rét – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:40:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png rét – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bệnh phổi kẽ – Mối nguy ngày rét http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-phoi-ke-moi-nguy-ngay-ret-13798/ Sun, 05 Aug 2018 05:40:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-phoi-ke-moi-nguy-ngay-ret-13798/ [...]]]>

Bệnh phổi kẽ là gì?

Bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ phải sống trong tình trạng khó thở và thiếu ôxy từ mức độ nhẹ đến nặng. Tổn thương gây sẹo tiến triển ở phổi không hồi phục, nên bệnh nhân ngày càng khó thở. Bệnh thường tăng nặng trong những ngày giá rét.

Ai dễ mắc bệnh phổi kẽ?

Những người dễ mắc bệnh phổi kẽ gồm các đối tượng sau đây: người đã và đang mắc một trong các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, Lupus, xơ cứng bì, trào ngược dạ dày thực quản gây viêm phổi mạn tính và xơ hóa phổi, nhiễm virut, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, viêm tiểu phế quản, viêm phổi kẽ, người trên 50 tuổi, người hút thuốc lá thuốc lào…

ton-thuong-benh-phoi-ke-tren-phim-chup-cat-lop

Tổn thương bệnh phổi kẽ trên phim chụp cắt lớp

Những người do nghề nghiệp hoặc bị ảnh hưởng của môi trường sống, tiếp xúc lâu dài với một số chất độc hại như hít phải bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, hít khói, hóa chất, xăng dầu, amoniac, khí clo… Hít phải các chất hữu cơ như bụi ngũ cốc, mía đường, bụi nấm mốc. Bệnh nhân đã được trị liệu bức xạ, dùng các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh… Tuy nhiên, vẫn có bệnh nhân tự nhiên mắc bệnh mà không thể biết rõ nguyên nhân.

Phát hiện và điều trị bệnh phổi kẽ như thế nào?

Làm sao phát hiện bệnh?

Bệnh nhân và những người trong nhóm dễ mắc bệnh nói trên, nếu tiến triển sang bệnh phổi kẽ sẽ có các biểu hiện như sau: khó thở và ho khan thường là dấu hiệu ban đầu, khó thở ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, đặc biệt là trong hoặc sau khi lao động hay vận động thể lực mức độ vừa và nặng. Thường xuyên ho khan và thở khò khè kèm theo đau ngực. Khi bệnh đã tiến triển thời gian lâu, móng tay bệnh nhân có đường cong trên các đỉnh gọi là dấu hiệu (club). Nhìn chung các triệu chứng của bệnh có xu hướng nặng dần theo thời gian. Bệnh nhân ngày càng bị khó thở, sau đó khó thở diễn ra thường xuyên dù chỉ làm việc nhẹ như mặc quần áo, ăn uống, đi lại.

mong-tay-co-duong-cong-trong-benh-phoi-ke

Móng tay có đường cong trong bệnh phổi kẽ

Nguyên nhân làm cho bệnh nhân bị khó thở là do bệnh phổi kẽ gây viêm thành của các túi khí và các mô làm cho các túi khí bị dày lên và thành sẹo. Ở người bình thường, khi thở các túi khí đàn hồi cao, mở rộng và giãn nở nhịp nhàng theo từng hơi thở. Còn ở bệnh nhân viêm phổi kẽ, khi đã bị sẹo, hay tình trạng xơ hóa phổi, thành túi khí vừa cứng vừa dày làm cho khả năng đàn hồi và co giãn của nó bị hạn chế gây ra khó thở. Khi đó khí ôxy cũng khó vào máu qua những bức thành dày của túi khí làm cho cơ thể bị thiếu ôxy.

Trên phim chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, có thể thấy hình ảnh tổn thương của phổi. Nội soi phế quản thấy tổn thương giúp ích cho chẩn đoán bệnh. Trong xét nghiệm chức năng phổi (PFTs) hoặc cho bệnh nhân tập thể dục thử nghiệm sẽ thấy các triệu chứng của bệnh phổi kẽ nặng lên khi hoạt động. Từ đó bác sĩ có thể đánh giá chức năng phổi.

