rối loạn lo âu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 26 Nov 2018 15:30:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png rối loạn lo âu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Dấu hiệu nhận diện rối loạn lo âu http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-dien-roi-loan-lo-au-17068/ Mon, 26 Nov 2018 15:30:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-dien-roi-loan-lo-au-17068/ [...]]]>

Rối loạn lo âu là một trong những chứng bệnh rối loạn tâm lý rất phổ biến. Người bệnh thường rơi vào trạng thái lo âu quá mức trước một tình huống hay sự việc nào đó, thậm chí là một sự lo lắng rất vô lý. Tình trạng này kéo dài liên tục, lặp đi lặp lại và ảnh hưởng đến sự thích nghi của người bệnh với cuộc sống.

Rối loạn lo âu là một trong những chứng bệnh thuộc dạng tâm thần nhẹ phổ biến ở Mỹ, tuy nhiên ở Việt Nam nhiều người vẫn chưa chấp nhận rằng mình bị bệnh tâm thần. Thường có xu hướng né tránh và thường đi khám các chuyên khoa khác như tim mạch, thần kinh, tuy nhiên khi các bác sĩ nói rằng bị các vấn đề về tâm thần và khuyên đi khám tâm thần thì người bệnh không hợp tác.

Điều đáng nói là, rối loạn lo âu thường xảy ra đồng thời với một số bệnh khác như trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi… nên rất nguy hiểm. Bên cạnh những tác hại dễ thấy về tâm lý, khiến người bệnh luôn trong trạng thái sợ hãi, mất niềm tin vào cuộc sống, rối loạn lo âu còn gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe, điển hình là các vấn đề về tim mạch, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính…

Rối loạn lo âu ngày càng phổ biến ở giới trẻ. Ngoài yếu tố di truyền, hiện nay, bệnh này ngày càng dễ mắc phải là do căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Những dấu hiệu dưới đây giúp mọi người nhận diện bệnh rối loạn lo âu để đi khám và điều trị kịp thời.

Lo lắng quá mức hoặc sợ hãi một cách vô lý là biểu hiện của rối loạn lo âu.

Lo lắng quá mức hoặc sợ hãi một cách vô lý là biểu hiện của rối loạn lo âu.

Lo lắng quá mức và mất kiên nhẫn

Quá lo lắng là dấu hiệu điển hình của rối loạn lo âu. Lo lắng quá nhiều về việc hàng ngày, từ việc lớn đến nhỏ. Người bệnh suy nghĩ, lo lắng kéo dài trên 6 tháng, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày và kèm theo các triệu chứng đáng chú ý như: mệt mỏi, căng cơ, đau nhức toàn người.

Một trong những triệu chứng đầu tiên của rối loạn lo âu đó là không thể kiên nhẫn hay tha thứ cho người khác. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp sẽ phải gánh chịu cơn thịnh nộ của bạn. Tuy nhiên, sau cùng thì chính bạn mới là người bị cảm xúc của mình giày vò nhiều nhất.

Không thể tập trung vào công việc

Trong thời gian ngắn, căng thẳng có thể thúc đẩy bộ não của bạn tiết ra hormon thúc đẩy trí nhớ và khả năng tập trung. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài sẽ gây ra tác dụng ngược lại và gây mất khả năng tập trung trong công việc hoặc tệ hơn là cả trong lúc lái xe. Trong trường hợp nặng, hormon stress (cortisol) ở nồng độ cao có thể gây suy giảm trí nhớ.

Đứng ngồi không yên

Không thể ngồi yên một chỗ là dấu hiệu rõ ràng của việc bạn đang bị căng thẳng, rối loạn lo âu. Bạn nói nhiều, liên tục vò đầu bứt tai, xoa tay, đi đi lại lại hay đầu óc rối bời bởi rất nhiều suy nghĩ… Phải dừng lại ngay nếu không căng thẳng sẽ kiểm soát bạn. Bởi lẽ, khi mang tâm trạng lo lắng và bản thân không thể tự thư giãn bằng việc đọc một cuốn sách, đi dạo hay nghe nhạc thì chứng tỏ rằng, nỗi sợ và lo âu đang bao trùm toàn bộ tâm trí của bạn. Rối loạn lo âu sẽ khiến cho cảm xúc của chúng ta bị xáo trộn và dần dần sẽ gây tác động xấu tới những bộ phận khác trên cơ thể.

