phụ nữ mang thai – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 13 Nov 2018 12:53:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png phụ nữ mang thai – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Giảm nguy cơ béo phì ở trẻ nếu mẹ bổ sung acid folic khi mang thai http://tapchisuckhoedoisong.com/giam-nguy-co-beo-phi-o-tre-neu-me-bo-sung-acid-folic-khi-mang-thai-16864/ Tue, 13 Nov 2018 12:53:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giam-nguy-co-beo-phi-o-tre-neu-me-bo-sung-acid-folic-khi-mang-thai-16864/ [...]]]>

Bổ sung acid folic ở bà mẹ mang thai giảm nguy cơ béo phì ở trẻ

“Dinh dưỡng bà mẹ trong khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ trước mắt và lâu dài, đặc biệt còn ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ sau này” Tác giả Xiaobin Wang từ Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ cho biết. “Kết quả của nghiên cứu cho thấy sử dụng đầy đủ acid folic cho mẹ mang thai có thể giảm thiểu những tác động của bệnh béo phì đối với sức khỏe của con mình sau này”.

Béo phì ở trẻ em và người lớn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, góp phần nguy cơ gây bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường típ 2. Trong khi mang thai, béo phì ở mẹ cũng làm tăng nguy cơ một loạt các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như thai chết lưu, dị tật bẩm sinh và sinh non. Hơn nữa, trẻ sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ cao của bệnh béo phì sau này.

Acid folic là vitamin B9, làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi bao gồm các dị tật cho não, cột sống và tủy sống. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ dùng 400 microgram acid folic hàng ngày sẽ giảm nguy cơ con cái khỏi các khuyết tật ống thần kinh.

Trong một nghiên cứu thuần tập ở Boston Birth,, các nhà khoa học đã điều tra sức khỏe của bà mẹ và trẻ em từ 2 đến 9 tuổi ở một vùng dân tộc thiểu số có thu nhập thấp, có tỷ lệ béo phì ở bà mẹ và trẻ em cao. Nhóm nghiên cứu đã phân tích hồ sơ y tế từ hơn 1.500 cặp mẹ con, bao gồm cả thông tin được thu thập trước, trong và sau khi mang thai. Để đánh giá nồng độ acid folic của một người mẹ trong quá trình mang thai, các nhà nghiên cứu đã đo acid folic từ mẫu huyết tương. Nhóm nghiên cứu tìm thấy  nồng độ acid folic của mẹ, có liên quan tới tình trạng béo phì ở con.  Mức thấp nhất của acid folic của người mẹ tương quan với nguy cơ cao nhất của trẻ béo phì.

Phụ nữ mang thai cần được bổ sung acid folic đầy đủ.

Bổ sung acid folic như thế nào?

Trong khi mang thai, phụ nữ thường được khuyên nên bổ sung axit folic, thường ở dạng hỗn hợp đa vitamin trước khi sinh, để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho trẻ. Bổ sung đầy đủ vitamin này, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ giúp bảo vệ cho sự phát triển của một đứa trẻ. Hiện nay khuyến cáo phụ nữ đang có kế hoạch mang thai dùng 400 mcg tương đương 0,4 mg acid folic hàng ngày và dùng trước 03 tháng có thai, trong khi phụ nữ có thai được khuyên dùng 600 mcg tương đương 0,6 mg acid folic hàng ngày. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang nghiên cứu sâu hơn để xác định mức độ cao hơn hoặc tối ưu, chứ không phải là tối thiểu của lượng axit folic trong giai đoạn thai kỳ.

Việc bổ sung acid folic bằng cách uống thuốc là rất cần thiết. Phụ nữ có ý định có thai và đang mang thai lưu ý là việc bổ sung này cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn dùng thuốc cho đúng liều, đúng cách, đúng thời điểm đối với từng thể trạng và khả năng hấp thu của từng người, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ mang thai và trẻ sau này.

Như vây, giờ đây phụ nữ mang thai  uống acid folic không những để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh mà có thể làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ sinh ra, nhất là các bà mẹ mang thai đang bị béo phì

TS.BS. Lê Thanh Hải

(Nih, nytimes và medicaldaily)

]]>
Phụ nữ mang thai có nên tập thể dục? http://tapchisuckhoedoisong.com/phu-nu-mang-thai-co-nen-tap-the-duc-16400/ Mon, 15 Oct 2018 02:57:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phu-nu-mang-thai-co-nen-tap-the-duc-16400/ [...]]]>

Tôi có thai được 3 tháng, tuân thủ tốt các lời khuyên của bác sĩ về chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, có một vấn đề tôi vẫn lo ngại, liệu tập thể dục khi mang thai có nguy hiểm không?

Dương Thu Hiếu(Nghệ An)

Thể dục là một phương thức bảo vệ sức khỏe hiệu quả cho thai phụ trong quá trình mang thai. Nếu bạn có thói quen tập thể dục vào buổi sáng hay giữa giờ thì vẫn cần tiếp tục duy trì, nhưng thời lượng nên ít hơn trước một chút và không tập các động tác quá mạnh. Khi tập nên chú ý kết hợp các động tác vận động với thở hít sâu để tăng cường sự lưu thông khí, cung cấp được nhiều dưỡng khí cho cơ thể người mẹ và thai nhi, đồng thời cũng góp phần đẻ dễ, đẻ không đau khi chuyển dạ bằng cách kết hợp thở sâu, thở đều mỗi khi có cơn đau tử cung. Theo nhiều nghiên cứu y khoa, tập thể dục giúp người mẹ và thai nhi khỏe mạnh, chống lại những căn bệnh do vi khuẩn như cảm cúm… Thời gian đau đẻ ở thai phụ có tập luyện thể dục thường xuyên ngắn hơn so với những thai phụ không luyện tập thể dục. Đặc biệt, nếu được hướng dẫn tập thể dục đúng cách trong thời kỳ mang thai, thai phụ có thể đẻ không đau và sinh con khỏe mạnh. Ngoài tập thể dục, thai phụ nên đi bộ mỗi ngày từ 15 đến 20 phút, bởi đây là môn thể thao thích hợp nhất và có ích nhất.

