Phòng ngừa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 19 Jan 2019 15:18:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Phòng ngừa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Xử lý và phòng ngừa cholesterol tích tụ quanh mắt http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-ly-va-phong-ngua-cholesterol-tich-tu-quanh-mat-17874/ Sat, 19 Jan 2019 15:18:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-ly-va-phong-ngua-cholesterol-tich-tu-quanh-mat-17874/ [...]]]>

U vàng quanh mắt xuất hiện có thể không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể cho thấy tình trạng cholesterol cao, bệnh tiểu đường, bệnh gan… Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị tích tụ cholesterol trên mắt.

Nhận diện cholesterol tích tụ quanh mắt

Cholesterol tích tụ có khuynh hướng xuất hiện trên mi mắt trên và dưới, gần góc trong của mắt và thường phát triển cân đối quanh mắt. Đó là những u mềm, phẳng, có màu hơi vàng, lành tính. Những tổn thương này có thể giữ nguyên kích thước hoặc phát triển rất chậm theo thời gian. Đôi khi các mảng u vàng nhỏ kết hợp với nhau để hình thành khối u lớn hơn. Xanthelasmata thường không đau hoặc ngứa. Nó ít khi ảnh hưởng đến thị lực hoặc mí mắt nhưng đôi khi làm mí mắt bị sụp.

Vì sao u vàng xuất hiện?

Cholesterol dư thừa tích tụ quanh mắt có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp và có nhiều khả năng phát triển ở tuổi trung niên. Hiện tượng này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Giới y khoa không chắc chắn về nguyên nhân chính xác của các u vàng quanh mắt này. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy xanthelasma có liên quan đến rối loạn lipid trong máu.

Xử lý và phòng ngừa cholesterol tích tụ quanh mắtU vàng mí mắt có thể loại bỏ nhưng quan trọng là tìm căn nguyên và điều trị rối loạn lipid.

 

Một người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lipid máu nếu có các triệu chứng sau: cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) cao – cholesterol “xấu”; mức cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) thấp – cholesterol “tốt”; mức cholesterol toàn phần cao (cả LDL và HDL); mức triglycerid cao.

Rối loạn lipid làm tăng nguy cơ lắng đọng cholesterol trên thành động mạch (xơ vữa động mạch). Sự tích tụ này có thể hạn chế lưu lượng máu đến tim, não và các vùng khác của cơ thể. Nó cũng làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ và bệnh mạch vành. Chứng rối loạn lipid máu liên quan đến rối loạn di truyền, bao gồm: tăng cholesterol trong máu, tăng triglycerid máu gia đình, thiếu lipase lipoprotein. Một người có một trong những điều kiện này có thể có mức lipid cao bất thường. Vì thế, các tình trạng này được biết đến như là nguyên nhân chính gây ra rối loạn lipid máu. Nguyên nhân thứ phát bao gồm các yếu tố về lối sống, như: chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và cholesterol, bị thừa cân béo phì, không tập thể dục hoặc hoạt động thể chất đủ thích hợp, uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá. Các yếu tố nguy cơ khác cho rối loạn lipid máu bao gồm: bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, tăng huyết áp, xơ gan mật và một số bệnh gan khác, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ hoặc bệnh tim…

Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy cholesterol tích tụ trên mí mắt có liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim thiếu máu cục bộ, ngay cả những người có mức lipid bình thường.

Những người có u vàng quanh mắt nên đến bác sĩ để kiểm tra mức lipid. Xanthelasmata thường được chẩn đoán đơn giản bằng khám trực quan. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra đường huyết, chức năng gan và nguy cơ bệnh tim mạch.

Nên điều trị và phòng ngừa thế nào?

Cholesterol tích tụ quanh mắt hình thành u vàng thường không gây đau, nhưng nhiều người muốn loại bỏ vì lý do thẩm mỹ. Phương pháp loại bỏ sẽ phụ thuộc vào kích cỡ, vị trí và đặc điểm của các u. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ, laser CO2, đốt điện, hóa chất, liệu pháp cryotherapy. Sau thủ thuật, có thể có sưng và bầm tím quanh mí mắt trong vài tuần. Rủi ro của phẫu thuật bao gồm sẹo và sự thay đổi màu da. Tuy nhiên, u vàng có thể sẽ tái phát, đặc biệt ở những người có cholesterol cao.

Điều trị rối loạn lipid sẽ không khiến u vàng biến mất. Tuy nhiên, điều trị này là cần thiết, bởi vì có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim. Điều trị rối loạn lipid cũng có thể ngăn không cho u vàng phát triển nhiều hơn. Điều trị chứng rối loạn lipid máu nhiều khi chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn kiêng phù hợp. Các khuyến cáo gồm: giảm cân, ăn uống lành mạnh. Một người mắc bệnh béo phì nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng ít chất béo bão hòa, chất béo trans và cholesterol. Nên ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này ít chất béo và không chứa cholesterol. Thực phẩm cần tránh bao gồm: sữa nguyên chất, bơ, pho mát và kem, thịt mỡ, bánh nướng, bánh quy, thực phẩm có chứa dừa hoặc dầu cọ.

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan có thể giúp giảm cholesterol như: các loại đậu, yến mạch, gạo lức, cam, quýt, bưởi…

Tập thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất thường xuyê n cũng rất cần thiết trong điều trị chứng rối loạn lipid máu. Nó có thể giúp nâng cao mức cholesterol HDL và mức cholesterol LDL thấp hơn và triglycerid. Các hoạt động như đi bộ nhanh, đi xe đạp, bơi lội và chạy bộ cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp người khác duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng mức cholesterol và triglycerid. Vì thế hãy giảm lượng rượu. Hút thuốc lá có thể làm tăng cholesterol LDL và ức chế những ảnh hưởng tích cực của cholesterol HDL. Một người bị rối loạn lipid nên bỏ thuốc lá.

