phát triển chiều cao – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 06:58:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png phát triển chiều cao – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Khám phá các giai đoạn phát triển chiều cao tối ưu của trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/kham-pha-cac-giai-doan-phat-trien-chieu-cao-toi-uu-cua-tre-10410/ Wed, 25 Jul 2018 06:58:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kham-pha-cac-giai-doan-phat-trien-chieu-cao-toi-uu-cua-tre-10410/ [...]]]>

Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con mình lớn lên có một chiều cao tốt và lý tưởng. Quan trọng hơn chiều cao là biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế, khoa học phát triển cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ không chỉ do di truyền mà phần rất quan trọng còn do dinh dưỡng và rèn luyện mà có được. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

– Giai đoạn bào thai nếu mẹ ăn uống đầy đủ bé dài khoảng 50cm.

– Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm đầu tiên bé tăng 25cm, 2 năm sau có thể tăng 10cm mỗi năm.

– Từ 3 – 10 tuổi, dù mỗi năm trẻ không tăng chiều cao nhiều như trước, chỉ khoảng 5 – 6cm, tuy nhiên nó chiếm đến 60% tiềm năng chiều cao, như chiếc cầu nối, sự chuẩn bị nguyên liệu cần thiết, tạo đà để trẻ phát triển chiều cao tăng vọt ở lứa tuổi dậy thì. Nếu không chú ý giai đoạn này, trẻ sẽ không thể có tầm vóc tốt khi trưởng thành.

– Lứa tuổi tiền dậy thì, tùy mỗi trẻ, thường bé trai ở độ tuổi 12 – 18 tuổi, bé gái 10 – 16 tuổi, chiều cao tăng vọt trong đó có 1 năm trẻ tăng 8 – 12cm nếu được chăm sóc hợp lý. Đến khi trẻ đã dậy thì (bé gái hành kinh, bé trai xuất tinh lần đầu) và sau dậy thì vài năm, chiều cao tăng không đáng kể, thậm chí không còn tăng.

BS. Nguyễn Minh Thư

]]>
Giải pháp phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-phat-trien-chieu-cao-toi-uu-cho-tre-10255/ Wed, 25 Jul 2018 05:14:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-phat-trien-chieu-cao-toi-uu-cho-tre-10255/ [...]]]>

Giai đoạn vàng để phát triển chiều cao

Để phát triển chiều cao tối đa cho trẻ, cần nắm rõ những thời điểm vàng để cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao, đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì.

Thời kỳ bào thai, nếu người mẹ ăn uống tốt, tăng từ 10-15kg (trong 9 tháng mang thai) thì con sẽ đạt được chiều cao từ 50cm trở lên và có cân nặng khoảng 3kg lúc chào đời.

Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển chiều cao một cách mạnh mẽ nhất. Trong 12 tháng đầu trẻ có thể tăng 25cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.

Trong giai đoạn dậy thì (con gái từ 10-16 tuổi, con trai từ 12-18 tuổi) cơ thể sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8-12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm. Tổng cộng mức tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.

Giai đoạn dậy thì, trẻ có bước phát triển chiều cao vượt trội.

Đa số các kết quả nghiên cứu đều cho rằng, chiều cao của con người ảnh hưởng bởi các yếu tố: dinh dưỡng (32%), di truyền (23%), rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống, bệnh tật, giấc ngủ… Nếu được nuôi dưỡng tốt, trong cùng một gia đình, thế hệ sau luôn có chiều cao vượt hơn thế hệ trước. Thế nhưng thực tế cho thấy, trẻ em Việt Nam vẫn thấp hơn trẻ em nước khác? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Trước đây thể lực người Việt nhỏ nhắn thường bị đổ lỗi do di truyền, nhưng theo con số thống kê thì yếu tố di truyền chỉ chiếm 23%, vậy yếu tố nào khiến chiều cao của thanh niên Việt chưa phát triển vượt bậc? Một điều đáng quan tâm là đa số trẻ em Việt Nam sinh ra với chiều dài trên 50cm, tức không khác biệt bao nhiêu so với trẻ sơ sinh trên thế giới. Những năm đầu đời, độ chênh lệch này cũng không nhiều. Từ khoảng 3 tuổi trở đi, khoảng cách chiều cao giữa trẻ em Việt Nam và thế giới lại lớn dần, đến độ tuổi trưởng thành, thanh niên Việt Nam thấp bé hẳn so với thế giới. Có thể thấy đây là kết quả do sự nuôi dưỡng và chăm sóc không phù hợp, làm mất tiềm năng chiều cao trên con đường trưởng thành của trẻ.

