rối loạn mỡ máu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 16:20:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png rối loạn mỡ máu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Làm gì khi bị rối loạn mỡ máu? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-bi-roi-loan-mo-mau-14826/ Wed, 08 Aug 2018 16:20:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-bi-roi-loan-mo-mau-14826/ [...]]]>

Tôi năm nay 49 tuổi, đi xét nghiệm mỡ máu có kết quả như sau: cholesterol 5.76 mmol/l, triglyceride 3,62 mmol/l,HDL-C 1,06 mmol/l, LDL-C 3,05 mmol/l. Xin hỏi bác sĩ với kết quả như vậy tôi có bệnh gì không? Nếu có bệnh thì điều trị như thế nào? Nên kiêng cữ những thức ăn nào?

[email protected]

Theo kết quả xét nghiệm máu thì chị bị tăng lipid máu thể hỗn hợp, nghĩa là vừa tăng cholesterol máu vừa tăng triglycerid máu. Mục tiêu chung là ăn giảm acid béo, giảm chất béo bão hòa chủ yếu có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều các chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ và thịt các loại giáp xác như tôm, cua có chứa nhiều chất béo bão hòa. Ăn nhiều chất xơ, nhiều rau tươi, nhiều cá, ít thịt và muối, “không ngày nào là không ăn hoa quả”. Không ăn bơ và cream, dầu ôliu. Với các bệnh nhân chỉ tăng cholesterol máu, nên ăn kiêng mỡ lợn, mỡ gà, dầu dừa, dầu cọ, các phủ tạng động vật như gan, lòng, óc, bầu dục… các thịt tạp vụn như cổ, cánh, da… Hạn chế ăn trứng gà, vịt với các bệnh nhân có kèm theo tăng triglycerid. Thực hiện chế độ ăn hợp lý kết hợp việc tập luyện thường xuyên sau một thời gian không hiệu quả thì cần điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Quang Anh

]]>