rối loạn giấc ngủ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 16:26:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png rối loạn giấc ngủ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Rối loạn giấc ngủ và những hệ lụy http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-giac-ngu-va-nhung-he-luy-14881/ Wed, 08 Aug 2018 16:26:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-giac-ngu-va-nhung-he-luy-14881/ [...]]]>

Vì sao rối loạn giấc ngủ?

Xã hội càng hiện đại thì sự RLGN càng thường gặp. Có nhiều nguyên nhân gây RLGN, nhưng có thể chia thành 2 nhóm chính là RLGN do sinh hoạt và RLGN do nguyên nhân thực thể.

Ở nhóm RLGN do thói quen sinh hoạt, bao gồm hút thuốc, uống nhiều cà phê, do ăn tối quá no với nhiều chất béo, người bị loạn lịch sinh hoạt trong ngày (như làm việc theo ca trong thời gian dài), có thói quen thức quá khuya, thay đổi múi giờ, căng thẳng lo âu…

RLGN do nguyên nhân thực thể bao gồm các bệnh lý như đau (đau đầu, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh xương khớp…), bệnh mạn tính (như tăng huyết áp, viêm loét dạ dày tá tràng), trầm cảm. Một số thuốc cũng gây ra tình trạng RLGN như thuốc giảm đau chứa cafein, thuốc corticoid, thuốc lợi tiểu… Ngoài ra, chu kỳ thức ngủ cũng thay đổi dần theo tuổi tác. Người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc…

Rối loạn giấc ngủ  gây ảnh hưởng đến sức khỏe

RLGN ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Nếu một người kéo dài sự thiếu ngủ thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động về thể chất cũng như tinh thần. Bởi giấc ngủ là một quá trình tích cực dưới sự kiểm soát của vỏ não và là một phần cơ bản của đời sống con người hàng ngày. Do đó sau mỗi giấc ngủ tinh thần của chúng ta được sảng khoái hơn, chức năng hoạt động của các cơ quan thần kinh được phục hồi. Như vậy giấc ngủ có tác dụng bảo vệ vỏ não và hệ thần kinh của con người, nâng cao sức khỏe, chống suy nhược và lão hóa.

Chất lượng giấc ngủ tốt và ngủ đủ sẽ bảo đảm khôi phục chức năng sinh lý của vỏ não càng cao, giúp cho các cơ quan khác trong cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu hoạt động tốt. Một người bình thường cần ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, với trẻ em cần ngủ nhiều hơn thế.

RLGN sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta. Ở lứa tuổi học sinh, vì lý do nào đó (học bài quá khuya hoặc ham chơi điện tử quên cả giấc ngủ) mà tạo thành thói quen ngủ ít, ngủ không đều dẫn đến RLGN triền miên sẽ dẫn tới hậu quả khó lường là mất tập trung ban ngày dẫn tới không học được, rối loạn trầm cảm. Ở người lớn sẽ gây giảm hiệu quả lao động…

Ngoài ra, RLGN có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khoẻ, dẫn tới hoặc làm nặng thêm các rối loạn nội khoa, thần kinh khác làm giảm khả năng tập trung cũng như khả năng làm việc, gây rối loạn điều chỉnh cảm xúc, suy giảm chức năng sinh lý…

Một số thể loại RLGN cần lưu ý

Mất ngủ (khó bắt đầu và duy trì giấc ngủ): Đây không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của nhiều bệnh. Biểu hiện RLGN gồm sự kéo dài thời gian tiềm tàng trước khi ngủ, thức giấc ban đêm nhiều lần hoặc thức tỉnh sớm vào buổi sáng. Khi giấc ngủ không hồi phục, kéo dài sẽ gây ra các khó chịu như mệt mỏi, lơ mơ, mất tập trung, hay quên…

Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Là tình trạng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng, đặc trưng bởi các giai đoạn tắc nghẽn đường hô hấp trên tái đi tái lại, thường kèm ngáy, rối loạn giấc ngủ và giảm bão hoà ôxy về đêm gây mệt mỏi và ngủ ngày mạn tính. Ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn thường xảy ra ở người béo, cổ ngắn, có liên quan đến nguy cơ làm tăng bệnh lý tim mạch và đột quỵ não.