Bệnh phổi kẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của bệnh nhân như tình trạng thiếu ôxy trong máu; bệnh gây suy tim phải, suy hô hấp; tăng huyết áp ở mạch máu phổi; tổ chức mô sẹo gây cản trở lưu thông của các mao mạch trong phổi làm hạn chế lưu lượng máu trong phổi, dẫn đến tăng áp suất trong động mạch phổi, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Điều trị rất khó khăn

Điều trị bệnh phổi kẽ thường rất khó khăn một khi các mô sẹo đã tiến triển không thể hồi phục. Để chống viêm nhằm giảm các triệu chứng bệnh cần dùng corticosteroid. Tuy nhiên, thuốc này rất khó cải thiện được chức năng phổi ở những bệnh nhân bị xơ hóa phổi. Trong khi không nên dùng trong thời gian dài vì corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ, gây bệnh tăng nhãn áp, loãng xương, tăng đường huyết dẫn đến bệnh đái tháo đường, làm chậm lành vết thương, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể dùng azathioprine kết hợp với corticosteroid để điều trị bệnh phổi kẽ. Dùng ccetylcystein để làm giảm tổn thương sẹo hóa phế nang. Hoặc dùng anti – fibrotics để làm giảm sự phát triển của mô sẹo. Sử dụng ôxy liệu pháp có thể cải thiện giấc ngủ, giảm huyết áp ở buồng tim phải cho bệnh nhân.

Bệnh nhân bệnh phổi kẽ cần tập thở với sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng khó thở. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng. Biện pháp cấy ghép phổi được sử dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả.

Phòng bệnh vẫn là quan trọng

Bệnh phổi kẽ là một bệnh tiến triển chậm nhưng ngày càng nặng, không hồi phục, điều trị rất khó khăn, vì thế việc phòng bệnh là rất quan trọng. Các biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả gồm: bỏ hút thuốc, sử dụng quần áo và các phương tiện bảo hộ lao động trong các nghề nghiệp phải tiếp xúc với các chất ô nhiễm, bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, khói, hoá chất, bụi hữu cơ, chăn nuôi… Khám và điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân và ở phổi. Những bệnh nhân đã trị liệu bức xạ, hóa trị liệu hoặc dùng các thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh… cần chú ý khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh phổi kẽ và điều trị kịp thời. Những vùng giá rét, bệnh nhân cần mặc ấm, đội mũ, quàng khăn giữ ấm vùng đầu, cổ, ngực để hạn chế các triệu chứng bệnh tăng nặng.

ThS. Nguyễn Thế Minh

]]>
Đề phòng chứng mề đay do giá rét http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-chung-me-day-do-gia-ret-10846/ Wed, 25 Jul 2018 08:16:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-chung-me-day-do-gia-ret-10846/ [...]]]>

Khi bị dị ứng với nhiệt độ lạnh, bạn sẽ bị nổi mề đay hoặc phát ban lạnh. Bệnh có thể gây phản ứng nghiêm trọng dẫn đến ngất, sốc và tử vong. Mùa đông, nhất là những ngày giá rét, những người bị dầm mưa, dầm nước… có nguy cơ mắc bệnh cao.

Ai dễ bị nổi mề đay do lạnh?

Nguyên nhân gây ra mề đay do lạnh rất phức tạp: một số người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ lạnh; do di truyền: bố, mẹ mắc bệnh mề đay thì con cái dễ mắc bệnh; do nhiễm virut và một số bệnh lý khác. Trong đó, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do yếu tố cơ địa, tức là cơ thể dễ nhạy cảm với các yếu tố kích thích như lạnh ẩm đột ngột. Một số loại thức ăn, phấn hoa, vi khuẩn, vi nấm, giun sán; do dùng một số loại thuốc Đông y hoặc Tây y. Mề đay nổi lên là do phản ứng quá mẫn giữa kháng thể có sẵn trong cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (dị nguyên). Khi bạn bị nhiễm lạnh sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều histamin và các hóa chất của hệ thống miễn dịch khác vào da gây nổi mề đay, mẩn ngứa và nhiều triệu chứng dị ứng khác.

