phụ nữ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 19 Nov 2018 04:55:49 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png phụ nữ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 PCOS là bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/pcos-la-benh-gi-16954/ Mon, 19 Nov 2018 04:55:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/pcos-la-benh-gi-16954/ [...]]]>

(Thái Vân Hà – Bình Định)

PCOS là cụm từ viết tắt bởi Polycystic Ovary Syndrome, theo thuật ngữ y khoa Việt Nam gọi hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn nội tiết thường gặp ở nữ giới.

Về nguyên nhân, hội chứng buồng trứng đa nang cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa rõ, nhưng với những lý giải được chấp nhận có thể là do phối hợp của nhiều yếu tố, rối loạn nội tiết tố nữ với biểu hiện thường gặp qua các triệu chứng như béo phì kiểu bụng, vòng kinh phóng noãn dưới dạng không đều hay không thường xuyên, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị rối, có thể vô kinh – thiểu kinh – đa kinh – rong kinh, nặng hơn nữa là tình trạng xuất huyết ở tử cung; kháng insulin là tình trạng đáp ứng kém của một số cơ quan so với bình thường với cùng một lượng insulin, gây tăng insulin trong máu và đái tháo đường týp II. Kháng insulin thường đi kèm với một loạt các rối loạn chuyển hóa khác, dẫn đến cao huyết áp, rối loạn lipid máu  như tăng triglyceride, tăng LDL, giảm HDL, tăng vòng bụng, cường androgens ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang dẫn đến các triệu chứng như rậm lông; phát triển ở những nơi như hai bên gò má, cằm, cổ ở giữa ngực và dưới rốn, mụn trứng cá, hói đầu, rụng tóc. Trên siêu âm có hình ảnh buồng trứng đa nang, có12 nang kích thước từ 2 – 9mm và tăng thể tích buồng trứng >10cm3, xét nghiệm máu thì LH > 10, tỉ lệ LH/FSH 3/2, Androgen (Testosterone) > 2.5 nmol/l hay > 1.5ng/ml. Về tình trạng sức khỏe, với nữ giới có hội chứng buồng trứng đa nang, theo các nhà khoa học thì dễ dẫn đến một số bệnh lý đi kèm như cao huyết áp, đái tháo đường týp II, đái tháo đường trong thai kỳ, bệnh lý động mạch vành, ung thư nội mạc tử cung…

Về điều trị, pcos là hội chứng phối hợp nhiều rối loạn, dẫn đến rối loạn rụng trứng như kinh nguyệt không đều,  thậm chí rong kinh, rối loạn gây cường androgen máu như rậm lông, mọc râu, phì đại âm vật…; về lâu dài, ở những người hội chứng buồng trứng đa nang có thể bị đái tháo đường týp II, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường thai kỳ, ung thư nội mạc tử cung, đặc biệt là dễ vô sinh; vì vậy trong điều trị hội chứng buồng trứng đa nang tùy theo mục đích mà ta có cách điều trị khác nhau.

Về điều trị chứng vô sinh, nguyên nhân gây vô sinh ở hội chứng buồng trứng đa nang là rối loạn phóng noãn, gây ra tình trạng không rụng trứng do đó mà gây vô sinh. Mục đích điều trị ở đây là phải gây được phóng noãn. Về nội khoa trước hết cần được giảm cân ở những người có thể trạng béo phì, giảm cân gây được giảm mỡ sẽ giảm đề kháng insulin; sử dụng Metformin, với mục đích làm giảm đề kháng insulin,  giúp cân bằng nồng độ glucose trong máu, tái lập lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường, tăng khả năng rụng trứng và có thai, giảm nguy cơ tiểu đường; giảm nồng độ androgen trong máu, cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, từ đó tăng khả năng có thai. Nghiên cứu cho thấy Metformin được sử dụng cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang  trong 3 tháng đầu của thai kỳ có tác dụng làm giảm tỉ lệ xảy thai; tuy nhiên cho đến nay cũng chưa ai chứng minh được tác hại của Metformin với thai hoặc Metformin an toàn với thai như thế nào, nên phải cẩn trọng và điều dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Về điều trị ngoại khoa, đã được áp dụng bằng các phương pháp như cắt góc buồng trứng, xẻ múi cam, và đã gây được phóng noãn cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang; tuy nhiên với kỹ thuật đó có rất nhiều nhược điểm không có lợi cho bệnh nhân như tai biến phẫu thuật, dính sau mổ, gây suy buồng trứng sớm, nên đến nay người ta đã cải tiến sang kỹ thuật đốt điểm buồng trứng qua phẫu thuật nội soi, đây là một kỹ thuật mới tiến bộ và tỉ lệ gây được rụng trứng, có vòng kinh đều và có phóng noãn sau phẫu thuật, hoặc sau phẫu thuật đốt điểm buồng trứng bệnh nhân có đáp ứng tốt hơn với thuốc kích thích buồng trứng, tuy nhiên phương pháp điều trị ngoại khoa dù sao cũng là một phương pháp có tính xâm lấn, không thể tránh khỏi tỉ lệ biến chứng trong và sau phẫu thuật.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Rụng trứng là dấu hiệu khỏe mạnh ở phụ nữ http://tapchisuckhoedoisong.com/rung-trung-la-dau-hieu-khoe-manh-o-phu-nu-16658/ Wed, 31 Oct 2018 12:48:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/rung-trung-la-dau-hieu-khoe-manh-o-phu-nu-16658/ [...]]]>

Rụng trứng là hiện tượng trứng phóng ra khỏi buồng trứng. Các nghiên cứu của phương pháp Billings cho biết 85% số phụ nữ rụng trứng vào ngày đỉnh, 10% vào ngày thứ nhất và 5% rụng trứng vào ngày thứ hai sau “đỉnh”. Ghi lại cảm giác chất nhờn nơi âm hộ mỗi ngày trên biểu đồ giúp bạn gái nhận biết một chu kỳ rụng trứng trọn vẹn, có khả năng thụ thai, là chu kỳ có ngày đỉnh và thời kỳ hoàng thể kéo dài từ 11 – 16 ngày.