Tóm lại, u vàng quanh mắt đôi khi là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ, tiểu đường, xơ gan, bệnh tim thiếu máu cục bộ, một số bệnh ung thư…Vì thế, nếu thấy xuất hiện tích tụ cholesterol xung quanh mắt, biểu hiện bằng các u vàng nhạt, nên đi khám bác sĩ để tìm ra căn nguyên bệnh hoặc các tình trạng sức khỏe khác.

BS. Nguyễn Xuân Hướng

]]>
Vệ sinh đúng cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa http://tapchisuckhoedoisong.com/ve-sinh-dung-cach-phong-ngua-viem-nhiem-phu-khoa-17451/ Thu, 20 Dec 2018 12:46:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ve-sinh-dung-cach-phong-ngua-viem-nhiem-phu-khoa-17451/ [...]]]>

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh hay gặp ở phụ nữ, nhất là ở lứa tuổi sinh đẻ. Bệnh thường có các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, vùng kín có mùi hôi… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản.

Theo các nhà chuyên môn, nhiều trường hợp chị em phụ nữ khi mắc bệnh ngại ngùng không điều trị, bệnh diễn tiến dai dẳng và gây những biến chứng như: Viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng có thể dẫn tới vô sinh… Bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ có vị trí gần cơ quan bài tiết phân và nước tiểu khiến cho vùng kín (âm hộ) luôn ẩm ướt, kết hợp với cấu trúc mở hẳn ra ngoài nên vùng kín rất dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh hằng ngày. Do vậy, việc vệ sinh vùng kín hằng ngày, đúng cách là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa mắc cũng như tái mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Ngâm mình lâu dưới nước bị ô nhiễm dễ mắc bệnh phụ khoa. Ảnh: N. Viên

– Tắm rửa thường xuyên (đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt). Vệ sinh âm hộ hằng ngày và sau mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện.

– Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.

– Tránh lội và ngâm mình lâu ở vùng nước ô nhiễm.

– Trong kỳ kinh phải dùng băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng (4 giờ phải thay một lần).

Cần vệ sinh cho cả hai người trước, sau khi quan hệ tình dục.

Không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch… để tắm rửa. Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.

– Lựa chọn sản phẩm rửa phụ khoa thích hợp, an toàn khi dùng hằng ngày, đảm bảo các yêu cầu: Làm sạch nhẹ nhàng, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín; dưỡng da vùng kín đem lại cảm giác thoải mái, tự tin cho phụ nữ. Lưu ý: Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm rửa phụ khoa, tuy nhiên các bạn gái nên đọc kỹ thành phần, tác dụng để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp cho việc chăm sóc vùng kín hằng ngày.

Bác sĩ Nguyễn Thu

]]>
Bạch cầu trong nước tiểu: Nguyên nhân và cách phòng ngừa http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-cau-trong-nuoc-tieu-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua-17206/ Wed, 05 Dec 2018 15:22:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-cau-trong-nuoc-tieu-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua-17206/ [...]]]>

Khi bạch cầu được tìm thấy trong nước tiểu với số lượng nhiều hơn bình thường, có thể do một số nguyên nhân liệt kê dưới đây.

Bạch cầu là một trong các loại tế bào máu, tồn tại cùng với tiểu cầu và hồng cầu. Các bạch cầu có nhiệm vụ tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập cơ thể.

Truy tìm căn nguyên

Trong những trường hợp cụ thể, có thể có các tế bào bạch cầu trong nước tiểu. Chúng bao gồm một số khả năng sau:

Nhiễm khuẩn bàng quang dẫn đến kích thích niêm mạc của bàng quang, bạch cầu hiện diện để tiêu diệt vi khuẩn. Trong trường hợp nhiễm khuẩn bàng quang sẽ bị đau vùng bàng quang, đi tiểu đau và nóng rát, đi tiểu nhiều lần. Tình trạng này còn được gọi là viêm bàng quang và thường gặp ở trẻ vị thành niên, nhưng ở người trưởng thành bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ. Uống nhiều chất lỏng và dùng kháng sinh thường áp dụng cho viêm bàng quang. Một số yếu tố nguy cơ như quan hệ tình dục, mang thai có thể làm tăng cơ hội bị nhiễm khuẩn bàng quang.

Bạch cầu trong nước tiểuBàng quang bị viêm có thể làm gia tăng tế bào bạch cầu trong nước tiểu.

Nhiễm khuẩn và tắc nghẽn đường tiết niệu: Bệnh xảy ra khi vi khuẩn từ phân xâm nhập niệu đạo, đặc biệt khi đi tiểu hoặc trong khi quan hệ tình dục. Loại nhiễm khuẩn này có thể tăng sự hiện diện các tế bào bạch cầu trong nước tiểu, kèm đau rát khi đi tiểu. Các khối u bàng quang, khối u thận hoặc sỏi thận có thể làm xuất hiện nhiều bạch cầu trong nước tiểu.

