Phòng bệnh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 26 Jan 2019 14:25:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Phòng bệnh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cách phòng bệnh sởi Đức http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-benh-soi-duc-17952/ Sat, 26 Jan 2019 14:25:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-benh-soi-duc-17952/ [...]]]>

Cháu đi khám bác sĩ nói bị bệnh sởi Đức. Xin bác sĩ giải thích rõ hơn về bệnh và cách phòng ngừa? (khi nhỏ cháu đã được tiêm vắc-xin sởi)

Đỗ Kim Thanh (kimthanh @gmail.com)

Bệnh sởi Đức (còn gọi bệnh Rubella) – là bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là sốt, phát ban và nổi hạch sau tai. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc gần với người bị bệnh. Sau khi virut vào cơ thể độ 2-3 tuần, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch. Sốt, đau đầu, mệt mỏi thường xuất hiện từ 1-4 ngày, sau đó phát ban và giảm sốt; hạch nổi chủ yếu ở các vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ. Sờ thấy hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban và tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết; Phát ban là dấu hiệu dễ phát hiện nhất. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân và thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hoặc bầu dục, đường kính chừng 1-2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hoặc đứng riêng rẽ. Trong vòng 24 giờ ban mọc khắp người và chỉ sau 2 – 3 ngày là bay hết. Bệnh thường lành tính trừ khi đang mang thai mắc bệnh thì sẽ nguy hiểm cho thai. Trường hợp của cháu mắc bệnh là do chưa tiêm phòng bệnh Rubella. Tuy khi nhỏ cháu đã tiêm vắc-xin sởi nhưng đó là vắc-xin sởi đơn giá chỉ phòng được bệnh sởi thôi. Còn nếu tiêm loại đa giá (sởi- quai bị– Rubella) hoặc đã mắc thì sẽ có miễn dịch suốt đời và không cần tiêm nữa.

BS. Vũ Lan Anh

]]>
Phòng bệnh huyết trắng ở phụ nữ http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-huyet-trang-o-phu-nu-16401/ Mon, 15 Oct 2018 02:57:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-huyet-trang-o-phu-nu-16401/ [...]]]>

Nguyễn Thị Liên (Hải Phòng)

Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên khi nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng. Đây là bệnh mà hầu hết phụ nữ đều đã có lần mắc phải. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan, tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh.

Tác nhân gây bệnh có thể là do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi. Bệnh thường gặp sau khi dùng kháng sinh, có thai hoặc những trường hợp suy giảm miễn dịch; rất dễ tái đi tái lại. Khi bị bệnh sẽ có cảm giác như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp; khí hư ra nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng..

Để đề phòng bệnh tái phát, cần vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày, không thụt rửa âm đạo vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa; Năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dầy như jean…; Giặt sạch quần áo, phơi ra nắng và ủi nóng bề trái trước khi mặc lại…

Nếu thấy âm đạo ra nhiều dịch, có mùi hôi… bạn nên đi khám và theo dõi bệnh tại một cơ sở chuyên khoa để được điều trị thích hợp.

BS. Anh Vũ

]]>
Cách phòng bệnh tiêu hóa mùa mưa lũ http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-benh-tieu-hoa-mua-mua-lu-14230/ Tue, 07 Aug 2018 05:06:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-benh-tieu-hoa-mua-mua-lu-14230/ [...]]]>

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ xin trình bày một vài bệnh thông thường để khi gặp mọi người biết cách xử trí kịp thời, tránh để bệnh quá nặng và xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Tiêu chảy cấp

Xảy ra khá phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh cao ở cả những nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển. Tiêu chảy thông thường không nặng, có thể tự khỏi nhưng cũng có thể tiến triển nặng đột ngột và đe doạ tính mạng người bệnh. Tiêu chảy được coi là cấp tính nếu thời gian diễn biến của bệnh dưới 3 tuần.

Nguyên nhân chung nhất của tiêu chảy cấp tính là tiêu chảy nhiễm khuẩn do ký sinh trùng Giardia, vi khuẩn mang độc tính: E.coli, trực khuẩn tả, rotavirus, Norwalk virus.

Cán bộ y tế khử trùng nước giếng tại xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Cán bộ y tế khử trùng nước giếng tại xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Tiêu chảy xuất hiện đột ngột ở người khoẻ mạnh thường là do nhiễm khuẩn tiêu hóa. Các dấu hiệu toàn thân của tiêu chảy nhiễm khuẩn bao gồm: sốt, đau cơ, mệt mỏi, nôn, buồn nôn, chán ăn. Bệnh cảnh tiêu chảy nhiễm độc thường diễn biến nặng nhưng thời gian nhiễm bệnh ngắn.