Dinh dưỡng – Chìa khóa then chốt để phát triển chiều cao

Quan trọng nhất của việc tăng chiều cao là dinh dưỡng phù hợp, tức là phải cung cấp các chất dinh dưỡng đúng theo nhu cầu của trẻ trong từng giai đoạn phát triển.

Giai đoạn nhũ nhi: Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn, đến 6 tháng tuổi cho trẻ ăn bổ sung. Một ngày cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính vào sáng, trưa, tối và thêm 2-3 bữa phụ vào giữa buổi sáng và sau giấc ngủ trưa để giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao. Thức ăn cần đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời phải phong phú chủng loại thực phẩm.

Giai đoạn 3-10 tuổi: Giai đoạn này, năng lượng cung cấp cho trẻ phải đủ, phù hợp với lứa tuổi, không quá dư vì dễ dẫn tới béo phì, cũng không quá ít vì dễ đưa đến suy dinh dưỡng. Bữa ăn của trẻ bao giờ cũng phải đầy đủ 4 nhóm: đạm – bột – béo – rau. Chất đạm nên chiếm khoảng 10-15% tổng năng lượng nói chung, tinh bột chiếm 60-65% và chất béo 10%. Nên cho trẻ ăn đa dạng, không kiêng khem, không ăn uống thiên lệch. Các vi chất cần thiết trong giai đoạn này gồm: Vitamin và khoáng chất có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Canxi có nhiều trong sữa, cua, ốc, tôm, tép, đậu nành và các loại rau, trong đó sữa là quan trọng nhất, canxi trong sữa dễ hấp thu do có vitamin D và phốt-pho với tỷ lệ hợp lý.

Giai đoạn dậy thì: Đây là giai đoạn quan trọng phát triển chiều cao của mỗi người. Muốn chiều cao phát triển tốt, cha mẹ và các em phải cực kỳ ý thức “chăm sóc” chiều cao ngay từ giai đoạn mới bắt đầu dậy thì (11-12 tuổi trở đi). Nếu bỏ qua giai đoạn dậy thì tức là đã hoài phí một cơ hội ngàn vàng tăng trưởng chiều cao và cơ hội sẽ không bao giờ trở lại một lần nữa.

Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể trẻ cần nhiều năng lượng. Nam cần 2.500-2.800 calo và nữ cần ít nhất 2200 calo mỗi ngày. Khẩu phẩn ăn nhiều protein sẽ giúp trẻ cao lớn và phát triển tốt hơn. Vì protein có chức năng xây dựng hệ thống cơ bắp. Cần ăn thịt nạc, sữa ít béo, các loại hạt, trái cây tươi và rau quả, thực phẩm giàu canxi (sữa, tôm cua…). Nên hạn chế ăn uống các loại thức ăn vặt không chứa hoặc chứa quá ít năng lượng. Lứa tuổi này nên ăn khoảng 6 bữa trong ngày thay vì chỉ có 3 bữa ăn chính. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng nhanh chóng và đầy đủ hơn. Lượng dưỡng chất này đảm bảo cho hormon tăng trưởng được bài tiết tốt hơn, kích thích cơ thể phát triển nhanh và đạt được một chiều cao lý tưởng. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đưa vào khẩu phần ăn những chất dinh dưỡng có liên quan mật thiết đến việc giúp tăng trưởng chiều cao như: protein (đạm), vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt, mangan và phốt-pho để hỗ trợ cho sự tăng trưởng.

