Phòng tránh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 13 Sep 2018 05:49:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Phòng tránh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phòng tránh tiểu buốt http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-tranh-tieu-buot-15962/ Thu, 13 Sep 2018 05:49:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-tranh-tieu-buot-15962/ [...]]]>

Tuyết Mai (Nghệ An)

Tiểu tiện thấy đau buốt nhiều lần có thể là dấu hiệu của chứng viêm và nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bàng quang hay niệu đạo (ống dẫn nước tiểu) và thận. Phụ nữ thường hay dễ mắc chứng này do vi khuẩn cô-li dễ xâm nhập tới bàng quang qua đường niệu đạo vốn rất ngắn ở người phụ nữ. Những động tác kích thích, sự ma sát trong quá trình giao hợp, sự biến chất của các thuốc ngừa thai, của các chất thải từ trong tử cung ra là những điều kiện thuận lợi để âm hộ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, còn phải kể tới sự lây bệnh qua đường tình dục bởi các vi khuẩn bệnh lậu, Chlamydia…

Song song với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để ngăn ngừa chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu cấp, bạn nên ăn nhiều rau cải, trái cây, dinh dưỡng hợp lý, thể dục thể thao, uống nhiều nước để vi khuẩn có thể đi theo nước tiểu ra ngoài. Trà, cà phê hay rượu bia nên tránh bởi chúng có những chất kích thích không tốt cho bàng quang. Có thể nấu nước râu ngô uống hàng ngày thay cho nước uống, liên tục như vậy trong 1 tháng.

Nên đi tiểu thường xuyên, không nín nhịn và phải chắc chắn là bạn đi tiểu hết. Đặc biệt, hãy cố gắng đi tiểu sau khi quan hệ tình dục. Sinh hoạt điều độ, tránh áp lực trong công việc vì áp lực lớn sẽ làm tích tụ các chất axit trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.

BS. ANH VŨ

]]>
Phòng tránh khô miệng ở người cao tuổi http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-tranh-kho-mieng-o-nguoi-cao-tuoi-13409/ Fri, 03 Aug 2018 15:15:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-tranh-kho-mieng-o-nguoi-cao-tuoi-13409/ [...]]]>

Nguyễn Viết Nam (Hà Giang)

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng khô miệng: nhưng thường thấy là căng thẳng bởi stress, do sợ hãi, thời tiết thay đổi, do viêm nhiễm, chấn thương tuyến nước bọt. Ngoài ra còn do sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh, nhất là phản ứng phụ của nhóm thuốc lợi tiểu, do mắc bệnh đái tháo đường, bệnh trầm cảm, sử dụng thuốc chống ung thư; do tuổi già hệ thống trao đổi chất, miễn dịch suy yếu…

Nếu bác bị khô miệng, việc đầu tiên phải xác định nguyên nhân và chữa trị triệt để. Nếu là do thuốc, bác nên đến gặp bác sĩ có thể xác định nguyên nhân và thay đổi thuốc hoặc liều dùng. Với những trường hợp khô miệng nặng, phải điều trị bằng các loại thuốc tăng lượng nước bọt. Tuy nhiên, những loại thuốc này luôn có tác dụng phụ và cần phải cân nhắc trước khi dùng.

Ngoài ra, bác cũng nên dùng thử một số chất có thể thay thế nước bọt hoặc tạo nước bọt nhân tạo được sử dụng để giữ cho miệng ẩm như kẹo cao su, chất keo hoặc nước súc miệng.Bên cạnh đó, bác nên tăng cường uống nước, tránh dùng đồ uống có chứa nhiều caffein như: cà phê, nước giải khát có gas hoặc đồ uống trộn lẫn giữa nước tăng lực với nước ngọt hoặc với rượu. Hạn chế tối đa đồ ăn thức uống có chứa nhiều đường, mỡ và muối, không nên hút thuốc lá, không nên thở bằng miệng.

BS. Quang Thắng

]]>
Phòng tránh suy thận http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-tranh-suy-than-13073/ Sun, 29 Jul 2018 14:48:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-tranh-suy-than-13073/ [...]]]>

Trần Văn Hà (Lạng Sơn)

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận như: ăn nhiều muối, nhiều đường, ăn nhiều chất đạm, chất mỡ; ăn ít rau quả, ít vận động, trầm cảm, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, thực phẩm chứa hóa chất…  Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp sẽ gây độc cho thận. Một số rối loạn chuyển hóa, bệnh lý về niệu thận như: sỏi thận, trướng nước thận, viêm bể thận… nếu không điều trị tốt, các bệnh này sẽ ảnh hưởng chức năng thận, dần dần gây biến chứng suy thận mạn.

Có thể nhận biết triệu chứng của suy thận cấp qua số lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Nếu bệnh nhân không có nước tiểu hoặc nước tiểu đi được có lượng dưới 100ml trong vòng 24 giờ là dấu hiệu cho biết bị suy thận cấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như phù, sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể.

Trong khi đó, triệu chứng của bệnh suy thận mạn lại kín đáo hơn. Bệnh nhân thường chỉ có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn, thiếu máu (thận còn có chức năng tiết ra kích thích tố để sinh hồng cầu). Nếu không để ý, bệnh nhân sẽ không đi khám bệnh và bỏ qua các triệu chứng này.

Chính vì vậy, để phòng bệnh, bác cần đến cơ sở để được khám và điều trị dứt điểm bệnh sỏi thận. Không hút thuốc lá bởi thuốc lá là một yếu tố gây ra tiểu đạm làm tổn thương thận. Nên ăn ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả… Uống đủ nước, từ 2-3 lít/ngày tùy mức vận động, thời tiết. Thể dục đều đặn. Cẩn trọng khi dùng thuốc. Cần khám sức khỏe định kỳ, 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Khi khám thận, cần chú ý kiểm tra huyết áp, nước tiểu (đạm, hồng cầu, bạch cầu), xét nghiệm máu…

BS. Nguyễn Hưng

]]>