BS. Nguyễn Thị Dinh

]]>
7 sai lầm mẹ bầu có thể làm hại con http://tapchisuckhoedoisong.com/7-sai-lam-me-bau-co-the-lam-hai-con-16398/ Sun, 14 Oct 2018 14:26:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-sai-lam-me-bau-co-the-lam-hai-con-16398/ [...]]]>

1. Một số loại cá


Khi mang thai tốt nhất bạn nên tránh 2 loại cá: Cá được biết đến có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Như cá kiếm, cá mập, cá lát, cá ngừ (loại mắt to) và cá thu vừa. Thủy ngân có liên quan đến vấn đề phát triển và các vấn đề về não ở trẻ sơ sinh. Cá chép có hàm lượng thủy ngân vừa phải, vì vậy cần cẩn trọng khi ăn và không nên quá một bữa mỗi tuần.

Cá đánh bắt từ các con sông, suối và ao của địa phương gần các nhà máy lớn hoặc các nguồn ô nhiễm khác. Sinh vật sống trong khu vực này chứa nhiều chất độc hại biphenyls polychlorinated.

2. Pho mát mềm


Món ăn ngon miệng này có thể chứa nhiều vi khuẩn E coli hoặc listeria – là vi khuẩn có thể gây ra những tình trạng sức khỏe rất khó chịu cho bạn và những vấn đề nghiêm trọng cho thai kỳ.

Giải pháp là bạn nên chọn loại phô mát cứng hoặc lựa chọn loại phô mát mềm chỉ khi bạn chắc chắn 100% nó được làm từ sữa tiệt trùng.

3. Hải sản xông khói


Các món mặn này không an toàn khi làm lạnh trừ khi chúng được nấu chín trên 75 độ C. Chúng có thể chứa listeria monocytogenes – loại vi khuẩn gây bệnh listeriosis, một tình trạng nguy hiểm đối với mẹ và bé.

Giải pháp để ngăn chặn listeriosis, bạn hãy chọn loại hải sản hun khói đóng hộp hoặc nấu chín trên 75 độ C.

4. Quá nhiều cafein


Uống quá nhiều lượng cafein nạp vào cơ thể có thể gây ra các nguy cơ sinh non, thậm chí là sẩy thai ở mẹ bầu, vì thế điều quan trọng là sử dụng café có kiểm soát lượng vừa đủ. Một tách café hoặc cốc trà mỗi ngày được coi như là an toàn, cụ thể là không quá 200mg. Cần nhấn mạnh nữa là trà xanh và soda cũng chứa caféin nên không có tác dụng thay thế đối với café.

Giải pháp cho mẹ bầu là có thể chọn đồ uống đã loại bỏ cafein. Hoặc mẹ bầu có thể đổi sang nước khoáng hay nước trái cây là loại nước uống tốt nhất trong thai kỳ.

5. Thịt Deli


Bạn nên tránh tất các loại thịt chế biến đông lạnh, còn được gọi là thịt Deli, vì những món ăn trông hấp dẫn này chứa nhiều vi khuẩn listeria. Ví dụ như thịt nguội, sandwich, thịt thái lái và xúc xích.

Giải pháp: Nếu mẹ bầu muốn ăn hãy nấu chín hoặc hấp nóng trên 75 độ C.

6. Trà thảo dược và các chất bổ sung thảo dược khác


Tất cả chúng ta đều coi những loại thảo dược là thực phẩm lành mạnh nhất trên hành tinh và điều này là đúng hoàn toàn trong đa phần các trường hợp. Ngoại trừ một số loại thảo dược rất nguy hiểm đối với thai kỳ.

Lời khuyên cho bạn là nên tìm hiểu kỹ lưỡng về mỗi loại thảo mộc dù là bạn muốn dùng qua đường uống hay bất kỳ hình thức nào. Và chắc chắn rằng bạn không uống bất kể loại thảo dược nào mà dùng trong các nhà hàng, quán café do nhân viên pha chế làm.

7. Rượu


Thật không may là rượu bạn uống vào cơ thể có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến em bé đang phát triển trong bạn. Đối với người lớn, cơ thể có chất đào thải men rượu nhưng đối với thai nhi thì lượng chất đó cực kỳ ít.

Chính vì thế rượu ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào và khó hấp thu các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho thai nhi. Đó là lý do tại sao dù là một lượng rượu nhỏ cũng tuyệt đối không được sử dụng khi bạn mang thai. Và quan trọng hơn hết, nếu thực phẩm nào bạn không chắc chắn có tốt cho thai nhi hay không, hãy hỏi bác sĩ của bạn để có quyết định đúng đắn trong giai đoạn nhạy cảm suốt 9 tháng này.

Hà Anh

(Theo Brightside)

]]>
Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-phu-nu-mang-thai-va-sinh-de-de-bi-om-8639/ Sun, 22 Jul 2018 03:22:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-phu-nu-mang-thai-va-sinh-de-de-bi-om-8639/ [...]]]>

Trong thời kỳ mang thai, khả năng chống lại các mầm bệnh xâm nhập cơ thể bị giảm sút do sự thay đổi về chuyển hóa lúc có thai, sự biến đổi lớn về nội tiết và sự biến dạng của cơ thể (bụng to, bị chèn ép, cơ hoành nằm giữa ngực và bụng bị đẩy lên cao…).