Tình trạng nổi mề đay do lạnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên, có các đối tượng dễ mắc bệnh hơn, đó là: trẻ em, thanh thiếu niên. Bệnh cũng hay tái phát ở những người này. Ngoài ra, những người mắc các bệnh như nhiễm virut, mycoplasma, viêm phổi… cũng dễ bị nổi mề đay khi nhiễm lạnh.

me-day-do-gia-ret

Biểu hiện chứng mề đay do lạnh ở cánh tay

Người mẫn cảm với lạnh có thể nổi mề đay ở vùng da tiếp xúc với lạnh hoặc khắp thân mình. Nếu bị ngâm nhúng một phần chân tay trong nước lạnh có thể gây ra các triệu chứng toàn thân nặng hoặc bị sốc.

Triệu chứng nổi bật

Triệu chứng nổi mề đay bắt đầu ngay sau khi da tiếp xúc đột ngột nhiệt độ không khí hoặc nước lạnh. Đặc trưng của bệnh là các mảng sẩn đỏ trên da, đường kính từ vài mm đến vài cm hoặc bị sẩn cả mảng rất to. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh: ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi bệnh nhân gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ ngứa. Da của bệnh nhân thường bị sẩn, phù, xuất hiện rất nhanh ở bất kỳ vùng da nào. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì. Các triệu chứng mề đay lạnh thường nặng hơn trong thời gian tái làm ấm da tiếp xúc. Đa số các phản ứng nổi mề đay lạnh xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, từ 4 – 10oC, nhưng cũng có một số người nổi mề đay với nhiệt độ ấm hơn. Điều kiện lạnh ẩm và gió có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay.

Triệu chứng ngứa phát ban (wheals) trên diện tích da tiếp xúc với lạnh, thường kéo dài khoảng nửa giờ. Sưng tay khi đang cầm nắm các vật lạnh. Sưng môi khi ăn thức ăn lạnh. Sưng lưỡi và họng, có thể gây khó thở do phù nề hầu họng hay đường hô hấp. Bệnh nhân có thể bị bất tỉnh; nhịp tim nhanh; sưng chân tay hoặc thân mình; đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy; phù não; khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng.

Phương pháp điều trị

Điều trị mề đay do lạnh gồm: tránh phơi nhiễm với nhiệt độ. Dùng thuốc ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng: thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa và nổi mề đay như loratadine, fexofenadine, cetirizine… Nếu mề đay do lạnh vì một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn thì cần dùng thuốc điều trị bệnh nền đó như: cảm cúm, nhiễm virut, mycoplasma, viêm phổi…

Lời khuyên của bác sĩ

Mề đay do lạnh đôi khi rất nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, vì vậy, mọi người cần chú ý phòng tránh. Nếu bạn chưa bị nổi mề đay do lạnh, bạn nên thử xem mình có bị mẫn cảm với nhiệt độ lạnh hay không. Bạn dùng một viên nước đá áp vào da cẳng tay trong 4-5 phút rồi bỏ ra, quan sát vùng da đó trong 10 phút. Kết quả: khi da ấm trở lại, nếu có một vòng mề đay xuất hiện kèm theo ngứa là bạn thuộc người có cơ địa dễ dị ứng với lạnh. Bạn cần tránh nhiễm lạnh, không ngâm tay chân trong nước lạnh, không lội qua sông, qua suối khi trời lạnh vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Không có cách nào để tránh bị nổi mề đay do lạnh ở lần đầu tiên, nhưng có thể giúp ngăn ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, đặc biệt là để vùng da hở tiếp xúc với lạnh.