Sợ hãi một cách vô lý

Thường xuyên cảm giác sợ hãi không rõ nguyên nhân có thể trở thành vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng. Sợ hãi, bị ám ảnh bởi những thứ tưởng chừng vô hại như sợ độ cao, sợ động vật, sợ đám đông,… Trong thực tế, người bệnh có thể không phát hiện ra cho đến khi họ phải đối mặt với một tình huống cụ thể và họ không có khả năng khắc phục nỗi sợ hãi. Các triệu chứng như thở hổn hển, tim đập mạnh và nhanh như muốn nhảy khỏi ra lồng ngực, đổ mồ hôi đầm đìa, tê buốt tay, đau ngực, dạ dày khó chịu là những dấu hiệu thường gặp của rối loạn lo âu.

Tùy vào độ ổn định tâm lý, một vài người chỉ mất vài tiếng căng thẳng trong khi số khác mất cả tuần lo lắng trước những buổi thuyết trình đông người. Người bệnh thường có cảm giác mọi ánh mắt như đang đổ dồn vào mình, đồng thời luôn chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đổ mồ hôi hột với tần suất nhiều và làm giảm tự tin trong giao tiếp, đồng thời cản trở việc xây dựng các mối quan hệ xã hội.

Nghi ngờ bản thân

Nghi ngờ hoặc hoài nghi bản thân cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh. Biểu hiện của tình trạng này thể hiện bằng việc người bệnh thường tự đặt bản thân trong nhiều giả định, nghi ngờ và các câu hỏi nghi vấn. Hiện tượng này cũng gây ra những vấn đề không nhỏ trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bởi chúng sẽ khiến tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng, thiếu tự tin vào bản thân.

Rối loạn giấc ngủ

Liên tục buồn ngủ hoặc thiếu ngủ đều có những tác động không tốt đối với sức khỏe, đặc biệt làm mất đi trạng thái ổn định tâm lý. Rối loạn lo âu khiến chúng ta thường xuyên gặp ác mộng hay giấc ngủ chập chờn. Đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi bạn đang gặp vấn đề rối loạn lo âu.

Thay đổi khẩu vị, sút cân

Sự thay đổi trong khẩu vị ăn uống chính là tín hiệu cho thấy tinh thần và cảm xúc đang thay đổi. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, nó sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại và một số người sẽ bắt đầu tăng cân không kiểm soát. Mặt khác, một số người lại bị giảm cân nặng một cách đáng kể nếu quá lo lắng.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Cuộc sống với bao bộn bề lo toan khiến sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng. Khi có các dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu, người bệnh nên đi khám chuyên khoa tâm thần để được điều trị kịp thời. Việc chậm trễ trong điều trị sẽ khiến tình trạng ngày càng nặng hơn và ảnh hưởng lan tỏa tới các cơ quan khác trong cơ thể, cũng như tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

 

BS. Thanh Tùng

]]>
Ứng phó với bệnh rối loạn lo âu lan tỏa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-pho-voi-benh-roi-loan-lo-au-lan-toa-the-nao-11055/ Wed, 25 Jul 2018 08:50:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-pho-voi-benh-roi-loan-lo-au-lan-toa-the-nao-11055/ [...]]]>

Rối loạn lo âu lan tỏa rất phổ biến, tỷ lệ người bị bệnh trong 1 năm là 3-8%. Tỷ lệ nữ và nam bị rối loạn lo âu lan tỏa là khoảng 2-1. Tỷ lệ rối loạn lo âu lan tỏa trong suốt cuộc đời là 5-8%.

Các triệu chứng lo âu bao gồm hai nhóm triệu chứng: Lo lắng quá mức; Các triệu chứng cơ thể như tăng trương lực cơ, mất khả năng thư giãn, mệt mỏi…