Nhiễm khuẩn thận còn được gọi là viêm thận có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị. Từ nhiễm khuẩn vùng tiết niệu thấp, vi khuẩn có thể lây lan lên niệu quản và vào thận. Tình trạng này có thể dẫn đến rối loạn chức năng thận và nhiễm khuẩn thận làm hiện diện tế bào bạch cầu trong nước tiểu. Nhiễm khuẩn thận có nguy cơ xảy ra cao hơn, nếu bạn bị sỏi thận hoặc sỏi niệu quản làm hạn chế hoặc tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. Nước tiểu bị ứ trong bể thận dễ gây nhiễm trùng, các tế bào bạch cầu xâm nhập khu vực viêm và hiện diện trong nước tiểu. Người bệnh có thể bị đau ở khu vực thắt lưng cùng với đi tiểu nhiều. Cần phải đến khám bác sĩ để được can thiệp điều trị sớm.

Nếu có vấn đề về đông máu hoặc mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, máu và bạch cầu có thể xuất hiện trong nước tiểu. Bệnh ung thư thận, tuyến tiền liệt hoặc bàng quang có thể gây viêm hoặc tắc nghẽn đường tiểu, dẫn đến hiện diện bạch cầu trong nước tiểu.

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, còn một số nguyên nhân khác gây nên sự hiện diện bạch cầu trong nước tiểu như:

Nếu không đi tiểu thường xuyên và cố nín tiểu, điều này có thể làm bàng quang căng lên và ứ đọng nước tiểu, tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong bàng quang, dẫn đến nhiễm khuẩn và hiện diện bạch cầu trong nước tiểu.

Khi mang thai, một số thai phụ có mức protein cao và nhiều bạch cầu trong nước tiểu. Tình trạng này có thể là do nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo.

Sử dụng một số loại thuốc có thể làm xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu. Bao gồm một số thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh. Các loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp cũng có thể dẫn đến hiện diện bạch cầu trong nước tiểu như là một tác dụng phụ của thuốc.

Quan hệ tình dục không đảm bảo  có thể tạo thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập niệu đạo. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn niệu và hiện diện bạch cầu trong nước tiểu.

Tập thể dục quá mức với cường độ cao có thể dẫn đến sự gia tăng bạch cầu trong nước tiểu.

Xử trí và phòng ngừa bạch cầu trong nước tiểu

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng bạch cầu trong nước tiểu.

Điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu: Nếu đây là lần đầu tiên bị nhiễm khuẩn đường tiểu, một đợt kháng sinh ngắn hạn là thích hợp. Nếu bị nhiễm khuẩn đường tiểu tái phát, bác sĩ có thể kê một đợt kháng sinh dài hơn và làm thêm các xét nghiệm để tìm các nguyên nhân gây tái phát nhiễm khuẩn. Ngoài thuốc kháng sinh, việc tăng cường uống nước có thể giúp hạn chế nhiễm khuẩn đường tiểu.

Do tắc nghẽn đường tiểu: Nếu tắc nghẽn, chẳng hạn như do khối u hoặc sỏi thận, gây ra lượng bạch cầu cao, có thể cần thủ thuật phẫu thuật can thiệp. Trường hợp có sỏi thận nhỏ, tăng lượng nước uống có thể giúp đẩy sỏi nhỏ ra khỏi hệ thống  tiết niệu. Phẫu thuật có thể là cần thiết để loại bỏ sỏi thận lớn. Nếu tắc nghẽn xảy ra do khối u ác tính, các lựa chọn điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Một trong những cách đơn giản nhất để giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc sỏi thận là uống đủ nước. Uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày. Cần đi khám ngay nếu nhận thấy bất cứ điều gì bất thường về nước tiểu, chẳng hạn như màu sắc, mùi, hoặc bất kỳ khó chịu nào gặp trong khi đi tiểu. Nếu để trễ, nhiễm khuẩn đường niệu từ niệu đạo có thể lan đến bàng quang và thận, điều này làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến các biến chứng.

 

BS. Nguyễn Hải Lê

]]>
Viêm mũi xoang – Phòng ngừa tái phát thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-mui-xoang-phong-ngua-tai-phat-the-nao-16459/ Thu, 18 Oct 2018 15:18:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-mui-xoang-phong-ngua-tai-phat-the-nao-16459/ [...]]]>

Ngày nay bệnh có xu hướng gia tăng do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Bệnh ít gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.

Các nguyên nhân của viêm mũi xoang

Trong hơn hai thập kỷ qua, dựa trên những hiểu biết mới về giải phẫu, sinh lý mũi xoang, vấn đề nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang đã được làm sáng tỏ. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều điều còn bí ẩn chưa được giải thích thoả đáng.

Viêm mũi xoang Vị trí cấu tạo các xoang trong cơ thể.

Các nguyên nhân kinh điển: Viêm mũi xoang do các nhóm nguyên nhân chính như: Vi khuẩn, vi-rút và nấm; do dị ứng; do trào ngược dạ dày –  thực quản; do hít phải các chất kích thích (bụi, khói thuốc lá, hoá chất…); do bất thường về  giải phẫu (vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, quá phát mỏm móc, bóng sàng, VA quá phát, các khối u vòm mũi họng…); do bệnh toàn thân: Suy giảm miễn dịch, bệnh xơ nang…

Các nguyên nhân mới: Do màng sinh học làm vi khuẩn tăng sức đề kháng với kháng sinh; do viêm xương; do siêu kháng nguyên (super antigen); do rối loạn chức năng lông chuyển gặp ở bệnh nhân có tiền sử viêm nhiễm đường hô hấp lâu dài. Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ như: Hen, yếu tố gen, môi trường sống…