Muốn có trứng rụng, hoạt động của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng phải hoàn chỉnh. Trong đời sống sinh sản của người phụ nữ, hoạt động buồng trứng có tính liên tục, liên quan đến nội tiết tố và khả năng rụng trứng. Đó là phản ứng bình thường đối với các điều kiện môi trường khác nhau, nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé trong trường hợp thụ thai. Người mẹ chưa trưởng thành thể lý, đang cho con bú, bị stress hay đang mắc bệnh thì không tốt cho việc mang thai, sinh nở và chăm sóc em bé.

Rụng trứng là dấu hiệu khỏe mạnh ở phụ nữ

Tính liên tục của hoạt động buồng trứng bắt đầu rất sớm, từ giai đoạn phôi thai với hàng triệu nang trứng thô sơ, giảm dần cho đến khi bé gái chào đời, chỉ còn 1 – 2 triệu nang trứng có chứa noãn bào và chỉ có 400 – 500 nang cho trứng rụng trong suốt đời sống sinh sản của người phụ nữ mà thôi. Khi bé gái dậy thì, trong 2 năm sau lần ra máu đầu tiên, kinh nguyệt không đều là do có những chu kỳ không rụng trứng. Ra máu không phải lúc nào cũng là kinh nguyệt, vì trước kinh nguyệt phải có rụng trứng, ra máu mà chưa có rụng trứng có thể do tăng giảm thất thường của nội tiết tố. Sau đó, thiếu nữ trẻ khỏe mạnh sẽ có các chu kỳ rụng trứng đều đặn khoảng 24 – 36 ngày, tuy thỉnh thoảng vẫn có chu kỳ không thụ thai. Chu kỳ rụng trứng bình thường sẽ bị gián đoạn bởi thai kỳ và cho con bú, và rồi chu kỳ có trứng rụng trở lại khi mẹ cai sữa dần. Những bất thường hoạt động buồng trứng như chu kỳ ngắn, không rụng trứng, thời kỳ hoàng thể ngắn có thể xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh hay do stress, rối loạn biến dưỡng – nội tiết, béo phì, đột ngột thay đổi trọng lượng cơ thể, tập thể dục quá mức…

So với các thời kỳ buồng trứng không hoạt động (trước dậy thì, mãn kinh), hoặc hệ nội tiết chưa hoàn chỉnh (dậy thì) hay đã suy yếu (tiền mãn kinh), thì rụng trứng vào tuổi trưởng thành là dấu hiệu của hệ nội tiết hoàn chỉnh và tinh thần, lối sống lành mạnh.

Kinh nguyệt là hiện tượng dễ nhận ra nhất trong chu kỳ sinh dục nữ, nhưng sự kiện quan trọng nhất lại là rụng trứng. Thay vì tìm mọi cách để có kinh đều, bé gái cần được học cách theo dõi chất nhờn sớm, từ 6 tháng sau lần ra máu đầu tiên. Hiểu biết về cơ thể kết hợp với học hỏi về giới tính giúp bé tự tin, yêu quý bản thân và phát hiện sớm một số bệnh lý của hệ nội tiết như bệnh vùng hạ đồi, bệnh tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, hội chứng buồng trứng đa nang…, những bệnh này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, làm tăng nguy cơ hiếm muộn và rối loạn hành vi sau này. Dấu hiệu chất nhờn bất thường, ra máu nhiều lần trong thời kỳ hoàng thể, hoàng thể ngắn, xảy ra trong hai chu kỳ liên tiếp hoặc hơn 3 chu kỳ trong năm, được coi là bất thường. Cần thay đổi lối sống, đi khám và điều trị nguyên nhân vì bất thường sẽ không tự hết mà ngày càng tệ hơn. Sau khi đã được trị liệu và điều chỉnh lối sống, trứng sẽ rụng trở lại, kéo theo kinh nguyệt đều đặn.

Rụng trứng là dấu hiệu khỏe mạnh ở phụ nữ

Trong chu kỳ, estogen từ các nang trứng phát triển tiết ra và tăng cao trước rụng trứng; sau khi trứng rụng, progesterone tăng nhanh chuẩn bị cho nội mạc tử cung sẵn sàng đón phôi làm tổ. Hai nội tiết tố buồng trứng này ảnh hưởng lên các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamin, glutamat, GABA làm thay đổi tâm trạng, trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, khả năng ra quyết định của người phụ nữ. Trong tuổi vị thành niên, chúng làm thay đổi cấu trúc vỏ não mới, liên quan đến hành vi, xã hội tính sau này ở tuổi trưởng thành. Trầm cảm gặp ở nữ nhiều hơn nam, dùng thuốc ngừa thai sẽ ức chế rụng trứng và làm tăng gấp đôi nguy cơ trầm cảm ở bé gái vị thành niên.

Những yếu tố bất lợi cho sức khỏe hay việc mang thai làm cho hiện tượng rụng trứng bị hoãn hay ngừng lại. Khi những rối loạn tâm lý, lối sống không lành mạnh được điều chỉnh, các bệnh lý được chữa trị, buồng trứng hoạt động bình thường trở lại, cho những chu kỳ có rụng trứng và có khả năng thụ thai. Điều đó chứng tỏ rụng trứng là dấu hiệu khỏe mạnh ở phụ nữ chứ không phải ra máu đều như nhiều người lầm tưởng, khi mà ra máu có thể chỉ do nội tiết tố tăng giảm mà chưa chắc có rụng trứng.