 

 

Nguy cơ nhiễm khuẩn đối với người có thai không phải chỉ ở mẹ mà thai nhi trong dạ con cũng có thể bị lây nhiễm do các mầm bệnh hoặc các độc tố của vi khuẩn từ máu mẹ vào thai qua bánh rau hoặc trực tiếp qua đường âm đạo, cổ dạ con từ dưới đi lên xâm nhập buồng ối. Do đó khi bà mẹ có thai, nếu bị mắc bệnh do vi khuẩn, virut hoặc ký sinh trùng đều có thể nặng hơn so với mắc bệnh ngoài thời kỳ thai nghén. Nếu bệnh đã có tỷ lệ tử vong cao ở người bình thường, thì ở người có thai và sinh đẻ, tử lệ tử vong còn cao hơn nữa. Khi bị nhiễm khuẩn, tình trạng sốt, mệt mỏi kéo dài, ăn uống kém sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các loại virut, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh ở mẹ, tùy từng loại mầm bệnh mà thai có thể bị nhiễm ở các thời kỳ khác nhau:

Đối với hầu hết các virut, do kích thước của các mầm bệnh rất nhỏ nên khi mẹ bị nhiễm thì các virut đó thường qua được rau để sang thai nhi ở bất kỳ tuổi thai nào. Nếu thai còn quá nhỏ (dưới 12 tuần, trong giai đoạn phôi đang hình thành các bộ phận của cơ thể) thì một số virut có thể gây dị tật cho thai nhi. Chính vì vậy người ta khuyên các bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, nếu mắc bệnh cúm thì không nên giữ thai.

Với các loại vi khuẩn, người ta thấy không phải lúc nào chúng cũng có thể xâm nhập thai vì còn phụ thuộc vào tuổi thai, cấu trúc của rau thai. Thông thường khi tuổi thai còn ít tuần, cấu trúc của các gai rau còn dày đặc thì hầu hết các loại vi khuẩn không đi qua được. Khi tuổi thai lớn đến gần ngày đẻ thì nhiều loại vi khuẩn có thể qua được rau để vào thai nhi do cấu trúc của gai rau thai đã mỏng đi. Chẳng hạn, khi người mẹ bị bệnh giang mai, xoắn khuẩn gây bệnh này chỉ có thể xâm nhập vào thai từ tháng thứ 5 trở đi. Vì thế nếu người mẹ đang điều trị khỏi giang mai trước khi thai đầy 4 tháng thì nhiều khả năng con không bị mắc giang mai bẩm sinh. Tuy nhiên, các độc tố của các loại vi khuẩn tiết ra trong cơ thể mẹ cũng có thể theo máu mẹ qua rau thai vào thai, gây nguy hiểm cho thai.

Với các loại ký sinh trùng (giun, sán), nếu người mẹ bị nhiễm, việc chuyển mầm bệnh sang cho con có khó khăn hơn so với các loại virut và vi khuẩn. Tuy vậy, người ta cũng thấy rằng ký sinh trùng sốt rét có thể truyền từ mẹ sang thai khi bà mẹ đang bị bệnh sốt rét mà sinh con. Tùy tình trạng nhiễm bệnh của mẹ mà thai nhi có thể mắc bệnh, có thể bị dị tật, có thể chết lưu. Nếu không thì thai cũng bị suy dinh dưỡng, không phát triển bình thường.

Sau khi đẻ, cơ thể người mẹ vẫn trong tình trạng dễ mắc bệnh như khi đang có thai. Ngoài ra, bà mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn bắt nguồn từ đường sinh dục, được gọi là nhiễm khuẩn sau đẻ (hay nhiễm khuẩn hậu sản). Nhiễm khuẩn sau đẻ có thể là nhiễm khuẩn tại chỗ ở âm hộ, âm đạo do các sang chấn khi đẻ tạo nên, có thể bị nặng hơn nếu bị nhiễm khuẩn ở dạ con. Vết bong ra trong dạ con được coi như một vết thương hở rất lớn trên cơ thể, lại không băng bó được như các vết thương ngoài da. Ở đó lúc này lại có máu và dịch là môi trường rất thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Hơn nữa vùng sinh dục lại ở vị trí dễ bị ô nhiễm (phân, nước tiểu bài tiết ngay cạnh). Vì thế, ở bà mẹ sau đẻ chỉ cần lơ là, mất cảnh giác một chút trong việc giữ gìn vệ sinh là có thể bị nhiễm khuẩn sau đẻ. Điều nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩn đó không chỉ lưu trú ở bên trong dạ con mà có xu hướng lan rộng ra toàn bộ dạ con, vòi trứng, buồng trứng, lan vào ổ bụng gây viêm phúc mạc (màng bụng), lan vào máu gây viêm tắc tĩnh mạch và nhiễm khuẩn huyết, có thể gây tử vong cho bà mẹ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đề phòng ra sao?

Bà mẹ khi có thai và sinh đẻ hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm trên bằng các biện pháp sau:

– Thường xuyên chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trong ăn mặc, chỗ ở. Ngoài việc giữ vệ sinh chung, phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày.

– Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người, nhiều bụi bặm, ô nhiễm hoặc có độ nóng, ẩm cao… Nếu trong gia đình có người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc có người bị sốt vì bất cứ nguyên nhân nào cũng cần tránh không cho bà mẹ phải tiếp xúc trực tiếp với họ. Tốt nhất là cách ly người có bệnh hoặc cách ly bà mẹ có thai hoặc mới đẻ hay đang nuôi con nhỏ không cho tiếp xúc với người đó.

– Khi có thai, bà mẹ phải đi khám thai định kỳ đều đặn. Nếu thấy bị sốt hoặc có bất thường nào trong cơ thể cũng cần đi khám ngay để được phát hiện sớm, nhất là khi địa phương đang có dịch. Bà mẹ được tiêm phòng uốn ván đủ hai mũi khi có thai và phải được uống thuốc phòng sốt rét nếu không trong vùng có bệnh sốt rét lưu hành.

– Khi đẻ, cần đến đẻ tại các cơ sở y tế để được bảo đảm vô khuẩn khi chuyển dạ, khi đẻ và các chăm sóc sau đẻ.