Dấu hiệu nhận biết

Tùy theo từng trường hợp do viêm mũi xoang cấp tính hay mạn tính người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau, nhưng biểu hiện ngạt mũi và chảy dịch mũi là dấu hiệu quan trọng. Ngạt mũi có thể ngạt từng lúc hoặc liên tục một bên hoặc hai bên, có khi ngạt hoàn toàn, dịch mũi có thể là dịch đục hoặc mủ trắng xanh làm hoen ố khăn tay, giấy ăn… Có trường hợp mủ chảy ra có mùi hôi hoặc thối. Một số người bệnh có thể gặp đau đầu âm ỉ vùng dưới ổ mắt, vùng trán, vùng chẩm sau gáy, đau nhiều vào buổi sáng và đau tăng lên trong đợt viêm cấp. Có bệnh nhân giảm ngửi hoặc mất ngửi thường do viêm, làm phù nề hốc mũi hoặc do polyp che kín làm cho không khí không lên được vùng ngửi của mũi. Nhiều trường hợp có dấu hiệu ho kéo dài do mủ từ các xoang chảy xuống gây kích thích vùng họng. Ngoài ra, có thể gặp ù tai, hắt hơi, hơi thở hôi…

Khám nội soi hốc mũi là thăm khám quan trọng trong chẩn đoán có thể thấy hình ảnh viêm xung huyết hoặc nhợt màu của niêm mạc mũi, quan sát được mủ, hoặc dịch nhày trong hốc mũi và các lỗ thông xoang. Khám nội soi có thể thấy các thay đổi về giải phẫu trong hốc mũi như vẹo vách ngăn, dị hình cuốn mũi. Đối với các trường hợp viêm mạn tính có thể thấy thoái hóa hoặc có khối polyp trong hốc mũi. Một số trường hợp ấn đau ở mặt trước xoang hàm, điểm trong góc mắt.

Chụp cắt lớp vi tính mũi xoang (chụp CT) thấy hình mờ các xoang, hình dày niêm mạc hoặc mức dịch trong xoang. Phim CT còn là bản đồ phẫu thuật giúp cho các bác sĩ trong các trường hợp cần phải mổ.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) được chỉ định trong trường hợp viêm xoang có biến chứng như các biến chứng ổ mắt và biến chứng nội sọ, hoặc trong trường hợp cần phân biệt giữa viêm xoang và khối u mũi xoang.

Một số biến chứng

Chúng ta có thể phân làm ba loại biến chứng: Biến chứng ổ mắt, biến chứng nội sọ (trong não) và biến chứng ở xương.

Biến chứng ổ mắt: Do các xoang cạnh mũi nằm sát ổ mắt nên nhiễm trùng có thể qua các xoang để lan vào ổ mắt, chủ yếu qua xoang sàng, trẻ em có tần suất biến chứng ổ mắt cao hơn người lớn do tần suất viêm đường hô hấp trên cao hơn. Biến chứng ổ mắt chia làm 5 nhóm từ nhẹ đến nặng: Đó là viêm mô tế bào trước vách, viêm mô tế bào ở mắt, áp xe dưới cốt mạc, áp xe ổ mắt và viêm tĩnh mạch xoang hang. Trong đó phần lớn các biến chứng này đều có chỉ định phẫu thuật dẫn lưu xoang và dẫn lưu áp xe kết hợp với điều trị nội khoa, đặc biệt là sử dụng kháng sinh đường tiêm phối hợp, bệnh nhân thường phải nằm viện dài ngày.

Biến chứng nội sọ: Các xoang nằm liền kề với đáy sọ trước và giữa, nhiễm trùng từ xoang có thể lây lan qua đường máu hoặc qua các phần khuyết xương giữa xoang và não – màng não do bẩm sinh hoặc sau chấn thương. Biến chứng nội sọ do viêm xoang bao gồm viêm màng não, áp xe dưới màng cứng, áp xe ngoài màng cứng và áp xe não. Các biến chứng này có tỷ lệ tử vong cao hoặc sau điều trị để lại các di chứng về thần kinh vĩnh viễn.

Biến chứng xương: Chủ yếu do viêm xoang trán gây cốt tủy viêm xương trán. Bệnh có thể xảy ra đơn thuần nhưng thường phối hợp với các biến chứng nội sọ khác đặc biệt là áp xe ngoài màng cứng.

Tỷ lệ biến chứng của viêm mũi xoang đã giảm nhiều trong vài thập kỷ gần đây, có thể do việc sử dụng kháng sinh đường uống, phổ rộng có tác dụng với các vi khuẩn gây nhiễm trùng hô hấp trên. Tuy nhiên, biến chứng của viêm mũi xoang đòi hỏi việc điều trị phối hợp giữa phẫu thuật và nội khoa, một số trường hợp có thể mù vĩnh viễn hoặc các di chứng nặng nề về thần kinh.

Điều trị có khó?

Viêm mũi xoang cơ bản là điều trị nội khoa với việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị hỗ trợ.

Điều trị bằng thuốc:

Thuốc kháng sinh được sử dụng khi có viêm mũi xoang cấp, đợt cấp của viêm mũi xoang mạn tính hoặc viêm mũi xoang có biến chứng, có thể kết hợp với thuốc chống viêm đường uống và xịt tại chỗ, thuốc kháng dị ứng, sử dụng thuốc co mạch tại chỗ giúp mũi thông thoáng, tuy nhiên không được sử dụng thuốc kéo dài. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc điều trị triệu chứng khác như: Thuốc giảm đau, giảm ho long đờm, thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản…

Điều trị hỗ trợ

Xịt rửa mũi: Bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển có tác dụng làm sạch, thông thoáng mũi, giảm phù nề, xung huyết, giảm ngạt mũi, làm tăng hiệu quả của các thuốc điều trị tại chỗ như steroid xịt mũi. Đây là phương pháp điều trị hỗ trợ rất quan trọng.