ThS.BS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH

]]>
Kích trứng – lợi ích và nguy cơ? http://tapchisuckhoedoisong.com/kich-trung-loi-ich-va-nguy-co-15309/ Thu, 16 Aug 2018 13:11:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kich-trung-loi-ich-va-nguy-co-15309/ [...]]]>

Suy buồng trứng sớm – Nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn

Suy buồng trứng sớm là tình trạng hai buồng trứng ngừng hoạt động bình thường khi người phụ nữ chưa đến 40 tuổi. Tình trạng này gây mất kinh, rụng trứng bất thường dẫn đến rối loạn trong thời kỳ kinh nguyệt… kéo theo giảm khả năng sinh sản. Nó cũng khiến cơ thể mệt mỏi, vã mồ hôi đêm, mất ngủ, âm đạo khô rát khiến đau khi quan hệ tình dục… sẽ ảnh hưởng tới tần suất quan hệ tình dục. Tần suất quan hệ tình dục giảm hoặc thậm chí là không có quan hệ tình dục, kèm với hiện tượng trứng rụng thất thường sẽ tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Đến nay, chưa có phương pháp điều trị nào để cải thiện khả năng sinh sản của phụ nữ bị suy buồng trứng. Chỉ có khoảng 5 – 10% số bệnh nhân mang thai mà không cần điều trị. Ngoài ra, cần phải áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Và khi họ muốn lấy trứng của chính mình để làm IVF thì cần sử dụng biện pháp kích thích buồng trứng.

Kích trứng

Các biện pháp kích thích buồng trứng

Kích thích buồng trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng. Sau khi nang trứng trưởng thành, đủ kích thước, bệnh nhân sẽ được tiêm hCG để giúp trứng rụng.

Phương pháp này được sử dụng trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp vô sinh do rối loạn phóng noãn, không phóng noãn hoặc ở bệnh nhân đa nang buồng trứng, được áp dụng cho những cặp vợ chồng lấy nhau 1- 2 năm chưa có thai.

Kích trứng trong IUI (bơm tinh trùng vào qua cổ tử cung)

Kích thích buồng trứng để bơm tinh trùng vào buồng tử cung thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị rối loạn phóng noãn. Ở các bệnh nhân này, cần ít nhất một nang trưởng thành có phóng noãn để đạt được hiệu quả điều trị. Do đó, chọn lựa phác đồ kích thích buồng trứng trong IUI cần phù hợp sao cho số nang có thể giải phóng noãn không quá nhiều nhằm hạn chế các biến chứng.

Phác đồ ngắn: Đối với bệnh nhân lớn tuổi, đáp ứng kém với kích thích buồng trứng thường được sử dụng biện pháp phác đồ ngắn (hay cực ngắn). Trong biện pháp này, bệnh nhân được sử dụng các thuốc uống bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Có thể sử dụng thuốc tiêm song song hoặc chậm hơn 1- 2 ngày. Sau đó được siêu âm theo dõi nang noãn bắt đầu từ ngày thứ 6 (tính từ ngày bắt đầu ra kinh) của chu kỳ kinh. Các lần siêu âm sau và liều thuốc tiếp tục được điều chỉnh tùy theo kích thước và số lượng nang noãn phát triển. Tiêm hCG để kích thích phóng noãn khi có ít nhất 1 nang đạt kích thước 18mm trên siêu âm. Bơm tinh trùng 36 giờ sau khi tiêm hCG hay 24 và 48 giờ nếu bơm tinh trùng 2 lần trong một chu kỳ.

Phác đồ tăng liều dần: Sử dụng thuốc kích thích buồng trứng liên tục trong 14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó bệnh nhân sẽ được siêu âm và xét nghiệm nội tiết theo dõi nang noãn được lần đầu sau 14 ngày. Nếu chưa có đáp ứng thuốc, nang nhỏ dưới 10mm trên siêu âm, thì bệnh nhân sẽ tăng liều thuốc. Đối với bệnh nhân có đáp ứng, nang lớn hơn 10mm, thì sẽ duy trì liều cũ cho đến khi nang noãn đạt đến tiêu chuẩn tiêm hCG và tiếp tục tiến hành bơm tinh trùng như đã nêu trên.

Chu kỳ này sẽ bị ngưng điều trị khi bệnh nhân không có đáp ứng buồng trứng sau 35 ngày kích thích hoặc không có nang vượt trội khi đã dùng đến liều tối đa trong một tuần.Phác đồ này sẽ bị ảnh hưởng bởi tuổi tác và tình trạng béo phì của người phụ nữ.

Phác đồ giảm liều dần: Sử dụng thuốc kích trứng ngay sau khi người bệnh có kinh tự nhiên hoặc sau khi được sử dụng progesteron. Duy trì liều thuốc đó cho đến khi có một nang vượt trội trên 10mm trên siêu âm. Sau đó, giảm dần liều thuốc và nang noãn đạt đến tiêu chuẩn thì tiêm hCG.

Lưu ý: Phác đồ tăng liều dần an toàn và hiệu quả hơn phác đồ giảm liều dần nhưng chi phí cao hơn do thời gian điều trị kéo dài.

Kích trứng trong IVF (thụ tinh trong ống nghiệm)

Để một chu kỳ IVF có hiệu quả, số lượng nang noãn trung bình cần đạt được sau kích thích buồng trứng là 8 – 10 nang noãn trưởng thành. Có 2 phác đồ kích thích buồng trứng được sử dụng trong IVF, đó là:

Phác đồ dài: Sử dụng các thuốc tiêm kích thích buồng trứng từ ngày 14 – 21 của chu kỳ kinh nguyệt, có thể sử dụng từ ngày thứ 21 của chu kỳ kinh trước hoặc áp dụng từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh. Sử dụng thuốc và liều lượng tùy theo độ tuổi bệnh nhân và sự đáp ứng của buồng trứng với thuốc. Theo dõi siêu âm nang noãn được bắt đầu vào ngày thứ 6 sau khi sử dụng kết hợp các thuốc kích thích buồng trứng. Sau đó, siêu âm được tiến hành mỗi ngày hay mỗi 2 – 3 ngày tùy theo kích thước của nang noãn.

Kích trứng

Sau khi bệnh nhân được tiêm kích thích buồng trứng và theo dõi trên siêu âm có ít nhất 2 nang noãn đạt kích thước 17mm trở lên thì bệnh nhân sẽ được tiêm hCG để kích thích phóng noãn. Chọc hút trứng được thực hiện khoảng 34 – 36 giờ sau tiêm hCG.