– Sau khi đẻ xong vẫn cần thực hiện các điều kiện vệ sinh đối với phụ nữ và trong việc chăm sóc nuôi con. Có điều gì chưa rõ, nên trao đổi với thầy thuốc hoặc nữ hộ sinh để nhận được những lời khuyên đúng.

BS. Trần Đức

]]>
Phụ nữ mang thai và bệnh dạ dày http://tapchisuckhoedoisong.com/phu-nu-mang-thai-va-benh-da-day-8600/ Sun, 22 Jul 2018 03:14:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phu-nu-mang-thai-va-benh-da-day-8600/ [...]]]>

Phụ nữ khi mang thai thường có những thay đổi sinh lý, nội tiết, trong đó có các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: buồn nôn, nôn khan, đau tức vùng thượng vị, đầy hơi… Nhiều người lo lắng làm sao để thoát khỏi tình trạng này? Có nên dùng thuốc hay không?

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai do ốm nghén hoặc do suy nghĩ lo lắng, căng thẳng quá cũng là nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày phát triển nặng hơn. Bị đau dạ dày khi mang thai thường rất không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Khi thai nhi ngày càng phát triển, cổ tử cung bị đẩy lên cao hơn làm cho vị trí của dạ dày cũng thay đổi theo.

Trong lúc mang thai, nhất là 3 tháng đầu, dạ dày sẽ rất đau do tình trạng nôn nhiều. Khi hết triệu chứng này, tử cung sẽ to lên khiến cho vị trí dạ dày trong cơ thể thay đổi, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, khó tiêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc.

Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc.

Tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau

Đây là lời khuyên của các chuyên gia khi nhắc đến việc dùng thuốc giảm đau cho phụ nữ mang thai mắc bệnh về dạ dày. Bởi hầu hết các thuốc đều có ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Phần lớn, thuốc từ máu mẹ có thể thấm qua nhau thai vào máu gây hại cho thai.

Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn hình thành các cơ quan (tim, thần kinh trung ương, tay, chân…), việc sử dụng một số thuốc trong thời kỳ này dễ gây ra dị tật, quái thai. Ba tháng giữa thai kỳ, mặc dù là giai đoạn này thai ít nhạy cảm với thuốc, tuy nhiên vẫn có những bộ phận tiếp tục biệt hóa như hệ thần kinh và sinh dục bên ngoài nên thuốc có thể gây hại cho các bộ phận này. Ba tháng cuối là giai đoạn các bộ phận của thai đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện như gan chưa làm tốt chức năng chuyển hóa, thận chưa làm tốt chức năng đào thải hợp đồng xuất khẩu thủy sản. Giai đoạn này thuốc cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi, cho trẻ sinh ra và cho cả mẹ khi sinh nở.

Một số lưu ý khi dùng thuốc

Các chuyên gia khuyên, trong khi mang thai và cho con bú tốt nhất là giữ gìn sức khoẻ tốt để không phải dùng thuốc. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì không nên tùy tiện, phải được sự đồng ý của bác sĩ và uống thuốc theo hướng dẫn.

Thuốc chống nôn domperidon

Phụ nữ mang thai không nên tự ý dùng thuốc chống nôn domperidon. Mặc dù, thuốc không gây dị dạng thai nhưng lại có thể gây hiện tượng nhịp tâm thất nhanh làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Nếu nôn nhiều có thể cho thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin. Hiện nay, tuy chưa có dữ liệu đủ xác đáng và có giá trị để đánh giá tác dụng gây dị dạng hoặc độc với thai của nhóm trimebutine khi sử dụng trong thai kỳ. Do vậy, vì lý do an toàn thận trọng không dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn sau của thai kỳ cũng chỉ sử dụng khi cân nhắc thấy thật sự cần thiết.

Thuốc thuộc nhóm chống acid, không gây tăng tiết acid trở lại, bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày (aluminium). Chất đệm kháng acid tác dụng nhanh, kéo dài đưa dịch tiết dạ dày trở về nồng độ acid sinh lý. Các tính chất này làm giảm cơn đau dạ dày.

Về mặt lâm sàng, theo dõi việc sử dụng thuốc chống acid trên thai phụ chưa thấy biểu hiện gây quái thai, dị dạng do tác động của thuốc. Do vậy có thể sử dụng thuốc nhóm này cho thai phụ nếu cần.

Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI) chỉ sử dụng ở phụ nữ mang thai nếu thật cần thiết.

Theo các chuyên gia, tốt nhất, phụ nữ mang thai nên sử dụng một số loại thảo dược từ thiên nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giảm tiết dịch acid trong dạ dày, giúp giảm đi những cơn đau và làm lành các vết loét ở thành niêm mạc dạ dày.

BS. Hữu Khánh

]]>
Bà bầu ăn gì để ‘mẹ tròn con vuông’ http://tapchisuckhoedoisong.com/ba-bau-an-gi-de-me-tron-con-vuong-5912/ Sat, 21 Jul 2018 02:48:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ba-bau-an-gi-de-me-tron-con-vuong-5912/ [...]]]>
ba-bau-an-gi-de-me-tron-con-vuong

Ảnh: mevabe.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách đối với phụ nữ. Điều quan trọng các bà bầu cần chú ý đầu tiên là có một chế độ ăn uống lành mạnh, không chỉ ăn cho bản thân mà còn cho cả đứa con thân yêu đang dần thành hình trong bụng.

Các nghiên cứu khẳng định thai phụ hấp thu dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý không chỉ giúp thai nhi phát triển tối ưu mà còn đảm bảo cho mẹ có đủ sức khỏe vượt cạn, mau chóng phục hồi sau sinh và có đủ sữa cho con bú. Thậm chí, chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai còn ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa con khi trưởng thành.

Tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng ở bà mẹ mang thai khiến trẻ chậm tăng trưởng trong tử cung, suy dinh dưỡng bào thai (trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2,5 kg), tăng tỷ lệ tử vong. Nhóm trẻ này lớn lên dễ bị béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường type 2. Đó là hệ lụy của những “dấu ấn dinh dưỡng” được lập trình từ trong bào thai. Trái lại, tình trạng thừa cân nặng, tăng cân quá mức của người mẹ cũng gây hậu quả nặng nề không kém, gây bệnh cao huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả 2 mẹ con trước và sau khi sinh.

Tại Việt Nam, các kết quả điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở bà bầu và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khá cao. Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2010 ghi nhận cả nước có 19,6% phụ nữ tuổi sinh đẻ bị suy dinh dưỡng. Năm 2015, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8%, thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai đặc biệt cao, chiếm đến 80,3%.

Theo điều tra tại TP HCM, tỷ lệ thiếu iốt ở phụ nữ mang thai là 72,8%, thiếu kẽm 34,6% và thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 60% trường hợp thiếu máu trong thai kỳ. Tình trạng thừa cân béo phì và các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường ở phụ nữ mang thai cũng tăng cao ở khu vực đô thị. Năm 2014, phụ nữ tuổi sinh đẻ bị thừa cân béo phì chiếm 38,5%. Riêng thống kê tại Bệnh viện Hùng Vương TP HCM có 13,2% phụ nữ mang thai khám thai tại đây bị đái tháo đường trong thai kỳ.

Bác sĩ cảnh báo thiếu và thừa dinh dưỡng khi mang thai đều không tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hiện tại của thai nhi và khả năng vượt cạn của 2 mẹ con. Do vậy đòi hỏi người mẹ phải kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng để tăng cân một cách hợp lý trong thai kỳ. Tốc độ tăng cân tùy thuộc vào từng giai đoạn. Theo khuyến cáo dành cho người châu Á, phụ nữ có chỉ số BMI bình thường cần tăng từ một đến 2 kg trong 3 tháng đầu, từ 4 đến 5 kg trong 3 tháng giữa, từ 5 đến 6 kg trong 3 tháng cuối. Bà bầu có thể trạng gầy cần tăng cân nhiều hơn, béo thì tăng ít hơn. 

Thi Trân

Trần Ngoan

]]>
Hai món ngon bổ rẻ dành cho bà bầu http://tapchisuckhoedoisong.com/hai-mon-ngon-bo-re-danh-cho-ba-bau-5876/ Sat, 21 Jul 2018 02:40:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hai-mon-ngon-bo-re-danh-cho-ba-bau-5876/ [...]]]>

Kỹ sư dinh dưỡng Trương Thị Nhàn cho biết trong quá trình mang thai và cho con bú, bà bầu cần thêm vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày khoảng 350 kcal mỗi ngày. Khẩu phần này nhằm đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết để nuôi thai nhi, đồng thời tạo đủ nguồn sữa mẹ cho con bú khi bé chào đời.

Canh đu đủ giò heo

Nguyên liệu:
– Giò heo 500 g.
– Đu đủ xanh hoặc chín hường 500 g.
– Củ hành tím băm.
– Hành ngò, tiêu, muối, nước mắm, dầu, đường, hạt nêm… mỗi thứ một ít.

hai-mon-ngon-bo-re-danh-cho-ba-bau

Canh đu đủ giò heo.

Cách làm:
– Giò heo cạo rửa sạch, ướp muối, tiêu, củ hành băm.
– Đu đủ gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.
– Hành ngò lặt rửa sạch, cắt nhỏ.
– Bắc nước đủ dùng lên bếp nấu vừa nóng, cho giò vào nấu lửa lớn, vớt bọt và cho thêm ít hạt nêm.
– Cho đu đủ vào nấu lửa vừa. Khi đu đủ và giò chín mềm thì nêm nước mắm vừa ăn.
– Múc canh ra tô, rắc hành ngò, tiêu lên trên.

Mực dồn thịt sốt cà

Nguyên liệu:
– Mực ống 500 g.
– Thịt nạc băm 200 g.
– Cà chua 200 g.
– Nấm mèo 5 tai.
– Bún tàu một lọn nhỏ.
– Tỏi, ớt, hành ngò.
– Dầu ăn, muối, đường, nước tương… mỗi thứ một ít.

hai-mon-ngon-bo-re-danh-cho-ba-bau-1

Mực dồn thịt số cà chua.

Cách làm:
– Mực làm sạch để ráo, râu mực băm nhuyễn.
– Tỏi băm nhuyễn.
– Cà chua rửa sạch, băm nhuyễn.
– Ướp mực với tỏi băm, đường, tiêu, bột ngọt.
– Nấm mèo ngâm nở, xắt nhỏ.
– Bún tàu ngâm nước rồi vớt ra cắt khúc ngắn.
– Trộn đều thịt, râu mực, bún tàu, nấm mèo nêm chút muối, tiêu, đường, bột ngọt, tỏi băm. Dồn thịt vào mực, dùng tăm ghim lại rồi đem hấp chín.
– Bắc chảo dầu vừa nóng phi tỏi thơm, trút cà chua vào xào, nêm thêm chút đường, tiêu, hành.
– Mực chín cho cà chua vào đun sơ cho cà thấm vào mực. 
– Cho mực và nước sốt ra dĩa rồi rắc hành, ngò lên trên.

Thi Trân

]]>
6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai http://tapchisuckhoedoisong.com/6-loai-rau-cu-cai-thien-tinh-trang-thieu-mau-cho-phu-nu-mang-thai-5192/ Thu, 19 Jul 2018 13:41:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/6-loai-rau-cu-cai-thien-tinh-trang-thieu-mau-cho-phu-nu-mang-thai-5192/ [...]]]>

Việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày sao cho vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và cho con, vừa tốt cho sức khỏe là tất yếu và đáng được lưu tâm.