Xông mũi: Hơi nóng ẩm với các chất tinh dầu cải thiện chức năng mũi, sát khuẩn nhẹ, ngăn cản tình trạng khô niêm mạc và tạo vảy mũi.

Điều trị phẫu thuật

Khi điều trị nội khoa không kết quả, bệnh nhân viêm xoang có polyp nặng, các dị hình ở mũi hoặc viêm xoang có biến chứng cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Ngày nay thường áp dụng phẫu thuật nội soi mũi xoang để phục hồi chức năng dẫn lưu, thông khí và bảo vệ của xoang. Phẫu thuật đem lại kết quả tốt, thời gian chăm sóc sau mổ nhẹ nhàng hơn các phẫu thuật kinh điển trước kia.

Và phòng bệnh…

Do đặc điểm bệnh kéo dài, dai dẳng và khó chữa nên viêm mũi xoang ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đồng thời cũng là gánh nặng về kinh tế cho người bệnh và xã hội bởi các chi phí cho khám, điều trị bệnh. Để phòng tránh viêm mũi xoang tái diễn chúng ta cần lưu ý đến việc hạn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm, khí lạnh và các hóa chất độc hại, đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm; vệ sinh mũi hàng ngày theo hướng dẫn của cán bộ y tế; nâng cao thể trạng, nâng cao sức đề kháng bằng chế độ luyện tập thể thao và ăn uống hợp lý; điều trị các bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh dị ứng. Khi có các dấu hiệu bất thường như chảy mũi, ngạt mũi kéo dài hoặc các biểu hiện như đau đầu, sưng mắt, lồi mắt, nhìn mờ… Đây thường là các dấu hiệu của biến chứng viêm mũi xoang thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn điều trị kịp thời. Không nên tự ý dùng kháng sinh, các thuốc nhỏ mũi khi không có ý kiến của bác sĩ; không sử dụng các loại thuốc, thảo dược không rõ nguồn gốc hoặc không có giấy phép của cơ quan chuyên môn vì có thể gây bệnh nặng hơn hoặc mất đi cơ hội điều trị khỏi viêm mũi xoang.

ThS.BS. Lê Anh Tuấn

]]>
Nguyên nhân và cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua-gan-nhiem-mo-16226/ Tue, 02 Oct 2018 04:46:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua-gan-nhiem-mo-16226/ [...]]]>

Nguyễn Nam (Hà Nội)

Bệnh gan nhiễm mỡ thực chất là một biểu hiện của việc tích lũy quá nhiều mỡ ở gan. Gọi bệnh gan nhiễm mỡ hay thoái hóa mỡ gan khi sự tích lũy chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan, từ đó có thể ung thư gan. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ. Thống kê cho thấy, bệnh gan nhiễm mỡ hay gặp ở người nghiện rượu, lười vận động cơ thể, do thừa cân, béo phì, do đái tháo đường, tăng lipid máu (bao gồm cả cholesterol và triglycirit hoặc do suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein hoặc có thể do các bệnh viêm gan khác: viêm gan A, B, C, E hoặc do bệnh sốt rét.

Ngoài ra, nếu chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều đường hoặc quá ít chất đạm cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu bệnh gan nhiễm mỡ kèm viêm gan virut B, C thì có đến 25% sẽ tiến triển đến xơ gan trong cùng thời gian đó, thậm chí ung thư gan. Để biết có bị bệnh gan nhiễm mỡ, cần xét nghiệm sinh hóa máu thấy các men gan tăng cao (SGOT, SGPT, GGT). Khi nghi ngờ có thể chụp gan cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ siêu âm ổ bụng. Phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ bằng chế độ ăn hợp lý và tăng cường vận động cơ thể dưới mọi hình thức. Nếu thừa cân, nên áp dụng chế độ ăn giảm đường, mỡ, giảm thực phẩm giàu cholesterol và tryglycirit, hạn chế ăn mỡ động vật, tăng cường ăn cá, hạn chế bia rượu. Ăn nhiều loại thực phẩm có tác dụng giảm mỡ máu như tỏi, giá đỗ, cà chua, rau cần, rau xanh; ăn các loại quả giàu vitamin C hoặc dùng nước ép bưởi, cam, quýt, thanh long, bơ, ổi…

Trường hợp của bạn bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 nhưng nếu không kèm viêm gan virut hoặc men gan không tăng cao thì cũng không nên quá lo lắng. Còn để kết luận là nặng hay không còn liên quan tới xét nghiệm chức năng gan thế nào, cụ thể là men gan tăng nhiều hay ít, có xơ gan không? Để phát hiện sớm các biến chứng, bạn nên khám sức khỏe định kỳ.

BS. Nguyễn Văn

]]>
Phòng ngừa bệnh lao cho trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-benh-lao-cho-tre-em-15951/ Wed, 12 Sep 2018 14:29:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-benh-lao-cho-tre-em-15951/ [...]]]>

Mặc dù số ca nhiễm lao hiện nay đã giảm so với trước kia, nhưng một số nhóm trẻ em vẫn là đối tượng có nguy cơ cao mắc lao, bao gồm: Trẻ sống trong gia đình có người lớn đang bị nhiễm lao thể hoạt động. Trẻ bị nhiễm HIV hoặc một căn bệnh khác làm suy yếu hệ miễn dịch. Trẻ sinh ra tại khu vực có tỷ lệ mắc lao cao. Trẻ tới các khu vực đang có dịch lao và đã từng tiếp xúc với những người bị nhiễm lao tại đó. Trẻ sống tại những cộng đồng chưa có hệ thống chăm sóc y tế hợp lý.

