phụ khoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 13 Aug 2018 02:58:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png phụ khoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Một số bệnh phụ khoa gây vô sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-benh-phu-khoa-gay-vo-sinh-15130/ Mon, 13 Aug 2018 02:58:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-benh-phu-khoa-gay-vo-sinh-15130/ [...]]]>

Dưới đây là những bệnh phụ khoa được coi là nguy cơ dễ gây vô sinh cao thường hay gặp phải ở nhiều chị em…

U xơ tử cung

U xơ tử cung thường gặp nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra nguyên nhân chính xác dẫn đến u xơ tử cung nhưng các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng, ở những bệnh nhân có u xơ tử cung đều có sự tăng đột biến nồng độ estrogen. Một số yếu tố nguy cơ có thể là béo phì, di truyền, dậy thì sớm, có quan hệ tình dục sớm…

Bệnh biểu hiện là những cục u nhỏ gồm các tế bào cơ mềm và các mô có liên kết với nhau thông qua hệ thống các sợi phát triển trong thành tử cung. U xơ có thể có kích thước từ 1mm đến hơn 20cm. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. U xơ tử cung sẽ làm thay đổi lớp nội mạc tử cung, gập vòi tử cung, biến dạng buồng trứng nên không thuận lợi cho việc làm tổ của trứng, khó thụ thai.

Một số bệnh phụ khoa gây vô sinhCác vị trí của u xơ trong tử cung.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là khí hư nhiều, rối loạn kinh nguyệt (chu kỳ kéo dài hơn và lượng máu ra nhiều hơn bình thường), có thể kèm theo hiện tượng đau bụng. U xơ tử cung tạo nên áp lực cho bàng quang dẫn đến hiện tượng bí tiểu ở nữ giới. Nếu khối u lớn rất có thể người bệnh gặp phải tình trạng rong kinh kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi suy nhược do mất máu quá nhiều. Cũng có những trường hợp bệnh nhân có thể tự sờ thấy khối u xơ cứng ở phần bụng dưới của mình.

Tùy vào kích thước của khối u cũng như độ tuổi và nguyện vọng người bệnh mà sử dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Có thể điều trị nội khoa và dùng thuốc trong trường hợp khối u còn nhỏ hoặc thực hiện mổ bóc tách khối u đối với phụ nữ vẫn có nhu cầu sinh đẻ. Nếu bệnh nhân đã lớn tuổi, đã có đủ số con mong muốn mà khối u đã lớn thì có thể mổ cắt bỏ tử cung.

U nang buồng trứng

Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi dậy thì hoặc mãn kinh với triệu chứng nhận biết rất mơ hồ. Nếu không điều trị kịp thời có thể chuyển thành ung thư buồng trứng, đe dọa nghiêm trọng đến khả năng phát triển trứng, rụng trứng, từ đó gây khó khăn trong quá trình thụ thai.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng như dư thừa hàm lượng HCG (chorionic gonadotropin) trong cơ thể, thể vàng phát triển quá mức gây kéo dài chu kỳ kinh nguyệt. Sự phát triển kém hoàn thiện của các nang trứng hoặc tác động kích thích của LH (hormone luteinizing) lên buồng trứng cũng là nguyên nhân cho u nang xuất hiện tại buồng trứng. Sự rạn vỡ bất thường các mạch máu nang trứng cũng sẽ là nguyên nhân gây u nang buồng trứng mặc dù không có dấu hiệu báo trước.

Một số bệnh phụ khoa gây vô sinhU nang buồng trứng.

Khi mới xuất hiện thường gặp phải những dấu hiệu giống như các bệnh phụ khoa khác mà không có bất kỳ dấu hiệu rõ rệt nào, có thể là hiện tượng khí hư ra nhiều, bí đại tiểu tiện, rong kinh, đau bụng kinh

Điều trị phụ thuộc vào tính chất của khối u (lành hay ác tính), nhưng không thể xác định được tính chất khối u thông qua các xét nghiệm hoặc thăm khám mà chỉ có thể biết được khi mang khối u đã cắt bỏ khỏi cơ thể đi giải phẫu chi tiết. Đối với những khối u lành tính thì sẽ tự biến mất sau một vài chu kỳ kinh nguyệt hoặc cũng có thể cần can thiệp phẫu thuật bóc tách hoặc cắt bỏ một phần tử cung, một vài phần phụ sao cho phụ nữ vẫn có thể đảm bảo việc sinh con và duy trì quan hệ vợ chồng.

