phát triển trí não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 11:47:12 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png phát triển trí não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Thực phẩm tốt cho phát triển trí não trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-tot-cho-phat-trien-tri-nao-tre-12665/ Sun, 29 Jul 2018 11:47:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-tot-cho-phat-trien-tri-nao-tre-12665/ [...]]]>

Cũng giống như cơ thể con người, não hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Dưới đây là 10 “siêu thực phẩm” được coi là những nguồn thực phẩm tốt cho não bộ, giúp trẻ tăng cường trí thông minh.

Cá hồi

Các loại cá đều cung cấp omega 3 có lợi cho sức khỏe đặc biệt là cá hồi, đây là một nguồn thực phẩm cực kỳ tốt để cung cấp các axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ và chức năng hoạt động não bộ. Hấp thụ đầy đủ các axit béo có thể giúp trẻ em nâng cao sức khỏe tâm thần và tăng cường khả năng tiếp thu, nhận thức những điều mới mẻ.

Các bà mẹ có thể thay thế các món ăn yêu thích của bé bằng cá hồi để chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ tiếp thu những bài học mới.

Trứng

Trứng là một nguồn thực phẩm dồi dào protein, trong lòng đỏ trứng còn có choline, một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển trí nhớ.

Hãy bổ sung trứng vào khẩu phần ăn của trẻ trong bữa ăn sáng trước khi tới trường.

Bơ đậu phộng

Trẻ em phương Tây thích ăn bơ đậu phộng, và đây là một điều tốt vì bữa ăn với bơ đậu phộng bổ sung vitamin E, chất chống oxy hóa bảo vệ màng thần kinh. Ngoài ra nó còn chứa thiamin rất tốt cho não bộ, và glucose cung cấp năng lượng chính cho hoạt động của não. Nếu trẻ cảm thấy mệt mỏi, chỉ cần cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa glucose cũng đủ làm đầu óc sảng khoái, sẵn sàng cho các hoạt động trí não tiếp theo.

Bơ đậu phộng thường được ăn kèm với bánh mỳ, hoặc các loại trái cây như chuối, hay ăn cùng với rau như cần tây.

Các loại hạt ngũ cốc

Các loại ngũ cốc như bánh mì, ngũ cốc thường cung cấp glucose, năng lượng cho não hoạt động, đồng thời cung cấp vitamin B rất tốt cho hệ thần kinh.

Một trong những cách bổ sung thêm ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên hạt, hoặc các bữa ăn với ngũ cốc.

Yến mạch hay bột yến mạch

Đây là nguồn năng lượng và cung cấp “nhiên liệu” cho bộ não. Yến mạch giàu chất xơ, có thể phòng ngừa chứng táo bón hay béo phì ở trẻ. Nạp năng lượng nhiều chất xơ cũng là cách thông minh để trẻ không cảm thấy đòi, thèm đồ ăn vặt. Bên cạnh đó yến mạch còn được biết đến là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin E, vitamin nhóm B, và kẽm để giúp bộ não của trẻ hoạt động tốt nhất.

Các loại quả mọng

Các loại quả mọng có thể giúp cải thiện trí nhớ vì nó chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác. Hạt của quả mọng cũng chứa chất béo omega-3 hỗ trợ hoạt động ghi nhớ của não. Một số loại quả mà trẻ em nên ăn là dâu tây, anh đào, quả việt quất, mâm xôi.

Ngoài việc ăn tươi, các bà mẹ hãy sử dụng những sản phẩm được làm từ loại quả nhiều dinh dưỡng này như smoothies hay mứt….

Đậu

Nói chung đậu tốt cho tim mạch, nó cũng rất tốt cho bộ não của trẻ em vì đây là một trong số ít các loại thực phẩm thuộc hàng rau củ có hàm lượng đạm cao, ngoài ra nó còn chứa carbohydrates phức tạp, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chính vì vậy đậu tạo ra nhiều năng lượng. Có một số loại đậu còn có axit béo omega-3 giống rất quan trọng cho sự phát triển não và chức năng não bộ.

Cung cấp cho trẻ một bữa ăn bổ dưỡng với việc thêm đậu vào thực đơn hàng ngày như món canh đậu hay súp đậu, chè đậu….

Các loại rau nhiều màu sắc

Rau quả nói chung là nguồn thực phẩm tuyệt vời bởi không loại thực phẩm nào chứa nhiều chất chống oxy hóa như rau quả, nó có nhiệm vụ giữ cho các tế bào não khỏe mạnh. Các chất chống oxy hóa đặc biệt có nhiều trong các loại rau nhiều màu sắc như cà chua, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, rau bina …. Nếu trẻ không thích ăn rau hãy thêm rau xay vào nước sốt hoặc biến chúng thành các món ăn vặt ưa thích của trẻ.