Phác đồ ngắn: Thời điểm ổn định của chu kỳ kích thích buồng trứng hoặc theo sự đáp ứng của từng bệnh nhân. Kích thích buồng trứng áp dụng từ ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt, đến ngày thứ 7 của chu kỳ, sau đó có thể được tiêm thuốc dưới da. Theo dõi tiếp tục sự phát triển nang noãn sau khi được kích thích buồng trứng theo chỉ định của bác sĩ. Tiêm thuốc kích trứng bắt đầu từ ngày 6 của chu kỳ và theo dõi sự phát triển nang noãn và sử dụng hCG khi các nang noãn đạt tiêu chuẩn, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút trứng.

Kích thích buồng trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng.

 

Lời khuyên của bác sĩ

Liệu pháp kích thích buồng trứng là một hành trình đòi hỏi không ít sự kiên nhẫn, quyết tâm và chi phí lớn. Không chỉ vài viên thuốc, vài lần tiêm là phụ nữ hiếm muộn sẽ thoả nguyện mong ước có con. Mà khi kích thích buồng trứng điều trị vô sinh, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như bị chảy máu âm đạo, đau trong âm đạo và có thể gây nhiễm trùng nếu dụng cụ không được khử trùng cẩn thận; có thể gây ra hội chứng quá kích buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc làm teo buồng trứng, suy buồng trứng, thậm chí có thể gây nguy cơ ung thư buồng trứng. Bên cạnh đó nó còn làm tăng nguy cơ đa thai và có thể gây vô sinh do hết nang nguyên thủy…

Do đó, bệnh nhân nên đến các cơ sở điều trị hiếm muộn, vô sinh có uy tín để được khám và tư vấn kỹ trước khi quyết định áp dụng phương pháp kích thích buồng trứng. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị tốt về sức khoẻ và ổn định tâm lý; tìm hiểu thông tin và chi phí điều trị để chuẩn bị tài chính và sắp xếp thời gian phù hợp với việc điều trị. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải có sự theo dõi kỹ càng để tránh các biến chứng không mong muốn.

BS. Nguyễn Quốc Khánh

]]>
Bệnh loãng xương điều trị đúng mới có hiệu quả http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-loang-xuong-dieu-tri-dung-moi-co-hieu-qua-14248/ Tue, 07 Aug 2018 05:17:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-loang-xuong-dieu-tri-dung-moi-co-hieu-qua-14248/ [...]]]>

Loãng xương(osteoporosis) hay còn gọi là thưa xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, giảm mật độ xương, tức là tỉ trọng chất khoáng trong xương bị giảm (BMD: bone meterial density).  Đến giai đoạn này các kết cấu xương giảm độ đặc, độ dày và tăng phần xốp, thưa hơn, khi kiểm tra trên máy đo, sẽ thấy mật độ xương giảm rõ rệt.

Bệnh loãng xương điều trị đúng mới có hiệu quảQuá trình loãng xương xảy ra một cách từ từ có diễn biến âm thầm

Nguyên nhân

Nguyên nhân của loãng xương ở NCT chủ yếu do tuổi tác. NCT do ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D, đồng thời bị lão hóa chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận, suy giảm miễn dịch và tạo xương suy yếu dẫn đến xương bị thoái hóa. Bệnh loãng xương ở NCT cũng có thể do mắc một số bệnh như: suy thận, tuyến thượng thận, cường giáp trạng, bệnh yếu liệt chi, chấn thương, hoặc do lạm dụng thuốc corticoid trong một thời gian dài, hoặc bệnh mạn tính phải nằm dài ngày… Đặc biệt, phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh chiếm tỉ lệ loãng xương tương đương với loãng xương do tuổi già. Bởi vì, sau tuổi mãn kinh hoạt động của buồng trứng ngưng lại gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen, làm cho các tế bào hủy xương gia tăng hoạt tính, trong khi chức năng điều hòa và hấp thụ can xi bị suy giảm. Khi hoóc-môn sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển canxi từ xương vào máu, vì vậy, tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ thường cao hơn nam giới. Bên cạnh đó có thể NCT, trong đó có phụ nữ do canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu, khi đó hoóc-môn cận giáp trạng tiết ra để điều canxi trong xương chuyển ra bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ canxi trong máu, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho kết cấu xương bị thưa gây loãng xương. Ngoài ra, suy giảm miễn dịch cũng góp phần gây chứng loãng xương.

Biểu hiện của bệnh

Quá trình loãng xương xảy ra một cách từ từ có diễn biến âm thầm, kéo dài trong nhiều năm, sau 30 tuổi đã bắt đầu xuất hiện quá trình mất chất xương, mất khá nhiều (trên 50%). Vì vậy, thời gian đầu chưa có biểu hiện gì rõ rệt, có thể có đau, nhức xương, mỏi không cố định, hay gặp ở cột sống lưng, dọc các chi, các đầu xương thể hiện rõ nhất vào ban đêm. Càng về sau, hiện tượng loãng xương không được chữa trị, khối lượng khoáng chất bị mất ngày càng nhiều, các triệu chứng đau, nhức xương, khớp sẽ rõ ràng dần lên, tập trung nhiều hơn ở các vùng xương chịu lực của cơ thể như hông, thắt lưng, khớp gối không chỉ xảy ra ban đêm mà gần như cả ban ngày làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Biến chứng

Loãng xương làm ảnh hưởng ngày càng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, đặc biệt gây thoái hóa xương khớp ở NCT. Triệu chứng đau nhức xương, khớp, đặc biệt một số NCT bị còng lưng làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc và thậm chí gây nứt xương, gãy xương, nguy hiểm nhất là gãy cổ xương đùi, dễ dàng biến người bệnh trở thành tàn phế.