Viêm âm đạo

Là bệnh thường gặp nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, nguy cơ cao gây vô sinh do môi trường âm đạo thay đổi khiến tinh trùng khó tồn tại được hoặc viêm nhiễm lây lan đến buồng trứng gây viêm và cản trở quá trình thụ tinh.

Một số bệnh phụ khoa gây vô sinhTrùng roi Trichomonas vaginalis gây viêm âm đạo.

Nguyên nhân thường gặp là do nhiễm nấm men Candida, trùng roi, vi khuẩn, lậu cầu hoặc Chlamydia trachomatis.

Viêm âm đạo thường có biểu hiện âm đạo có tiết dịch bất thường: Có khí hư, có máu, có mùi khó chịu…; cơ quan sinh dục ngứa, rát, đau đỏ hoặc có các nốt hoặc các vết loét; khi đi tiểu thấy đau, buốt; đau bụng dưới hoặc đau trong khi giao hợp hoặc chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau khi giao hợp.

Điều trị chủ yếu là thuốc đặt tại chỗ và có thể kết hợp với liều uống theo từng nguyên nhân. Việc điều trị cần kết hợp điều trị cho cả bạn tình/chồng của người phụ nữ (trừ trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn).

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến tử cung làm cho lượng dịch trong âm đạo nhiều hơn mức bình thường, khiến cho tinh trùng khó di chuyển lại gần trứng để thụ thai. Bệnh còn làm thay đổi độ pH trong âm đạo và có thể tiêu diệt tinh trùng khi vừa đến âm đạo. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến khó thụ thai và vô sinh.

U xơ tử cung sẽ làm thay đổi lớp nội mạc tử cung, gập vòi trứng, biến dạng buồng trứng nên không thuận lợi cho việc làm tổ của trứng, khó thụ thai.

 

Biểu hiện rõ nhất là xuất hiện khí hư, dính thành từng mảng, mùi hôi khó chịu, cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên khi đi lại. Khi thăm khám phụ khoa sẽ thấy phần lộ tuyến đỏ, sần sùi. Kiểm tra bằng máy nội soi cổ tử cung thì sẽ thấy lớp biểu mô lộ ra trong cổ tử cung và lan ra ngoài che phủ một phần cổ tử cung tạo ra hình ảnh tổn thương có màu đỏ và sần sùi.

Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục mạnh gây trầy xước, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại các lớp mô, niêm mạc bên trong cổ tử cung hoặc sử dụng thuốc tránh thai có chứa nhiều estrogen…

Có nhiều phương pháp điều trị. Thầy thuốc sẽ quyết định phương pháp điều trị căn cứ vào tình trạng bệnh, thể trạng sức khỏe cũng như độ tuổi và nhu cầu sinh đẻ của người bệnh. Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc chống viêm tại chỗ để trị viêm lộ tuyến và có thể kết hợp cả thuốc uống nếu thực sự cần thiết. Sau khi lộ tuyến hết viêm sẽ áp dụng các biện pháp như áp lạnh, đốt điện, lazer để diệt lộ tuyến.

Viêm buồng trứng

Nguyên nhân do vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn tới ung thư buồng trứng và gây vô sinh cho nữ giới.

Biểu hiện của bệnh là khí hư ra nhiều kèm theo đau vùng hạ vị liên tục và dữ dội. Ngoài ra, còn kèm theo các biểu hiện khác như sốt cao, sưng hậu môn, đau ngực dưới, đau hạ sườn phải… Bệnh nặng hơn khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi thường xuyên và kinh nguyệt không đều.