Các biểu hiện của rối loạn lo âu lan tỏa

Các đặc tính cơ bản của rối loạn lo âu lan tỏa là lo lắng quá mức kèm theo căng cơ hoặc bồn chồn. Những lo lắng của bệnh nhân là quá mức và gây trở ngại cho các mặt khác của cuộc sống. Trương lực cơ tăng được biểu hiện như run rẩy, bồn chồn. Nhức đầu, mất khả năng thư giãn, khó tập trung chú ý, mất ngủ, dễ bị kích thích, mệt mỏi là các triệu chứng đặc trưng của rối loạn lo âu lan tỏa. Bệnh nhân bị rối loạn lo âu lan tỏa thường tìm đến một bác sĩ đa khoa hoặc nội khoa để được giúp đỡ cho một triệu chứng cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân thường tìm đến một chuyên gia cho một triệu chứng đặc biệt của mình (ví dụ, tiêu chảy mạn tính). Một bệnh thực tổn hiếm khi được tìm thấy. Bệnh nhân có phản ứng khác nhau sau khi được chẩn đoán là rối loạn lo âu lan tỏa. Một số bệnh nhân chấp nhận chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa và hợp tác điều trị thích hợp; những người khác thì không chấp nhận chẩn đoán lo âu lan tỏa, họ tìm kiếm sự tư vấn y tế bổ sung khác.

Ứng phó với bệnh rối loạn lo âu lan tỏa thế nào?Tập thư giãn giúp hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa.

Các triệu chứng của lo âu lan tỏa là rất rõ ràng, diễn ra hàng ngày, kéo dài ít nhất 6 tháng và thường có xu hướng phát triển mạn tính. Bệnh phải có ít nhất 6 triệu chứng cơ thể và không phải là thứ phát sau một bệnh thực tổn khác.

Tiến triển và tiên lượng của rối loạn lo âu lan tỏa

Bệnh nhân thường đến khám lần đầu ở độ tuổi 20. Chỉ có một phần ba số bệnh nhân đã đến khám và điều trị ở chuyên khoa tâm thần. Nhiều người đi đến bác sĩ đa khoa, nội khoa, tim mạch, hô hấp hoặc tiêu hóa, tìm cách chữa trị cho các triệu chứng cơ thể của rối loạn.

Rối loạn lo âu lan tỏa tăng theo thời gian, thường phối hợp với các bệnh thực tổn. Rối loạn lo âu lan tỏa là một rối loạn mạn tính, có thể kéo dài suốt đời. Sau 5 năm bị bệnh, chỉ có 18-35% số bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn.

Bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa thường tự tìm kiếm thuốc điều trị, vì vậy dễ dẫn đến phụ thuộc rượu, ma túy và các thuốc bình thần. Những bệnh nhân rối loạn lo âu khởi phát sớm trước 20 tuổi dễ có nhiều tổn thất do lo âu mang đến, họ thường không có yếu tố chấn thương tâm lý thúc đẩy bệnh phát triển, có tiền sử hay sợ hãi ở trẻ em, môi trường gia đình bị rối loạn, ít được sự giúp đỡ của xã hội.

Điều trị

Điều trị bằng thuốc

Hoá dược đóng vai trò quan trọng trong điều trị lo âu lan tỏa trong những năm gần đây. Trong tương lai gần, hóa dược vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ yếu để điều trị bệnh này. Thuốc điều tri bao gồm thuốc bình thần (diazepam, bromazepam, clonazepam), thuốc chống trầm cảm (clomipramin, sertralin, paroxetin, venlafaxin, mirtazapin) hoặc các thuốc an thần kinh thế hệ mới (quetiapin, olanzapin).

Mặc dù một số bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc trong thời gian từ 6 đến 12 tháng, nhưng với hầu hết bệnh nhân cần phải điều trị bằng thuốc trong nhiều năm hoặc phải điều trị suốt đời. Khoảng 25% bệnh nhân tái phát trong tháng đầu tiên sau khi ngưng điều trị và 60 đến 80% tái phát trong 1 năm sau khi ngừng thuốc. Mặc dù bệnh nhân phải điều trị lâu dài, nhưng hiếm khi họ trở nên phụ thuộc vào thuốc benzodiazepin, buspirone, venlafaxine hoặc các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs).

Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Một số liệu pháp tâm lý có thể có hiệu quả trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa như liệu pháp nhận thức và hành vi. Các biện pháp này có thể làm giảm lo lắng về thảm họa, giảm lo âu, giảm các triệu chứng cơ thể của lo âu. Các biện pháp khác để kiểm soát hành vi lo âu như tập thư giãn, tập thở và liệu pháp động lực tâm lý cũng cho kết quả phần nào. Liệu pháp nhận thức đơn độc thì tốt hơn liệu pháp hành vi đơn độc, nhưng tốt nhất là kết hợp cả hai liệu pháp này. Khi đó hiệu quả điều trị sẽ cao hơn và số người bỏ điều trị cũng thấp hơn.