Bệnh loãng xương điều trị đúng mới có hiệu quả

Điều trị phải đúng

Nguyên tắc điều trị loãng xương ở người NCT bằng thuốc tây y, chủ yếu được điều trị các loại thuốc chống hủy xương và thuốc tái tạo xương nhằm kìm hãm quá trình xương phân hủy, thúc đẩy quá trình tái tạo xương, hấp thụ canxi tốt hơn như nên dùng thuốc chống hủy xương, tăng khối lượng và tăng độ cứng cáp của xương, giảm thiểu nguy cơ gãy xương bằng Bisphosphonates, gồm nhiều loại (Etidronate, Clodronate, Risedronate, Alendronate, Tiludronate,Pyrophosphate…). Hoặc dùng thuốc tái tạo xương như calcium vitamin D3 và MK7 (MK7: menaquinone-7, chính là vitamin K2) giúp hoạt hóa protein tạo xương osteocalcin. MK7 không chỉ cùng vitamin D3 vận chuyển vào tận xương mà còn kéo giúp canxi từ những chỗ thừa để đưa tới khung xương, tránh được nguy cơ sỏi thận, táo bón, các bệnh xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm. Không những vậy, MK7 còn có khả năng tăng lượng collagen trong xương, giúp xương dẻo dai, làm chậm quá trình mất xương do sinh lý, tăng cường tuổi thọ ở NCT, nhằm cung cấp dưỡng chất cho quá trình tái tạo xương mới, kích thích tế bào xương hoạt động hiệu quả hơn. Vai trò của vitamin D còn giúp quá trình hấp thu canxi được tốt hơn, bởi vì, nguyên tắc bổ sung canxi cần có dẫn chất vitamin D3 giúp hấp thụ canxi từ ruột vào máu. Tuy vậy, dùng loại thuốc nào cho phù hợp với từng bệnh nhân là do bác sĩ khám bệnh cho mình chỉ định, điều trị. Người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc để tự điều trị cho mình hoặc người nhà khi không có chuyên môn về y học.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Khi nghi ngờ bị loãng xương, NCT nên đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa xương khớp hoặc lão khoa hoặc khám nội tổng hợp. Ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình, NCT cần tăng cường vận động, tập thể dục hàng ngày bằng những bài tập hợp lý với NCT như bài tập thể dục buổi sáng, yoga, aerobics, tốt nhất, phù hợp nhất là đi bộ. Đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút chia làm 2 – 3 lần là vừa phải, không nên đi bộ một lúc 60 phút. Đi bộ là cách tăng độ dẻo dai xương khớp và hoàn toàn có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số NCT mắc một số bệnh như gai cột sống, lồi đĩa đệm cột sống, gai khớp gối… nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
NCT nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốt nhất là dùng các loại thực phẩm giàu canxi (tôm, cá …), tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

 

TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

]]>
Những điều phụ nữ trẻ cần biết về bệnh tim http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-phu-nu-tre-can-biet-ve-benh-tim-13721/ Sun, 05 Aug 2018 05:30:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-phu-nu-tre-can-biet-ve-benh-tim-13721/ [...]]]>

bệnh tim ở phụ nữ

 

Không bao giờ là quá muộn để bảo vệ sức khỏe tim. Hãy hỏi người thân về tiền sử bệnh tim của gia đình hoặc các yếu tố nguy cơ, như tăng huyết áp, cholesterol cao và tiểu đường, chia sẻ những thông tin này với bác sĩ của bạn. Nhận biết một số loại thuốc tránh thai có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt nếu gia đình bạn có tiền sử bị tăng huyết áp, nếu bạn bị thừa cân hoặc mắc bệnh thận. Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai và hút thuốc lá, nguy cơ bệnh tim có thể tăng 20%.

Dưới đây là một số việc mà chị em nên thực hiện để bảo vệ sức khỏe tim:

  • Nắm rõ và kiểm soát nồng độ cholesterol, huyết áp
  • Trao đổi với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ và tiền sử bệnh tim
  • Không hút thuốc lá
  • Sử dụng đồ uống có cồn ở mức vừa phải – chỉ giới hạn 1 phần đồ uống có cồn/ngày
  • Thảo luận với bác sĩ để lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp nhất với bạn
  • Học cách giảm stress

Ngoài ra, bạn hãy duy trì chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Hãy luôn nhớ rằng những việc bạn làm ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

BS P.Liên

(theo Univadis/Health Day)

]]>
7 câu hỏi phụ khoa được phụ nữ quan tâm nhất http://tapchisuckhoedoisong.com/7-cau-hoi-phu-khoa-duoc-phu-nu-quan-tam-nhat-8615/ Sun, 22 Jul 2018 03:19:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-cau-hoi-phu-khoa-duoc-phu-nu-quan-tam-nhat-8615/ [...]]]>

Các chuyên gia sẽ lắng nghe, giải đáp và cung cấp đầy đủ các thông tin về làm thế nào để bạn giữ gìn sức khỏe. Đừng ngại ngần bởi các bác sĩ luôn muốn bạn chia sẻ càng nhiều về tình trạng của mình.

 

 

1. Tại sao chu kỳ của tôi lại tồi tệ đến vậy?

Nếu như đến chu kỳ thường mất nhiều máu hoặc bị những cơn chuột rút đau đớn, bác sĩ thăm khám sẽ muốn biết điều đó để giúp bạn bớt đau đớn. Maureen Baldwin, bác sĩ sản phụ khoa tại trường đại học  Oregon Health & Science nói: “Tôi mong càng nhiều bệnh nhân sẽ đề nghị tôi giúp đỡ khi tới chu kỳ của họ, đặc biệt khi nó gây đau đớn tới mức khiến họ phải nghỉ học hay nghỉ làm”.

2. Sao môi âm hộ của tôi trông lại buồn cười thế?

Môi âm hộ của mỗi phụ nữ khác nhau song nhiều người vẫn bị ám ảnh bởi suy nghĩ tiêu cực như môi âm hộ của mình bị lệch? Có vấn đề gì nghiêm trọng không nếu chỗ đó nhiều lông? Nếu thắc mắc, hãy hỏi bác sỹ và tin tưởng nếu họ nói bộ phận đó của bạn bình thường bởi lẽ họ đã nhìn thấy bộ phận đấy nhiều lần rồi.