Mọi người đều có thể bị nổi mề đay do lạnh, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, vùng, miền. Vì vậy, ai cũng cần đề phòng mắc bệnh, nhất là trong mùa đông giá rét. Việc ăn, uống cũng góp phần quan trọng trong việc phòng bệnh mề đay tái phát. Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh như tôm, cua, ốc, lạc, dứa… Không nên uống rượu, bia bởi các thức uống này là các yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay xuất hiện hoặc tái phát. Tránh để lạnh xảy ra đột ngột, khi thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, cần mặc đủ ấm, nhất là khi ra khỏi nhà và không nên nằm ngủ trong phòng có gió lùa lạnh. Giữ vệ sinh răng miệng, đường hô hấp trên miệng, mũi, hầu họng để tránh mắc các bệnh do vi khuẩn, virut. Hàng ngày, nên đánh răng sau bữa ăn và sau khi ngủ dậy; súc miệng bằng nước muối sinh lý. Khi bị nổi mề đay, bạn cần hạn chế gãi để tránh gây xây xát, chảy máu tránh bội nhiễm da, mưng mủ dễ gây biến chứng nặng.

ThS. Phạm Phú Vinh

]]>
Biện pháp bảo vệ xương khớp trong mùa giá rét http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-phap-bao-ve-xuong-khop-trong-mua-gia-ret-5143/ Thu, 19 Jul 2018 13:33:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-phap-bao-ve-xuong-khop-trong-mua-gia-ret-5143/ [...]]]>

Mùa đông, thời tiết chủ đạo là giá rét, trong đó có những ngày mưa phùn gió bấc, không khí ẩm ướt làm cho tình trạng đau khớp bùng phát dữ dội. Vì vậy, việc chăm sóc khớp vào mùa lạnh đúng cách có ý nghĩa quan trọng bảo vệ các khớp và sức khỏe bệnh nhân. Những biện pháp sau đây giúp người khỏe mạnh và bệnh nhân viêm khớp bảo vệ xương khớp hiệu quả trong mùa lạnh.

Ăn uống đầy đủ

Nhân dân ta có câu “thực túc thì binh cường”. Tạm hiểu là khi ăn uống đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh. Một chế độ ăn đầy đủ phải gồm 4 nhóm chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Đạm nên ăn là thịt nạc như thịt lợn, bò, gà, vịt, ngan, ngỗng, cá, tôm, cua, trứng, sữa. Chất đường nên ăn là gạo, ngô khoai, sắn, các loại đậu, trong đó, gạo không nên xay xát quá trắng sẽ làm mất hết các chất bổ. Chất béo tốt cho sức khỏe là chất béo trong cá và hải sản, các loại dầu thực vật dùng để chiên xào thức ăn. Tránh ăn nhiều mỡ động vật. Chất béo trong hải sản còn giàu omega-3, omega-6 rất tốt cho xương khớp và tim mạch. Vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau, củ, quả, trái cây chín. Trong đó, cần chú ý tăng cường các vi chất cần thiết như canxi, vitamin C, D, cá, các loại hạt, rau lá xanh, ăn nhiều trái cây, uống sữa… Hạn chế các chất kích thích như rượu, cà phê, nước trà, đồ ăn quá chua, quá mặn… Người bệnh cần chú ý duy trì cân nặng hợp lý để tránh thừa cân béo phì gây áp lực lớn lên các khớp.

bao-ve-xuong-khop-mua-gia-ret

Mặc đủ ấm, vận động nhẹ nhàng để bảo vệ xương khớp mùa lạnh

Luôn luôn giữ ấm cơ thể

Thời tiết mùa đông có ngày lạnh nhiều, ngày lạnh ít nhưng điều quan trọng là bệnh nhân cần mặc đủ ấm, đội mũ, quàng khăn đi tất, đeo găng tay…để giữ ấm toàn bộ cơ thể. Những ngày trời rét đậm, rét hại (dưới 12oC), cần tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với nước lạnh. Khi rửa nước hay gặp trời mưa, nên nhanh chóng lau khô chân tay để tránh bị lạnh ẩm. Nếu thấy khớp có dấu hiệu đau nhức, cần dùng dầu cao xoa bóp hoặc chườm nóng. Tránh xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp đang bị sưng, nóng, đỏ, đau mà chỉ xoa bóp xung quanh khớp đau mà da vùng khớp lạnh.

