phòng chống – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 28 Sep 2018 14:24:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png phòng chống – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Biện pháp căn bản phòng chống sốt rét http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-phap-can-ban-phong-chong-sot-ret-16189/ Fri, 28 Sep 2018 14:24:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-phap-can-ban-phong-chong-sot-ret-16189/ [...]]]>

Biểu hiện của bệnh sốt rét

Biểu hiện của bệnh sốt rét có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như là: loại ký sinh trùng mắc phải, tình trạng miễn nhiễm của ký chủ, cơ địa ký chủ (thai nghén, suy dinh dưỡng…). Thời kỳ ủ bệnh trong bệnh sốt rét là thời gian từ khi bị nhiễm ký sinh trùng cho đến khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Thời gian này trung bình từ 9 – 30 ngày thay đổi tùy theo từng chủng loại ký sinh trùng sốt rét.

Biểu hiện lâm sàng kinh điển của bệnh sốt rét bao gồm các cơn sốt điển hình trải qua 3 giai đoạn: rét run, sốt cao, vã mồ hôi. Một cơn sốt thường kéo dài từ 2 – 8 giờ và ngoài cơn sốt bệnh nhân không có cảm giác bị bệnh. Ngoài ra có thể có các triệu chứng đi kèm khác như là: nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa…

Đối với những người bị sốt rét lần đầu, kiểu sốt cơn điển hình như thế thì không thường gặp, trong khi những triệu chứng đi kèm khác lại thường xuất hiện, làm cho chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như là bệnh sốt xuất huyết, cúm, nhiễm siêu vi… Người mắc bệnh sốt rét thường xuyên bị thiếu máu, người gầy, da xanh, niêm mạc mắt nhợt. Sốt rét có thể làm cho lách to, phù nề do suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ bị đẻ non, sảy thai, thai chết lưu, trẻ em mắc sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Người mắc sốt rét không được điều trị sẽ chuyển thành sốt rét ác tính và chết. Nếu mắc bệnh sốt rét không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ là nguồn bệnh để lây sang người khác làm cho nhiều người mắc bệnh, gây nên dịch sốt rét.

Nhân viên y tế thực hiện tẩm màn bằng hóa chất phòng chống sốt rét.

Nhân viên y tế thực hiện tẩm màn bằng hóa chất phòng chống sốt rét.

Điều trị và phòng ngừa

Điều trị sốt rét cần phải đạt được 2 mục đích: cắt cơn sốt, khống chế ký sinh trùng, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân và ngăn ngừa tái phát, ngăn ngừa sự lây truyền mầm bệnh qua những người khác. Hiện tại, bên cạnh những loại thuốc kinh điển (quinine, chloroquine, primaquine…), nhiều dược chất mới (artemisinine, arterakin…) cũng đã được đưa vào điều trị, giúp cho chúng ta có sự chọn lựa và phối hợp thuốc tốt nhất để đạt được mục đích điều trị.

Hiện nay, khi chưa có vắc-xin phòng ngừa sốt rét, thì việc phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Có nhiều phương pháp khác nhau để phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét. Người ta có thể diệt muỗi bằng hóa chất hoặc ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh. Vì đa số muỗi sốt rét vào nhà đốt rồi nghỉ lại trong nhà nên các chương trình phòng chống sốt rét ở một số nước nhiệt đới coi trọng việc phun hóa chất có tác dụng diệt côn trùng kéo dài vào tường vách.

Ở các vùng có bệnh sốt rét lưu hành, bà con cũng cần chú ý thực hiện một số biện pháp nhằm ngăn cản sự tiếp xúc giữa muỗi và người như mặc quần dài, áo tay dài khi đi làm nương, làm rừng, bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, đốt hương muỗi, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng… Bà con cũng có thể đóng lưới ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà. Và điều quan trọng nhất, hữu hiệu nhất để phòng chống sốt rét hiện nay là “Ngủ màn thường xuyên, màn phải được tẩm hóa chất và phun hóa chất diệt muỗi”.

BS. Huy Nam

]]>
Xoa xát phòng chống táo bón cho trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/xoa-xat-phong-chong-tao-bon-cho-tre-966/ Wed, 18 Jul 2018 02:39:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xoa-xat-phong-chong-tao-bon-cho-tre-966/ [...]]]>

Hoặc ở trẻ còn bú, người mẹ ăn quá nhiều chất cay nóng truyền qua sữa làm cho tỳ vị của trẻ bị tích nhiệt, gây hao tổn tân dịch cũng dễ tạo nên chứng táo kết.

