nội soi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:45:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png nội soi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nội soi tai mũi họng -Người bệnh cần lưu ý gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/noi-soi-tai-mui-hong-nguoi-benh-can-luu-y-gi-13848/ Sun, 05 Aug 2018 05:45:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/noi-soi-tai-mui-hong-nguoi-benh-can-luu-y-gi-13848/ [...]]]>

Mặc dù đây là biện pháp có nhiều ưu điểm so với việc thăm khám truyền thống nhưng vẫn có thể xảy ra các tai biến trong quá trình thực hiện cần được cả bác sĩ và người bệnh có sự phòng ngừa tích cực.

Ưu điểm của nội soi tai mũi họng trong chẩn đoán và điều trị

PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc Bệnh viện Tai-Mũi- Họng Trung ương cho biết, nội soi tai mũi họng được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ năm 2000, sau đó dần trở lên phổ biến tại các tuyến tỉnh từ năm 2005. Nội soi tai mũi họng đã giúp y học Việt Nam chấm dứt thời kỳ khám “mù” bằng các vật dụng y tế đơn sơ như đè lưỡi, đèn pin và chỉ có thể giúp bác sĩ nhìn thấy phần nông của bệnh lý mà rất khó đưa ra chẩn đoán chính xác. Nhưng khi được thực hiện nội soi với các ống optic có kích thước đầu chỉ khoảng 2 ly được bác sĩ điều trị khéo léo đưa vào được những nơi rất sâu trong tai, mũi, họng của người bệnh mà bằng các phương pháp bình thường không thể tiếp cận được. Đồng thời thông qua camera siêu nhỏ, hình ảnh các bộ phận bên trong sẽ được phóng to trên màn hình tivi giúp bác sĩ và chính bệnh nhân nhận ra được những biến đổi về kích thước, màu sắc, tình trạng viêm nhiễm hay có mủ của các cơ quan đó, để có thể đưa ra chẩn đoán sát nhất với bệnh lý. Ngoài ra, việc hỗ trợ điều trị như rửa mũi dưới sự giám sát của máy nội soi tai mũi họng cũng trở nên chính xác và có kết quả tốt hơn rất nhiều, từ những ngách mũi sâu và nhỏ nhất cũng được làm sạch triệt để.

 

Nội soi tai mũi họng Nội soi là biện pháp cần thiết trong chẩn đoán bệnh TMH nhưng cần đề phòng tai biến.

Phương pháp có gây tai biến không?

Mặc dù có những ưu điểm vượt trội so với phương pháp thăm khám truyền thống nhưng nội soi tai mũi họng cũng có thể gây những tai biến nhất định. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh, sự cố ngoài ý muốn trong nội soi tai mũi họng thường gặp phải khi bệnh nhân vì lý do nào đó không hợp tác với ê kíp bác sĩ như trẻ quẫy đạp, la hét… có những bé còn khóc lặng, không thể thở, tím tái mặt mày do quá lo sợ hay xoay chuyển phần cơ thể đang đưa ống optic vào một cách đột ngột trong quá trình bác sĩ đang thăm khám. Những biến chứng nhẹ có thể là xây xát, chảy máu do va chạm với thân ống optic, nặng hơn thậm chí có những trường hợp còn thủng màng nhĩ. Trong những trường hợp trên bệnh nhân và người nhà nên bình tĩnh để xử trí, để bác sĩ có phương án cấp cứu kịp thời.

Đặc biệt, bố mẹ và bệnh nhân nên bình tĩnh hợp tác với bác sĩ nếu không may có các sự cố nội soi tai mũi họng xảy ra trong trường hợp bất khả kháng. Cũng ko nên quá lo sợ vì những tai nạn này thường rất nhỏ và không để lại hậu quả quá nặng nề.

Làm gì để phòng ngừa những tai biến này?

Để phòng ngừa biến chứng do nội soi tai mũi họng, PGS.TS. Dinh cho biết, đối với người lớn, khi chuẩn bị nội soi cũng cần phải có lưu ý và tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi trong quá trình thực hiện thủ thuật, tại Hà Nội có người lớn vì không tuân thủ yêu cầu của bác sĩ đã xảy ra tai biến như rách màng nhĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tập trung khi khám nội soi, thời gian nội soi không quá lâu do vậy cần ngồi hoặc nằm yên, không được cử động, cúi người hay xoay chuyển đột ngột trong khi quá trình thăm khám đang diễn ra. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, càng cần phải có sự phối hợp và hợp tác giữa người nhà của trẻ (bố, mẹ, ông bà… những người đưa trẻ đến cơ sở y tế). Bố mẹ hoặc người nhà đi cùng em bé, cần giải thích đầy đủ và rõ ràng để các em chuẩn bị tâm lý và hợp tác hơn trong quá trình thực hiện nội soi.