Sau đây là những loại rau củ có tác dụng bổ máu cho phụ nữ thời kỳ mang thai:

1. Cà rốt

Cà rốt tên khoa học là Daucus carota Sativus – là một loại cây ăn củ, thường có màu cam. Cà rốt có nguồn gốc từ châu Âu và phía Tây nam châu Á.

Tất cả các loại rau quả nói chung đều là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng, nhưng mỗi màu rau củ lại có ưu điểm dinh dưỡng riêng của mình. Cà rốt cũng giống như các loại rau màu cam (bí ngô) thường chứa lượng rất cao beta-carotene, một tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành vitamin A. Có rất nhiều lợi ích của cà rốt đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt nhất là đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A giúp cho việc phát triển thị giác của thai nhi và người mẹ.

Ngoài việc rất giàu vitamin A và có lợi cho sức khoẻ của mắt, cà rốt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé như Vitamin C – một loại vi chất có lợi cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng sản xuất collagen, duy trì sức khỏe và sự phát triển của xương và răng ở phụ nữ mang thai và thai nhi.

Ngoài ra, vitamin C luôn cần thiết để giúp cho sự hấp thu sắt trong cơ thể. Vitamin C cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Bên cạnh vitamin C, cà rốt còn chứa hàm lượng Kali rất có lợi cho phụ nữ mang thai để ngăn ngừa chuột rút, duy trì nhịp tim bình thường và tăng lưu lượng máu đến não, giữ cho hệ thống của mạng lưới thần kinh và duy trì mức cholesterol ở mức bình thường.

 

thieu mau, rau cu cai thien tinh trang thieu mau cho phu nu mang thai - ca rot

 

2. Cải xoăn

Cải xoăn là một loại rau lá xanh có nguồn gốc ở hầu hết châu Âu, Bắc Phi, Tây Á và được trồng rộng rãi như một loại rau ăn lá. Phần đặc biệt của loại cây này là sự phong phú về chất xơ, vitamin và canxi. Giá trị dinh dưỡng của cải xoăn giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

 

thieu mau, rau cu cai thien tinh trang thieu mau cho phu nu mang thai - cai xoan

 

3. Bắp cải

Bắp cải có 2 loại xanh hoặc tím, được trồng như một loại rau ăn quanh năm. Bắp cải là một loại rau nhiều lớp và phát triển tốt ở thời tiết mát mẻ. Đối với phụ nữ mang thai, bắp cải có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của thai nhi.

Phụ nữ mang thai cần tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều chất sắt, một vi chất giúp giảm nguy cơ sinh non. Họ cũng cần lượng canxi đáng kể phục vụ cho phát triển xương và răng. Hai vi chất này có nhiều trong bắp cải, vì vậy ăn bắp cải mỗi ngày là bạn và thai nhi được bổ sung đầy đủ cho việc phát triển khỏe mạnh.

 

thieu mau, rau cu cai thien tinh trang thieu mau cho phu nu mang thai - bap cai

 

4. Cà tím

Cà tím là một thực phẩm có lượng calo rất thấp và được ghi nhận trong danh sách dinh dưỡng lành mạnh. Cà tím thuộc họ Solanaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ và bây giờ được trồng ở nhiều vùng nhiệt đới. Trong cà tím có chất chống oxy hóa rất có lợi cho phụ nữ mang thai.

Ăn thường xuyên cà tím giúp bảo vệ bà mẹ và em bé khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm cao huyết áp (làm tăng nguy cơ sẩy thai) và các rủi ro khác. Cà tím chứa riboflavin và thiamin, cả hai đều là những chất có thể giúp bạn khắc phục những vấn đề về huyết áp cao.

 

thieu mau, rau cu cai thien tinh trang thieu mau cho phu nu mang thai - ca tim

5. Măng tây

Măng tây là một loại rau được biết đến từ người Hy Lạp cổ đại và La Mã như một món ăn được đánh giá cao, phát triển tốt ở vùng ven biển khu vực Đông Địa Trung Hải và Tiểu Á – họ Allium, hoa huệ.

Măng tây kiểm soát lượng đường trong máu vì măng tây có chứa vitamin B cao, tăng sản lượng sữa đối với các bạn đang cho con bú.

 

thieu mau, rau cu cai thien tinh trang thieu mau cho phu nu mang thai - mang tay

 

6. Rau bina

Hay còn gọi là rau bó xôi – được tìm thấy ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

 

thieu mau, rau cu cai thien tinh trang thieu mau cho phu nu mang thai - rau bina

 

Hàm lượng dinh dưỡng của 100 gram bó xôi cung cấp 29 cal, Protein (3 g), Fat (0.3 g), Carbohydrates (5.4 g), Chất xơ (1,0 g), Canxi (73 mg), Phosphorus (50 mg), Sắt (2,5 mg), Vitamin A (6.300 IU), Vitamin B1 (0,07 mg), Vitamin C (32 mg), Nước (89,7 g)… Bó xôi là một loại rau rất bổ dưỡng với hàm lượng cao các vi chất rất tốt cho thai phụ và cả người bình thường.

Khuê Vũ – Học viện Quân Y

(theo Garcia)

]]>
6 dưỡng chất cần thiết cho 3 giai đoạn cuộc đời người phụ nữ http://tapchisuckhoedoisong.com/6-duong-chat-can-thiet-cho-3-giai-doan-cuoc-doi-nguoi-phu-nu-4434/ Thu, 19 Jul 2018 11:54:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/6-duong-chat-can-thiet-cho-3-giai-doan-cuoc-doi-nguoi-phu-nu-4434/ [...]]]>

Trong mỗi giai đoạn quan trọng của cuộc đời người phụ nữ như dậy thì, mang thai hay mãn kinh, nếu không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, có chế độ ăn uống lành mạnh, vận động hợp lý đều làm cho sức khỏe người phụ nữ bị suy giảm. Ở mỗi giai đoạn, nhu cầu dinh dưỡng của người phụ nữ rất khác nhau nhau, nhiều người không biết rằng thời kỳ mãn kinh chính là thời điểm cơ thể phụ nữ đòi hỏi dinh dưỡng cao nhẩt. Dưới đây là 6 chất dinh dưỡng mà mọi phụ nữ đều cần phải có trong bữa ăn của mình, nhất là trong 3 giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời.