Ngủ rũ: là một rối loạn đặc trưng của buồn ngủ quá mức, thường liên quan đến cơn mất trương lực và các hiện tượng khác như liệt trong khi ngủ và ảo giác khi ngủ thiếp, thường xảy ra ở tuổi 20 – 30 ở cả hai giới như nhau. Trong giai đoạn sớm của ngủ rũ, triệu chứng chính là buồn ngủ quá mức ban ngày, khuynh hướng ngủ không phù hợp có thể xảy ra từ từ hay đột ngột trong các tình huống như đang lái xe, đang trò chuyện hay khi đang ăn. Cơn mất trương lực thường xảy ra trong giai đoạn muộn của bệnh, bệnh nhân có thể đột ngột ngã. Một triệu chứng khác là liệt khi ngủ (bóng đè), khiến bệnh nhân ngủ mê mệt, khi tỉnh dậy cảm thấy mệt nhọc, nặng nề. Cần phải lưu ý các triệu chứng trên để khám chuyên khoa vì có thể đây là triệu chứng của một bệnh lý thực thể trong não như u vùng não thất ba và thân não trên hoặc sau chấn thương sọ não, viêm não. Đây là thể bệnh ít gặp, nhưng ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống bệnh nhân có thể nghiêm trọng và nếu không chẩn đoán điều trị đúng có thể gây tàn tật và nguy hiểm cho bệnh nhân và những người xung quanh.

Những cách khắc phục

Phần lớn các RLGN có thể điều trị được nếu được chẩn đoán và can thiệp sớm, biết phối hợp giữa thuốc và các liệu pháp điều trị tổng hợp khác. Vì vậy, bệnh nhân cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được khám và tư vấn về điều trị rối loạn giấc ngủ.

Điều trị: Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân gây mất ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định điều trị nên theo ý kiến của thầy thuốc. Trước hết cần phải loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ, ví dụ: tránh uống cà phê vào buổi tối; tránh ăn quá nhiều các chất cay nóng; tránh căng thẳng; nơi ngủ cần thoáng mát, sạch sẽ…

Khi đã loại bỏ được hết các nguyên nhân mà tình trạng RLGN vẫn lặp lại thì cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị. Điều trị bằng thuốc, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Nên xem xét các  đặc tính thuốc khi dùng, ưu tiên dùng các thuốc tác dụng ngắn. Bệnh nhân ngủ nhiều có thể dùng ritalin, modafinil. Các thuốc này cũng phải được các thầy thuốc chuyên khoa thần kinh chỉ định…

Để dự phòng chứng RLGN, nên có thói quen ngủ đúng vào một giờ đã định, nhằm tạo một phản xạ nghỉ ngơi, giúp chúng ta ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào. Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý gây ức chế trước khi ngủ (cãi cọ, quát mắt, gây áp lực, đọc truyện gây sợ hãi, xem phim ảnh kinh dị…).

Vận động cơ thể đầy đủ cũng góp phần giúp giấc ngủ sâu hơn.
Mỗi cá nhân có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho con cái ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, giấc ngủ bảo đảm chất lượng, khi dậy cơ thể sẽ rất thoải mái, không có cảm giác mệt mỏi, uể oải do thiếu ngủ.

Khi mắc phải chứng khó ngủ thì phải giảm tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh trong lúc ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng vì chúng dễ gây thức giấc. Ngoài ra, các yếu tố khác như ăn quá no, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật và không thông thoáng đều gây tác hại xấu đến giấc ngủ.

Ở trẻ em, cần lưu ý đến các RLGN có liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, thường đi kèm với tình trạng chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn… Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường gặp ở các trẻ này gồm ngủ ít, trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, mơ, nói mơ, ác mộng, mộng du, cơn khiếp sợ trong khi ngủ. Những rối loạn này có thể liên quan đến tình trạng thiếu kẽm kèm thiếu đa chất do giảm ăn như magiê, canxi, acid amin, vitamin nhóm B. Có thể nhanh chóng chữa khỏi khi trẻ được bổ sung kẽm và các chất dinh dưỡng thiếu hụt kể trên.

Thời gian thức – ngủ luôn xen kẽ nhau, tạo nên một nhịp điệu hài hòa, tự nhiên. Đây là một nhịp điệu sinh học quan trọng nhất của cơ thể, vì vậy việc chăm sóc giấc ngủ cần hết sức được chú ý và quan tâm đúng mức. Bằng cách thay đổi hành vi nhận thức, lối sống, những hoạt động hàng ngày cải thiện giấc ngủ như tắm nóng, tập thể dục, loại bỏ rượu, chất kích thích cafe, tập hít thở, thư giãn, tập yoga. Giảm cân, nằm ngủ tư thế nghiêng tránh tụt lưỡi gây tắc nghẽn đường thở.