Các bà mẹ cũng có thể áp dụng những “chiêu” như tạo hình các loại rau củ làm bé hứng thú hơn với đồ ăn, nhất là rau xanh.

Sữa và sữa chua

Vitamin B rất cần thiết cho sự tăng trưởng của tế bào não, dẫn truyền thần kinh, và các enzym trong não bộ. Sữa và các sản phẩm từ sữa là một nguồn tốt để bổ sung các dưỡng chất này. Sữa ít chất béo hoặc sữa chua là thực phẩm tốt để cung cấp vitamin D, protein. Trẻ em và thanh thiếu niên cần bổ sung sữa vào bữa ăn hàng ngày nhiều hơn so với người lớn bởi sữa và sữa chua có hàm lượng canxi cao tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ.

Hãy cho trẻ ăn pho mát, đây là cách hay để bổ sung dinh dưỡng ngoài các sản phẩm đơn điệu như sữa công thức, sữa tươi hay sữa chua.

Thịt bò hoặc thịt nạc

Thịt bò hoặc thịt nạc lựa chọn hàng đầu để cung cấp chất sắt, giúp trẻ duy trì năng lượng và sự tập trung ở trường. Ngoài ra thịt bò còn chứa nhiềm kẽm, chất cần thiết tăng khả năng ghi nhớ. Một số thực phẩm có nhiều sắt như đậu nành, đậu. Có thể kết hợp các món ăn có thịt bò như thịt nướng hay thịt rán có sốt đậu.

Trâm Nguyễn

Theo Medicinenet

]]>
Phát triển trí não không đồng nghĩa bé sẽ thông minh (kỳ 1) http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-trien-tri-nao-khong-dong-nghia-be-se-thong-minh-ky-1-10298/ Wed, 25 Jul 2018 05:18:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-trien-tri-nao-khong-dong-nghia-be-se-thong-minh-ky-1-10298/ [...]]]>

KỲ I: NHỮNG LOẠI THÔNG MINH CỦA TRẺ

Với học thuyết Thông minh đa chiều, trẻ có cơ hội phát triển không chỉ 1 mà đến 8 loại thông minh. Nếu cha mẹ chỉ chú trọng phát triển trí não của trẻ là chưa đủ để giúp bé phát triển toàn diện. Đó là những thông tin chia sẻ thú vị trong bài nói chuyện của BS. Thái Thanh Thủy, trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM.

Từ tâm lý muốn con “dẫn đầu”

Muốn con mình thông minh, dẫn đầu trong tập thể bạn bè là mong ước của hầu hết các bậc cha mẹ, nhất là trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh, sự cạnh tranh về năng lực là yếu tố tiên quyết trong bất kỳ một nghề nghiệp nào. Về cơ bản, đây là những “nguyện vọng đẹp” của các bậc cha mẹ khi gửi gắm niềm tin ở con trẻ. Tuy nhiên, từ tâm lý muốn con mình vượt trội, các bậc cha mẹ thường chú trọng đầu tư trực tiếp vào việc phát triển trí não của trẻ và một vài biểu hiện bên ngoài: chỉ số cân nặng của bé. Theo kết quả dữ liệu nghiên cứu của công ty Nielsen Việt Nam trên 240 bà mẹ từ 22 – 40 tuổi, có con từ 13 – 36 tháng, vấn đề mẹ quan tâm nhất đối với sự phát triển ở trẻ 1 – 2 tuổi là cân nặng và từ 1 – 2 tuổi chủ yếu là phát triển trí não. Vẫn có những quan tâm khác như: phát triển chiều cao, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa nhưng đều chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với hai yếu tố cân nặng và trí thông minh.

Liệu chú trọng vào phát triển cân nặng và bổ sung những dưỡng chất phát triển trí não là đủ để bé vượt trội, dẫn đầu? Những biểu hiện, tiêu chuẩn nào để đánh giá một đứa trẻ thông minh hơn các trẻ khác cùng độ tuổi?

Trẻ có đến 8 loại thông minh

Tâm lý chung của các bậc phụ huynh thường đánh giá sự thông minh ở trẻ thông qua khả năng ghi nhớ, logic, toán học, tính toán các con số. Điều này không sai nhưng chưa đủ. Chỉ tập trung vào toán học, vô tình, cha mẹ dễ bỏ qua, không nhận thấy các loại tố chất, năng khiếu khác của trẻ. Việc đánh giá một đứa trẻ không thông minh khi bé không làm tốt các phép tính hay “đầu hàng” trước các trò chơi logic là quan niệm sai lầm bởi theo thuyết thông minh đa chiều, trẻ không chỉ có 1 mà có đến 8 loại hình thông minh khác nhau.