Một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất luôn là khuyến cáo đầu tiên của các chuyên gia về dinh dưỡng. Bỏ bữa sáng có thể dẫn đến nhiều rắc rối về tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu, đầy hơi… và làm gia tăng lượng axít tích tụ trong dạ dày, khiến dạ dày dễ bị tổn thương. Một bữa sáng lành mạnh sẽ góp phần hỗ trợ sự trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng nhiều và hiệu quả hơn. Điều này sẽ tác động lớn đến khả năng tăng trưởng về chiều cao cho trẻ.

Các lưu ý khác

Ngoài ra, để phát triển chiều cao một cách tích cực nhất, các em cần lưu ý: Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao ở trẻ. Mỗi ngày nên dành 30 phút đến 1 tiếng để luyện tập. Các bài tập phát triển chiều cao dành cho tuổi thiếu niên giúp kéo giãn các chi và mô tế bào trong cơ thể. Những hoạt động thể thao như bóng rổ, bơi lội, quần vợt và bóng đá, cầu lông… sẽ giúp ích rất nhiều cho mục tiêu cải thiện chiều cao. Thói quen ngủ, nghỉ ngơi khoa học giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể chất của trẻ, bởi khi ngủ, cơ thể sẽ tái tạo và phục hồi các tế bào. Ngủ đủ 8 giờ vào ban đêm, nên đi ngủ sớm, dậy sớm sẽ tốt cho cơ thể rất nhiều. Ngủ đủ, ngủ sâu cũng làm hormon tăng trưởng tiết ra nhiều, kích thích xương dài hơn.

BS. LÊ ANH

]]>
5 bước tăng phát triển chiều cao cho bé yêu http://tapchisuckhoedoisong.com/5-buoc-tang-phat-trien-chieu-cao-cho-be-yeu-10089/ Wed, 25 Jul 2018 05:03:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-buoc-tang-phat-trien-chieu-cao-cho-be-yeu-10089/ [...]]]>

Chiều cao của một đứa trẻ được xác định có mối quan hệ khắng khít với di truyền học và lượng dinh dưỡng hàng ngày. Theo KidsHealth.org, sự phát triển của trẻ em chậm lại sau năm đầu tiên của cuộc đời, sẽ có nguy cơ phá vỡ các đợt phát triển bùng phát về sau. Cho đến khi con bạn đến tuổi vị thành niên, tốc độ tăng trưởng tăng lên một lần nữa, với đợt phát triển bùng phát giữa tuổi từ 8 đến 13 tuổi với các trẻ em gái và từ 10 đến 15 tuổi với các trẻ em trai. Để đảm bảo rằng con bạn đạt được sức khoẻ chiều cao và cân nặng, bạn phải hướng dẫn các thói quen trong lối sống để thực hành kiên nhẫn hàng ngày. Mỗi đứa trẻ phát triển ở một tốc độ khác nhau, sự phát triển thường ngừng lại sau tuổi dậy thì.

 

5 bước tăng phát triển chiều cao cho bé yêu

 

Bước 1

Cho con bạn vào giường sớm vào buổi tối. Theo KidsHealth.org, trẻ em cần ngủ từ 10 đến 12 giờ mỗi đêm. Cơ thể con bạn không thể phát triển bình thường mà không nghỉ ngơi đầy đủ. Tăng cường đi ngủ sớm, thậm chí một giờ mỗi đêm sẽ giúp đảm bảo tăng trưởng về sau của con bạn.

Bước 2

Cho con bạn nhiều thức ăn có hàm lượng protein cao như cá và thịt nạc. Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (the Journal of Nutrition), trẻ em duy trì chế độ ăn giàu protein cho thấy chiều cao tăng lên đáng kể so với trẻ em có chế độ ăn protein thấp.

Bước 3

Tăng cường các hoạt động tập thể dục hàng ngày như đi xe đạp, đi bộ hoặc thể thao ngoài trời để giữ cho con bạn phát triển với tốc độ ổn định và chống lại chứng béo phì. Theo KidsHealth.org, các hoạt động này sẽ khuyến khích trẻ tăng cường di chuyển và vận động, thay vì ngồi trước tivi hoặc trò chơi điện tử.

