lực để giữ thăng bằng của cơ thể, cho vỏ não có thông tin về vị trí của đầu trong không gian.

Tham gia vào chức năng tiền đình còn có các chất dẫn truyền trung gian hoá học. Ở trung ương và ngoại vi có 3 chất là: Glutamat (có tác dụng duy trì sự phóng điện ổn định của neuron tiền đình trung ương, tham gia điều biến cung phản xạ tiền đình), acetylcholin (là chất kích thích tại các si – náp), GABA (tác nhân ức chế các mép nhân tiền đình giữa, đường liên hệ tế bào Purkinje tiểu não với các nhân tiền đình). Ở trung ương có thêm 3 chất khác là dopamin (có chức năng làm tăng bù trừ tiền đình), norepinephrin (có vai trò điều biến cường độ các đáp ứng trung ương đối với kích thích tiền đình, tạo điều kiện cho việc bù trừ của hệ thần kinh trung ương) và histamin (về vai trò của histamin các tác giả cho rằng chất trung gian hoá học này chỉ có ở trung ương, nhưng vai trò của nó với chức năng tiền đình chưa được biết rõ).

Tất cả sự rối loạn hoặc không đồng bộ các thông tin của hệ thống tiền đình sẽ gây tình trạng chóng mặt và các triệu chứng kèm theo.

Rối loạn tiền đình thường do nhiều nguyên nhân gây nên. Căn cứ vào vị trí tổn thương có thể có các nguyên nhân chính sau:

Tổn thương tiền đình trung ương: Bao gồm các bệnh lý như thiểu năng tuần hoàn não hệ sống – nền; thiếu máu não cục bộ tạm thời; đột qụy não; chấn thương sọ não; parkinson; xơ não tuỷ rải rác…

Tổn thương tiền đình ngoại vi: Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính; bệnh Ménière; viêm thần kinh tiền đình; bệnh lý tai…

Ngộ độc các thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng lao. Ngoài ra còn có nguyên nhân liền quan đến yếu tố tâm lý…

Làm thế nào để chẩn đoán?

Bác sĩ kết hợp thông tin về bệnh sử và các triệu chứng kết hợp với khám lâm sàng để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán nhằm đánh giá chức năng hệ tiền đình và loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành các quy trình kiểm tra, bao gồm:

Ghi điện rung giật nhãn cầu (ENG): Quy trình này chỉ một nhóm các xét nghiệm hoặc xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt nhằm đo chuyển động của mắt để đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề về thần kinh.

Xét nghiệm xoay vòng: Xét nghiệm xoay vòng là một cách khác để đánh giá mắt và tai trong làm việc với nhau như thế nào. Những xét nghiệm này cũng sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt.

MRI: MRI sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể được quét. MRI não có thể phát hiện các khối u, đột quỵ và sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây chóng mặt hoặc ngất.

Âm ốc tai (OAE): Xét nghiệm âm ốc tai cung cấp thông tin về các tế bào lông trong ốc tai làm việc như thế nào bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào tóc với một loạt các cú nhấp được tạo ra bởi một loa nhỏ chèn vào trong ống tai.

Rối loạn tiền đìnhThiếu máu não cục bộ tạm thời là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

Điều trị như thế nào?

Trước tiên là phải để bệnh nhân ở tư thế nằm đầu thấp, cố định đầu, nơi ít ánh sáng, tránh di chuyển. Nếu bệnh nhân có nôn nhiều phải cho thuốc chống nôn đường tiêm như papaverin 40mg hoặc primperan 10mg tiêm bắp; truyền dịch, bù nước – điện giải nếu có điều kiện.

Chống chóng mặt bằng các nhóm thuốc:

Các thuốc nhóm kháng histamin: Vừa có hiệu quả tới chứng chóng mặt, vừa làm giảm triệu chứng nôn và buôn nôn. Tác dụng phụ của nhóm này là có thể gây ngủ nhẹ nên không dùng trong khi điều khiển phương tiện giao thông.

Acetylleucin: Có cả dạng viên và tiêm tĩnh mạch; dạng tiêm tĩnh mạch nên tiêm chậm vì nếu tiêm nhanh có thể gây hồi hộp, trống ngực, mạch nhanh. Thường được dùng ở giai đoạn cấp tính.

Nhóm ức chế calci chọn lọc mạch máu não: Hay sử dụng nhất hiện nay là flunarizin, nên uống trước khi ngủ vì cũng có tác dụng an thần nhẹ. Các thuốc khác có thể dùng như cinnarizin.