Với mong muốn giúp đỡ người đọc hiểu rõ mình, nhận ra năng lực bản thân, tăng khả năng học hỏi, phát triển, Thomas Armstrong – giáo sư, tiến sĩ, nhà tâm lý học, nhà giáo dục, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Phát triển con người của Mỹ đã dựa vào học thuyết thông minh đa chiều của Howard Garner để phát triển những nghiên cứu mới, đồng thời phổ biến rộng rãi thuyết này cho cộng đồng. Theo đó, con người từ khi sinh ra đã có thể sở hữu một hay nhiều hơn các loại hình trí thông minh: ngôn ngữ, logic toán học, không gian, âm nhạc, khả năng vận động cơ thể, năng lực tương tác, năng lực tự nhận thức bản thân, tự nhiên.

Hiểu loại thông minh của trẻ

Trong 8 loại hình trí thông minh, trẻ có thể nổi trội đặc biệt ở một khả năng nào đó nhưng cũng có thể sở hữu nhiều loại hình thông minh khác nhau.

Thông minh ngôn ngữ:

Là trí thông minh của những phóng viên, nhà văn, nhà thơ, người kể chuyện, luật sư, người có khả năng ngôn ngữ có thể tranh luận thuyết phục hướng dẫn có hiệu quả thông qua sử dụng lời nói. Họ yêu thích các cách sử dụng âm thanh của từ ngữ thông qua việc chơi chữ, đố từ và cách uốn lưỡi, họ có khả năng nhớ các sự kiện, bậc thầy về đọc và viết.

Thông minh logic toán học:

Là trí thông minh đối với những con số và sự logic. Đây là trí thông minh của những nhà khoa học, kế toán viên và những nhà lập trình máy tính. Họ có khả năng xác định nguyên nhân chuỗi các sự kiện, cách tư duy theo dạng nguyên nhân – kết quả, khả năng sáng tạo các giả thuyết, ưa thích các quan điểm dựa trên ý chí.

Thông minh về không gian:

Nhạy cảm sắc bén với những chi tiết cụ thể trực quan, suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng, có khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo những góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan dưới dạng hình ảnh đồ họa. Là đất sáng tạo của các kiến trúc sư, nhiếp ảnh, nghệ sĩ, phi công và kỹ sư cơ khí. Dễ dàng định hướng bản thân trong không gian 3 chiều. Thích thú với các trò chơi xếp hình, mê cung.

Trẻ không chỉ có 1 mà có đến 8 loại hình thông minh khác nhau

Trẻ không chỉ có 1 mà có đến 8 loại hình thông minh khác nhau

Thông minh về âm nhạc:

Có khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các nhịp điệu. Trí thông minh âm nhạc còn có trong tiềm thức của bất kỳ ai miễn là có khả năng nghe tốt, dành thời gian cho âm nhạc, biết hát theo giai điệu và phân biệt được nhiều tiết mục khác nhau với sự chính xác của các giác quan. Điển hình là DJ, nhạc sĩ, nhạc công, giáo viên dạy nhạc, ca sĩ.

Khả năng vận động cơ thể:

Là loại thông minh của chính năng lực cơ thể, khả năng điều khiển các hoạt động thân thể của con người và thao tác cầm nắm các vật thể một cách khéo léo. Điển hình là các vận động viên thể thao, thợ may, thợ mộc, thợ cơ khí, bác sĩ phẫu thuật.

Năng lực tương tác:

Là năng lực hiểu, cảm nhận, làm việc và tương tác tốt với người xung quanh, cộng đồng. Có khả năng nhìn sự việc dưới góc độ, quan điểm của người khác. Năng lực tương tác hay gặp ở giám đốc, hiệu trưởng, nhà tâm lý, luật sư.

Năng lực tự nhận thức bản thân:

Hay còn gọi là trí thông minh nội tâm. Người thuộc loại trí tuệ này có thể dễ dàng hiểu rõ những cảm xúc của bản thân. Sử dụng chính những hiểu biết của mình để vạch ra hướng đi cho cuộc đời. Họ có tính độc lập mạnh mẽ, thích làm việc một mình. Điển hình là tu sĩ, nhà trị liệu, giáo viên tâm lý, doanh nhân.

Tự nhiên:

Những người này có khả năng quan tâm tự nhiên với thực vật và động vật, nhạy bén, tinh thông việc nhận dạng và phân loại vô số chủng loại động thực vật trong môi trường. Điển hình là những nhà tự nhiên học, nhà sinh thái học, nhà làm vườn, bác sĩ thú y.