Vận động nhẹ nhàng

Trên thực tế, khi càng bị đau nhức xương khớp, người bệnh càng ngại cử động dẫn đến các khớp tê cứng và bệnh càng nặng thêm. Để tránh tình trạng này, bệnh nhân cần vận động nhẹ nhàng để khớp được nuôi dưỡng tốt hơn, mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất từ dịch khớp. Bệnh nhân có thể tập các môn: khí công dưỡng sinh, khiêu vũ, đi bộ… theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng.

Không tự ý dùng thuốc điều trị

Nếu khớp bị đau nhức, bệnh nhân cần đi khám để được chỉ định điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau hay bất cứ thuốc gì khác về uống. Tránh dùng thực phẩm chức năng, các sản phẩm truyền miệng vì dễ bị tiền mất tật mang và làm mất cơ hội chữa bệnh sớm.

BS. Nguyễn Bằng Việt

]]>
Thực phẩm cho những ngày đông giá rét http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-cho-nhung-ngay-dong-gia-ret-5134/ Thu, 19 Jul 2018 13:32:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-cho-nhung-ngay-dong-gia-ret-5134/ [...]]]>

Theo ThS.BS. Lê Thị Hải: vào mùa đông chúng ta ăn ngon miệng hơn. Chúng ta cũng cần năng lượng nhiều hơn khi thời tiết lạnh. Mùa đông để tăng cường sức đề kháng, tất cả trẻ em cần thực phẩm tăng cường sức khoẻ.

Vấn đề đầu tiên là năng lượng: trẻ em thiếu năng lượng sẽ mệt, không muốn vui chơi. Chính vì vậy, chúng ta cần cung cấp đủ đạm. Bởi khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập, cơ thể cần chống lại tác nhân gây bệnh nhờ protein miễn dịch. Trong khi protein lại được hình thành chủ yếu qua quá trình chuyển hoá của glucid, lipid, acid nucleic, vitamin và chất khoáng đều cần có sự xúc tác của các enzyme mà bản chất hoá học của enzyme là protein. Các quá trình chuyển hoá của các chất đều cần một nguồn năng lượng lớn, một phần năng lượng đáng kể do protein cung cấp. Ở trẻ suy dinh dưỡng, do thiếu hụt năng lượng, kháng thể ít hơn, nên khả năng chống chọi bệnh tật thấp hơn. Các thực phẩm giàu đạm bao gồm: Thịt gà (Trong 100g thịt gà có 30g chất đạm), Cá (Trong 100g cá có 26g chất đạm), Pho mai (trong 100g pho mai có 32g chất đạm), thịt đỏ, sữa, trứng, đậu… Vì vậy cha mẹ cần bồ sung những thực phầm trên trong khẩu phần ăn của bé hàng ngày.

Thực phẩm cho ngày đông giá rét

Các vitamin và khoáng chất rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Vitamin A (có nhiều trong cà rốt, bí đỏ, cà chua, các loại rau có màu sẫm, đậu hà lan, gan gà…), vitamin C (Các loại quả họ cam, bưởi, cà chua, rau diếp…), kẽm (có nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, hạt bí, rau…), sắt (có trong thịt cừu, thịt bò, hạt bí xanh, bí đỏ, ngũ cốc nguyên hạt…) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo hệ hệ miễn dịch cho trẻ em.

Vitamin  D rất cần thiết cho sự phát triển của  xương cũng như giúp hệ miễn dịch tốt. Sắt trong thực phẩm cũng rất quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, probiotics là chất mà các bà mẹ có thể bổ sung cho cháu để tăng cường hệ miễn dịch, như sữa chua.

Đối với trẻ đang bú mẹ thì bú sữa mẹ là điều vô cùng quan trọng. Sữa mẹ ngoài cung cấp các vitamin cần thiết, còn tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Vì vậy mẹ phải cho con bú để tăng cường hệ miễn dịch.

B.Lăng

]]>