Nhóm benzodiazepin: Đây là các thuốc trấn tĩnh nhẹ, có thể dùng trong trường hợp bệnh nhân quá lo lắng vì chóng mặt. Tuy nhiên, có thể gây quen và lệ thuộc thuốc nên phải có hướng dẫn kỹ, tránh lạm dụng thuốc.

Nhóm tăng tuần hoàn tiền đình, tuần hoàn não: Nhóm này thường được sử dụng sau giai đoạn cấp, thường để điều trị duy trì, sử dụng lâu dài.

Tập bù trừ tiền đình: Thường tập khi nghĩ tới chóng mặt tư thế lành tính. Nếu chóng mặt do thiểu năng động mạch đốt sống – thân nền thì không nên tập vì có thể gây thiếu máu não. Nên tập có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Có thể áp dụng cách tập tại chỗ sau đây:

Khi cấp tính: Tập ở tư thế nằm, đưa mắt sang hai bên, lên xuống, thực hiện động tác chậm rồi nhanh dần, nhìn một vật di chuyển qua lại trước mắt 20cm.

Khi qua giai đoạn cấp: Tập ở tư thế đứng, đang ngồi từ từ đứng dậy, sau đó đi, lên xuống cầu thang, xoay người kết hợp mở mắt và nhắm mắt.

BS. Nguyễn Đăng Khánh

]]>
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-roi-loa%cc%a3n-tien-dinh-15024/ Sat, 11 Aug 2018 05:57:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-roi-loa%cc%a3n-tien-dinh-15024/ [...]]]>

Cách đây 3 tháng, tôi có cắt amidan, sau đó tôi có việc phải suy nghĩ căng thẳng, từ đó tôi thấy cơ thể luôn mệt mỏi, mắt nhìn mờ nhòe, di chuyển hay khi thay đổi tư thế đột ngột, cảm giác bồng bềnh, đi khám bác sĩ chẩn đoán rối loạn tiền đình… Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân? Cách điều trị?

Hoàng Văn Vân ( Hà Nội)

roi loan tien dinh

Rối loạn tiền đình là hội chứng do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân trực tiếp: u dây thần kinh, u não, viêm tai giữa… gây tổn thương thần kinh số 8 (con đường dẫn truyền thông tin từ não bộ đến hệ thống tiền đình). Nguyên nhân gián tiếp như: thiếu máu, mất ngủ, stress, huyết áp thấp, tắc nghẽn động mạch…, trong đó, stress (hay lo lắng, căng thẳng, mất ngủ..) được xem là nguyên nhân quan trọng gây tình trạng rối loạn tiền đình. Vì stress làm cơ thể sản sinh lượng lớn hormon cortisol dẫn đến các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch… gây tổn thương tới hệ thần kinh, trong đó có thần kinh 8. Ngoài ra, môi trường sống, thói quen sinh hoạt, thay đổi thời tiết là yếu tố nguy cơ tái phát bệnh. Mức độ bệnh có thể nhẹ hay nặng tuỳ cơ địa từng người. Điều trị tuỳ nguyên nhân, trường hợp của bạn (thuộc nguyên nhân gián tiếp tức do stress, còn cắt amidan thì không ảnh hưởng nhiều (trừ phi có biến chứng chảy máu nhưng trong thư bạn nói đã lành). Trường hợp của bạn cần khám chuyên khoa thần kinh và tai mũi họng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định chụp Xquang, CTscan và cộng hưởng từ để tìm nguyên nhân, từ đó sẽ tư vấn phương pháp điều trị cụ thể. Ngoài ra, bạn cần thư giãn, tránh stress.

BS. Hoàng Văn Thái

]]>
Những điều cần biết về rối loạn tiền đình http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-can-biet-ve-roi-loan-tien-dinh-14898/ Wed, 08 Aug 2018 16:28:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-can-biet-ve-roi-loan-tien-dinh-14898/ [...]]]>

Rối loạn tiền đình là gì?

