răng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:06:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png răng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Dùng chỉ nha khoa cũng cần đúng cách http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-chi-nha-khoa-cung-can-dung-cach-13500/ Sun, 05 Aug 2018 05:06:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-chi-nha-khoa-cung-can-dung-cach-13500/ [...]]]>

Đặng Quốc Thành (Đồng Nai)

Sau khi ăn xong, thức ăn thường bám trên răng và kẽ răng. Loại bỏ chúng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trên thực tế, nếu chỉ đánh răng thôi thì không thể loại bỏ mảng bám còn sót lại trong kẽ răng. Sử dụng chỉ nha khoa chính là cách nhanh và hiệu quả để loại bỏ mảng bám này. Khi dùng tăm xỉa răng trong thời gian dài, có thể gây giãn rộng khoảng cách chân răng giữa các răng, khiến càng dễ bị giắt thức ăn và mảng bám, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Chọc tăm vào khe răng còn dễ gây tổn thương lợi, tụt lợi, viêm quanh cuống răng, viêm nha chu. Vì vậy cách làm sạch răng đúng đắn nhất là dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng và sau ăn khoảng 20-30 phút thì chải răng để làm sạch hoàn toàn thức ăn và mảng bám trên răng.

Khi mua chỉ nha khoa nên chọn loại mềm, mỏng. Khi sử dụng nên lấy đoạn chỉ khoảng 30 – 40cm quấn vào hai đầu ngón tay trỏ và đặt hai ngón tay cái cách nhau khoảng 2,5cm và sau đó đưa chỉ vào kẽ răng và thực hiện chuyển động lên xuống theo chiều dọc của răng để làm sạch kẽ răng. Sử dụng với lực vừa đủ không ấn chỉ quá đà vì có thể làm tổn thương nướu răng. Không nên sử dụng tiết kiệm bằng cách sử dụng một đoạn chỉ nhiều lần có thể gây nhiễm khuẩn.

BS. Hoàng Bách

]]>
Ê buốt răng khi ăn đồ ngọt, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/e-buot-rang-khi-an-do-ngot-vi-sao-13097/ Sun, 29 Jul 2018 14:52:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/e-buot-rang-khi-an-do-ngot-vi-sao-13097/ [...]]]>

Nguyễn Thanh Hương (Nam Định)

Ăn đồ ngọt bị buốt răng là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau. Có thể kể đến những nguyên nhân sau: do sâu răng, do răng bị sứt mẻ, mòn men răng, mắc bệnh viêm nướu. Khi viêm nướu, biểu hiện dễ dàng nhận biết là nướu răng bị sưng đỏ lên. Bởi do cao răng bám lâu ngày không được loại bỏ sẽ tạo cơ hội cho viêm nướu phát triển gây đau nhức cả răng và nướu. Nếu răng bạn bị sứt mẻ do bị lực tác động mạnh hay mòn men thì lúc này răng sẽ cực kỳ nhạy cảm. Mỗi khi kích thích nóng, lạnh, chua, cay, mặn, ngọt thì chắc chắn sẽ dẫn đến cảm giác ê buốt răng. Sâu răng ban đầu chưa có biểu hiện rõ ràng, nhưng khi đồ ăn ngọt bám vào, kích thích sẽ khiến răng đau nhức. Bạn cũng không nên chủ quan nghĩ rằng đánh răng, súc miệng thường xuyên là đảm bảo răng không có vấn đề gì về răng. Nếu bạn thường xuyên đánh răng sai cách hoặc không đi kiểm tra, lấy cao răng định kỳ, bạn vẫn có thể bị sâu răng, viêm nướu, mòn men răng. Qua mô tả của bạn, nhiều khả năng bạn bị tổn thương men răng, ngà răng hoặc sâu răng nhẹ. Để xác định được chính xác nguyên nhân buốt răng khi ăn đồ ngọt, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện, phòng khám răng để được thăm khám và điều trị sớm.

BS. Lê Thục

]]>