3. Tôi có nên tiêm HPV?

HPV rất phổ biến và có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, do đó không ngạc nhiên nếu bác sĩ có đề nghị này.  “Đây là loại vắc xin mới và đã được cải tiến giúp chống lại  9 chủng HPV – thậm chí nhiều hơn.” Mary Jane Minkin, Bác sỹ, giáo sư lâm sàng khoa sản phụ khoa và sinh sản trường đại học y khoa Yale, tác giả cuốn sách  A Woman’s Guide to Sexual Health nói.

4. Tôi có bị nhiễm trùng nấm men?

Nếu đã có tiền sử nhiễm trùng men nấm trước hẳn bạn đã được khám và hướng dẫn các loại thuốc điều trị chúng. Nhưng nếu như đây là lần đầu tiên mắc phải, lời khuyên là hãy tìm đến bác sĩ. Qua một vài câu hỏi, bác sĩ sẽ chuẩn đoán được chắc chắn bạn có hay không mắc phải căn bệnh này. “Trong số những phụ nữ tự điều trị nấm men, khoảng 2/3 số đó không thực sự bị nhiễm nấm men”, Bác sĩ Minkin nói. Đôi khi có nhầm lẫn giữa nấm men với trường hợp dị ứng với sản phẩm có mùi hay nhiễm vi khuẩn. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số kháng sinh, khám càng sớm thì bạn càng nhanh cảm thấy thoải mái hơn.

5. Đời sống tình dục của tôi có bình thường không?

Khi nói đến vấn đề tình dục, đơn giản hãy coi bác sĩ của bạn giống như google, sau khi nhận được các thông tin cần thiết cũng không phải lo xóa lịch sử duyệt web. Hãy thoải mái đặt câu hỏi trong các kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ.

6. Tại sao tôi lại bị nổi mụn? Tóc có vấn đề? Dạ dày bị đau?

Bác sỹ sản phụ khoa không chỉ đối phó với các vấn đề sản phụ khoa, họ còn quan tâm tới tất cả khía cạnh sức khỏe của bạn. Nên ngay cả khi xảy ra vấn đề trên cơ thể không nằm trong chuyên môn của họ, hãy vẫn chia sẻ. “Tất cả các bệnh nhân nên chia sẻ tất cả các triệu chứng và những thay đổi trong cơ thể của họ,” Joshua Hurwitz, MD, một bác sĩ nội tiết sinh sản chứng nhận tại khoa sinh sản Y Associates Connecticut nói. Nếu bạn đang lo lắng về tóc trên khuôn mặt hoặc đau vùng chậu hoặc mụn trứng cá hoặc bất cứ điều gì khác mà dường như gặp vấn đề với cơ thể, bác sỹ của bạn sẽ muốn nghe về nó.

7. Âm đạo có mùi?

Đây là một câu hỏi phổ biến. Nếu bạn nhận thấy âm đạo có mùi trong khi mọi kết quả kiểm tra đều tốt thì nên hỏi bác sĩ. “Âm đạo khỏe mạnh có một mùi hương tự nhiên nào đó,” Sherry Ross, Dược sĩ, chuyên gia y tế và sản phụ khoa ở Women’s Health Expert in Santa Monica, CA nói. Có thể điều chỉnh một vài loại thức ăn như tỏi và hành tây. Trường hợp bị nhiễm trùng sẽ kèm theo các triệu chứng như ngứa, dịch bài tiết có vấn đề.

Hà Anh

(Theo Womansday)

]]>
Lạc nội mạc tử cung http://tapchisuckhoedoisong.com/lac-noi-mac-tu-cung-8590/ Sun, 22 Jul 2018 03:13:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lac-noi-mac-tu-cung-8590/ [...]]]>

Có thể nói lạc nội mạc tử cung là tình trạng bệnh lý được xác định khi có sự hiện diện của nội mạc tử cung gồm tuyến và mô đệm nằm ở một vị trí khác ngoài lòng tử cung. Chúng biểu hiện dưới 4 dạng chính gồm: bệnh tuyến cơ tử cung, nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, lạc nội mạc tử cung ở phúc mạc và lạc nội mạc tử cung sâu ở vách âm đạo – trực tràng, ở tạng đường tiêu hóa.

Chẩn đoán xác định bệnh

Việc chẩn đoán xác định bệnh lạc nội mạc tử cung cần căn cứ vào các triệu chứng cơ năng, triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.

Về triệu chứng cơ năng: người bệnh thường đi khám vì bị đau bụng hoặc vô sinh, tuy nhiên cũng có nhiều trưởng hợp không có triệu chứng cơ năng ngay cả khi có nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng khá to. Triệu chứng đau xảy ra bao gồm đau bụng khi hành kinh, đau khi giao hợp và đau bụng vùng chậu mạn tính. Triệu chứng ít gặp hơn như đi đại tiện và tiểu tiện khó, đi tiểu ra máu, chảy máu trực trạng và đau vai; bị rối loạn kinh nguyệt bao gồm cả rong kinh và rong huyết. Một vấn đề cũng cần được quan tâm là khó có thai bao gồm cả tình trạng suy giảm khả năng có thai hay vô sinh dẫn đến việc thai sản có chiều hướng bất lợi.

Lạc nội mạc tử cungNgười bệnh thường đi khám vì bị đau bụng hoặc vô sinh

Về triệu chứng lâm sàng: thực tế nên khám bệnh nhân trong lúc có kinh sẽ giúp nhận định sự tổn thương dễ dàng hơn. Tùy vị trí bị tổn thương, khi khám bệnh có thể ghi nhận tại âm hộ, tầng sinh môn ở vết cắt tầng sinh môn là vị trí thường gặp của nốt lạc nội mạc tử cung; cổ tử cung có nốt màu xanh tím gây đau, to ra khi có kinh; tử cung có kích thước bình thường hoặc lớn hơn bình thường trong trường hợp lạc tuyến vào cơ tử cung. Khám có thể thấy nốt ở vách âm đạo – trực tràng hay thấy được các nốt ở thành âm đạo hoặc khối u ở phần phụ.