Bước 4

Đảm bảo đầy đủ lượng canxi, sắt và vitamin A theo khuyến cáo trong thói quen dinh dưỡng hàng ngày của con bạn. Theo Tạp chí Dinh dưỡng, những chất dinh dưỡng vừa nêu kết hợp với protein sẽ có lợi cho sự tăng trưởng của con bạn.

Bước 5

Cho con bạn đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm tra chiều cao và cân nặng. Phát hiện sớm sự phát triển dưới chuẩn bình thường càng sớm, càng giúp can thiệp và điều trị kịp thời.

 

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Live Strong)

]]>
Trẻ cao nhờ ngủ đủ http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-cao-nho-ngu-du-10021/ Wed, 25 Jul 2018 04:57:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-cao-nho-ngu-du-10021/ [...]]]>

Con trai tôi 2 tuổi, cháu ăn tốt nhưng mới cao 80cm, thấp hơn so với chuẩn dinh dưỡng (87cm). Xin bác sĩ tư vấn giúp làm thế nào để thúc đẩy chiều cao cho bé?

Lê Thị Hương (Hải Dương)

Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm. Hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm khoảng 11 – 12 giờ đêm khi mà trẻ đã ngủ say. Vì vậy hãy quan tâm đến vấn đề chăm sóc giấc ngủ cho trẻ vì giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao của con bạn. Một số yếu tố khác cũng liên quan đến phát triển chiều cao đó là môi trường sống, bệnh tật và đặc biệt là vấn đề vận động thể lực

Sự tăng trưởng chiều cao của trẻ có 3 giai đoạn quan trọng nhất: Giai đoạn trong bào thai, giai đoạn dưới 2 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (trẻ trai:13-16 tuổi, trẻ gái 10-13 tuổi), ở giai đoạn này, trẻ có thể tăng 10 -15cm/năm. Nếu trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và tập thể dục thể thao như: Chạy, bơi lội, tập xà… thì có thể cải thiện được chiều cao tốt hơn nữa. Vì vậy chị không nên quá lo lắng.

Bác sĩ Kim Mai

 

 

]]>
Các thực phẩm có thể giúp tăng chiều cao cho trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-thuc-pham-co-the-giup-tang-chieu-cao-cho-tre-5996/ Sat, 21 Jul 2018 02:54:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-thuc-pham-co-the-giup-tang-chieu-cao-cho-tre-5996/ [...]]]>

Theo phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và chiều cao gồm: suy dinh dưỡng lúc nhỏ và thiếu vi chất dinh dưỡng. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cho thấy chỉ 23% là di truyền, quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng chiếm đến 32%; còn lại tâm lý và môi trường sống, rèn luyện thể lực. 

Suy dinh dưỡng

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta vẫn còn ở mức cao trong khu vực. Ước tính cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một bé bị thấp còi. Cả nước có khoảng hàng triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng, hàng nghìn trẻ tử vong do những nguyên nhân liên quan đến suy dinh dưỡng.

Trẻ bị thấp còi lúc 3 tuổi, khi đến 18 tuổi sẽ có chiều cao thấp hơn so với chiều cao bình thường có thể đạt đến. Ước tính, nếu lúc 3 tuổi trẻ bị thấp còi vừa, chỉ đạt chiều cao là 85,3 cm thì khi 18 tuổi trẻ chỉ có thể đạt được chiều cao 1,62 m. Trong khi nếu trẻ phát triển tốt, 3 tuổi cao 94,5 cm thì chiều cao khi 18 tuổi sẽ là hơn 1,7 m.

chieucao11-2523-1442021300.jpg

Thiếu vi chất dinh dưỡng

Vitamin A:

Tỷ lệ vitamin A huyết thanh thấp ngay cả ở trẻ dưới 6 tháng tuổi- giai đoạn bú sữa mẹ chứng tỏ sữa mẹ cũng thiếu vitamin A. Nguyên nhân do bà mẹ khi cho con bú chế độ ăn không tốt, thấp A trong sữa, vì thế phụ nữ mang thai bổ sung vi chất này.