Ở những trẻ lớn hơn 2 tuổi, táo bón có thể do khí cơ bị uất trệ khiến công năng tiêu hóa, thông giáng, đào thải thất thường, cặn bã tích lại gây nên.

Theo y học cổ truyền, ở trẻ nhỏ “tỳ thường bất túc”, nghĩa là hệ thống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và đào thải các chất cặn bã còn non nớt, dễ bị tổn thương, lâu ngày dẫn đến tình trạng khí hư, huyết kém. Khí hư thì sức co bóp của ruột bị suy giảm, huyết hư thì đại tràng không được nhu nhuận, từ đó dẫn đến chứng táo kết. Những trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển… đều thuộc vào loại này.

Xoa bụng giúp chữa táo bón cho trẻ.

Xoa bụng giúp chữa táo bón cho trẻ.

Phòng chống táo bón cho trẻ thế nào?

Biện pháp đầu tiên đơn giản và quan trọng mà bất cứ bà mẹ nào cũng có thể thực hiện được là điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ cho phù hợp trên nguyên tắc đảm bảo đủ nước, giảm bớt hoặc loại bỏ các chất cay nóng, lập lại cân bằng âm dương trong ăn uống theo quan điểm của y học cổ truyền. Hết sức trọng dụng các đồ ăn, thức uống có nguồn gốc thiên nhiên, giàu chất dinh dưỡng, vitamin và đủ chất xơ, đặc biệt là các loại rau quả có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, chuối, cam, đu đủ, thanh long.

Thêm nữa, mỗi ngày 2 lần nên thực hành kiên trì và đều đặn các thao tác xoa bóp cho trẻ theo quy trình cụ thể như sau:

Xoa bụng: dùng đầu ngón tay trỏ, giữa và nhẫn xoa bụng trẻ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ chừng 30 – 50 vòng.

Xát xương cụt: dùng hai ngón tay xát nhẹ vùng xương cụt theo chiều lên xuống chừng 2 – 3 phút, sao cho tại chỗ nóng lên là được.

Xoa lòng bàn tay: dùng ngón tay cái xoa lòng bàn tay trẻ theo chiều ngược kim đồng hồ trong 2 phút, y học cổ truyền gọi thao tác này là Vận nghịch nội bát quái.

Xoa bờ trong cẳng tay: dùng hai ngón tay miết bờ trong cẳng tay từ khuỷu xuống cổ tay trong 2 phút, y học cổ truyền gọi thao tác này là Miết thoái lục phủ.

Các bài thuốc dân gian có tác dụng nhuận tràng

Khi các biện pháp trên tỏ ra kém hiệu quả, có thể dùng thêm cho trẻ một trong những bài thuốc dân gian có tác dụng nhuận tràng thông tiện sau đây :

Bài 1: Khoai lang 60g, đường phèn 15g. Khoai lang gọt vỏ, thái mỏng, luộc kỹ lấy nước rồi hoà đường phèn uống.

Bài 2: Mật ong 20ml hòa với 30ml nước sôi uống nhiều lần trong ngày.

Bài 3: Vừng đen 20g, mật ong 20ml. Vừng sao chín, xát vỏ, nghiền nhỏ thành bột, chế thêm nước nấu thành cao lỏng rồi hòa mật ong ăn hàng ngày.

Bài 4: Rau sam 20g, rau dừa nước 40g, rau má 40g, rau rệu 20g. Tất cả đem sắc đặc lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Trường hợp phân quá rắn, trẻ không thể tự đi ngoài được có thể tạm thời dùng phương pháp thụt hậu môn bằng mật ong hoặc nước sắc quả bồ kết theo cách thức như sau:

Dùng bơm tiêm nhựa vô trùng (bỏ kim) 0,5 – 1ml mật ong hoặc nước sắc quả bồ kết (1/2 quả bồ kết bẻ vụn sắc với 10ml nước trong 2 phút, để nguội). Bôi vào đầu bơm tiêm một chút dầu parafin. Đặt trẻ nằm nghiêng, từ từ đẩy đầu bơm tiêm vào hậu môn rồi bơm dịch thuốc. Sau chừng vài phút trẻ sẽ đi ngoài được. Tuy nhiên, về nguyên tắc không nên lạm dụng phương pháp này vì có thể làm mất phản xạ đi ngoài tự nhiên của trẻ.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

]]>