Nguyên nhân là do vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, nhiễm trùng sau phá thai không an toàn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Kết hợp phương pháp nội khoa và ngoại khoa để điều trị. Nội khoa điều trị kháng viêm. Phương pháp ngoại khoa – sử dụng các kỹ thuật như đốt điện, đốt laser. Các phương pháp này sử dụng sóng cao tần và tia laser để đốt diệt các vết viêm nhiễm và tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn.

Để phòng ngừa các bệnh phụ khoa trên, ngay từ nhỏ các bé gái cần chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín. Khi trưởng thành cần có đời sống tình dục lành mạnh, an toàn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần được khám và tư vấn kịp thời của các bác sĩ sản khoa, tránh để bệnh tiến triển âm thầm, kéo dài mà không được chữa trị gì dẫn đến vô sinh.

BS . Nguyễn Mai Hương

]]>
Hội chứng tiết dịch âm đạo http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-chung-tiet-dich-am-dao-9576/ Tue, 24 Jul 2018 02:57:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-chung-tiet-dich-am-dao-9576/ [...]]]>

Có thể nói hội chứng tiết dịch âm đạo là một hội chứng lâm sàng thường gặp ở phụ nữ, người bệnh hay than phiền là có dịch âm đạo hay khí hư tiết ra kèm theo một số triệu chứng khác như ngứa ngáy, đau rát ở vùng sinh dục, đi tiểu khó, đau khi giao hợp…; nếu bệnh không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như viêm tiểu khung, vô sinh, có thai ngoài tử cung nhất là khi bị nhiễm bệnh lậu và Chlamydia. Thực tế tất cả mọi trường hợp bị viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm âm hộ-âm đạo và viêm cổ tử cung đều có thể dẫn đến tình trạng tiết dịch âm đạo. Nguyên nhân của hội chứng tiết dịch âm đạo thường gặp là do nhiễm nấm men Candida gây viêm âm hộ-âm đạo, nhiễm trùng roi âm đạo gây viêm âm đạo, nhiễm vi khuẩn gây viêm âm đạo từ vi khuẩn, nhiễm lậu cầu khuẩn cũng như nhiễm Chlamydia trachomatis gây viêm ống cổ tử cung và niệu đạo.

Triệu chứng lâm sàng, khai thác tiền sử và bệnh sử

Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của hội chứng tiết dịch âm đạo bệnh lý còn gọi là khí hư có thể xảy ra với chất tiết có số lượng ít hoặc nhiều, loãng hoặc đặc, màu trong hoặc đục hay màu vàng, có mùi hôi hoặc không hôi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác đi kèm như: ngứa vùng âm hộ, âm đạo đặc biệt do nhiễm nấm men Candida; có cảm giác bỏng rát vùng âm hộ, âm đạo cũng đặc biệt do nhiễm nấm men Candida; viêm sưng âm hộ, đau khi giao hợp và có thể kèm theo đi tiểu khó.

 

Hội chứng tiết dịch âm đạo

 

Từ những dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng đã được phát hiện, cần khai thác các thông tin có liên quan như: triệu chứng hiện tại, thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh lý và thời gian bệnh tồn tại, tiền sử kinh nguyệt và thai nghén, đã có lần nào tiết dịch âm đạo bệnh lý hay khí hư hoặc bị bệnh tương tự và các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục hay chưa, nếu có thì mấy lần; lần giao hợp cuối cùng, sự liên quan giữa triệu chứng bệnh lý và giao hợp gây đau hoặc có triệu chứng nặng lên; đã có chồng hay bạn tình thường xuyên chưa, số bạn tình và các loại bạn tình, nghề nghiệp…; chồng hoặc bạn tình có triệu chứng được chẩn đoán hoặc có nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục hay không; các loại thuốc và biện pháp điều trị đã hoặc đang sử dụng, tiền sử dị ứng thuốc; tiền sử hay hiện nay đang nghiện, chích ma túy, xăm trổ…