Tùy nguyên nhân mà có cách xử trí thích hợp. Nếu do thức ăn hoặc hóa chất thì cách tốt nhất là ngừng tiếp xúc với những tác nhân này. Nếu do nhiễm khuẩn, cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, theo chỉ định của thầy thuốc. Kháng sinh không có tác dụng làm giảm thời gian bệnh, vì vậy, việc sử dụng kháng sinh có thể gây tác dụng phụ làm bệnh nặng thêm và gây tiêu chảy do kháng thuốc.

Việc bồi phụ nước theo đường uống (oresol) là biện pháp rất có ích trong trường hợp tiêu chảy ở mức độ nhẹ hay trung bình. Bồi phụ nước và chất điện giải theo đường tĩnh mạch được chỉ định trong trường hợp mất nước nặng.

Những thuốc cầm tiêu chảy hay ức chế nhu động ruột không được khuyên dùng trong những trường hợp này vì việc đi tiêu sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và độc tố của chúng.

Đối với tiêu chảy cấp do virut, không có thuốc đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng với việc bù nước, điện giải thích ứng và kịp thời.

Thói quen hạn chế ăn uống trong giai đoạn tiêu chảy mang lại những bất lợi do việc cung cấp không đủ calo cần thiết cho chuyển hóa. Các sản phẩm có chứa sorbitol trong một số sản phẩm hoa quả sẽ gây nên tiêu chảy và cần phải tránh tối đa. Bệnh nhân thường chán ăn nhưng phải duy trì tối đa để đảm bảo năng lượng cung cấp qua đường ăn.

Lỵ trực khuẩn

Bệnh thường xảy ra vào mùa hè nóng nực và mưa lũ do ăn hoặc uống các đồ ăn, nước uống bị nhiễm một loại vi khuẩn gọi là trực khuẩn lỵ. Vật truyền bệnh trung gian nguy hiểm nhất là ruồi nhặng. Ruồi đậu vào phân người bị bệnh phóng uế bừa bãi hoặc phân người bệnh không được xử lý kịp thời và đúng cách rồi đậu vào thức ăn, đồ uống làm lây bệnh. Gián, chuột cũng là những con vật trung gian làm lây truyền bệnh lỵ trực khuẩn. Uống nước không đun sôi, lấy từ các nguồn không đảm bảo vệ sinh cũng là một đường truyền bệnh và thường gây ra các vụ dịch nhỏ trong cộng đồng.

Vài ba ngày sau khi ăn hoặc uống phải vi khuẩn lỵ từ các nguồn kể trên, bệnh khởi phát một cách đột ngột, gồm các triệu chứng phổ biến là sốt, đau quặn bụng, mót rặn, đi đại tiện nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ có rất ít phân lẫn với ít chất nhày và đặc biệt là phân có lẫn máu kiểu nhờ nhờ như máu cá. Sau mỗi lần đi đại tiện, người bệnh thấy dễ chịu hơn nhưng các lần đi thường rất gần nhau, có thể từ 15-20 lần trong 1 ngày hoặc hơn nữa. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, người già nhiều khi bệnh biểu hiện rất nặng dưới dạng nhiễm độc tiêu chảy nặng, phân như nước rửa thịt, li bì, kiệt nước, mạch nhanh nhỏ, sốt cao, đôi khi co giật, hôn mê và có thể tử vong sau vài giờ hoặc vài ngày nếu không được đi khám và điều trị kịp thời.

Lỵ amíp

Bệnh này do đơn bào amíp tồn tại trong phân hoặc trong nước nhiễm phân của những người bị bệnh. Do loại đơn bào này có thể tồn tại rất lâu trong môi trường dưới dạng kén nên bệnh có thể lây lan kéo dài và rất xa nếu nguồn nước ô nhiễm hoặc các vật trung gian truyền bệnh như ruồi, nhặng, gián… tiếp tục tồn tại.

Khác với bệnh lỵ trực khuẩn, bệnh lỵ do đơn bào amíp gây ra thường  xuất hiện từ từ, không rầm rộ, không sốt. Người bệnh đi ngoài nhiều lần, cũng đau quặn, mót rặn mỗi khi đi đại tiện và phân cũng có lẫn máu, nhày nhưng thường số lần đi ít hơn (khoảng 5-15 lần mỗi ngày). Bệnh có thể giảm một cách tự phát hoặc sau khi uống một vài thứ thuốc. Nhưng thường là bệnh không khỏi mà vẫn âm ỉ hoặc kéo dài, dần dần chuyển sang thể mạn tính (tái phát từng đợt đau quặn bụng, mót rặn, phân lẫn máu và nhày mỗi khi cơ thể yếu, khi làm việc quá sức hoặc khi ăn thức ăn lạ có vị tanh và nhiều mỡ). Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lỵ amíp là áp-xe gan. Nên khi mới bị bệnh, người bệnh cần đi khám sớm để làm xét nghiệm phân tìm vi khuẩn hoặc đơn bào amíp, làm các xét nghiệm cần thiết và được điều trị đúng, kịp thời như dùng thuốc giảm đau, bù dịch và điện giải, điều trị kháng sinh đủ, có hiệu quả nhất. Ăn các thức ăn dễ tiêu, nhiều chất dinh dưỡng như sữa, các thức ăn có tính bao bọc niêm mạc như cháo ngũ cốc…

Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau từ 5-7 ngày chữa trị đúng cách. Ăn kiêng như một số người thường nghĩ thực ra không những không đỡ bệnh mà còn rất có hại cho sức khỏe, làm cho bệnh kéo dài hơn.

 

Cách tốt nhất để mọi người bảo vệ mình không mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là ăn các thức ăn mới nấu, đậy kín, chỉ uống nước sạch đã đun sôi, không ăn các thức ăn nguội mà ruồi nhặng có thể đậu vào. Khi một người trong gia đình bị bệnh cần đậy kín phân, xử lý kỹ tránh ruồi nhặng, gián, chuột làm lây bệnh cho người khác. Các vùng mưa lũ ngập úng cần có biện pháp xử lý nguồn nước và môi trường khoa học, đúng quy trình để tránh làm bệnh có nguy cơ bùng phát. Sau khi chăm sóc người bệnh cần rửa tay kỹ nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch tẩy trùng như cloramin B. Một điều cần chú ý là một khi đã đi ngoài có lẫn máu, chất nhày (hoặc chỉ có lẫn máu hoặc nhày đơn thuần) thì cần đến ngay cơ sở y tế để khám. Không nên tự chữa bằng các bài thuốc dân gian vì bệnh có thể bị kéo dài, nặng lên và khó chữa hơn.

BS. Trần Thị Minh Phương

]]>
Phòng bệnh viêm quanh khớp vai http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-quanh-khop-vai-13640/ Sun, 05 Aug 2018 05:20:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-quanh-khop-vai-13640/ [...]]]>

Vì vậy, cần có biện pháp phòng bệnh thích hợp.

Khớp vai là một khớp có cấu tạo phức tạp, bao gồm 5 khớp nhỏ: đó là khớp mõm cùng cánh tay, khớp vai chính, khớp bả vai lồng ngực, khớp mõm cùng xương đòn, khớp ức đòn. Khớp vai có ảnh hưởng nhiều đến phần trên của lưng và các rễ thần kinh vùng cổ, các hạch giao cảm cổ. Viêm quanh khớp vai là một bệnh bao gồm những trường hợp đau, hạn chế vận động khớp vai và tổn thương ở phần mềm quanh khớp (chủ yếu là gân, cơ, dây chằng và bao khớp). Tuy vậy, viêm quanh khớp vai không làm tổn thương của đầu xương, sụn khớp và bao hoạt dịch.

Nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai

Do chấn thương mạnh vào vùng vai hoặc là những chấn thương do nghề nghiệp,   tai nạn (tai nạn lao động, tai nạn giao thông), do tập luyện thể thao, nhất là các môn có tác động mạnh vào khớp vai như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền… Viêm quanh khớp vai có thể liên quan đến thay đổi thời tiết (lạnh, ẩm). Ngoài ra, viêm quanh khớp vai do viêm gân, thoái hoá, vôi hoá phần mềm của khớp vai thường gặp ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi). Tuy vậy, có một số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân một cách chính xác.

Viêm quanh khớp vai nếu điều trị không đúng có thể dẫn đến cứng khớp vai...

Viêm quanh khớp vai nếu điều trị không đúng có thể dẫn đến cứng khớp vai…

Triệu chứng viêm quanh khớp vai

Theo các chuyên gia xương khớp, có 4 thể lâm sàng của viêm quanh khớp vai, đó là cơ delta không hoạt động được do đứt các gân mũ cơ quay hoặc đứt các gân của bó dài gân nhị đầu dẫn đến giả liệt khớp vai hoặc đau vai đơn thuần thường do bệnh lý gân. Hoặc cứng khớp vai do co thắt bao khớp, viêm dính bao hoạt dịch, bao khớp dẫn đến giảm vận động khớp ổ chảo – xương cánh tay. Hoặc đau vai cấp do lắng động vi tinh thể.

