nuôi con bằng sữa mẹ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 05:10:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png nuôi con bằng sữa mẹ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cho con bú giúp phòng ngừa bệnh tim mạch ở phụ nữ. http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-con-bu-giup-phong-ngua-benh-tim-mach-o-phu-nu-8671/ Sun, 22 Jul 2018 03:25:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-con-bu-giup-phong-ngua-benh-tim-mach-o-phu-nu-8671/ [...]]]>

Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng việc cho con bú giúp bà mẹ mang lại lợi ích sức khoẻ ngắn hạn sau sinh. Nghiên cứu mới này đã đánh giá tác động của việc cho con bú trong khoảng thời gian dài hơn, có tác động đến sức khoẻ tim mạch khoảng một thập kỷ sau khi sinh của phụ nữ trẻ và trung niên. Nghiên cứu này cũng củng cố các bằng chứng về lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ ở những phụ nữ có huyết áp bình thường trong thai kỳ và kiểm tra cụ thể xem liệu những lợi ích này cũng được thấy ở phụ nữ có huyết áp cao trong thời kỳ mang thai hay không.

BS. Malamo Countouris thuộc Đại học Pittsburgh, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: Nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng việc cho con bú không chỉ quan trọng cho trẻ mà còn mang lại lợi ích to lớn cho người mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ tim mạch cho bà mẹ thông qua cải thiện chỉ số cholesterol và các dấu hiệu cận lâm sàng của bệnh tim mạch.

Nghiên cứu được tiến hành trên 678 phụ nữ mang thai tại hơn 52 phòng khám thuộc bang Michigan, Hoa Kỳ từ năm 1998 đến năm 2004. Các phụ nữ này tiếp tục tham gia đánh giá sức khoẻ trong giai đoạn tiếp theo từ 7 đến 15 năm sau (trung bình hơn 11 năm). Trong quá trình đánh giá tiếp theo, người tham gia đã báo cáo về thời gian mà họ cho con bú sau mỗi lần mang thai, các nhà nghiên cứu đã đo lường huyết áp, cholesterol, triglyceride, đường kính và độ dày của động mạch cảnh. Những yếu tố này thường được sử dụng để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch vì chúng cảnh báo sớm những vấn đề tiềm ẩn ở những bệnh nhân chưa có bệnh tim mạch.

Các nhà nghiên cứu phân chia đối tượng nghiên cứu thành ba nhóm: những người không bao giờ cho con bú (157 phụ nữ), những người cho con bú ít hơn 6 tháng trong một lần mang thai (284 phụ nữ) và những người cho con bú từ 6 tháng trở lên mỗi lần mang thai (133 phụ nữ). Bên cạnh đó, họ phân tích riêng những phụ nữ bị huyết áp cao và huyết áp bình thường trong thời kỳ mang thai.

Sau khi điều chỉnh các yếu tố về độ tuổi, kinh tế gia đình của phụ nữ mang thai và các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn khác, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ có huyết áp bình thường trong thời kỳ mang thai và cho con bú ít nhất 6 tháng hoặc nhiều hơn thì có mức cholesterol “tốt” cao hơn, giảm triglyceride và độ dày động mạch cảnh so với những người chưa bao giờ cho con bú bằng sữa mẹ.

Những phát hiện này cho thấy rằng phụ nữ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách cho con bú ít nhất 6 tháng trong một thai kỳ. Mặc dù các cơ chế sinh lý cụ thể vẫn chưa được nghiên cứu sâu, BS. Countouris cho rằng là việc cho con bú làm tăng sự biểu hiện của hoóc môn oxytocin, có thể làm giảm huyết áp. Người ta cũng giả thuyết rằng lactation có thể chống lại một số thay đổi về chuyển hóa xảy ra trong thời kỳ mang thai.