Trên cơ sở này, cần đánh giá nguy cơ viêm ống cổ tử cung do nhiễm lậu cầu khuẩn và Chlamydia thường chiếm tỉ lệ cao nếu phát hiện phụ nữ có một trong những yếu tố có liên quan như: bạn tình có các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, có hành vi tình dục không an toàn, có quan hệ tình dục hoặc bạn tình có quan hệ tình dục với nhóm người có hành vi tình dục nguy cơ cao với người mại dâm, sử dụng chất ma túy… hay có 2 trong 3 yếu tố như: thanh niên ở độ tuổi 20, chưa lập gia đình và đã có quan hệ tình dục; có trên một bạn tình hoặc bạn tình có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình khác; có bạn tình mới trong vòng 3 tháng gần đây.

 

Nấm men Candida, một trong những nguyên nhân của hội chứng tiết dịch âm đạoNấm men Candida, một trong những nguyên nhân của hội chứng tiết dịch âm đạo

 

Khám lâm sàng phát hiện bệnh lý

Việc khám lâm sàng phải bảo đảm các nguyên tắc và điều kiện cần thiết gồm: nơi khám có đủ ánh sáng, kín đáo, yên tĩnh, đủ ấm, bảo đảm bí mật và tâm lý tốt cho phụ nữ; bác sĩ khám bệnh cần bảo đảm tác phong nghề nghiệp, tôn trọng người bệnh và phong tục tập quán của họ, nên bố trí bác sĩ nữ khám bệnh, nếu là nam bác sĩ thì cần có người hỗ trợ là nữ; lưu ý việc mang găng tay vô khuẩn khi khám bệnh; chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn như mỏ vịt, kẹp, găng tay, vật liệu lấy bệnh phẩm, lam kính, bông, cồn…; cần cho bệnh nhân nằm trên bàn để bộc lộ toàn bộ vùng sinh dục. Cần khám toàn bộ da và niêm mạc để phát hiện những thương tổn bệnh lý; chú ý các vị trí hay xuất hiện tổn thương là miệng, nách, bẹn, hậu môn và lòng bàn tay, bàn chân. Khám bộ phận sinh dục ngoài của người bệnh ở tư thế phụ khoa, chỉ bộc lộ vùng sinh dục; khám môi lớn, mô bé và vùng hậu môn, niệu đạo, âm vật; phát hiện các tổn thương sẩn, vết loét, sùi, tổn thương ghẻ, hạch bẹn, rận mu và trứng rận mu; xem xét dịch âm đạo với màu sắc, mùi, đặc điểm dịch tiết nhiều hay ít, trong hay đục, vàng hay xanh, có mủ, có bọt, có dính vào thành âm đạo không, có lẫn máu không. Khám bên trong bằng cách đặt mỏ vịt vô khuẩn vào trong âm đạo, mở mỏ vịt và định vị cổ tử cung vào giữa hai cành mỏ vịt, kiểm tra cổ tử cung và các thành âm đạo; đánh giá tính chất khí hư về màu sắc, số lượng, mùi; đánh giá dịch ở trong ống cổ tử cung với tính chất dịch trong, dịch mủ hoặc mủ có lẫn máu; phát hiện các tổn thương loét, hột hoặc sùi trong cổ tử cung và thành âm đạo; khám bằng hai tay bằng cách đưa hai ngón tay vào âm đạo, ấn lên xem niệu đạo có mủ hoặc dịch chảy ra không, tay kia nắn nhẹ bụng dưới để xem có khối cứng hoặc đau vùng bụng không, khi đẩy cổ tử cung và di động tử cung có đau không, có nhạy cảm không, nếu có thì đó là các dấu hiệu của viêm tiểu khung. Đồng thời khám hậu môn và vùng quanh hậu môn để phát hiện những tổn thương khác.