Về xét nghiệm cận lâm sàng: siêu âm đường âm đạo để phát hiện dấu hiệu bất thường. Chụp cộng hưởng từ MRI (magnetic resonance imaging) là kỹ thuật được chọn lựa để đánh giá những tổn thương lạc nội mạc tử cung sâu sau phúc mạc và được sử dụng khi nghi ngờ chẩn đoán hoặc nghi ngờ lạc nội mạc tử cung sâu. Nội soi ổ bụng cũng được xem là kỹ thuật giúp chẩn đoán xác định bệnh lý lạc nội mạc tử cung, nội soi còn giúp phân độ lạc nội mạc tử cung; những hình ảnh tổn thương lạc nội mạc tử cung qua nội soi rất đa dạng; dạng điển hình thường gặp là những nốt hoặc nang màu đen, nâu đen, xanh đậm, trong chứa dịch giống sôcôla; dạng không điển hình thấy tổn thương đỏ rực như phỏng, hoặc những bóng nước, những vết rách phúc mạc; chính sự đa dạng này nên khi phẫu thuật nội soi cần phải sinh thiết tổn thương để có chẩn đoán xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh. Xét nghiệm mô bệnh học được xem là tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán xác định lạc nội mạc tử cung, tuy nhiên nếu kết quả mô bệnh học âm tính vẫn không loại trừ hoàn toàn chẩn đoán.

Triệu chứng đau xảy ra bao gồm đau bụng khi hành kinh, đau khi giao hợp và đau bụng vùng chậu mạn tính

 

Thực tế chẩn đoán xác định bệnh lý lạc nội mạc tử cung phải căn cứ trên nhiều yếu tố bao gồm tiền sử, bệnh sử, thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và qua phẫu thuật, giải phẫu bệnh. Lưu ý cũng cần loại trừ các bệnh lý ác tính.

Xử trí can thiệp điều trị

Việc xử trí điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung thường căn cứ vào triệu chứng bệnh lý được biểu hiện. Có hai nhóm triệu chứng chính của bệnh lạc nội mạc tử cung gồm đau và vô sinh, điều trị đau và điều trị vô sinh có thể là hai hướng điều trị khác nhau; nếu trường hợp bệnh nhân vừa có đau và vừa vô sinh thì phải xem việc điều trị vô sinh là vấn đề ưu tiên. Điều trị bệnh lý lạc nội mạc tử cung cũng bao gồm cả hai phương pháp nội khoa và ngoại khoa, điều trị nội khoa có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật; phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung sâu ngày càng ít can thiệp và chỉ định phẫu thuật phải được đánh giá chính xác để tránh nguy cơ tái phát, gây nên biến chứng và phải phẫu thuật lại.

Điều trị đau kèm lạc nội mạc tử cung: việc điều trị nội khoa được xem là phương pháp chọn lựa ưu tiên và lựa chọn thuốc điều trị dựa vào tính chất ưu điểm, tác dụng phụ, hiệu quả tác dụng, chi phí giá thành và tính sẵn có của từng biện pháp chữa trị. Hiện nay thuốc viên tránh thai phối hợp hoặc Progestin đơn thuần được sử dụng làm thuốc điều trị đầu tay. Nếu sau 3 tháng điều trị bước đầu bị thất bại, nghĩa là vẫn còn đau thì nên chuyển qua điều trị bước hai với thuốc Danazol hoặc Gestinone hay dụng cụ tránh thai có Levonorgestrel hoặc GnGH (gonadotropin releasing hormone) đồng vận kết hợp với liệu pháp bổ trợ từ lúc bắt đầu điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc viên tránh thai phối hợp dùng liều thấp 20 – 30 µg ethinyl estradiol và một loại progeen bất kỳ. Thuốc Progestagen như Medroxyprogesterone Acetate (MPA) dạng viên, Depot medroxy-progesterone acetate (DMPA), Norethisterone acetate, Cyproterone acetate, Dienogest và Danazol. Thuốc kháng progestogen như Gestrinone. Dụng cụ tử cung phóng thích chậm Levonorgestrel. Thuốc GnRH đồng vận như Nafarelin, Leuprolide, Buserelin, Goserelin và Triptorelin. Các loại thuốc khác như chất ức chế men thơm hóa, kháng viêm không steroid và những thuốc giảm đau.

Lạc nội mạc tử cung

Việc điều trị ngoại khoa với mục tiêu là loại bỏ đi những tổn thương lạc nội mạc tử cung gây đau và dính, trên thực tế nguy cơ bị tái phát sau 10 năm chiếm 40% và phải mổ lại sau 2 năm khoảng 20%. Điều trị ngoại khoa với nang lạc nội mạc tử cung có thể có hiệu quả giảm đau nhưng cần cân nhắc đến khả năng ảnh hưởng lâu dài và bất lợi cho các điều trị vô sinh sau này vì chức năng buồng trứng suy giảm đi, chỉ định bóc nang lạc nội mạc tử cung qua nội soi khi nang có kích thước trên 3cm. Lưu ý không nên thực hiện điều trị nội tiết trước phẫu thuật vì không có hiệu quả cải thiện triệu chứng đau và điều trị nội tiết hỗ trợ sau phẫu thuật cũng không có hiệu quả cải thiện triệu chứng đau. Tuy nhiên có thể phối hợp điều trị nội khoa sau phẫu thuật để dự phòng sự tái phát của bệnh lý lạc nội mạc tử cung.

