phòng chống nắng nóng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 06:57:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png phòng chống nắng nóng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tuyệt chiêu chống nóng mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/tuyet-chieu-chong-nong-mua-he-10399/ Wed, 25 Jul 2018 06:57:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tuyet-chieu-chong-nong-mua-he-10399/ [...]]]>

Nắng nóng đang “tấn công”  miền Bắc và các tỉnh miền Trung, nhiệt độ một số nơi chạm mốc 39 độ C, ở các thành phố lớn, kết hợp với hiệu ứng đô thị, nhiệt độ Hà Nội có thời điểm vượt 40 độ C.  Ngoài đường, hơi nóng hầm hập phả ra khiến cho bất cứ ai cũng cảm thấy mệt mỏi. Các con đường trở nên vắng tanh bởi trời quá nóng, không người nào muốn ra đường trong cái nóng “như thiêu như đốt”.

Một số cách dưới đây có thể hữu ích cho bạn vượt qua một ngày nắng nóng:

–  Tránh các đồ uống có chứa caffeine như trà, cà phê… vì chúng khiến cơ thể chúng ta mất nước nhanh hơn. Tốt nhất nên uống nước mát, uống ít một và liên tục cả ngày. Mỗi người nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, nhưng nếu bạn phải làm việc ngoài trời nên bổ sung nước liên tục.

–   Chia nhỏ bữa ăn thay vì tập trung ăn vào 3 bữa chính.

–  Nếu  bạn vừa đi ngoài đường về nhà, muốn làm mát nhanh, hãy để cổ tay của bạn dưới vòi nước chảy  trong 5 giây, cứ vài giờ lặp lại 1 lần.

– Sử dụng túi làm mát, giữ các túi làm mát trong tủ lạnh, nếu phải đi ra ngoài hãy mang theo chúng. Khi cảm thấy nắng nóng hãy vào nơi nào đó mát mẻ, áp túi làm mát lên mặt, sau cổ để giảm nhiệt.

–   Một trong những cách sinh viên thường làm là đặt 1 khay nước đá trước một chiếc quạt điện, nó sẽ giúp làm mát không khí.

–  Khi phải di chuyển ngoài đường, cần tránh giờ cao điểm nắng nóng từ 9h sáng đến 16h chiều. Chú ý bổ sung nước ít nhất mỗi giờ hoặc khi cảm thấy khát, tối thiểu cần uống nửa lít nước mỗi giờ nếu đi ngoài trời nắng nóng liên tục, khi cần có thể uống nhiều hơn.

–  Trước khi ra khỏi nhà 30 phút nên bôi kem chống nắng, chú ý không dùng cho trẻ dưới 6 tháng. Cứ sau 2 giờ phải bôi kem chống nắng lại.

–   Nên mặc quần áo thoáng mát, tốt nhất nên dùng quần áo rộng, bằng vải thun thấm mồ hôi , thông gió tốt.

– Việc sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện trong nhà không chỉ “ngốn” khá nhiều tiền điện mà còn khiến không khí trong nhà nóng bức hơn bởi lượng nhiệt mà các thiết bị điện tỏa ra. Hãy tránh sử dụng nhiều thiết bị điện 1 lúc, thay vào đó nên lên lịch nấu bếp, dùng quạt điện, đèn điện, điều hòa, máy móc,… trong nhà hợp lý. Đặc biệt, các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt khá lớn, do đó hãy thay thế những bóng đèn sợi đốt này bằng đèn huỳnh quang compact nếu có thể.

–   Một số dấu hiệu cho thấy bạn không nên ở ngoài trời mà phải nghỉ ngơi ngay ở một nơi râm mát, đó là khi cảm thấy  chóng mặt, chuột rút, đau đầu, nhìn mờ…. có thể là những dấu hiệu sớm của say nắng, mất nước. Bạn cần vào nhà hoặc chỗ có bóng râm nghỉ ngơi ít nhất nửa giờ, đồng thời ăn và uống bổ sung nước cho cơ thể.

 

 

Hải Yến

(Theo Express)

]]>