Viêm ống cổ tử cung hay viêm cổ tử cung mủ nhầy xác định khi khám hoặc khi soi cổ tử cung thấy có biểu hiện viêm cổ tử cung kèm theo phù nề, đỏ; chạm vào cổ tử cung dễ gây chảy máu và có mủ nhầy trong ống cổ tử cung khi đưa tăm bông vào trong ống cổ tử cung; tác nhân gây viêm ống cổ tử cung thường là lậu cầu khuẩn và Chlamydia trachomatis; xét nghiệm mủ nhầy có trên 30 bạch cầu trong mỗi vi trường với độ phóng đại 1.000 lần. Viêm âm đạo thường có 3 tác nhân gây nên là viêm âm hộ-âm đạo do nấm Candida, viêm âm đạo do trùng roi và viêm âm đạo do vi khuẩn. Xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ bằng cách thử độ pH âm đạo, soi tươi để tìm trùng roi âm đạo và nấm men Candida, nhuộm gram tìm lậu cầu khuẩn và tế bào clue, xét nghiệm nhanh Sniff được thử nghiệm trong trường hợp người bệnh có mùi cá ươn với KOH 10% để xác định viêm âm đạo do vi khuẩn.

Chẩn đoán xác định bệnh

Viêm ống cổ tử cung do lậu cầu khuẩn và Chlamydia phát hiện trong trường hợp ống cổ tử cung có dịch nhầy mủ hoặc mủ có máu, có thể kèm theo viêm tuyến Bartholin và tuyến Skène.

Hội chứng tiết dịch âm đạoKhám bên trong bằng cách đặt mỏ vịt vô khuẩn vào trong âm đạo

Viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida phát hiện trong trường hợp có khí hư âm đạo với tính chất khí hư đặc, màu trắng như váng sữa dính vào thành âm đạo, có vết trợt, số lượng nhiều hoặc vừa, thường kèm theo ngứa và cảm giác bỏng rát âm hộ – âm đạo; do nhiễm trùng roi âm đạo phát hiện trong trường hợp có khí hư âm đạo màu xanh, loãng, có bọt, số lượng nhiều, có mùi hôi, có thể gây viêm cổ tử cung nặng với hình ảnh cổ tử cung như quả dâu tây, chẩn đoán xác định bằng cách soi tươi dịch âm đạo thấy có trùng roi di động; do nhiễm vi khuẩn phát hiện trong trường hợp có khí hư âm đạo màu xám trắng, đồng nhất, dính đều vào thành âm đạo, số lượng ít, có mùi hôi, thử nghiệm test Sniff cho kết quả dương tính.

Xử trí, điều trị bệnh

Thực tế nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh thì điều trị theo nguyên nhân, nếu không điều trị được theo nguyên nhân thì điều trị theo hội chứng. Đối với tất cả mọi trường hợp người bệnh có hội chứng tiết dịch âm đạo phải lưu ý việc cần xác định và điều trị cho bạn tình hoặc các bạn tình, trừ trường hợp viêm âm đạo do nhiễm nấm hay vi khuẩn.

Điều trị viêm ống cổ tử cung: điều trị đồng thời cả nguyên nhân do nhiễm lậu cầu khuẩn và Chlamydia trachomatis theo 1 trong 4 phác đồ sau: Cefixim 200mg, uống 2 viên liều duy nhất phối hợp với Doxycyclin 100mg uống 1 viên, ngày 2 lần trong 7 ngày. Ceftriaxon 250mg, tiêm bắp thịt liều duy nhất phối hợp với Doxycyclin 100mg uống 1 viên, ngày 2 lần trong 7 ngày. Spectinomycin 2g, tiêm bắp thịt liều duy nhất phối hợp với Doxycyclin 100mg uống 1 viên, ngày 2 lần trong 7 ngày. Cefotaxim 1g, tiêm bắp thịt liều duy nhất phối hợp với Doxycyclin 100mg uống 1 viên, ngày 2 lần trong 7 ngày. Có thể thay Doxycyclin bằng Tetracyclin 500mg uống 1 viên, ngày 4 lần trong 7 ngày. Lưu ý phụ nữ có thai và cho con bú không được dùng Doxycyclinvà Tetracyclin, thuốc được thay thế sẽ sử dụng là một trong các phác đồ: Azithromycin 1g, uống liều duy nhất hoặc Erythromycin base 500mg uống 1 viên, ngày 4 lần trong 7 ngày hoặc Amoxicillin 500mg uống 1 viên, ngày 3 lần trong 7 ngày. Việc điều trị cho bạn tình dù họ không có triệu chứng nhiễm lậu cầu khuẩn và Chlamydia được thực hiện với loại thuốc và liều lượng tương tự.