Trẻ mắc lao thường là do lây nhiễm mầm bệnh từ người thân có bệnh lao. Đặc biệt, trẻ trong các gia đình nghèo, điều kiện sống khó khăn và ở những trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch suy giảm, khả năng mắc lao rất cao. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh lao ở trường học, ngoài cộng đồng. Bệnh lao ở trẻ em rất khó nhận biết vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác.

Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để phòng bệnh lao cho trẻ.

Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để phòng bệnh lao cho trẻ.

Bệnh lao thường lây theo đường hô hấp khi một người bị thể lao hoạt động ho, hắt hơi làm các vi khuẩn lao phát tán trong không khí. Trẻ em hít phải các vi khuẩn này và bị nhiễm lao. Trẻ em dưới 10 tuổi bị lao phổi hiếm khi lây cho người khác bởi ở những đối tượng này số lượng vi khuẩn trong dịch tiết hô hấp còn khá ít.

Trẻ em có thể bị mắc tất cả các thể lao, tuy nhiên, thường gặp hơn cả là các thể: lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu; lao cấp tính; lao hô hấp sau sơ nhiễm; lao phổi; lao màng phổi và lao ngoài phổi. Cho đến nay, tiêm vắc-xin vẫn là biện pháp phòng bệnh lao hiệu quả nhất.

Trong đa số trường hợp, trẻ bị phơi nhiễm với lao sẽ không bị phát triển thành thể lao hoạt động. Khi vi khuẩn vào phổi, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động để chống lại chúng và ngăn không cho chúng lan rộng (lao sơ nhiễm). Những trẻ này bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng không biểu hiện triệu chứng và có thể xác định bằng test phản ứng da. Tuy nhiên, nhóm trẻ này vẫn cần phải được điều trị để đề phòng lao sơ nhiễm phát triển thành dạng hoạt động về sau.

Lao phổi, lao cấp tính là những thể lao hay gặp nên cần phải quan tâm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ. Các dấu hiệu thường thấy đó là trẻ ho dai dẳng, khò khè kèm theo kém ăn, không tăng cân hoặc tăng cân rất ít. Trẻ lớn thì có những biểu hiện đau ngực, khó thở, ho đờm. Đây là những dấu hiệu mà phụ huynh cần đưa trẻ tới khoa hô hấp để khám.

Ngoài ra, những triệu chứng của tổn thương lao ngoài phổi cũng cần phải quan tâm, phát hiện những trường hợp bệnh nhân bị lao xương khớp. Bệnh nhân có những dấu hiệu như hạn chế vận động hoặc có kèm theo sốt, những triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc của lao. Đặc biệt quan tâm là lao đường hô hấp, những trường hợp trẻ có triệu chứng nghi lao đã được điều trị nhiều đợt nhưng vẫn không cải thiện thì phải nghĩ ngay đến nguyên nhân do lao để có những tiếp cận, chẩn đoán sớm cho trẻ.

Trẻ mắc lao dễ gặp biến chứng gì?

Bệnh lao ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng hơn gây nên các triệu chứng sốt, mệt mỏi, kích thích, ho dai dẳng, kiệt sức, thở nhanh và khó thở, ra mồ hôi ban đêm, sưng hạch bạch huyết, sút cân và chậm phát triển thể chất. Trong một số rất ít trường hợp với trẻ em dưới 4 tuổi, vi khuẩn lao có thể lan vào máu tuần hoàn và gây nhiễm lao cho một số bộ phận khác của cơ thể. Nguy hiểm nhất là lao màng não – một căn bệnh ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh trung ương.

Trẻ mắc lao nếu phát hiện muộn hoặc điều trị không hết liệu trình sẽ rất nguy hiểm. Bệnh lao diễn tiến càng nặng dần, việc điều trị sẽ kém hiệu quả, tỷ lệ khỏi thấp, có những trường hợp bị kháng thuốc. Trong thực tế, đã có những trường hợp trẻ mắc đa kháng thuốc dẫn đến việc điều trị rất phức tạp. Nếu phát hiện muộn hơn nữa thì bệnh có thể lây lan ra toàn cơ thể, lao đa bộ phận và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Vậy nên việc phát hiện sớm để phòng những biến chứng, di chứng của bệnh là điều rất cần thiết.

Kiểm soát sự lây lan của bệnh lao

Để phòng bệnh lao cho trẻ, cha mẹ cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng. Trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ để phát triển khỏe mạnh. Trẻ suy dinh dưỡng là một trong những nhóm đối tượng nguy cơ mắc lao, bởi vậy, cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Nếu trẻ đã bị nhiễm vi khuẩn lao, bất kể trẻ có biểu hiện triệu chứng hay không cũng cần thiết phải cách ly trẻ với đối tượng đã lây bệnh cho trẻ. Thông thường, những người đã từng tiếp xúc gần với trẻ là những đối tượng có khả năng lây bệnh cao nhất. Nếu phát hiện có người lớn trong gia đình bị nhiễm lao: người đó nên được cách ly càng sớm càng tốt cho tới khi việc điều trị có thể kiểm soát tốt các triệu chứng. Tất cả các thành viên trong gia đình đã từng tiếp xúc với đối tượng đó nên được điều trị bằng isoniazid, bất kể là kết quả test trên da dương tính hay âm tính. Tất cả những người biểu hiện triệu chứng hoặc có hình ảnh chụp Xquang bất thường nên được điều trị dưới dạng thể lao hoạt động.

