phòng ngừa bệnh tim – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 17 Aug 2018 15:51:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png phòng ngừa bệnh tim – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-benh-tim-mach-o-nguoi-cao-tuoi-15360/ Fri, 17 Aug 2018 15:51:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-benh-tim-mach-o-nguoi-cao-tuoi-15360/ [...]]]>

Khi cơ thể lão hóa, trái tim cũng yếu dần, không còn đập đều nữa mà lúc nhanh lúc chậm, do các mạch máu lúc này đã cứng, không co giãn tốt nữa. Các van tim ở NCT cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và hóa vôi. Trong đó, van động mạch chủ thường bị nhất, các van khác cũng có thể bị ảnh hưởng và gây nên bệnh van tim NCT, chính vì điều này mà khi về già chúng ta dễ mắc các bệnh tim mạch.

Các dấu hiệu thường gặp

Khó thở: Khó thở có thể là do vận động quá sức hoặc lo lắng về việc gì đó. Nhưng đôi khi khó thở là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng, nó khiến người bệnh phải thở gấp do thiếu không khí hoặc cảm thấy rất khó chịu. Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Choáng váng khi bước ra khỏi giường: Hay chóng mặt vào buổi sáng (huyết áp thế đứng thấp) nguyên nhân gây ra có thể do bệnh tiểu đường, Parkinson, trụy tim, hay phản ứng phụ của thuốc bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Ngoài ra, chứng chóng mặt tư thế nhẹ gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.

tim machCơn đau thắt ngực – một dấu hiệu của bệnh lý tim mạch.

Đau thắt ngực: Là triệu chứng của thiếu máu và nhồi máu cơ tim. Người bệnh có cảm giác như bị đè nặng hoặc đau nhói. Nhiều lúc có cảm giác nóng rát, tức ngực, gây cảm giác khó thở. Cơn đau thường lan tỏa xuyên qua lồng ngực ra phía sau, lên phía hai vai hoặc dọc cánh tay. Ngoài ra, bệnh nhân thường thấy hồi hộp, hẫng, hụt hơi, mệt ở ngực kèm theo chóng mặt, hoảng hốt và những cơn đau tim nhẹ.

Trường hợp điển hình là khi gắng sức hay xúc động, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đè nặng như bóp nghẹt giữa ngực, có thể thấy tê cả hàm hay tay trái, kéo dài vài phút, kèm theo khó thở hay vã mồ hôi. Nếu ngưng gắng sức và nghỉ ngơi thì triệu chứng sẽ hết trong vài phút. Nhồi máu cơ tim là mức độ nặng nhất, khi đó mạch máu nuôi tim bị tắc hoàn toàn. Biểu hiện cũng là đau thắt ngực nhưng mức độ dữ dội hơn và kéo dài hơn 30 phút. Đây là tình trạng cấp cứu, cần nhập viện càng sớm càng tốt mới điều trị thành công.

Tuy nhiên, cũng có những người bệnh tim mà không hề có dấu hiệu đau thắt ngực. Nhưng khi được đo nhịp tim bằng điện tâm đồ thì họ vẫn mắc những bệnh tim mạch.

Suy tim: Tim bị suy yếu không bơm máu đến các cơ quan đầy đủ, người bệnh sẽ thấy mệt khi vận động. Ngoài ra, máu bị ứ lại ở phổi sẽ gây khó thở khi gắng sức, ứ lại ở gan gây đau ở sườn bên phải, ứ lại ở chân gây sưng phù mu bàn chân.

Loạn nhịp tim: Các loại rối loạn nhịp tim đều gây triệu chứng tương tự nhau: hồi hộp, đánh trống ngực, đôi khi gây chóng mặt và ngất xỉu. Nếu tự sờ mạch ở tay hay cổ, người bệnh cũng có thể biết nhịp tim không đều. Để chẩn đoán rối loạn nhịp tim, cần phải đo điện tâm đồ. Ở người cao tuổi, bệnh có thể không có triệu chứng, nhiều khi rối loạn nhịp tim xảy ra thành từng cơn, do đó để chẩn đoán có thể cần phải gắn máy ghi điện tim liên tục cả ngày (gọi là máy Holter).

Làm gì để phòng tránh bệnh?

Ngưng hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chất nicotine có khả năng làm giảm oxy trong máu và tổn thương niêm mạc của các mạch máu.

Thường xuyên kiểm soát huyết áp: Mức huyết áp tốt nhất là dưới 120/80 (mm Hg). Bệnh nhân nên đến bác sĩ thường xuyên để kiểm tra mức huyết áp đề phòng tăng huyết áp.

Kiểm soát bệnh tiểu đường: Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách giảm lượng cholesterol, kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim.