Điều trị viêm âm đạo: cần điều trị đồng thời viêm âm đạo do trùng roi, viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm đạo do nấm Candida. Trường hợp viêm âm đạo do trùng roi và vi khuẩn dùng một trong các phác đồ: Metronidazol 2g hoặc Tinidazol 2g uống liều duy nhất; Metronidazol 500mg uống ngày 2 lần trong 7 ngày. Trường hợp viêm âm đạo do trùng roi, cần điều trị cho bạn tình với loại thuốc và liều tương tự. Trường hợp viêm âm đạo do nấm Candida dùng một trong các phác đồ: Nystatin viên đặt âm đạo 100.000 đơn vị, ngày 1 viên trong 14 ngày; Miconazole hoặc Clotrimazole viên đặt âm đạo 200mg, ngày 1 viên trong 3 ngày; Clotrimazole 500mg viên đặt âm đạo liều duy nhất; Itraconazole (Sporal) 100mg uống ngày 2 viên trong 3 ngày; Fluconazole 150mg uống 1 viên liều duy nhất. Lưu ý không cần điều trị cho bạn tình, tuy nhiên các trường hợp bạn tình có viêm quy đầu và bao da quy đầu do nấm vẫn cần phải điều trị.

Hội chứng tiết dịch âm đạoNên thực hiện sinh hoạt tình dục an toàn

Các cơ sở y tế nên chuyển người bệnh lên tuyến trên điều trị khi không có sẵn các loại thuốc nêu trên hoặc người bệnh có các triệu chứng bệnh lý không giảm sau một đợt điều trị. Nếu trường hợp nghi ngờ có viêm tiểu khung thì người bệnh phải được điều trị tại các tuyến y tế từ quận, huyện, thị xã, thành phố trở lên.

Các thông tin cần được cung cấp và tư vấn cần thiết

Tất cả các trường hợp người bệnh mắc hội chứng tiết dịch âm đạo đều cần được cung cấp thông tin và tư vấn đầy đủ về hành vi tình dục an toàn. Các vấn đề chính cần tư vấn cho người mắc hội chứng tiết dịch âm đạo, đặc biệt đối với các trường hợp được chẩn đoán xác định hoặc có khả năng bị nhiễm lậu cầu khuẩn, nhiễm Chlamydia và trùng roi âm đạo có những nội dung cần thiết như: hậu quả của bệnh có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng, có thai ngoài tử cung, vô sinh…; phải tuân thủ phác đồ điều trị dù triệu chứng đã hết, cần đến khám lại theo lịch hẹn; có thể có khả năng lây truyền bệnh cho bạn tình; cần kiêng cử việc quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc đợt điều trị; nên thực hiện sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên; cần điều trị bệnh cho cả bạn tình; có khả năng nguy cơ bị lây nhiễm HIV, cung cấp thông tin về địa điểm tư vấn và xét nghiệm HIV; theo dõi nếu triệu chứng bệnh nặng lên, không giảm hoặc xuất hiện đau bụng dưới, đau khi giao hợp thì cần phải đến khám lại.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Hội chứng tiết dịch âm đạo là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Khi phát hiện chất tiết âm đạo bất thường với số lượng ít hoặc nhiều, tính chất loãng hoặc đặc, có màu trong hay đục hoặc vàng, có mùi hôi hoặc không hôi… và kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy vùng âm hộ, âm đạo; có cảm giác bỏng rát vùng âm hộ, âm đạo; viêm sưng âm hộ, đau khi giao hợp, đi tiểu khó… cần phải đi khám phụ khoa để được chẩn đoán xác định bệnh và xử trí điều trị phù hợp tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Mọi sự chậm trễ và điều trị không kịp thời, không đúng cách có thể dẫn đến hậu quả xấu với những biến chứng nguy hại như viêm tiểu khung, vô sinh, có thai ngoài tử cung…