Thiếu vi chất này làm giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến tăng trưởng của trẻ, làm trẻ chậm lớn cả cân nặng và chiều cao, làm thoái hóa, sừng hóa các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ cơ thể, gây bệnh khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc và mù vĩnh viễn. Thiếu vitamin AA làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ tăng tỷ lệ mắc các bệnh và tử vong ở trẻ.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin A:

Thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vi chất này hay retinol tốt nhất. Vì gan là nơi dự trữ vitamin A nên gan có thành phần retinol cao nhất, chất béo từ thịt và trứng cũng chứa một lượng vitamin A đáng kể.

Nguồn tiền vitamin A, cartotenoid thường là từ một số sản phẩm động vật như: sữa, kem, bơ và trứng.

Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A như các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác. Khi vào cơ thể, tiền vitamin A sẽ được chuyển thành vitamin A theo tỷ lệ 12:1 đối với hoa quả chín và 22-24:1 đối với rau xanh.

Thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu là giai đoạn cuối cùng của thiếu sắt trong cơ thể. Hậu quả giảm phát triển cơ thể cả cân nặng và chiều cao, giảm khả năng nhận thức và phát triển tinh thần, vận động. Trẻ bị thiếu máu khi một tuổi làm giảm IQ 5 điểm.

Thiếu máu, thiếu sắt cũng làm giảm sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, giảm nội tiết, giảm sản xuất và chuyển hóa catecholamin và các chất trung gian truyền dẫn thần kinh.

Nguồn thức ăn giàu sắt:

Sắt trong thực phẩm ở hai loại: dạng sắt heme hoặc không heme. Dạng heme có trong thức ăn nguồn gốc động vật; dạng sắt này có thể dễ dàng được hấp thu ở ruột, trong khi hấu thu sắt không heme phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất làm tăng cường hay cản trở hấp thu sắt. Vitamin C, protit động vật và các axít hữu cơ trong hoa quả và rau có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu chất sắt không heme.

Các chất ức chế hấp thu sắt: phytate trong gạo và các loại ngũ cốc, tannin trong một số loại rau, trà và cà phê.

Vitamin D

Vitamin này giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phosphor để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Tại ruột non nó giúp cho hấp thu canxi và phosphor từ khẩu phần ăn.

Người mẹ khi mang thai và khi cho con bú phải ăn uống đủ chất, tắm nắng hoặc uống vitamin  D liều 200.000 IU vào lúc mang thai tháng thứ 7. Trẻ sau khi sinh cần được tắm nắng trung bình 15 phút mỗi ngày trước 9h sáng. Mùa đông trẻ không được tắm nắng cần cho uống vitaminD 3 liều dự phòng.

Nguồn vitamin D có trong thực phẩm. Một số dầu gan cá, nhất là ở các loài các béo, gan và chất béo của động vật có vú ở biển (hải cẩu và gấu vùng Bắc cực). Hầu hết trong cá có từ 5mcg/100 g tới 15mcg/100 g, các trích có thể có tới 40 mcg/100 g.

Trứng gà được nuôi, dầu ăn có bổ sung vitamin D.

Canxi

Canxi cùng vitamin D giúp cơ thể hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Cần duy trì mức canxi trong máu hằng định, cần cho hoạt động của hệ thần kinh và co cơ.

Nguồn thực phẩm giàu canxi:

Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa mẹ (34 mcg/100 ml), sữa bò (120 mg/100 ml), fomat (780 mg/100 g).

Cá con (60-70 mg/100 g), cá dầu (527 mg/100 g), cua (120 mg/100 g), lòng đỏ trứng gà (134 mg/100 g).

Rau dền (300 mg/100 g), rau ngót, mồng tơi (170 mg/100 g), rau muống (100 mg/100 g).

Hà An

]]>