BS. XUÂN ĐỒNG

]]>
Phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-xuat-huyet-tieu-hoa-the-nao-15734/ Fri, 31 Aug 2018 14:25:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-xuat-huyet-tieu-hoa-the-nao-15734/ [...]]]>

Nguyễn Văn Nam (Hà Nội)

Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Chảy máu có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa từ miệng tới thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn. Mức độ mất máu có thể nhẹ tới vừa, thậm chí nhiều trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nghiêm trọng đe dọa tới tính mạng bệnh nhân. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Xác định vị trí chảy máu rất quan trọng. Có nhiều bệnh lý khác nhau gây xuất huyết ở đường tiêu hóa.

Điều trị XHTH tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ, nguyên nhân, vị trí chảy máu. Ngoài việc điều trị triệu chứng, ổn định các chức năng sống khi bị mất máu nặng, kết hợp dùng các thuốc co mạch, giảm tiết, kháng sinh… bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi can thiệp, qua đó rất nhiều trường hợp xuất huyết đã được xử trí tốt như: xử trí xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng, xử trí giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su.

Để phòng bệnh XHTH thì không nên uống rượu bia và hút thuốc, không dùng các thuốc và thức ăn có hại cho dạ dày, nên ăn tăng cường chất xơ và rau quả. Trong đợt xuất huyết cần dùng thức ăn mềm, ăn thành nhiều bữa trong ngày. Cần tái khám định kỳ theo quy định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả.

BS. Hữu Hoàng

]]>
Tiền tăng huyết áp ở người trẻ và cách phòng ngừa http://tapchisuckhoedoisong.com/tien-tang-huyet-ap-o-nguoi-tre-va-cach-phong-ngua-14260/ Tue, 07 Aug 2018 05:24:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tien-tang-huyet-ap-o-nguoi-tre-va-cach-phong-ngua-14260/ [...]]]>

Nghiên cứu tập trung vào gần 2.500 nam giới và phụ nữ từ 18 – 30 tuổi trong 25 năm. Một số người có huyết áp hơi cao hơn bình thường (120/80 – 139/89) khi họ dưới 30 tuổi. Mức này không đủ để được coi là tăng huyết áp. Nó được gọi là tiền tăng huyết áp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, trong 25 năm tiếp theo, những người này đều có dấu hiệu bệnh tim khi ở tuổi trung niên. Đặc biệt, họ có nhiều vấn đề với tâm thất trái của tim.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng tiền tăng huyết áp bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng tim ngay trong những năm đầu của cuộc đời người trưởng thành. Hầu hết trong số họ không có triệu chứng.

Nhiều năm trước đây, bệnh tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp từ 140/90 trở lên. Với kết quả của nghiên cứu trên cũng như nhiều nghiên cứu dài hạn khác đã chỉ ra rằng huyết áp cao hơn 120/80 đã có mối liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Đó là lý do tại sao chúng ta có thuật ngữ tiền tăng HA để chỉ những người có huyết áp từ 120/80 – 139/89.

Tiền tăng huyết áp ở người trẻ và cách phòng ngừaNên tập luyện cường độ vừa phải 30 phút mỗi ngày.

 

Lời khuyên của bác sĩ

Hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên, ngay cả khi nó dưới 120/80. Kiểm tra sức khỏe tim mạch ít nhất mỗi năm một lần.

Bạn không cần phải đi khám bác sĩ. Nhiều cửa hàng thuốc có máy đo huyết áp mà bạn có thể sử dụng miễn phí. Tận dụng bất kỳ buổi khám sức khoẻ miễn phí tại nơi làm việc hoặc trong cộng đồng của bạn.

Nếu huyết áp của bạn cao hơn 120/80, dù chỉ một lần, cần nghiêm túc lưu tâm. Đừng chủ quan rằng bạn còn trẻ.

Thay đổi lối sống hiện nay, có thể giảm nguy cơ tăng huyết áp theo tuổi tác. Và điều đó có nghĩa là ngăn ngừa các vấn đề về tim và đột quỵ sau đó.

Nếu bạn hút thuốc, bỏ thuốc lá là ưu tiên hàng đầu. Lập một chế độ ăn kiêng và tập thể dục.

Phấn đấu duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Tăng cường rau và trái cây trong khẩu phần ăn.

Nửa còn lại nên chứa chất đạm lành mạnh và carbohydrate nguyên hạt.

Giảm lượng muối tiêu thụ.

Uống nước trắng thay vì đồ uống có đường.

Hãy vận động cơ thể nhiều nhất có thể trong cả ngày.

Có ít nhất 30 phút luyện tập cường độ vừa phải trong hầu hết các ngày trong tuần.

BS. Lê Thùy Dương

]]>
Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-suy-gian-tinh-mach-chan-13851/ Sun, 05 Aug 2018 05:46:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-suy-gian-tinh-mach-chan-13851/ [...]]]>

Hiện nay, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân tuy khá phổ biến, nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những triệu chứng của viêm khớp, đau khớp chân, đau thần kinh – cơ… qua đó làm chậm việc chẩn đoán và chữa trị bệnh ở các giai đoạn sớm. Người bệnh chỉ đi khám khi thấy các triệu chứng đau nhức, tê buốt, phù chân… ngày càng nặng hơn; thậm chí có người để đến giai đoạn biến chứng nặng như loét chân mới đi khám.

Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có khá nhiều như: yếu tố di truyền, chế độ làm việc phải đứng hoặc ngồi nhiều, mang thai, béo phì, chế độ ăn ít rau – trái cây, thay đổi về enzym trong mô liên kết, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp… thậm chí sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.

 

Điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng vớ y khoa.

Điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng vớ y khoa.

Triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân…

Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng giai đoạn sớm nặng dần lên, phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân. Có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật hơn so với bình thường. Giai đoạn sớm chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là vùng cổ chân và bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Ở giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân

Điều trị bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc, vớ ép, tập vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này và cuối cùng là phẫu thuật. Bệnh tĩnh mạch không phải lúc nào cũng được chữa khỏi. Đáng tiếc là các van tĩnh mạch bị tổn thương và các tĩnh mạch bị giãn không thể trở về tình trạng bình thường như trước đó được. Hai phương pháp điều trị có hiệu quả là điều trị xâm lấn, tức là các tĩnh mạch bị bệnh được chích xơ hoặc phẫu thuật cắt bỏ và điều trị bảo tồn.

Điều trị bằng áp lực và vai trò của vớ y khoa

Điều trị bảo tồn nhằm cải thiện tình trạng bệnh bằng áp lực, tập thể dục và dùng thuốc. Điều trị bằng áp lực là nền tảng của phương pháp điều trị bảo tồn. Trong vài trường hợp cần phải băng ép khi mới bắt đầu điều trị để làm giảm phù chân. Cả hai phương pháp băng ép và mang vớ y khoa đều hỗ trợ chân và làm giảm đường kính tĩnh mạch, giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại, do đó phục hồi tác dụng của van “một chiều”, tức là ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân.

Vớ y khoa được dùng sau điều trị băng ép, hoặc dùng từ đầu để bó chân lại. Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.

Mang vớ ép áp lực tăng dần vẫn là biện pháp trị liệu đầu tiên cho bệnh lý tĩnh mạch nguyên phát. Phương pháp này tương đối rẻ tiền, ít nguy cơ, có thể cải thiện triệu chứng cơ năng liên quan tới suy van và suy giãn tĩnh mạch. Chưa xác định được áp lực chính xác là bao nhiêu thì cải thiện lâm sàng.

 

Người bệnh giãn tĩnh mạch chân nên hạn chế chất bột đường.

Người bệnh giãn tĩnh mạch chân nên hạn chế chất bột đường.

Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch giãn, đồng thời bảo đảm tối đa tính thẩm mỹ. Các phương pháp điều trị tình trạng trào ngược van tĩnh mạch hiện nay bao gồm: mổ lấy đi các tĩnh mạch giãn bằng phương pháp stripping, đốt nhiệt cao tần, đốt laser nội mạch. Điều trị búi tĩnh mạch giãn bằng mổ bỏ tĩnh mạch giãn tại chỗ (phương pháp Muller), chích xơ tạo bọt (là tiêm vào lòng mạch các chất làm tổn thương nội mạc gây ra sự tắc mạch dần sau đó).

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để hạn chế suy giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân cần lưu ý: Mang vớ y khoa có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn; Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, hạn chế đi giày cao gót. Khi đi ngủ nên kê chân cao 10-15cm; Tập thể dục, yoga để làm tăng sức bền của thành mạch máu. Nên giảm cân trong trường hợp thừa cân béo phì.Tránh các loại thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao (estrogen với hàm lượng cao đã được chứng minh có thể thay đổi lưu thông máu, góp phần vào sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch); Thay đổi tư thế ngồi liên tục để giảm áp lực lên đùi, xương chậu từ đó giúp lưu thông máu; Hạn chế các loại quần bó sát, chọn những loại quần áo thoải mái và giày dép mềm để giữ cho máu lưu thông ở chân không bị tắc nghẽn…

Phòng ngừa bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách: tránh béo phì, tránh đứng lâu, tránh táo bón, hít thở sâu và tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức bền của thành mạch máu, ăn các thức ăn giàu vitamin, nhiều chất xơ…, hạn chế ăn nhiều thịt và chất bột đường.

DS. Tạ Thanh Sơn

]]>
Cách phòng ngừa viêm tuyến mang tai http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-ngua-viem-tuyen-mang-tai-13340/ Thu, 02 Aug 2018 14:59:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-ngua-viem-tuyen-mang-tai-13340/ [...]]]>

Nguyễn Lan Hương(Bắc Ninh)

Tuyến mang tai là một trong các tuyến vòm họng thường bị viêm sưng, đỏ, đau. Bệnh gặp nhiều ở trẻ em. Trẻ bị viêm tuyến mang tai làm cho khó nhai, nuốt, khó há miệng, nói đau…

Nguyên nhân của bệnh là do mất vệ sinh răng miệng, cao răng, sâu răng, viêm lợi do ăn xong không súc họng hay súc qua loa, không chải răng, không lấy các mảnh vữa thức ăn dính vào các kẽ răng khiến chúng lên men thối rữa.

Biểu hiện lâm sàng của viêm tuyến mang tai là: toàn thân có thể sốt từ nhẹ đến cao, nhiệt độ khoảng 39 độ C. Quan sát có thể thấy vùng trước nắp tai, xuống góc hàm, ra sau dái tai sưng, đỏ, nóng và đau. Một bên tuyến mang tai đối diện tiếp tục sưng và xuất hiện hạch ở hai góc hàm. Khi trẻ thở hay nói, có mùi hôi khó chịu vì có mủ.

Ngoài việc tuân thủ chữa theo chỉ định của bác sĩ, chị nên vệ sinh răng cho trẻ chải răng thường xuyên trước khi đi ngủ và sáng thức dậy. Sau các bữa ăn, nên vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý và đặc biệt nên hạn chế bé ăn nhiều kẹo đường… Đó cũng là cách chị phòng bệnh cho con.

BS. Minh Châu

]]>