Khả năng giữ thăng bằng cơ thể tùy thuộc vào các cảm giác đến từ ba vùng chính: mắt, tai trong và các thớ thịt, khớp xương (cảm giác sâu). Bộ phận mê đạo và tiền đình ở tai trong có trách nhiệm cung cấp tín hiệu cho não bộ các cảm giác về tư thế và các chuyển động của cơ thể được các bộ phận này ghi nhận. Sau đó não bộ tiếp nhận, phân tích, phối hợp các tín hiệu này để giữ vững cơ thể. Khi não bộ không bắt được các tín hiệu này hoặc các tín hiệu không rõ rệt, trái ngược nhau thì ta sẽ bị mất thăng bằng. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo… gây khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Say sóng khi đi tàu, chóng mặt khi ngồi xe là do cơ chế này. Ngồi trong máy bay, khi gặp gió bão, máy bay chòng chành, tuy ta không nhìn thấy được sự thay đổi bên ngoài, nhưng bộ phận tai trong tiếp nhận được sự dao động, ta cảm thấy choáng váng, xây xẩm mặt mày…

Nguyên nhân và triệu chứng

Rối loạn tiền đình không phải là một bệnh mà là một hội chứng, báo hiệu nguy cơ của một bệnh lý nào đó với các biểu hiện như mất thăng bằng, buồn nôn, nôn, chóng mặt.

Thường thì bệnh nhân mô tả chung chung, mơ hồ về mức độ nặng, nhẹ, thời gian mắc bệnh… Một số than phiền thường gặp là mất thăng bằng, đi không vững, cảm giác chóng mặt, mọi vật chung quanh đang quay hay di động; đầu lâng lâng, muốn ngã, xỉu, yếu, mệt, kém tập trung; mắt mờ khi quay cổ hay cử động đầu, buồn nôn, ói mửa… Các triệu chứng bất thường trong thời gian ngắn hoặc lâu hơn. Dựa vào vị trí tổn thương của hệ tiền đình, người ta chia làm hai loại: RLTĐ (hội chứng tiền đình) ngoại biên và trung ương.

 

Hệ thống tiền đình

Hội chứng tiền đình ngoại biên: Do tổn thương tai trong hay thần kinh số VIII, xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu… Thường gặp với biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế. Đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được. Cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Bệnh thường xảy ra sau chấn thương vùng đầu. Ngoài ra bệnh lý thoái hóa cột sống cổ gây cản trở mạch máu ở hệ đốt sống thân nền cũng là nguyên nhân gây nên RLTĐ ngoại biên. RLTĐ ngoại biên còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng…

Hội chứng tiền đình trung ương: Do tổn thương các nhân tiền đình hay các đường liên hệ của nhân này trong thân não. Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh đi đứng khó khăn. Khi thay đổi tư thế người bệnh bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Hội chứng tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não. Nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu… Khi có những triệu chứng như chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý RLTĐ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có hướng chữa trị thích hợp, và càng sớm càng tốt.

Ai dễ mắc bệnh?

Rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, những người ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh dễ làm co cứng các cơ cạnh đốt sống cổ, gây chèn ép các mạch đốt sống, dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi vùng não bộ gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát. Do đó, để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, không nên ngồi lâu khi làm việc văn phòng. Ngoài ra, người làm việc trong môi trường ồn ào, áp lực trong công việc, cuộc sống… nhất là những người phải làm việc một chỗ, không gian kín, ít di chuyển, ít vận động. Các bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ nặng chèn ép động mạch đốt sống gây thiếu máu vận chuyển nuôi vùng não thuộc hệ sống nền như thân não, tiểu não, dẫn đến RLTĐ. Thay đổi thời tiết, rối loạn nội tiết tuổi tiền mãn kinh, người cao tuổi có bệnh lý tăng huyết áp, vữa xơ động mạch… cũng là những yếu tố nguy cơ mắc phải hội chứng này.

Điều trị bệnh thế nào?

Rối loạn tiền đình là một hội chứng, không phải là một bệnh lý nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cần phải tìm nguyên nhân gây ra hội chứng này để điều trị căn nguyên.

Trong mọi trường hợp, khi xảy ra chóng mặt cấp tính, triệu chứng hay gặp của hội chứng tiền đình cần phải điều trị triệu chứng vì cho dù các cơn chóng mặt có thể tự khỏi nhưng bệnh nhân rất khó chịu và sợ hãi vì các triệu chứng này.

Dùng thuốc:

Việc sử dụng thuốc phải được tư vấn của các bác sĩ lâm sàng. Một số thuốc sau đây đã được đánh giá tốt như: các thuốc thuộc nhóm kháng histamin như: promethazine, dimenhydrinate, scopolamine… Các thuốc này làm giảm ngay triệu chứng chóng mặt, chống nôn nhưng tác dụng phụ là buồn ngủ ngây ngất. Có thể dùng thuốc làm giảm chóng mặt, buồn nôn như acetylleucin. Nhóm thuốc ức chế calci: cinnarizin, flunarizin; nhóm benzodiazepines (diazepam): làm giảm lo lắng, an thần. Ngoài ra, cần điều trị hỗ trợ, tăng tuần hoàn não: (gingkor giloba, piracetam…).