Hoàng Oanh

]]>
Nội soi niệu quản mềm: Bước tiến mới trong điều trị bệnh tiết niệu http://tapchisuckhoedoisong.com/noi-soi-nieu-quan-mem-buoc-tien-moi-trong-dieu-tri-benh-tiet-nieu-13523/ Sun, 05 Aug 2018 05:09:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/noi-soi-nieu-quan-mem-buoc-tien-moi-trong-dieu-tri-benh-tiet-nieu-13523/ [...]]]>

Phương pháp nội soi niệu quản ống mềm (NSNQOM) đòi hỏi trang bị máy nội soi niệu quản mềm với kích thước nhỏ cho phép dễ dàng đưa qua niệu đạo, vào bàng quang rồi theo ống niệu quản lên tới bể thận và cuối cùng là có thể uốn cong để vào tới các đài thận giúp việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý trong niệu quản và thận (sỏi, khối u, hẹp…).

Phối hợp với nguồn tán sỏi công suất lớn (Laser Holmium YAG), NSNQOM cho phép điều trị những sỏi đã thất bại sau tán sỏi ngoài cơ thể, sau nội soi niệu quản cứng nhưng sỏi bị đẩy lên thận, với những sỏi đài dưới kích thước 10-20mm. Trong nhiều trường hợp, NSNQOM còn được sử dụng phối hợp để lấy nốt mảnh sỏi còn sót sau nội soi thận qua da hay tán sỏi ngoài cơ thể.

NSNQOM còn góp phần trong chẩn đoán tiểu máu chưa rõ nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị bảo tồn một số khối u biểu mô tiết niệu, hẹp niệu quản, hẹp phần nối bể thận niệu quản, hẹp cổ đài thận.

Nội soi niệu quản mềmMột ca phẫu thuật sỏi thận bằng phương pháp nội soi ống soi mềm.

Phương thức tiến hành

Trước tiên, người bệnh được đặt ống sonde JJ vào niệu quản bên cần phẫu thuật trước từ 1- 2 tuần để ống niệu quản rộng hơn, giúp NSNQOM thuận lợi hơn. Trong ca nội soi, người bệnh được gây mê toàn thân, đặt ở tư thế phụ khoa. Các phẫu thuật viên sẽ thực hiện rút ống sonde JJ, sau đó đặt ống đỡ niệu quản lên tới bể thận. Ống soi niệu quản mềm được đưa theo lòng ống đỡ niệu quản vào tới vị trí cần phẫu thuật. Phẫu thuật viên sử dụng laser để tán sỏi, cắt polype hoặc xẻ rộng chỗ hẹp. Phẫu thuật kết thúc bằng việc đặt lại ống sonde JJ (ống này sẽ được rút sau đó 2 tuần).

Phẫu thuật thường kéo dài khoảng 1 giờ. Thời gian nằm viện chỉ từ 1-2 ngày. Hậu phẫu nhẹ nhàng, không đau, không có sẹo mổ.

Người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật?

Người bệnh sẽ được chỉ định làm các chẩn đoán hình ảnh (như siêu âm , UIV, CT…) giúp xác định vị trí, kích thước sỏi và đặc biệt là tình trạng niệu quản, đài bể thận và nhu mô, chức năng thận. Ngoài ra còn có các xét nghiệm cần thiết cho cuộc mổ, kiểm tra chức năng thận và đặc biệt là có hay không tình trạng nhiễm trùng tiết niệu. Do đây là một phẫu thuật dưới gây mê toàn thân nên khám gây mê trước mổ là cần thiết. Người bệnh và bác sĩ cần trao đổi và lưu ý tới những bệnh lý kết hợp (chẳng hạn bệnh lý tim mạch…) để có những tiên lượng trong cuộc mổ.

Những bất thường sau mổ

Do vẫn còn ống sonde JJ nằm trong bể thận – niệu quản – bàng quang nên có thể có một số biểu hiện bất thường trong khoảng thời gian này như tiểu máu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần…, thậm chí là đau mỗi khi đi tiểu. Người bệnh không cần quá lo lắng – Các bất thường này thường không cần điều trị, chúng sẽ hết hoàn toàn sau khi rút sonde JJ.