Sắt

Bạn có biết rằng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, một lượng sắt lớn bị mất đi. Nên bổ sung sắt vào khẩu phần ăn của mỗi người vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt để ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, hay trong khi mang thai, sắt cực kỳ quan trọng, nhiều khi bác sĩ còn chỉ định bổ sung sắt dạng thuốc cho những đối tượng này. Bởi vì sắt là thành phần chính, hỗ trợ hình thành hemoglobin trong máu, giúp tăng cường oxy để máu có thể cung cấp ôxy cho các cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Theo các chuyên gia y tế, mức sắt được đề nghị cần có ở phụ nữ trưởng thành bình thường là 21 mg / ngày và trong thời kỳ mang thai cần bổ sung là 35 mg sắt / ngày. Để đảm bảo đủ sắt, có rất nhiều loại thực phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu sắt của bạn như các loại rau lá xanh, hạt mè, đậu, đường thốt nốt, thịt, cá và trứng.

 

Vitamin C

Đây là một trong những loại vitamin tối cần thiết giúp tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Đối với phụ nữ, đây còn là một “thần dược” giúp kéo dài tuổi thanh xuân, làm làn da tươi trẻ bởi chúng hỗ trợ cho quá trình tổng hợp collagen làm hạn chế nếp nhăn, có lợi cho sự phát triển của xương và răng, cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch và tăng cường hấp thu sắt trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn giúp chống lại quá trình oxy hóa, nó ngăn chặn một loạt các bệnh nhiễm trùng và bệnh tật.

Tuy nhiên với mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc đời người phụ nữ, mức độ vitamin này cũng khác nhau. Các khuyến cáo y tế về chế độ ăn uống vitamin C mỗi ngày dành cho phụ nữ trưởng thành bình thường cần là 40 mg, phụ nữ mang thai cần 60 mg và những người cho con bú cần khoảng 80 mg vitamin C mỗi ngày. Để đáp ứng nhu cầu vitamin C hàng ngày, mỗi người cần tăng cường ăn các loại trái cây họ cam quýt (ổi, quýt, cam), bông cải xanh, chanh, ớt chuông và cải xoăn ….

 

Canxi

Tại sao phụ nữ có tỷ lệ loãng xương cao hơn nam giới, nhất là trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ dễ bị mắc bệnh loãng xương nhất, đó là do ở giai đoạn này tình trạng mất xương diễn ra nhanh hơn, đồng thời họ lại không bổ sung đầy đủ canxi trở lại cho cơ thể, dễ dẫn đến loãng xương. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương, do đó, phụ nữ trưởng thành và những người trong thời kỳ mãn kinh nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu canxi để phòng ngừa bệnh loãng xương.

Một người phụ nữ trưởng thành bình thường đòi hỏi phải có 600 mg canxi mỗi ngày, nhưng đối với những người trong thời kỳ mang thai, cho con bú và trước thời kỳ mãn kinh, nhu cầu canxi cần tăng lên tới 1.000-1.200 mg canxi mỗi ngày. Vì vậy, uống sữa không sẽ không đủ, phụ nữ ngoài sữa cần ăn các thực phẩm như pho mát, sữa chua, đậu tương, rau dền, rau bó xôi, hay hạt hạnh nhân …. Những người ăn chay cần chú ý đến chế độ ăn hơn bởi nguồn canxi khó bổ sung qua việc ăn uống.

Vitamin D

Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo, chúng rất cần thiết để cơ thể hấp thu canxi cho sự hình thành và phát triển hệ xương khớp. Khi thiếu hụt vitamin này dễ dẫn đến chứng bệnh như xốp xương hay loãng xương.

Để bổ sung lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày cho cơ thể, rất đơn giản, điều bạn cần làm là tắm nắng mỗi ngày, nhất là ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm, khoảng 15 phút. Ngoài ra, việc ăn các thực phẩm giàu vitamin D cũng rất cần thiết như sữa, sữa chua, lòng đỏ trứng (một lòng đỏ có 20 IU vitamin D), cá hồi có hàm lượng vitamin D rất cao hoặc bạn cũng có thể bổ sung vitamin D qua các thực phẩm chức năng. Một người bình thường cần bổ sung mỗi ngày 2000 IU vitaminD.

 

Axit folic

Thiếu hụt acid folic (vitamin B9) ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bởi vì, axít folic giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống của thai nhi như bệnh nứt đốt sống. Ngoài ra, axit folic là rất quan trọng đối với việc phát triển và phân chia các tế bào của thai nhi, do đó, phụ nữ có thai cần uống axít folic trước, trong và sau thời kỳ sinh con. Đây là một chất dinh dưỡng có nhiệm vụ sản xuất, đảm bảo sự trưởng thành và phát triển của các tế bào máu đỏ, phòng chống thiếu máu. Dưỡng chất này cực kỳ cần thiết và quan trọng cho phụ nữ ở giai đoạn làm mẹ và sinh con.

Loại vitamin thiết yếu này có nhiều trong các loại thực phẩm như rau lá màu xanh đậm , các loại đậu và trái cây như chanh, chuối,… Liều khuyến cáo cho những người phụ nữ trưởng thành là 200 mcg axít folic mỗi ngày, đối với các bà mẹ mang thai và cho con bú cần bổ sung từ 300 mcg – 500 mcg mỗi ngày .