Dự phòng cơn chóng mặt kịch phát:

Tránh những tư thế gây chóng mặt, uống đủ nước mỗi ngày, tránh dùng những thức ăn – uống ngọt quá hay mặn quá sẽ làm tăng thể tích dịch của cơ thể và tai trong, vì khi có sự thay đổi về thể tích dịch trong thành phần của tai trong (tăng hay giảm) có thể gây khởi phát cơn chóng mặt. Tránh uống cafe hay thức uống có cồn vì sẽ làm ù tai nặng hơn, gây lợi tiểu mất nước. Tránh những loại thực phẩm có chứa acid amin tyramine vì có thể gây khởi phát bệnh Migraine (thể nhức đầu kèm chóng mặt) như: rượu vang đỏ, gan gà, thịt xông khói, sữa chua, chocolate, chuối, cam, quýt, sung, phô mai, các loại hạt…; tránh một số thuốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn tiền đình như: aspirin làm ù tai nhiều hơn, steroids gây giữ nước làm rối loạn điện giải; chất nicotin trong thuốc lá gây biến chứng vữa xơ hẹp mạch máu, làm tăng huyết áp, giảm máu đến vùng tai trong; không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính; tránh quay cổ hoặc đứng lên, ngồi xuống quá nhanh; tránh leo trèo cao, tránh đọc sách báo khi đang ngồi xe; tránh căng thẳng, lo âu, hoảng hốt… thái quá; nên ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

Hợp tác tốt với thầy thuốc để được điều trị tốt:

Mặc dù chóng mặt ít khi là triệu chứng của bệnh lý trầm trọng, nhưng nếu thấy xuất hiện một trong những triệu chứng sau đây thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám và xác định nguyên nhân: chóng mặt kèm đau đầu đột ngột; mờ mắt, nhìn không rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác, mất định hướng thời gian, không gian, nói khó khăn, chóng mặt, lảo đảo, muốn té… đau tức ngực, nhịp tim bất thường. Các triệu chứng đó có thể là báo hiệu cho những bệnh lý nặng như: u não, đột qu ỵ não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.

Điều trị RLTĐ ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men và thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ chế độ y lệnh của bác sĩ.

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc

]]>
Rối loạn tiền đình ngoại biên http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-tien-dinh-ngoai-bien-13215/ Mon, 30 Jul 2018 15:02:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-tien-dinh-ngoai-bien-13215/ [...]]]>

Vũ Mạnh Tuấn (Thái Bình)

Rối loạn tiền đình ngoại biên là rối loạn chức năng của các cấu trúc ở tai trong (chỗ của các ống bán khuyên) hoặc của dây thần kinh số 8.

Rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp với biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế. Đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.

Tuy nhiên, nhiều người bị rối loạn tiền đình ngoại biên nặng có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng…

Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do rượu, do dùng các thuốc gây tổn thương tiền đình như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau…

BS. Nguyễn Thanh Sơn

]]>
Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình ngoại biên http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-roi-loan-tien-dinh-ngoai-bien-11088/ Wed, 25 Jul 2018 08:56:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-roi-loan-tien-dinh-ngoai-bien-11088/ [...]]]>

Rối loạn tiền đình là bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Trong rối loạn tiền đình có hai loại là: rối loạn tiền đình trung tâm và rối loạn tiền đình ngoại biên. 90% trên tổng số những người mắc bệnh về tiền đình là mắc hội chứng rối loạn tiền đình ngoại biên, có thể thấy con số này rất lớn và đáng lo ngại.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên là một dạng rối loạn tiền đình phổ biến. Bệnh tiền đình ngoại biên được hiểu là hội chứng rối loạn chức năng các cấu trúc bên trong của tai, thuộc về dây thần kinh 8. Biểu hiện “không lẫn vào đâu được” của bệnh này là bị chóng mặt khi thay đổi tư thế.