 

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>
Coi chừng mắc bệnh cơ tuyến tử cung http://tapchisuckhoedoisong.com/coi-chung-mac-benh-co-tuyen-tu-cung-8625/ Sun, 22 Jul 2018 03:20:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/coi-chung-mac-benh-co-tuyen-tu-cung-8625/ [...]]]>

Bệnh cơ tuyến tử cung là tình trạng mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện bên trong cơ của thành tử cung. Bình thường, biểu mô tuyến chỉ có ở lớp nội mạc tử cung, có chu kỳ phát triển và thoái triển theo chu kỳ hormon sinh dục nữ, tạo ra hiện tượng kinh nguyệt. Trong một số trường hợp, khi mô tuyến này lạc vào trong cơ tử cung sẽ tạo ra tình trạng bệnh lý bất thường với triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng dưới theo chu kỳ kinh nguyệt.

Dấu hiệu bệnh

Biểu hiện của bệnh cơ tuyến tử cung có thể khác nhau ở mỗi người, từ mức độ nhẹ tới nặng. Có khoảng 1/3 trường hợp là không có triệu chứng nào và chỉ được phát hiện khi đi khám bệnh phụ khoa khác. Nhưng ở những trường hợp còn lại, bệnh cơ tuyến tử cung có thể ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh. Người phụ nữ mắc bệnh cơ tuyến tử cung có thể bị đau nhiều tới rất đau trong thời gian có kinh nguyệt (thống kinh), lượng máu kinh ra nhiều (cường kinh) có lẫn máu cục, kéo dài (rong kinh). Ngoài ra, có thể có cảm giác tăng áp lực lên bàng quang và trực tràng, đau trong khi đi cầu. Dấu hiệu đau vùng chậu mạn, đau khi giao hợp cũng là những biểu hiện thường gặp. Tử cung to lên nhưng người bệnh có thể chỉ thấy bụng to hơn trước. Các triệu chứng này thường xảy ra khi bệnh nhân quanh độ tuổi 40-50. Tuy nhiên, những triệu chứng trên thường không chuyên biệt, có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như chảy máu tử cung do rối loạn chức năng, do u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung… Tần suất và độ nặng của các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ lan tỏa và độ sâu của bệnh cơ tuyến tử cung. Triệu chứng thường biến mất hoặc cải thiện sau khi mãn kinh.

Coi chừng mắc bệnh cơ tuyến tử cungPhân biệt bệnh cơ tuyến tử cung (trái) và lạc nội mạc tử cung (phải).

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Chưa chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh cơ tuyến tử cung nhưng có một số giả thuyết: Do sự phát triển bào thai, bệnh cơ tuyến tử cung có thể hình thành từ khi còn là thai nhi; Có thể do nguyên nhân viêm nội mạc tử cung liên quan tới sinh đẻ; Là kết quả của tình trạng xâm lấn trực tiếp của các tế bào nội mạc tử cung từ bề mặt của tử cung đi vào lớp cơ tạo nên thành tử cung. Những vết cắt vào tử cung được tạo ra trong phẫu thuật, chẳng hạn như trong mổ lấy thai, có thể tạo cơ hội cho các tế bào nội mạc tử cung xâm lấn vào thành của tử cung; Các yếu tố rủi ro gồm: mang thai nhiều lần, tuổi tác, có tiền sử phẫu thuật tử cung, nạo thai, can thiệp buồng tử cung…

Lời khuyên của thầy thuốc

Một người phụ nữ không có ý định mang thai hoặc không gặp bất kỳ triệu chứng nào có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, bất kỳ phụ nữ nào nghi ngờ bệnh cơ tuyến tử cung nên gặp bác sĩ để đánh giá. Mặc dù là bệnh lý lành tính, nhưng những cơn đau và những đợt chảy máu nặng nề do lạc nội mạc trong cơ tử cung gây ra có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.Những cơn đau lặp đi lặp lại có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm, kích thích, lo lắng, tức giận,… Chảy máu nặng, kéo dài khi hành kinh có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính.Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vô sinh cao ở những người bị bệnh cơ tuyến tử cung. Đó là lý do tại sao bệnh cơ tuyến tử cung cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

 

Điều trị

Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau dành cho phụ nữ có mắc bệnh cơ tuyến tử cung.