Đối với bệnh nhân và gia đình

Khuyến khích bệnh nhân tập thư giãn hàng ngày để giảm các triệu chứng cơ thể do lo âu, căng thẳng gây ra.

Khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, tập thể thao và tham gia các hoạt động từng có ý nghĩa trợ giúp trong quá khứ.

Xác định và đối phó với nỗi lo buồn được khuếch đại có thể làm giảm được các triệu chứng lo âu:

– Xác định các mối lo âu bị khuếch đại hoặc có ý nghĩa bi quan (ví dụ con gái đi học về muộn 5 phút bệnh nhân đó lo sợ rằng cháu bị tai nạn).

– Thảo luận cách đối đầu với mối lo sợ đó bị cường điệu khi chúng xuất hiện.

PGS.TS. Bùi Quang Huy

((Chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện quân y 103))

]]>
Chế độ ăn giúp giảm rối loạn lo âu http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-an-giup-giam-roi-loan-lo-au-4382/ Thu, 19 Jul 2018 11:41:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-an-giup-giam-roi-loan-lo-au-4382/ [...]]]>

Mối liên quan giữa thức ăn và rối loạn lo âu

PGS.TS.Drew Ramsey – bác sĩ lâm sàng về tâm thần học, thuộc đại học Columbia, New York (Mỹ) có những phân tích về các dữ liệu quan trọng và dài hạn liên quan đến tác động của chế độ ăn và dinh dưỡng trong các liệu pháp điều trị rối loạn lo âu hay trầm cảm. Thông qua những dữ liệu thú vị trong lĩnh vực này, PGS.TS. Drew Ramsey đã đưa ra những hướng dẫn trong việc sử dụng chế độ ăn hỗ trợ điều trị các bệnh nhân rối loạn lo âu.

Năm 2009, các dữ liệu về dinh dưỡng và lo âu bắt đầu được ghi nhận bởi BS.Felice Jacka và các đồng nghiệp. Nhóm các nhà khoa học này đã nghiên cứu dữ liệu Hordaland, một bộ dữ liệu dịch tễ học lớn (một quá trình theo dõi, khảo sát tỉ mỉ, liên tục để đánh giá được bản chất của bệnh cùng với những nguyên nhân xuất hiện, lưu hành và lan tràn của bệnh đó, nhằm tìm ra được những biện pháp khống chế, ngăn chặn có hiệu quả đối với bệnh đó) ở Scandinavia (Bắc Âu), và họ phát hiện thấy: Sự liên quan giữa chất lượng chế độ ăn hàng ngày và rối loạn tâm thần thường gặp ở người trưởng thành trong cộng đồng. Các nhà khoa học tìm ra được mô hình dinh dưỡng tổng thể có liên quan tới lo âu. Cụ thể, sử dụng nhiều các loại thực phẩm có nguồn gốc phương Tây, hoặc một chế độ ăn uống “hiện đại” với các thực phẩm chế biến sẵn, liên quan với nguy cơ cao hơn về rối loạn lo âu khoảng 25% -29%.

Chế độ ăn giúp giảm rối loạn lo âu

Choline: Thông qua nghiên cứu, BS.Jacka và nhóm của cô đã tìm ra mối liên quan giữa lo âu và choline. Choline là một chất giống như vitamin nhóm B. Tương tự như folate, nó được sử dụng trong chu trình methyl hóa. Bệnh nhân có mức tiêu thụ choline thấp có khoảng 33% nguy cơ rối loạn lo âu cao hơn. Choline chủ yếu được tìm thấy trong trứng và đậu phụ, và trong hầu hết các loại thịt.

Thực phẩm lên men: Khi chúng ta bắt đầu biết đến mối liên hệ giữa ruột/ não bộ và ảnh hưởng của vi khuẩn lên trạng thái tâm thần, việc sử dụng thực phẩm lên men ở những bệnh nhân rối loạn lo âu cũng được chú ý.

“Tổng quan về tác dụng của lợi khuẩn (probiotic)  trên triệu chứng trầm cảm ở người” được công bố vào cuối tháng 2 năm 2017 của các tác giả đến từ Khoa Tâm thần học, Đại học Queen, Kingston (Canada) có đề cập đến một số nghiên cứu về tác dụng của lợi khuẩn trên rối loạn lo âu. Trong đó có một thử nghiệm đánh giá về hai loại vi khuẩn ở các tình nguyện viên khỏe mạnh.