Các biến chứng sau mổ có thể là: nhiễm trùng tiết niệu có sốt sau mổ thường xảy ra do bùng phát nhiễm khuẩn tiềm tàng do sỏi. Cần được điều trị theo kháng sinh đồ. Phẫu thuật có thể không lấy hết được sỏi, có thể gây tổn thương xước niêm mạc, thủng niệu quản, về lâu dài có thể gây hẹp niệu quản. Nhìn chung, các biến chứng sau mổ của NSNQOM ít gặp hơn so với nội soi thận qua da và nội soi niệu quản ống soi cứng.

Lưu ý chăm sóc sau mổ

Phẫu thuật nhẹ nhàng, ít đau. Sau mổ, bệnh nhân nên ngồi dậy và đi lại sớm. Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu từ 2-3 lít/ngày giúp việc hòa loãng và đào thải máu, chất bẩn. Rút ống thông bàng quang 1-2 ngày sau mổ và ra viện: mọi sinh hoạt trở lại bình thường, không cần dùng thuốc sau mổ.

Bệnh nhân được hẹn khám lại sau 2 tuần với phim chụp để xác định đã hết sỏi và rút sonde JJ.

Cần khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để tái khám ít nhất 1 lần/năm.

 

Các trường hợp chỉ định NSNQOM

Sỏi: Thất bại sau tán sỏi ngoài cơ thể; sau nội soi niệu quản cứng nhưng sỏi bị đẩy lên thận, với những sỏi đài dưới kích thước 10-20mm. Phối hợp để lấy nốt mảnh sỏi còn sót sau nội soi thận qua da hay tán sỏi ngoài cơ thể.

Hẹp: Hẹp niệu quản, hẹp phần nối bể thận niệu quản , hẹp cổ đài thận…

Khối u: Chẩn đoán và cắt một số khối u biểu mô niệu quản, bể thận.

Chẩn đoán tiểu máu không rõ nguyên nhân.

 

BS. Lê Sĩ Trung

]]>
Nội soi siêu âm gây mê đường tiêu hóa: Những điều người bệnh cần lưu ý http://tapchisuckhoedoisong.com/noi-soi-sieu-am-gay-me-duong-tieu-hoa-nhung-dieu-nguoi-benh-can-luu-y-10449/ Wed, 25 Jul 2018 07:04:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/noi-soi-sieu-am-gay-me-duong-tieu-hoa-nhung-dieu-nguoi-benh-can-luu-y-10449/ [...]]]>

Quá trình nội soi siêu âm gây mê đường tiêu hóa

Nội soi ống mềm hệ tiêu hóa giúp các nhân viên y tế quan sát và đánh giá được bề mặt của ống tiêu hóa một cách tốt nhất, chính xác nhất nhưng nó không cho phép nhận định sự xâm lấn của các tổn thương cũng như những bất thường nằm ở phía dưới lớp biểu mô phủ.

Hiện nay người ta đã gắn vào đầu của ống nội soi một đầu dò cho phép tiến hành thăm khám bằng siêu âm từ trong lòng ống tiêu hóa và kĩ thuật này được gọi là siêu âm nội soi. Đây là kỹ thuật kết hợp giữa nội soi và siêu âm, trong đó đầu dò siêu âm được áp sát với các tổn thương cần thăm dò qua đường nội soi: tổn thương thành thực quản, dạ dày, ruột, gan, tụy mật. Siêu âm nội soi được coi là một trong những thành tựu quan trọng nhất ở lĩnh vực tiêu hóa trong những năm gần đây.

Nội soi gây mê là một trong những kỹ thuật hiện đại được ứng dụng thường quy tại các trung tâm nội soi và thăm dò chức năng lớn. Trong quá trình nội soi, bác sĩ gây mê sẽ sử dụng thuốc gây mê đường tĩnh mạch (theo liều lượng được tính toán phù hợp với từng người bệnh). Người bệnh sau đó sẽ chìm vào giấc ngủ sinh lý, các bác sĩ và kỹ thuật viên gây mê hồi sức đồng thời theo dõi các dấu hiệu sinh tồn trong toàn bộ cuộc mê cũng như sau gây mê nội soi như: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nồng độ oxy trong máu. Thời gian gây mê phụ thuộc vào thời gian nội soi, thông thường là 25-30 phút cho nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên, lượng thuốc mê rất ít nên không hại đến sức khỏe. Bệnh nhân sẽ tỉnh ngay sau khi kết thúc nội soi siêu âm.

Nội soi siêu âm gây mê đường tiêu hóa: Những điều người bệnh cần lưu ýMột ca nội soi gây mê, bác sĩ quan sát  kỹ lưỡng các tổn thương trong khi người bệnh chìm trong giấc ngủ.