Đối với những phụ nữ bị huyết áp cao trong thời kỳ mang thai, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về lợi ích sức khỏe tim mạch từ việc cho con bú sữa mẹ. BS. Countouris giả thuyết rằng số người tham gia nghiên cứu có huyết áp cao trong thời kỳ mang thai có thể chưa đủ để đánh giá bất kỳ lợi ích tim mạch nào trong số những phụ nữ này. Các nhà nghiên cứu cho biết những nghiên cứu trong tương lai sẽ bao gồm nhiều người tham gia hơn, hoặc theo dõi phụ nữ trong thời gian dài hơn có thể giúp làm sáng tỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch ở những phụ nữ có huyết áp bình thường và cao huyết áp trong thời kỳ mang thai.

Phan Hưng

((Theo Medicalxpress.com, 2018))

]]>
Bác sĩ BV Phụ sản T.Ư bật mí tuyệt chiêu “gọi sữa về” cho các mẹ bỉm sữa http://tapchisuckhoedoisong.com/bac-si-bv-phu-san-t-u-bat-mi-tuyet-chieu-goi-sua-ve-cho-cac-me-bim-sua-8564/ Sun, 22 Jul 2018 03:05:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bac-si-bv-phu-san-t-u-bat-mi-tuyet-chieu-goi-sua-ve-cho-cac-me-bim-sua-8564/ [...]]]>

Chia sẻ với các bà mẹ đang nuôi con nhỏ tại hội thảo “Bật mí cùng chuyên gia, tuyệt chiêu để con khỏe, mẹ đẹp và quyến rũ sau sinh”, Thầy thuốc ưu tú.BS Nguyễn Đức Thuấn – Nguyên Trưởng khoa Sản 2, BV Phụ sản Trung ương cho biết, để có sữa cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra 1 loại hoóc môn là prolactin. Nhưng để đủ sữa cho con bú lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất là tự bản thân người mẹ và môi trường xung quanh.

Thậm chí những yếu tố ngay từ trước lúc sinh đẻ, chẳng hạn, tâm lý người phụ nữ trong lúc đẻ, từ chuyển dạ đến lúc hậu sản cũng ảnh hưởng đến việc tiết sữa của người mẹ. Bản thân người mẹ thường mất rất nhiều sức lực do quá trình chuyển dạ – sinh nở kéo dài. Nếu tâm lý tốt, đứa trẻ sinh ra là niềm hạnh phúc, khao khát thì stress của người mẹ sẽ giảm rất nhiều. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, sự chăm sóc của người chồng và gia đình sẽ là nguồn động viên, an ủi giúp người mẹ phục hồi nhanh cả về thể chất và tinh thần – BS. Thuấn cho hay.

Thầy thuốc ưu tú.BS Nguyễn Đức Thuấn.

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và tiếp tục cho con bú sau đó là khuyến cáo được các chuyên gia nhấn mạnh. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho con mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người mẹ. Tuy nhiên, trên thực tế có một rắc rối mà rất nhiều bà mẹ gặp phải và than vãn là tình trạng ăn nhiều mà vẫn ít sữa, mất sữa, thậm chí bồi bổ các món ăn lợi sữa như móng giò nhưng vẫn không đủ cho bé bú….

BS. Thuấn cảnh báo, quan niệm ăn nhiều móng giò để lợi sữa là một sai lầm của các mẹ, bởi lẽ móng giò không giúp các mẹ có nhiều sữa mà ngược lại đây chính là nguyên nhân gây tắc tia sữa, béo phì và thừa cân ở bà mẹ sau sinh. Trong chân giò chủ yếu là mỡ, một ít collagen và nước chứ không thực sự chứa nhiều dinh dưỡng “thần kỳ”, và nếu đã không chứa nhiều dinh dưỡng thì không có tác dụng lợi sữa như nhiều người vẫn nghĩ.

“Người mẹ sau sinh cần 2.500 kcalo mỗi ngày, nguồn năng lượng này đến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bà mẹ muốn khỏe mạnh và có nhiều sữa mẹ thì phải cho con bú đúng cách, uống nhiều nước, ăn uống đủ chất dinh dưỡng với các loại thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, tăng cường ngũ cốc, hoa quả…

BS. Trần Vũ Quang.

