rối loạn kinh nguyệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 11 Nov 2018 03:09:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png rối loạn kinh nguyệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Rối loạn kinh nguyệt: Khi nào cần đi khám? http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-kinh-nguyet-khi-nao-can-di-kham-16820/ Sun, 11 Nov 2018 03:09:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-kinh-nguyet-khi-nao-can-di-kham-16820/ [...]]]>

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung do bong lớp niêm mạc tử cung khi hiện tượng thụ thai không xảy ra. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình khoảng 28 ngày, kéo dài 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50-150 ml. Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về tuổi bắt đầu có kinh, tuổi mãn kinh, chu kỳ kinh, thời gian hành kinh, lượng máu cùng với các triệu trứng khác kèm theo như vô sinh, khối u ở bộ phận sinh dục… Rối loạn kinh nguyệt thường chiếm 1/3 các lý do tới khám tại các phòng khám phụ khoa.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình tại Long An.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình tại Long An.

Các biểu hiện thường gặp

Rong kinh, rong huyết: Là hiện tượng thường thấy của rối loạn kinh nguyệt. Ở những năm đầu của tuổi dậy thì và những năm cuối của thời kỳ tiền mãn kinh, rong kinh, rong huyết có thể xảy ra mà không có bất kỳ tổn thương thực thể nào. Tuy nhiên, đa số các trường hợp rong kinh, rong huyết là triệu trứng của nhiều bệnh lý phụ khoa như: viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Nguy hiểm hơn nó còn là triệu chứng của một số bệnh lý ác tính như: ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng.

Thống kinh: Thống kinh là hiện tượng đau bụng khi hành kinh. Nhiều người quan niệm sai lầm rằng khi hành kinh đau bụng là hoàn toàn bình thường. Thực ra thì không phải như vậy. Thống kinh có thể do các tổ chức bị hoại tử khi hành kinh tạo ra Menotoxin gây co thắt tử cung và gây đau. Nhưng phần lớn thống kinh là do viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… gây ra.

Vô kinh:

Vô kinh nguyên phát: Là hiện tượng quá tuổi dậy thì mà vẫn không có kinh. Trường hợp này có thể do dị dạng đường sinh dục như không có tử cung, hoặc không có toàn bộ cơ quan sinh dục trong của người phụ nữ.

Vô kinh thứ phát: Là tình trạng mất kinh quá 3 tháng ở người có tiền sử đã có kinh một thời gian. Vô kinh thứ phát do dính lòng tử cung hay gặp ở những phụ nữ nạo phá thai nhiều lần. Băng huyết sau sinh quá nặng cũng gây ra vô kinh thứ phát do hoại tử tuyến yên.

Vòng kinh không phóng noãn: Vòng kinh không phóng noãn thường không đều, khi dài khi ngắn và thường xảy ra những kỳ kinh đầu của tuổi dậy thì và trong thời kỳ tiền mãn kinh. Có một số trường hợp xảy ra trong độ tuổi sinh sản gây vô sinh.

Một số biểu hiện khác của rối loạn kinh nguyệt như kinh ít là lượng máu kinh của mỗi kỳ kinh ít. Kinh thưa là chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày. Kinh mau hay còn gọi là đa kinh là hiện tượng chu kỳ kinh ngắn dưới 21 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới 21 ngày thường là những chu kỳ nang noãn trưởng thành sớm hơn bình thường hoặc thời kỳ hoàng thể quá ngắn đều có thể dẫn đến hiếm muộn.

Thần kinh căng thẳng, xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, thay đổi môi trường đột ngột cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Một số bệnh về máu (rối loạn đông máu do tán huyết, viêm gan, suy gan…) hoặc rối loạn vận mạch làm cho mạch máu ở nội mạc tử cung co thắt không tốt cũng gây cường kinh, rong kinh.

Ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Kinh nguyệt là hình ảnh thể hiện sự hoạt động của cơ quan sinh sản của người phụ nữ (buồng trứng, tử cung). Có kinh đều đặn, cơ thể phát triển bình thường là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chu kỳ quá dài hay quá ngắn cũng ảnh hưởng đến việc thụ thai.

Cường kinh làm cho lượng máu mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu. Rong kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày đồng thời cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ… dẫn đến hiếm muộn, đau khi quan hệ tình dục, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Rối loạn kinh nguyệt do u xơ tử cung, u nang buồng trứng nếu không phát hiện sớm để khối u phát triển quá to sẽ chèn ép vào niệu quản gây ứ nước ở thận làm suy giảm chức năng thận, chèn vào bàng quang gây bí tiểu,nhiễm trùng tiểu,hay gây rối loạn tiêu hóa nếu chèn ép vào đại trực tràng…

Rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý ác tính như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Khi nào cần đi khám?

Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng một lần là việc nên làm của tất cả các chị em phụ nữ. Với những bạn có những rối loạn kinh nguyệt thì nên đi khám ngay để được khám, tư vấn, và điều trị sớm các rối loạn kinh nguyệt nhất là phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bệnh lý ác tính như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung… Ra huyết âm đạo sau mãn kinh là một trong các dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung.

TS.BS. Nguyễn Thúy Nga

]]>
Lo vô sinh vì kinh nguyệt thất thường http://tapchisuckhoedoisong.com/lo-vo-sinh-vi-kinh-nguyet-that-thuong-3656/ Thu, 19 Jul 2018 07:03:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lo-vo-sinh-vi-kinh-nguyet-that-thuong-3656/ [...]]]>

Đợt đó cháu đã đi khám và siêu âm, bác sĩ bảo là bình thường và cho thuốc hoàn điều kinh về uống. Sau một tháng, chu kỳ kinh trở lại bình thường được 2 tháng nhưng ngừng thuốc thì lại không thấy nữa.

Cháu nói với mẹ thì mẹ bảo chắc cũng giống máu mẹ, vì ngày xưa mẹ từng bị như thế. Từ đó cháu không đi khám hay uống thuốc gì nữa, và kinh vẫn thất thường như vậy. Lâu lâu kinh lại ra, và gần đây mỗi lần “bị” cháu lại đau bụng kèm đi ngoài. Hai tháng gần đây thì cháu không thấy kinh nguyệt nữa, nhưng khí hư có đợt ra khá nhiều. Cháu rất lo tương lai của mình sau này. Giờ cháu nên làm gì? (Trà My)

cogai-3738-1383099920.jpg

Ảnh minh họa: Imager-love-kiss-too.skyrock.com.

Trả lời:

Kinh nguyệt là một phần không thể tách rời của người phụ nữ, vừa giữ chức năng sinh lý, vừa có chức năng sinh sản. Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng vòng kinh thất thường, không theo chu kỳ nhất định nào.

Có nhiều lý do gây tình trạng rối loạn kinh nguyệt: căng thẳng, hội trứng buồng trứng đa nang, mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn tuyến giáp… Ngoài ra, có thể u tuyến yên gây kinh nguyệt không đều. 

Theo tôi, bạn cần đi khám và làm xét nghiệm nội tiết tố. Trong trường hợp của bạn, kinh nguyệt dưới 8 chu kỳ thì khả năng thụ thai thấp. Vì thế, để đảm bảo khả năng sinh sản sau này, cần đi khám và điều trị. Khi xét nghiệm nội tiết, bạn chú ý không bỏ qua xét nghiệm nội tiết tuyến giáp.

Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội

]]>