Kết quả cho thấy, sau 30 ngày sử dụng lợi khuẩn, mức độ lo lắng của các tình nguyện viên đã giảm xuống. Kết quả này tương tự như kết quả thu được từ một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên về cải thiện chế độ ăn uống cho người lớn bị trầm cảm nặng được tiến hành ở Úc và New Zealand mới được công bố đầu năm nay.

Ngoài ra, các nhà khoa học từ Đại học California (Mỹ) và Pháp cũng cho rằng thực phẩm lên men có thể làm thay đổi một số đường dẫn truyền nơ ron thần kinh có nhiệm vụ xử lý cảm giác và cảm xúc của cơ thể. Điều này hứa hẹn những lợi ích cho các bệnh nhân rối loạn lo âu. Đối với những bệnh nhân có tâm lý không ổn định, khi ăn thực phẩm lên men nhiều hơn cho thấy mối tương tác với xã hội tốt hơn.

Tất cả những nghiên cứu trên cùng chung quan điểm: thực phẩm lên men có thể là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân rối loạn lo âu. Với mục đích tăng cường sự đa dạng của vi khuẩn, và làm giàu lợi khuẩn, hệ lợi khuẩn sẽ có ảnh hưởng đến các mạch thần kinh điều chỉnh sự lo lắng và cải thiện tình trạng tâm thần.

Omega – 3: PGS.TS. Drew Ramsey nhận định về các chất béo Omega -3 chuỗi dài như “những cái tên nổi bật trong danh sách mối liên hệ giữa thực phẩm và sức khỏe tâm thần”. Năm 2011, một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên xem xét việc “Bổ sung omega-3 làm giảm triệu chứng viêm và lo lắng ở sinh viên y khoa” đã cho thấy, các sinh viên y khoa có mức độ lo lắng thấp hơn khoảng 20% sau khi bổ sung omega-3.

Như vậy, chất béo omega-3 chuỗi dài có một vai trò nhất định trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học. Chất này có nhiều trong mỡ cá.

Chế độ ăn không gluten và đường: Một thử nghiệm lớn trong 1 năm ở Scandinavia cho thấy: “Chế độ ăn không gluten và triệu chứng lo lắng của bệnh nhân celiac”  đã cho ra những phát hiện thú vị. Trước thử nghiệm, khoảng 72% trong số các bệnh nhân và 24% trong số các người khỏe mạnh có mức độ lo lắng đáng kể nhưng không bị bệnh trầm cảm.

Sau 1 năm, tỷ lệ bệnh nhân có chế độ ăn không chứa gluten được ghi nhận mức độ lo lắng giảm xuống đáng kể còn khoảng 25%, và không có thay đổi có ý nghĩa trong nhóm chứng. Những con số này đại diện cho một sự thay đổi mạnh mẽ.

Mặt khác, ở các bệnh nhân celiac không có triệu chứng lo âu, chế độ ăn kiêng không gluten cũng không làm tăng mức độ lo lắng của họ. Đây là một phát hiện thú vị: chế độ ăn uống không chứa gluten có thể cải thiện sự lo lắng, kể cả trên những bệnh nhân không mắc trầm cảm.

Omega 3 trong mỡ cá giúp giảm lo âu


Lo lắng là một trong những triệu chứng có thể và nên được điều trị bằng phương pháp dinh dưỡng. Đa phần các bệnh nhân có rối loạn hoảng loạn, hoặc các triệu chứng lo âu thường không ăn uống một cách khoa học. Rất nhiều triệu chứng lo lắng và hoảng sợ xảy ra khi bệnh nhân đói hoặc thiếu protein và chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Do đó, cải thiện chế độ dinh dưỡng sẽ là một lựa chọn bổ sung cho các bác sĩ tâm thần học bên cạnh các liệu pháp điều trị có sẵn như liệu pháp tâm lý và các chất ức chế chọn lọc serotonin.

Với bệnh nhân có triệu chứng lo âu, nên có chế độ ăn tăng rau xanh, hải sản và giảm bớt các thực phẩm có đường, các thực phẩm chế biến sẵn. Việc cải thiện chế độ ăn nhiều khi đem lại hiệu quả, dễ thực hiện hơn và có ý nghĩa lâu dài hơn so với các điều trị trầm cảm khác.

DS. Trần Văn Thắng

(Theo Medscape, 2017)

]]>