Là một trong những thủ thuật xâm lấn, phòng nội soi siêu âm gây mê phải được  đảm bảo vô trùng tối đa nhất. Bên cạnh đó, cần phải có phòng hồi tỉnh sau soi đầy đủ trang thiết bị cấp cứu để bác sĩ theo dõi và xử trí khi cần. Tại các nơi tiến hành nội soi siêu âm gây mê phải có êkíp bao gồm bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức và kỹ thuật viên gây mê được đào tạo chính quy bài bản.

Khi nào cần nội soi siêu âm?

Người bệnh cần được chỉ định nội soi siêu âm khi cần chẩn đoán bất thường ở dưới niêm mạc của ống tiêu hóa. Thủ thuật này giúp bác sĩ phân biệt một tổn thương ở thành ống tiêu hóa hay từ bên ngoài; đánh giá kích thước và cấu trúc khối u; đánh giá độ lớn của các nếp niêm mạc dạ dày; chẩn đoán giãn tĩnh mạch (varices) ở thực quản và dạ dày.

Nội soi siêu âm cũng cần thiết khi cần chẩn đoán giai đoạn các khối u đường tiêu hóa hay cần chẩn đoán một số bệnh lý của tụy và đường mật như: Đánh giá các giai đoạn ung thư; Xác định vị trí của các u nội tiết; Phát hiện sỏi và và giun trong ống mật chủ.

Nội soi siêu âm đem lại lợi ích trong một số trường hợp khác như: Đánh giá kết quả điều trị giãn tĩnh mạch; Bệnh lý viêm nhiễm đường ruột; Bệnh lý nhu động thực quản; Loét lành tính đang liền sẹo; Đánh giá nguy cơ chảy máu ổ loét; Dẫn lưu nang giả tụy dưới sự hướng dẫn của siêu âm nội soi; Viêm tụy mạn; Chọc hút tế bào kim nhỏ dưới sự hướng dẫn siêu âm nội soi; Chẩn đoán và phân loại ung thư; Phá hủy đám rối thần kinh tạng để giảm đau; Co thắt thực quản.

Cần chuẩn bị gì khi làm nội soi siêu âm?

Khi nội soi siêu âm, người bệnh cần tuân thủ các điều sau đây:

Trước tiên người bệnh cần chuẩn bị tốt tâm lý trước khi soi;

Được giải thích về lợi ích và tai biến của thủ thuật và đồng ý;

Nhịn ăn uống 6 giờ trước soi;

Có người nhà đi cùng;

Người bệnh được uống thuốc chống tạo bọt simethicone trước soi 30 phút.

Ngoài ra,  người bệnh không nên có các quyết định quan trọng, không nên vận hành máy móc tàu xe sau khi nội soi siêu âm gây mê 12 tiếng đến 24 tiếng.

Nội soi siêu âm gây mê đường tiêu hóa: Những điều người bệnh cần lưu ýNgười bệnh đang được nội soi siêu âm gây mê tại trung tâm kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội bởi giáo sư hàng đầu của thế giới về siêu âm nội soi.           (Ảnh tác giả cung cấp)

Biến chứng có thể gặp

Hiện nay nội soi siêu âm không còn thực hiện “sống” mà người bệnh sẽ được vô cảm bằng tiền mê bằng senduxen hoặc midazolam/fentanyl gây mê tĩnh mạch hoặc nội khí quản tùy trường hợp (trừ những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối). Phải theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở và thực hiện bởi êkíp gây mê chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, nội soi là một thủ thuật có xâm lấn, với phương pháp truyền thống, người bệnh sẽ có cảm giác đau tức, khó chịu, buồn nôn, kích thích nhiều khiến cho nhu động ruột co thắt, gây khó khăn trong việc quan sát cho bác sĩ và nhiều trường hợp thấy đau họng, đau quặn bụng sau khi nội soi. Rất nhiều người bệnh từ chối kỹ thuật này do bị ám ảnh những lần trước đó hoặc do được mô tả lại, từ đó bỏ lỡ cơ hội phát hiện, điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.

Với kỹ thuật nội soi siêu âm hệ tiêu hóa gây mê đảm bảo vừa có lợi cho người bệnh giúp họ cảm giác thoải mái dễ chịu, họ sẽ chìm vào giấc ngủ sinh lý trong quá trình soi, vừa tạo điều kiện cho bác sĩ có thể quan sát các tổn thương một cách kỹ lưỡng, phát hiện bệnh chuẩn xác hơn dưới nội soi siêu âm. Hơn nữa, đối với bệnh nhân gặp phải các vấn đề về huyết áp và tim mạch thì nội soi gây mê sẽ giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng các bệnh lý này.

BS. Trần Nguyễn Nhật

]]>