RLGN là một biểu hiện thường gặp, tiên lượng thường là tốt nếu chẩn đoán và điều trị sớm đúng. Các bệnh nhân khi có biểu hiện của rối loạn giấc ngủ cần được đến các bác sĩ nội khoa hoặc chuyên khoa thần kinh để được tư vấn, hướng dẫn làm các xét nghiệm đặc hiệu giúp cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống.

PGS.TS. Nguyễn Ngọc

]]>
7 hội chứng giấc ngủ nguy hiểm http://tapchisuckhoedoisong.com/7-hoi-chung-giac-ngu-nguy-hiem-13756/ Sun, 05 Aug 2018 05:34:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-hoi-chung-giac-ngu-nguy-hiem-13756/ [...]]]>

Hội chứng không ngủ

Hội chứng mất ngủ trong gia đình (tên tiếng anh Fatal Famillial Insomnia – FFI) là căn bệnh phát sinh do một rối loạn gene hiếm gặp và được chẩn đoán phát hiện trong khoảng 40 gia đình trên toàn thế giới. FFI là căn bệnh có diễn biến bí ẩn với những triệu chứng mất ngủ triền miên có thể kéo dài đến vài tháng không rõ nguyên nhân. Người mắc chứng bệnh này thường rơi vào trạng thái trằn trọc không thể ngủ, đầu óc lơ mơ. FFI là căn bệnh khó chẩn đoán bởi các triệu chứng của nó cũng giống như bệnh mất trí nhớ, nghiện rượu và viêm não. Hội chứng này thường xảy ra ở người từ 32 – 62 tuổi và có thể dẫn đến tử vong trong vòng từ 12 – 18 tháng.

Đột tử về đêm

Đột tử về đêm hay còn gọi là hội chứng Brugada là hội chứng rối loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng có thể có tính di truyền. Những người mắc hội chứng này có nguy cơ gia tăng nhịp thất. Nhiều người mắc hội chứng Brugada không có bất cứ triệu chứng nào, do đó không biết gì về tình trạng của mình. Căn bệnh này xuất hiện vào những năm 1980, có tần suất cao ở các nước Đông Nam Á. Người ta phát hiện những người đàn ông trẻ di cư từ các nước Đông Nam Á sang Mỹ bị chết đột ngột trong lúc ngủ nhưng trước đó hoàn toàn khỏe mạnh và không có bệnh tim. Sau đó, ở đầu thập niên 1990, bệnh này được mô tả ở Thái Lan, Philippines, Nhật Bản. Năm 1998, các nhà khoa học thấy rằng đột tử về đêm xảy ra ở khắp nơi trên thế giới có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng giống nhau, không giới hạn vùng địa lý nào.

7 hội chứng giấc ngủ nguy hiểm7 hội chứng giấc ngủ nguy hiểmTắc nghẽn đường thở – Một trong những rối loạn giấc ngủ nguy hiểm.

 

Hiện tượng “giật cơ lúc ngủ”

Hay còn gọi là hypnic jerk, xảy ra khi các cơ bắp, đặc biệt là ở chân vô tình co bóp đột ngột. Hiện tượng này gây tranh cãi trong giới khoa học và nhiều giả thuyết được đưa ra. Nhiều người cho rằng sự thức tỉnh bất ngờ cho phép chúng ta kiểm tra môi trường lần cuối – đảm bảo xung quanh thực sự an toàn để chìm vào giấc ngủ – bằng cách tạo ra phản ứng giống như giật mình. Một giả thuyết khác cho rằng hiện tượng này cho phép chủ thể kiểm tra sự ổn định vị trí cơ thể trước khi ngủ, đặc biệt nếu nằm ở nơi không bằng phẳng. Lý thuyết khác cho rằng hiện tượng hypnic jerk chỉ đơn thuần là một triệu chứng nhượng bộ của hệ thống sinh lý giai đoạn đầu của giấc ngủ khi chuyển đổi từ cơ chế thức sang cơ chế ngủ của cơ thể.

Ngưng thở khi ngủ

Đây là một rối loạn giấc ngủ thường gặp, xảy ra khi đường hô hấp liên tục bị tắc nghẽn, hạn chế lượng không khí đến phổi. Những người bị rối loạn này thường ngáy to, đôi khi kèm theo tiếng khịt mũi hoặc tiếng thở như bị nghẹt. Lượng không khí trong phổi ít đi khiến cho não bộ và cơ thể không được cung cấp đủ oxy khiến người bệnh tỉnh dậy trong đêm. Ngưng thở khi ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung vào ngày hôm sau và dẫn đến một số hậu quả tiêu cực với sức khỏe bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, tiền đái tháo đường, đái tháo đường và trầm cảm.