Dùng thuốc: các thuốc chống viêm, thuốc nội tiết có thể làm giảm các triệu chứng.

Nút mạch tử cung: Giúp dừng việc cung cấp máu đến khu vực bị ảnh hưởng và giảm các triệu chứng. Các triệu chứng có thể tái phát sau 2 năm, điều trị bằng nút mạch có thể được lặp lại hoặc phẫu thuật cắt tử cung.

Phẫu thuật cắt tử cung: Có thể điều trị tận gốc bằng cách cắt tử cung hoặc điều trị bảo tồn (nội soi buồng và nạo niêm mạc tử cung).  Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tùy thuộc vào độ tuổi và mong muốn có thai trong tương lai của bệnh nhân. Cũng có thể cắt tử cung bán phần hay toàn phần tùy thuộc tình trạng của bệnh nhân, mức độ hiện diện của tổn thương, độ sâu của xâm lấn. Sau phẫu thuật, điều trị tiếp tục bằng GnRH agonist cho thấy có hiệu quả làm giảm tái phát triệu chứng thống kinh và cường kinh.

Không cần thiết phải điều trị nếu không có triệu chứng, không có ý định mang thai hoặc đang gần mãn kinh.

Phân biệt bệnh cơ tuyến tử cung với lạc nội mạc tử cung

Bệnh cơ tuyến tử cung (adenomyosis) và lạc nội mạc tử cung (endometriosis) rất giống nhau nhưng có sự khác biệt: Trong bệnh cơ tuyến tử cung, các tế bào nội mạc tử cung phát triển trong cơ tử cung; Trong lạc nội mạc tử cung, những tế bào này phát triển bên ngoài tử cung, đôi khi ở buồng trứng và ống dẫn trứng. Lạc nội mạc tử cung xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 30 và 40, trong khi nhiều phụ nữ từ 40-50 tuổi có xu hướng phát triển bệnh cơ tuyến tử cung. Có thể một người phụ nữ bị cả lạc nội mạc tử cung và bệnh cơ tuyến tử cung.

BS. Nguyễn Thị Lý

]]>
Ngứa vùng kín và đau sau quan hệ http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-vung-kin-va-dau-sau-quan-he-3756/ Thu, 19 Jul 2018 07:13:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-vung-kin-va-dau-sau-quan-he-3756/ [...]]]>

Nhưng sau một ngày là hết. Không biết là em bị bệnh gì và có nên đi khám hay không? (Nga)

Trả lời:

Chào bạn! Theo những dấu hiệu mà bạn mô tả ở trên, tôi nghĩ có thể bạn bị viêm sinh dục, tuy nhiên viêm sinh dục do rất nhiều tác nhân gây bệnh cũng như nhiều bộ phận khác nhau của bộ phận sinh dục có thể bị viêm và điều trị thì lại càng phức tạp.

Không nên để lâu thêm nữa, tôi nghĩ bạn nên lập tức đi khám phụ khoa ở bất cứ cơ sở khám phụ khoa nào, ở đó bạn sẽ được làm xét nghiệm tìm nguyên nhân và từ đó mới điều trị hết bệnh. Ngoài ra, khi đi khám phụ khoa nếu bạn đã có gia  đình, các bác sĩ còn làm xét nghiệm tầm soát phát hiện tế bào ung thư cổ tử cung cho bạn nữa. Chúc bạn mau khỏe.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Tô Thị Minh Nguyệt
Bệnh viện Từ Dũ – TP HCM

 

]]>