Rối loạn tiền đình ngoại biên tuy là bệnh lành tính nhưng nếu kéo dài vẫn sẽ gây ra nhiều sự khó chịu cho người bệnh. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như: nặng đầu, chóng mặt, choáng váng, di chuyển khó khăn, sợ ánh sáng… gây ra những ảnh hưởng không tốt tới công việc và sinh hoạt hằng ngày. Nếu bệnh trở thành mạn tính sẽ gây ra rất nhiều bất tiện thậm chí cả nguy hiểm cho người bệnh. Thử tưởng tượng cơn chóng mặt ập đến khi bạn vừa tham gia giao thông hay đang đi thang cuốn trong trung tâm thương mại. Thật là nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên. Có thể kể tới một vài nguyên nhân chủ yếu, đối tượng “lý tưởng” của chứng bệnh tiền đình ngoại biên là: người bị các bệnh lý ở tai trong, viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai. Người dùng bia rượu quá nhiều. Trường hợp bị tác dụng phụ của một số loại thuốc: kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị, ung thư, xạ trị, thuốc giảm đau,… dẫn đến tổn thương dây thần kinh số 8, gây tổn thương tiền đình – ốc tai… Người bị co thắt động mạch cột sống dẫn đến việc bị mắc rối loạn tiền đình ngoại biên (thường gặp ở dân văn phòng, ngồi làm việc với máy tính liên tục trong thời gian dài lại bật điều hòa liên tục dễ bị ảnh hưởng lên cột sống).Cấu tạo hệ thống tiền đình ở tai trong.

Cấu tạo hệ thống tiền đình ở tai trong.

Các dạng rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên được chia ra làm hai dạng là rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ và rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng. Tùy theo triệu chứng của bệnh mà các nhà nghiên cứu đã chia ra làm hai dạng của bệnh. Biểu hiện đặc trưng của hai dạng rối loạn tiền đình ngoại biên này là:

Rối loạn tiền đình ngoại biên ở thể nhẹ: người bệnh thường có biểu hiện chóng mặt, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi; chóng mặt xảy ra sau chấn thương nhẹ ở vùng đầu; ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên.

Rối loạn tiền đình ngoại biên ở thể nặng: còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn rất nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng…

Lưu ý: Tình trạng chóng mặt, hoa mắt ở hội chứng tiền đình ngoại biên là điều mà bệnh nhân rất đáng ngại. Ở mức độ nhẹ thì những dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, còn ở mức độ nặng thì những dấu hiệu này thường tồn tại trong khoảng thời gian dài. Nặng hơn nữa là không thể di chuyển, luôn chỉ nằm hay ngồi một tư thế, hay bị nôn thốc nôn tháo và luôn cảm thấy mọi vật xung quanh mình luôn di chuyển mặc dù những vật ấy đang đứng yên. Cơ thể thường lao đao, choáng váng, mất tập trung, ngồi xuống đứng lên rất dễ bị ngã và gây khó khăn trong việc di chuyển.

Làm gì khi bị mắc rối loạn tiền đình ngoại biên?

Rối loạn tiền đình ngoại biên nói riêng hay rối loạn tiền đình nói chung, khi mắc phải sẽ gây cho người bệnh những hiện tượng không mấy thoải mái về mặt sức khỏe. Gây suy kiệt về tinh thần và sức lực, dẫn đến làm việc và học tập không hiệu quả, thậm chí gây nguy hiểm nếu phải đi lại nhiều. Có thể thấy những biểu hiện của hội chứng làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn, khiến cho bạn không muốn làm bất cứ một công việc gì dù là nhỏ nhất. Hãy biết cách phòng chống hội chứng đừng để hội chứng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Để phòng bệnh rối loạn tiền đình, mọi người cần tuân thủ những điều sau:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Luôn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không được để cho cơ thể ở trong tình trạng thiếu chất, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, uống nhiều nước, nói không với rượu bia và các chất kích thích khác, hạn chế ăn đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ, tuyệt đối không được bỏ bữa, nhịn ăn.

Vận động mỗi ngày: Điều này cực kỳ cần thiết, đặc biệt đối với những ai làm việc 8 tiếng mỗi ngày tại văn phòng. Do quỹ thời gian vận động của nhóm người này rất ít nên cần phân bổ thời gian một cách hợp lý để có khoảng thời gian tập luyện thể dục mỗi ngày. Một số bài tập thể dục bạn có thể tập như đi bộ, đạp xe, chạy bộ cho hiệu quả rất tốt trong việc phòng và điều trị bệnh.

Hơn nữa, cần giảm thiểu được những áp lực, stress, căng thẳng thường gặp trong cuộc sống, luôn giữ cho tinh thần luôn được sảng khoái, thoải mái. Hạn chế làm những công việc nặng nhọc, không được làm việc quá sức, điều này gây tổn hại rất nhiều đến sức khỏe và rất dễ mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình.

Trong khi phải dùng thuốc điều trị các bệnh khác, nếu gặp phải các tác dụng phụ, gây ra các dấu hiệu của hội chứng tiền đình, thì cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có giải pháp hợp lý.

BS. Minh Hoàng

]]>