Hội chứng người đẹp ngủ

Hội chứng Kleine – Levin (KLS) hay còn gọi là hội chứng người đẹp ngủ là một hiện tượng rối loạn thần kinh về giấc ngủ và ăn uống. Mắc chứng bệnh này, người bệnh thường ngủ li bì cả ngày lẫn đêm, chỉ thức dậy để ăn uống và vệ sinh. Họ thường trải qua các trạng thái mộng du, thiếu cảm xúc như người bị bệnh trầm cảm. Người bệnh thường không có khả năng chăm sóc mình, họ nằm lì trên giường, tỏ ra kín đáo và mệt mỏi kể cả lúc tỉnh táo. Theo các chuyên gia, hội chứng này thường phát bệnh trong thời thanh thiếu niên là 1%, khoảng 70% người bệnh là nam giới. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể do khuynh hướng di truyền hoặc là kết quả của một rối loạn tự miễn dịch dẫn đến chứng bệnh này.  Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nhưng căn bệnh này sẽ tự khỏi sau 8 – 12 năm.

Rối loạn hành vi chu kỳ giấc ngủ

Rối loạn hành vi chu kỳ giấc ngủ liên quan đến hành động hoặc hành vi bất thường trong giai đoạn ngủ mắt cử động nhanh (REM). Giấc ngủ REM là một giai đoạn của chu kỳ ngủ, thường xảy ra từ 1,5 – 2 giờ trong một giấc ngủ bình thường. Các nhà nghiên cứu chia giấc ngủ thành 2 giai đoạn NREM (non rapid eye movement) và REM (rapid eye movement). Trong giai đoạn REM của giấc ngủ, cơ thể tạm thời ở trạng thái liệt cơ, ở những người mắc rối loạn hành vi giấc ngủ REM, những tê liệt này không đầy đủ hoặc không có, vì vậy người đó thực hiện những giấc mơ của họ bằng các hành động bạo lực, kịch tính. Người mắc bệnh này thường la hét, nghiến răng, có những hành động bạo lực như đấm đá trong giấc ngủ REM. Bệnh thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi, rất hiếm thấy ở phụ nữ và trẻ em.

Hội chứng nghiến răng lúc ngủ

Hội chứng nghiến răng lúc ngủ có tên tiếng Anh là bruxism là bệnh nhai hay nghiến răng vào ban đêm lúc ngủ hay ban ngày. Phụ nữ thường bị chứng bruxism nhiều hơn vào ban ngày. Hàm răng của những người mắc chứng bruxism thường bị mòn hoặc có vết nứt, gãy ở chân. Người bệnh nặng có thể bị nhức đầu, đau tai, đau các cơ bắp, hàm vì các cơ này phụ trách cử động xuống hàm dưới phải hoạt động quá nhiều, một phần do khớp hàm – thái dương bị tổn thương. Nghiến răng lúc ngủ được xem là một rối loạn cử động liên hệ tới gấc ngủ. Bruxism thường đi kèm với các rối loạn khác của giấc ngủ như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.

Minh Huệ

((Theo listverse ))

]]>
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ: Chớ chủ quan… http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-giac-ngu-o-tre-nho-cho-chu-quan-11215/ Wed, 25 Jul 2018 09:10:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-giac-ngu-o-tre-nho-cho-chu-quan-11215/ [...]]]>

Nếu để tình trạng này kéo dài  có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, cảm xúc, hành vi sau này khi trưởng thành.

Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ giấc?

Tùy theo từng độ tuổi, trẻ có nhu cầu về thời gian ngủ mỗi ngày khác nhau.

Trẻ sơ sinh: Những tuần đầu mới sinh, em bé có thể ngủ từ 18h- 20h/ngày, mỗi giấc có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 giờ. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không tuân theo qui luật, thường ngủ vào ban ngày nhiều hơn ban đêm. Nếu ban ngày bé ngủ gần đủ thời lượng thì khả năng bé thức khuya cao.

Trẻ <6 tháng: Ngủ theo nhu cầu. Độ tuổi này đã bắt đầu hình thành chu kỳ thức-ngủ, giấc ngủ đêm kéo dài  khoảng 9,5 đến 11,5 tiếng. Giấc ngủ ngày ngắn hơn khoảng từ 3,5 đến 5,5 tiếng.

Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Trẻ ngủ theo nhu cầu và nhịp sinh học, giấc ngủ ban ngày từ 3-4 giấc giảm xuống chỉ còn 1-2 giấc. Tổng số thời gian ngủ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1 tuổi là khoảng 14 giờ/ ngày.

Trẻ từ 18 tháng: Trẻ ít có nhu cầu ngủ ban ngày.

Trẻ từ 2,5 tuổi – 5 tuổi: Trẻ rất ít ngủ ngày vì đây là độ tuổi trẻ thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh và tiếp nhận nhiều kích thích từ môi trường bên ngoài, phần lớn trẻ có thể tự ngủ vào ban đêm.

 

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ

Trẻ sẽ quấy khóc khi bị rối loạn giấc ngủ.

Nguyên nhân gây RLGN của trẻ

Nguyên nhân sinh lý: Có 2 dạng giấc ngủ REM – NREM (giấc ngủ NREM chiếm 75% tổng số thời gian ngủ, giấc ngủ REM chiếm 25% tổng số thời gian ngủ), nhưng riêng ở trẻ em giấc ngủ REM chiếm tới 50%, đặc điểm của giấc ngủ này là khi trẻ ngủ các cơ quan trong cơ thể lại tăng hoạt động: Tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn, não tăng chuyển hóa hơn… Chỉ cần 1 cử động nhỏ cũng dễ dàng đánh thức bé và sự thức dậy ngắn cũng làm bé tỉnh ngủ hoàn toàn.

Ngoài ra, trong giai đoạn trẻ đang phát triển nhanh có những thời điểm khiến trẻ dễ bị khó ngủ, quấy khóc như khi trẻ sắp bò, sắp mọc răng, sắp đi, vận động nhiều quá vào ban ngày hoặc ăn ít quá, ăn no quá…

Nguyên nhân bệnh lý: Trẻ có các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, não bộ… cũng là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ. Những trẻ bị mắc các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, COPD, đau chướng bụng, đầy hơi, bị chứng tăng động, kích thần thần kinh, rối loạn tập trung… đều có hậu quả là rối loạn giấc ngủ và có thể khiến cho những tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Cho trẻ ngủ sai cách:

• Ngủ quá nhiều vào ban ngày (ngủ quá 5 giờ chiều).

• Giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài quá nhiều: Võng, nôi điện, thậm chí vào bố mẹ, nếu không có những yếu tố trên bé nhất định không ngủ.

• Chỗ ngủ của trẻ cần ấm cúng, ít gió, yên tĩnh. Nếu trẻ ngủ trong môi trường quá ồn ào, quá nhiều ánh sáng hoặc phải thay đổi chỗ ngủ thường xuyên sẽ tạo cảm giác không an toàn, khó ngủ.

Khắc phục RLGN ở trẻ dưới 3 tuổi

Nên làm

• Tập thói quen tốt trước ngủ bằng các hoạt động cá nhân như rửa mặt, rửa tay chân, tắm, massage, thay quần áo thoáng mát cho trẻ… Nên làm hàng ngày, liên tục, lặp đi lặp lại để tạo cho trẻ phản xạ có điều kiện.

• Tạo cảm giác an toàn  trước khi ngủ bằng cách cho bé mang theo những vật mà bé yêu thích lên giường như gấu bông, búp bê, gối ôm, vỗ về bé khi cần thiết….

• Duy trì thời gian ngủ và thức hằng định ngay cả trong những ngày nghỉ cuối tuần so với ngày trong tuần.

• Sử dụng thảo dược: Tía tô đất, hoa lạc tiên… nếu được sử dụng đúng cách, với liều lượng phù hợp theo quy định có thể giúp trẻ an dịu thần kinh nhẹ nhàng, an toàn và dễ đi vào giấc ngủ, tránh tình trạng quấy khóc ban đêm.

Không nên làm

• Ăn khi ngủ: Dễ sặc, sâu răng, dễ rối loạn tiêu hóa.

• Lẫn lộn giữa ngày và đêm: Bé sẽ không ngủ suốt đêm nếu như bé không biết phân biệt giữa ngày và đêm, không biết sự khác nhau giữa ánh sáng và bóng tối. Nên giữ phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và hạn chế ánh sáng lọt vào khi trời tối.

• Vận động quá nhiều, xem tivi, chơi game trước khi ngủ.

• Sử dụng nhiều loại thuốc trước khi ngủ: Một số loại vitamin, thuốc bổ kích thích hệ thần kinh khiến trẻ ngủ không sâu giấc và dễ bị thức dậy trong đêm.

DS. Trịnh Thu Hồng

]]>