Quan niệm làm cha mẹ hiện đại chính là việc hiểu loại thông minh của trẻ, nhận ra năng khiếu, giúp con phát triển đúng hướng và tăng khả năng tự tin, bản lĩnh cho bé.

KỲ II: Áp dụng học thuyết thông minh đa chiều

Hồng Vân (ghi từ BS. Thái Thanh Thủy)

]]>
Phát triển trí não không đồng nghĩa bé sẽ thông minh (kỳ 2) http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-trien-tri-nao-khong-dong-nghia-be-se-thong-minh-ky-2-10297/ Wed, 25 Jul 2018 05:17:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-trien-tri-nao-khong-dong-nghia-be-se-thong-minh-ky-2-10297/ [...]]]>

KỲ II: ÁP DỤNG HỌC THUYẾT THÔNG MINH ĐA CHIỀU

Để nhận biết và phát triển năng khiếu của trẻ, trước tiên, các bậc cha mẹ phải nắm vững đặc điểm và biểu hiện của mỗi loại trí thông minh để quan sát và áp dụng vào trẻ.

Cha mẹ chỉ định hướng, gợi mở

Hãy để trẻ phát triển tự nhiên chứ không bắt buộc phải “gò ép” một loại trí thông minh nào đó theo yêu cầu của cha mẹ. Mỗi đứa trẻ đều có những năng khiếu nhất định và hoàn toàn có thể dẫn đầu trong lĩnh vực trí thông minh của mình. Việc phát hiện sớm bé sở hữu loại hình trí thông minh nào có thể giúp con định hướng đúng và thành công trong tương lai.

Mẹ nên dành thời gian quan sát con khi chơi. Trẻ thường bộc lộ cảm xúc rất rõ ràng khi chơi đùa. Hãy để ý xem bé thích chơi trò ngôn ngữ, vẽ tranh, chơi các hình khối, hát hò hay đếm số. Thích chơi chung với người khác hay một mình. Cho trẻ thử qua nhiều loại trò chơi, đồ chơi khác nhau và hãy để bé tự xoay xở, khám phá khi chơi. Sự can thiệp của cha mẹ chỉ nên mang tính chất định hướng, gợi mở vấn đề. Bên cạnh đó, việc khuyến khích bé thể hiện, tự do trình bày cũng sẽ giúp bé tự tin và hiểu rõ bản thân mình hơn. Bé cũng sẽ hạnh phúc hơn khi được tự do làm điều mình thích.

Phát triển trí não là chưa đủ để thông minh

Trong khi những yếu tố không can thiệp được như: gen di truyền, tố chất bẩm sinh thì có những yếu tố khác cha mẹ có thể tác động để giúp bé phát triển tốt hơn như: dinh dưỡng và học tập. Và trong việc bổ sung dinh dưỡng để hỗ trợ bé phát triển thông minh đa chiều, chỉ tập trung vào các dưỡng chất trợ giúp phát triển não bộ là chưa đủ, mà còn nên bổ sung cho con những dưỡng chất giúp phát triển những yếu tố quan trọng khác như: tầm vóc, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa.

Mẹ nên dành thời gian quan sát con khi chơi. Trẻ thường bộc lộ cảm xúc rất rõ ràng khi chơi đùa

Mẹ nên dành thời gian quan sát con khi chơi. Trẻ thường bộc lộ cảm xúc rất rõ ràng khi chơi đùa

Mẹ cần cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển về mặt tầm vóc, trí não, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch và tiêu hóa. Bởi ngoài những dưỡng chất cho trí não, phát triển tầm vóc bao gồm cân nặng, chiều cao, giúp trẻ sẵn sàng cho sự vận động. Phát triển hệ miễn dịch giúp bé khỏe mạnh hơn, gia tăng khả năng tiếp xúc, cơ hội học hỏi với môi trường bên ngoài. Trong khi đó, chú trọng hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ cho bé hấp thụ tốt, tối ưu các chất dinh dưỡng thông qua bữa ăn hàng ngày.

Bổ sung dinh dưỡng đúng, đầy đủ được ví như việc tạo nền tảng, điều kiện tốt để trẻ phát triển các loại hình thông minh của mình. Còn việc phát hiện, tối ưu hóa loại hình thông minh của trẻ phụ thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ. Kết hợp hài hòa hai yếu tố này, các bậc cha mẹ đều có quyền tin rằng, con mình sẽ dẫn đầu.

Hồng Vân (ghi từ BS. Thái Thanh Thủy)

 

]]>