Dù là thể lâm sàng nào, thường xuất hiện các cơn đau ở cánh tay và vai mỗi khi xoay cánh tay vào bên trong hoặc dang tay ra hai bên hoặc đưa cánh tay lên, hạ cánh tay xuống, cơn đau sẽ xuất hiện. Càng về sau, cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn rất nhiều, thậm chí cơn đau sẽ bắt đầu lan sang khuỷu tay, cánh tay, mỏm làm cho chức năng hoạt động của cánh tay gặp phải những cản trở nhất định. Thứ đến là bị hạn chế vận động. Khi thực hiện động tác xoay hoặc dang tay, đưa tay lên sẽ bị hạn chế kèm theo đau. Tuy vậy, một số trường hợp sau khi vượt qua ngưỡng đau, người bệnh sẽ thấy không còn bị đau nhức và có thể thực hiện một số động tác mang tính thụ động. Ngoài ra, do ảnh hưởng đối với các dây thần kinh vận động quanh khớp vai nên những khớp ngón tay trở nên cứng, khó co duỗi, nhất là khi thực hiện động tác gấp, duỗi không được nhịp nhàng.

Biến chứng do viêm quanh khớp vai

Thường bị đau khớp vai dai dẳng, nhất là lúc cử động. Cơn đau có thể ngừng sau một thời gian, nhưng sau đó lại tái phát với cảm giác đau dữ dội hơn làm cho cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn. Nguy hiểm nhất là khi bị viêm quanh khớp vai nhưng không biết hoặc biết nhưng không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể dẫn đến cứng khớp vai làm cho người bệnh vận động khó khăn. Ngoài ra, viêm quanh khớp vai có thể làm tổn thương gân, thậm chí đứt gân làm mất khả năng vận động khớp vai.

Nguyên tắc điều trị

Khi thấy xuất hiện đau khớp vai do tai nạn hoặc do chơi thể thao nên được khám bệnh ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa xương, khớp để được điều trị đúng, tránh để xảy ra các biến chứng. Nguyên tắc điều trị thường dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm loại glucossamin, chondroitin vừa có tác dụng giảm đau khớp vừa có tác dụng tái tạo khớp. Tuy vây, dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao là do bác sĩ khám bệnh cho mình chỉ định, người bệnh không tự động chẩn đoán, tự động mua thuốc để điều trị nếu không có chuyên môn về y học. Bên cạnh điều trị nội khoa (dùng thuốc) có thể kết hợp ý liệu pháp, xoa bóp. Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) khi thật cần thiết và do bác sĩ điều trị chỉ định.

Phòng bệnh thế nào?

Không nên lao động quá mức, nhất là động tác mang, vác, đội đầu nặng, sai tư thế. Cần hết sức thận trọng khi chơi các môn thể thao dễ gây chấn thương khớp vai (bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền, cầu mây…).

Chú ý khi tham gia giao thông, đi đứng cần thận trọng, nhất là mặt bằng bị trơn trượt, đặc biệt với người cao tuổi, yếu.

Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là thực phẩm giàu canxi để xương được chắc, tránh bị loãng xương. Hàng ngày, nên vận động cơ thể với khớp vai nên tập đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Nếu đã bị viêm khớp quanh vai, nếu tập sai có thể làm bệnh nặng thêm.

BS. Việt Anh

]]>
Phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-nao-nhat-ban-the-nao-13139/ Sun, 29 Jul 2018 14:58:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-nao-nhat-ban-the-nao-13139/ [...]]]>

Xin bác sĩ tư vấn về bệnh và cách phòng bệnh?

Lưu Thị Liên Hoa ([email protected])

Virut gây VNNB được truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh, thường là muỗi vằn. Đường lây là đường máu, qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Ở Việt Nam loại muỗi Culex sinh sản mạnh vào mùa hè (nhất là từ tháng 3 đến tháng 7), hoạt động mạnh vào buổi chiều tối. Bệnh khởi phát rất đột ngột bằng sốt cao 39-40°C hoặc hơn. Bệnh nhân đau đầu, đặc biệt là vùng trán, đau bụng, buồn nôn và nôn. Ngay trong 1-2 ngày đầu của bệnh đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu. Về tâm thần kinh có thể xuất hiện lú lẫn hoặc mất ý thức… Ở một số trẻ nhỏ tuổi, ngoài sốt cao có thể thấy đi lỏng, đau bụng, nôn giống như nhiễm khuẩn – nhiễm độc ăn uống. Về điều trị: Đây là bệnh do virut gây ra, hiện nay không có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Do đó, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng, tuy nhiên nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%; tiêm đủ 3 mũi thì đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. Ngoài ra, người dân cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu. Nên ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BS. Trần Duy Minh

]]>