Đồng quan điểm, BS. Trần Vũ Quang – BV Phụ Sản Trung Ương cũng cho rằng, các mẹ nên ăn đủ chất giúp sữa mẹ đặc thơm và giàu dinh dưỡng; không nên kiêng khem; nên ưu tiên chọn những thực phẩm giàu chất xơ, không làm mẹ tăng cân và táo bón. Với các loại thực phẩm từ ngũ cốc thì nên ăn trước bữa ăn 30 phút để hấp thu tốt, giữ cân và tăng sữa cho con bú.

“Trong sữa mẹ có hàm lượng đạm tốt, đây là loại đạm sữa nước hòa tan rất dễ cho bé hấp thu, tiêu hóa tốt. Tương tự hàm lượng calcium cũng vậy, đây là điều mà các loại sữa bò khác không có được. Do đó, điều quan trọng là cần tẩm bổ, ăn uống tốt để mẹ có nhiều sữa cho con bú sẽ giúp con khỏe, từ đó góp phần tạo tâm lý thoải mái hơn cho mẹ…”- BS. Quang tư vấn.

D.Hải

]]>
Tác hại khi trẻ ăn dặm quá sớm http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-khi-tre-an-dam-qua-som-5971/ Sat, 21 Jul 2018 02:52:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-khi-tre-an-dam-qua-som-5971/ [...]]]>

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, đặc biệt là chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Vì thế nếu ăn dặm sớm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng, đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn ngoài sữa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể ít bú sữa mẹ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Bé ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.

Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của WHO, thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi. Hiện nay nhiều người quan niệm cho ăn bổ sung sớm trẻ sẽ cứng cáp hơn và không bị đói. Vì vậy, nhiều bé đã được cho ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí từ tháng tuổi thứ 3. Điều đó ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Nhiều bé được bố mẹ đưa đến Viện Dinh dưỡng khám do tiêu chảy kéo dài.

tac-hai-khi-tre-an-dam-qua-som

Ngược lại, trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu sẽ chậm tăng cân. Trẻ có nguy cơ thiếu vi chất như thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ.

Phó giáo sư Lâm khuyến cáo trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là tốt nhất. Ngoài 6 tháng mới nên cho ăn bổ sung. Trong trường hợp mẹ phải đi làm khi con mới 4 tháng tuổi, mẹ có thể tận dụng nguồn sữa mẹ bằng cách cho con bú trước khi đi làm, buổi trưa tranh thủ về cho bú, tăng cường bú ban đêm hoặc vắt sẵn sữa để lại nhà cho bé. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì mới cho bé ăn sữa công thức.

Cho trẻ ăn dặm phải tuân thủ nguyên tắc ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, ban đầu chỉ nên ăn 2 bữa một tuần sau đó tăng dần một bữa một ngày rồi 2 bữa một ngày và tập làm quen với thức ăn mới. Trẻ mới tập ăn bột thì bữa đầu tiên có thể ăn bột sữa hoặc bột thịt đều được.

Nếu trẻ ăn bột sữa, sau khi quấy chín bột để bớt nóng, mẹ khuấy thêm sữa vào cho trẻ ăn. Bé ăn bột thịt hay trứng, mẹ cho thêm một quả trứng gà hoặc 10 g thịt vào nấu lẫn bột. Khi trẻ quen thì tăng lên 2 thìa cà phê thịt (khoảng 20 g) hoặc một quả trứng. 

Để bổ sung canxi, từ tháng thứ 6 bé có thể ăn được hải sản. Khi bé bắt đầu ăn, chỉ cần một thìa cà phê thịt cá hay tôm xay nhỏ, sau đó mới tăng dần lên. Từ 7 tháng tuổi, bé ăn được tất cả thực phẩm giống người lớn, chỉ khác về số lượng và cách chế biến. Tôm là thức ăn giàu đạm và canxi. Từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển.

Giai đoạn này bát bột của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột – đường (có trong tinh bột gạo), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và khoáng (trong các loại rau, củ).

Phương Trang

]]>