Nên khám bệnh nhân trong lúc có kinh sẽ giúp nhận định sự tổn thương dễ dàng hơn

 

Điều trị vô sinh kèm lạc nội mạc tử cung: hiện nay vai trò của điều trị nội tiết trong bệnh lý vô sinh rất hạn chế. Các phác đồ điều trị nội tiết hầu hết đều ngăn cản khả năng có thai của người phụ nữ. Vì vậy, không nên kê đơn điều trị nội tiết nhằm mục đích ức chế chức năng buồng trứng để cải thiện khả năng có thai. Phụ nữ vô sinh có kèm theo lạc tuyến nội mạc tử cung cần thực hiện việc lấy bỏ thương tổn qua nội soi ổ bụng, bao gồm cả gỡ dính, chúng có thể cải thiện khả năng có thai sau phẫu thuật; lưu ý không sử dụng dòng điện cao tần đơn cực. Việc phẫu thuật bóc khối u lạc nội mạc tử cung phải tư vấn trước cho người bệnh về nguy cơ suy giảm hay mất chức năng buồng trứng sau phẫu thuật. Quyết định thực hiện phẫu thuật phải được cân nhắc kỹ lưỡng nếu bệnh nhân đã từng bị phẫu thuật buồng trứng ít nhất một lần trước đó. Lưu ý không kê đơn điều trị với nội tiết hỗ trợ sau phẫu thuật nhằm mục đích cải thiện khả năng có thai tự nhiên. Nên điều trị hỗ trợ sinh sản sớm sau phẫu thuật để tăng cơ hội có thai. Trường hợp vô sinh có kèm theo lạc nội mạc tử cung độ I – II theo Hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kỳ (AFS/ASRM), các bác sĩ lâm sàng nên thực hiện kích thích buồng trứng kèm theo bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI:  intrauterine insemination) thay vì theo dõi đơn thuần hay chỉ bơm tinh trùng đơn thuần. Nếu đã can thiệp phẫu thuật, cần thực hiện kích thích buồng trứng kết hợp bơm tinh trùng vào buồng tử cung sớm trong vòng 6 tháng sau phẫu thuật. Khuyến cáo nên thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho vô sinh có liên quan đến lạc nội mạc tử cung, đặc biệt khi có giảm dự trữ buồng trứng, chức năng vòi tử cung bị tổn hại hay có sự tham gia của yếu tố nam và các điều trị khác trước đó bị thất bại. Có thể cho GnRH đồng vận trong khoảng 3 – 6 tháng trước khi kích thích buồng trứng (phác đồ cực dài) và thụ tinh trong ống nghiệm để cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh có kèm theo lạc nội mạc tử cung.

Đối với bệnh nhân vô sinh có nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng lớn hơn 3cm, có thể cân nhắc bóc nang trước khi điều trị bằng kỹ thuật sinh sản hỗ trợ để cải thiện triệu chứng đau hay để tiếp cận được nang noãn khi thực hiện chọc hút; tuy nhiên, phải tư vấn cho bệnh nhân về nguy cơ suy giảm chức năng buồng trứng và dính sau phẫu thuật và nguy cơ có thể suy buồng trứng sau mổ; quyết định thực hiện phẫu thuật bóc nang lạc nội mạc tử cung phải được cân nhắc thật kỹ nếu bệnh nhân đã từng bị phẫu thuật buồng trứng ít nhất một lần trước đó. Đối với các trường hợp lạc nội mạc tử cung sâu, hiện nay chưa có đủ bằng chứng là phẫu thuật lấy bỏ tổn thương lạc nội mạc tử cung sẽ cải thiện khả năng có thai tự nhiên hoặc cải thiện kết quả điều trị bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý sản khoa có thể làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người phụ nữ vì hay gây đau vùng hạ vị, đau khi có kinh nguyệt và điều đáng quan tâm nhất là có khả năng gây ra vô sinh. Vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ với những triệu chứng cơ năng phát hiện, cần đi khám bệnh sớm để chẩn đoán xác định nhằm có hướng xử trí điều trị phù hợp; không để bệnh lý kéo dài dẫn đến các biến chứng nguy hại.

 

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>
22 tuổi kinh nguyệt không đều có phải bệnh? http://tapchisuckhoedoisong.com/22-tuoi-kinh-nguyet-khong-deu-co-phai-benh-3760/ Thu, 19 Jul 2018 07:13:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/22-tuoi-kinh-nguyet-khong-deu-co-phai-benh-3760/ [...]]]>
day-thi-jpg-1357751421_500x0.jpg
Ảnh minh họa: bacsigiadinh.

Tôi đã thử dùng nhiều thuốc điều hòa kinh, nhưng chỉ trong vòng vài ngày đó thì kinh nguyệt đều, đến tháng sau không dùng thuốc lại không có kinh. Liệu tôi có mắc bệnh gì không? Nếu có mong bác sĩ chỉ cho tôi phương pháp điều trị. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe sinh sản?

Trả lời:

Bạn gái thân mến,

 

Kinh nguyệt là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ, xảy ra ở phụ nữ khỏe mạnh từ giai đoạn tuổi dậy thì đến cuối tuổi sinh sản.

 

Với bạn, chu kỳ không đều, khi dùng thuốc thì thấy có kinh nhưng đến tháng sau không dùng lại không thấy, đó có thể là rối loạn kinh nguyệt do tâm lý. Bạn không nói rõ về công việc hiện tại, tình trạng đời sống tinh thần như thế nào nên tôi chưa thể kết luận những yếu tố đó có tác động tới tinh thần không.

 

Trước mắt, để khắc phục tình trạng trên, bạn nên xây dựng cho mình lịch học tập, công tác phù hợp, có khoảng thời gian dành cho thể dục, vui chơi giải trí… Bên cạnh đó nên chú ý vấn đề ăn uống đầy đủ, nên dùng các sản phẩm từ đậu nành rất tốt cho nữ giới.

 

Khi đã áp dụng các biện pháp trên mà chưa khắc phục được hiện tượng này, bạn hãy tới cơ sở khám bệnh có uy tín về sản phụ khoa hoặc Viện Tâm lý thực hành (quận Bình Thạnh, TP HCM) để được kiểm tra, tư vấn, điều trị và chăm sóc tinh thần.

 

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Văn Ca
Trưởng phòng khám Tâm lý thần kinh – Viện tâm lý thực hành TP HCM

]]>