Tập luyện thể dục thể thao: Bệnh nhân nên tập luyện thể dục thể thao từ 30 đến 60 phút mỗi ngày để chống lại tác nhân gây rối loạn nhịp tim và duy trì một trọng lượng cơ thể cân đối, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ăn thực phẩm lành mạnh: NCT nên thực hiện chế độ ăn 2 lần/ngày hoặc hơn các loại trái cây, rau và ngũ cốc – và ít cholesterol bão hòa, chất béo và natri – có thể giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp và cholesterol.

Ngoài ra, NCT cần được sống trong môi trường trong sạch, gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

 

PGS. TS. Phạm Mạnh Hùng

]]>
Phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-benh-tim-bam-sinh-11499/ Wed, 25 Jul 2018 10:03:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-benh-tim-bam-sinh-11499/ [...]]]>

Phạm Hương ( Ninh Bình)

Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là một bệnh lý tim mạch ngày càng gặp phổ biến trong nhi khoa, khi mà các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh về thiếu dinh dưỡng ngày càng giảm dần. Tại các nước phát triển, tỷ lệ TBS nằm trong khoảng từ 0,7 – 1% trẻ sinh ra còn sống. Ở Việt Nam, theo báo cáo của các bệnh viện nhi, tỷ lệ bệnh TBS là khoảng 1,5% trẻ vào viện và khoảng 30-55% trẻ vào khoa tim mạch.

Bệnh TBS nếu không được phát hiện sớm có thể gây tử vong đáng tiếc do rối loạn tuần hoàn cấp tính. Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau đây: trẻ hay ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi; trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân; tăng lên khi khóc, khi rặn, khi bú…; trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò…), cha mẹ cần đưa trẻ đi khám.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng, muốn ngừa bệnh tim bẩm sinh cho trẻ, bạn cần quan tâm đến những vấn đề sức khỏe trước và trong khi mang thai: cải thiện môi trường đang sống, tránh để ô nhiễm; tránh các tác nhân vật lý, hoá học, chất độc, các loại thuốc an thần, nội tiết tố, rượu, thuốc lá…; tiêm phòng đầy đủ hoặc tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh do siêu vi gây ra như Rubella, quai bị, Herpes, Cytomegalovirus, Coxsaskie B…; nếu người mẹ có các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, luput ban đỏ lan tỏa… thì cần điều trị sớm.

BS. Tuấn Anh

]]>
Ăn thế nào giúp phòng ngừa bệnh tim mạch? http://tapchisuckhoedoisong.com/an-the-nao-giup-phong-ngua-benh-tim-mach-4719/ Thu, 19 Jul 2018 12:39:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-the-nao-giup-phong-ngua-benh-tim-mach-4719/ [...]]]>

Vậy chế độ ăn như thế nào sẽ giúp bạn phòng ngừa có hiệu quả căn bệnh này?

Chế độ ăn nào giúp phòng ngừa bệnh tim mạch?

Cho tới nay, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về các chế độ ăn khác nhau và nguy cơ bị bệnh tim mạch, trong đó, tập trung chủ yếu vào bốn loại chế độ ăn sau:

Chế độ ăn ít chất béo (Low-Fat Diets): Làm tăng nhu cầu nạp carbohydrate để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể nên vẫn là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Liệu chế độ ăn có giúp phòng ngừa mỡ máu và béo phì – hai yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch hay không. Tuy nhiên, 3 nghiên cứu trên phụ nữ của Mỹ được công bố trên tạp chí JAMA năm 2006 đã kết luận rằng chế độ ăn ít chất béo không ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh tim mạch.

Chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean Diet): Chế độ ăn Địa Trung Hải được cho là có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Điểm đáng lưu ý là chế độ ăn Địa Trung Hải làm giảm tỷ lệ tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân tử vong do tim mạch. Một nghiên cứu can thiệp ở Tây Ban Nha đã kết luận rằng chế độ ăn Địa Trung Hải đi kèm với dầu olive làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch trên các đối tượng nghiên cứu có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Ăn thế nào giúp phòng ngừa bệnh tim mạch?Chế độ ăn Địa Trung Hải giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Chế độ ăn ít tinh bột (Low-Carbohydrate Diets): Kết quả của các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít tinh bột giúp giảm lượng triglycerides (TG) và tăng lượng HDL-cholesterol (HDL-C) (cholesterol có lợi). Không chỉ thế chế độ ăn ít tinh bột còn giúp giảm cân nặng, hạ huyết áp và các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, tuy nhiên ảnh hưởng này có dài hạn hay không thì vẫn chưa rõ. Nghiên cứu so sánh giữa ba chế độ ăn cho thấy chế độ ăn ít tinh bột là hiệu quả nhất trong việc giảm cân, giảm lượng triglycerid và tăng lượng HDL-C, so với chế độ ăn ít chất béo và chế độ ăn Địa Trung Hải.