 

Protein

Chất đạm (protein) là dưỡng chất cần thiết đảm bảo tạo năng lượng cho con người hoạt động, xây dựng cơ bắp. Nếu thiếu protein, sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, dễ mắc bệnh phù thũng, thiếu máu, cơ bắp rỡ rời, loạn nhịp tim, đầu óc kém phát triển, sức đề kháng kém. Nhưng thừa protein lại dẫn đến béo phì do lượng protein không chuyển thành năng lượng sẽ chuyển hóa thành chất béo dưới da, gây béo phì. Cần có chế độ ăn uống và vận động hợp lý để vừa đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động vừa tránh thừa cân, béo phì.

Có rất nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, protein, tuy nhiên cũng có rất nhiều đạm từ thực vật đang được sử dụng hiện nay được đánh giá có lợi cho sức khỏe như đậu xanh, đậu nành , yến mạch , hạt lanh , sản phẩm từ sữa …. Cần đảm bảo nhu cầu protein mỗi ngày của người phụ nữ bình thường, trưởng thành là 55 gm, đối với người đang mang thai cần phải ăn 82 gm protein mỗi ngày.

Nguyễn Hoàng

(Theo Healthsite)

]]>
Những loại rau tốt cho phụ nữ mang thai http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-loai-rau-tot-cho-phu-nu-mang-thai-4393/ Thu, 19 Jul 2018 11:43:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-loai-rau-tot-cho-phu-nu-mang-thai-4393/ [...]]]>

Việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày sao cho vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và cho con, vừa tốt cho sức khỏe là tất yếu và đáng được lưu tâm.

1. Cà rốt

Cà rốt tên khoa học là Daucus carota Sativus – là một loại cây ăn củ, thường có màu cam. Cà rốt có nguồn gốc từ châu Âu và phía Tây nam châu Á. Cà rốt cũng giống như các loại rau màu cam (bí ngô) thường chứa lượng rất cao beta-carotene, một tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành vitamin A.

Có rất nhiều lợi ích của cà rốt đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt nhất là đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A giúp cho việc phát triển thị giác của thai nhi và người mẹ.

 

cà rốt tốt cho phụ nữ mang thai

 

Ngoài việc rất giàu vitamin A và có lợi cho sức khoẻ của mắt, cà rốt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé như Vitamin C – một loại vi chất có lợi cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng sản xuất collagen, duy trì sức khỏe và sự phát triển của xương và răng ở phụ nữ mang thai và thai nhi.

Ngoài ra, vitamin C luôn cần thiết để giúp cho sự hấp thu sắt trong cơ thể. Vitamin C cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Bên cạnh vitamin C, cà rốt còn chứa hàm lượng kali rất có lợi cho phụ nữ mang thai để ngăn ngừa chuột rút, duy trì nhịp tim bình thường và tăng lưu lượng máu đến não, giữ cho hệ thống của mạng lưới thần kinh và duy trì mức cholesterol ở mức bình thường.

 

2. Cải xoăn

Cải xoăn là một loại rau lá xanh có nguồn gốc ở hầu hết châu Âu, Bắc Phi, Tây Á và được trồng rộng rãi như một loại rau ăn lá. Phần đặc biệt của loại cây này là sự phong phú về chất xơ, vitamin và canxi. Giá trị dinh dưỡng của cải xoăn giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

 

cải xoăn

 

3. Bắp cải

Bắp cải có 2 loại xanh hoặc tím, được trồng như một loại rau ăn quanh năm. Bắp cải là một loại rau nhiều lớp và phát triển tốt ở thời tiết mát mẻ. Đối với phụ nữ mang thai, bắp cải có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của thai nhi.

Phụ nữ mang thai cần tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều chất sắt, một vi chất giúp giảm nguy cơ sinh non. Họ cũng cần lượng canxi đáng kể phục vụ cho phát triển xương và răng. Hai vi chất này có nhiều trong bắp cải, vì vậy ăn bắp cải mỗi ngày là bạn và thai nhi được bổ sung đầy đủ cho việc phát triển khỏe mạnh.

 

4. Cà tím

Cà tím là một thực phẩm có lượng calo rất thấp và được ghi nhận trong danh sách dinh dưỡng lành mạnh. Cà tím thuộc họ Solanaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ và bây giờ được trồng ở nhiều vùng nhiệt đới. Trong cà tím có chất chống oxy hóa rất có lợi cho phụ nữ mang thai.

 

cà tím

 

Ăn thường xuyên cà tím giúp bảo vệ bà mẹ và em bé khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm cao huyết áp (làm tăng nguy cơ sẩy thai) và các rủi ro khác. Cà tím chứa riboflavin và thiamin, cả hai đều là những chất có thể giúp bạn khắc phục những vấn đề về huyết áp cao.

5. Măng tây

Măng tây là một loại rau được biết đến từ người Hy Lạp cổ đại và La Mã như một món ăn được đánh giá cao, phát triển tốt ở vùng ven biển khu vực Đông Địa Trung Hải và Tiểu Á – họ Allium, hoa huệ.

 

măng tây

 

Măng tây kiểm soát lượng đường trong máu vì măng tây có chứa vitamin B cao, tăng sản lượng sữa đối với các bạn đang cho con bú.

6. Rau bina

Hay còn gọi là rau bó xôi – được tìm thấy ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

 

rau bina

 

Hàm lượng dinh dưỡng của 100 gram bó xôi cung cấp 29 cal, Protein (3 g), Fat (0.3 g), Carbohydrates (5.4 g), Chất xơ (1,0 g), Canxi (73 mg), Phosphorus (50 mg), Sắt (2,5 mg), Vitamin A (6.300 IU), Vitamin B1 (0,07 mg), Vitamin C (32 mg), Nước (89,7 g)…

Bó xôi là một loại rau rất bổ dưỡng với hàm lượng cao các vi chất rất tốt cho thai phụ và cả người bình thường.

Khuê Vũ

(Theo Garcia)

]]>