Chế độ ăn ngăn ngừa tăng huyết áp (DASH Diet): Chế độ ăn DASH là một chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau, ít chất béo hoặc không có chất béo. Nó cũng bao gồm ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, gia cầm, các loại hạt và đậu. Nó chứa nhiều chất xơ và mức chất béo từ thấp đến trung bình. So với chế độ ăn thông thường, chế độ ăn DASH làm giảm được huyết áp tâm trương và tâm thu ở những bệnh nhân tăng huyết áp. Chế độ ăn này cũng giúp cải thiện chức năng hệ thần kinh đối giao cảm, chức năng mạch máu và giảm lưu lượng thất trái trên những bệnh nhân béo phì bị tăng huyết áp. Các kết quả này tăng lên đáng kể khi những bệnh nhân trên theo chế độ ăn DASH vừa giảm cân vừa tăng các hoạt động thể lực. Kết hợp giữa chế độ ăn DASH với thay đổi lối sống (giảm cân, tập thể dục, hạn chế nghiêm ngặt lượng natri và rượu) ở bệnh nhân tăng huyết áp làm giảm được huyết áp, cải thiện chức năng hệ thần kinh đối giao cảm, giảm lưu lượng thất trái của tim trên những bệnh  nhân béo phì kèm tăng huyết áp.

Một số thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

Ngũ cốc nguyên cám và chất xơ: Nghiên cứu tiến hành trên những đối tượng bị bệnh mạch vành hoặc có nguy cơ cao bị bệnh mạch vành được bổ sung 56–85 g chất xơ/ngày trong 4-8 tuần cho thấy làm giảm  lượng triglyceride và nồng độ cholesterol có hại (LDL-C). Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), Hiệp hội dinh dưỡng tiết chế Hoa Kỳ và Hướng dẫn chương trình quốc gia về giáo dục cholesterole tại Hoa Kỳ (ATP III) cùng đi đến kết luận về lượng chất xơ trong chế độ ăn nên được tăng cường để phòng tránh các bệnh tim mạch.

Ăn thế nào giúp phòng ngừa bệnh tim mạch?Ăn nhiều rau xanh  giảm nguy cơ  bị tăng huyết áp.

Rau củ và hoa quả: Các bằng chứng về rau củ và hoa quả có liên quan đến giảm các nguy cơ cholesterol chỉ có các dữ liệu dịch tễ học. Phân tích gộp trên 9 nghiên cứu thuần tập chỉ ra nguy cơ mắc mỡ máu giảm đi 7% khi tiêu thụ thêm một khẩu khẩu phần hoa quả mỗi ngày. Người ta vẫn chưa chứng minh được những ảnh hưởng của việc tiêu thụ rau củ và hoa quả lên các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tiêu thụ rau củ và hoa quả có ảnh hưởng đến việc hạ huyết áp. Cơ chế của rau củ tác động đến sức khỏe vẫn chưa được chứng minh rõ ràng nhưng giả thuyết về chất chống oxy hóa và chất xơ được nhiều nhà khoa học ủng hộ. Rau củ và hoa quả cũng được coi là những thực phẩm có chứa ít calo, ít natri và giúp no lâu. Dù vậy, Hiệp hội tim mạch Mỹ vấn khuyến cáo nên nạp ít nhất khoảng 8 phần rau và hoa quả một ngày.

Trứng: Trong suốt 40 năm qua, rất nhiều người cho rằng ăn trứng sẽ làm tăng mỡ máu bởi trong trứng có chứa nhiều cholesterol. Mà chế độ ăn có nhiều cholesterol (mỡ máu) sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học đã khám phá ra rằng chế độ ăn có nhiều cholesterol nói chung và cholesterol trong trứng nói riêng có rất ít ảnh hưởng tới lượng cholesterol trong máu hay nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thực ra trứng là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo giàu vitamin và muối khoáng, protein trong trứng được coi là “protein” chuẩn, các chất béo trong trứng là chất béo đơn không bão hòa nên rất tốt cho sức khỏe.

Song hành với việc dùng những thực phẩm có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch, bạn cũng cần tránh các thực phẩm làm hại đến hệ tim mạch. Các thực phẩm đó là các loại chứa nhiều cholesterol như mỡ động vật, phủ tạng động vật, thịt đỏ, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… Các thực phẩm có hàm lượng muối cao như các loại bim bim, thịt hun khói, xúc xích, thịt, cá đóng hộp, thịt nguội, thịt nướng, dưa, cà, măng muối chua các loại… Nếu ăn nhiều những thực phẩm này không những gây bất lợi cho hệ tim mạch của bạn mà có khi còn dẫn đến nguy cơ mắc các loại ung thư nguy hiểm khác.

TS. BS. Phan Bích Nga

]]>