Nhổ răng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 17 Jan 2019 15:17:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Nhổ răng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Răng khôn dồn “dại” http://tapchisuckhoedoisong.com/rang-khon-don-dai-17840/ Thu, 17 Jan 2019 15:17:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/rang-khon-don-dai-17840/ [...]]]>

Răng khôn còn được gọi là răng số 8 hoặc răng hàm số 3, nằm cuối cùng hàm răng.Thường cuối cùng mọi người sẽ có 4 răng khôn, nói vậy là bởi răng khôn có thể mọc hoặc không mọc, hay mọc nhưng không đủ 4 răng.

Những nguy cơ với răng khôn

Hàm răng nếu mọc đủ 4 răng khôn có 32 răng, nhưng cung hàm của một người có thể nhỏ hơn cần thiết nên không đủ chỗ cho 32 răng, khi đó, răng khôn mọc có thể gây nên phiền toái. Trên thực tế, phần lớn răng khôn gây ra các vấn đề phiền phức hơn là hữu ích. Nếu có mọc bình thường, so với các răng khác, răng khôn cũng ít tác dụng nhất trong việc ăn nhai.

Răng khôn dồn “dại”Răng khôn rất dễ bị sâu.

 

Nếu hàm không đủ chỗ, răng khôn có thể mọc ngầm, kẹt trong xương hàm hoặc nướu, mọc xiên vào chân răng bên cạnh… gây đau và làm hư hỏng, di lệch các răng khác.

Ngay cả khi không có thiệt hại rõ ràng xảy ra, răng khôn cũng dễ bị bệnh. Răng khôn mọc yên ổn rồi cũng làm khó cho việc vệ sinh, vì thế, khả năng sâu răng hoặc nhiễm khuẩn mô nướu xung quanh rất cao. Vì thế, đối với những người răng khôn mọc bình yên, phát triển và ổn định, điều quan trọng nhất là vệ sinh răng miệng cho tốt, tránh cho răng không giở chứng thành… răng dại. Còn nếu răng khôn có vấn đề thì cần phải loại bỏ.

Các dấu hiệu xấu

Tuy nhiên, răng khôn có thể cần phải loại bỏ nếu có các dấu hiệu sau:

Nếu thấy rõ ràng răng sẽ không có chỗ để phát triển hoặc sẽ gây hại cho răng gần đó. Răng đã bị sâu, bị vỡ, khó tiếp cận để làm sạch hàng ngày. Răng khôn gây đau nhức, sưng. Tùy thuộc vào cách răng phát triển, răng khôn có thể có các trường hợp như sau:

Răng mọc một phần nhú lên khỏi nướu thì kẹt lại sẽ gây nguy cơ vi khuẩn xâm nhập dưới nướu gây nhiễm khuẩn nướu.

Răng mọc lệch: Nếu lệch ra má có thể kích thích các mô lân cận. Nếu mọc ở góc nghiêng 90 độ và nó phát triển đâm vào chân của răng bên cạnh gây hỏng răng. Răng có thể uốn cong gây xô lệch cả hàm, thậm chí làm sai khớp cắn.

Sâu răng: Do vị trí ở sâu, cuối cùng của hàm răng, răng khôn khó vệ sinh hơn các răng khác dẫn tới nguy cơ sâu răng, trong trường hợp bị nướu che phủ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Sâu răng khôn có thể lây sang cả răng bên cạnh.

Răng khôn gây u nang: Nếu túi bao thân răng tồn tại trong xương, nó có thể tích dịch tạo thành nang mà có thể phá hủy xương hàm, răng, tủy răng và ảnh hưởng thần kinh gần đó. Tuy hiếm nhưng khối u có thể hình thành, mô và xương có thể phải phẫu thuật cắt bỏ.

Ngay cả khi không có triệu chứng, răng khôn cũng có thể làm hỏng răng khác và có thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Răng bị nhiễm khuẩn có thể dẫn đến đau nhức răng, nhức đầu, hôi miệng, mùi vị khác lạ trong miệng. Nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn có thể lan tới lưỡi hoặc cổ họng hoặc viêm nướu răng. Nướu bị sưng đỏ hơn bình thường, chảy máu nướu răng. Sưng hạch…

Để làm giảm triệu chứng, bệnh nhân có thể: Sử dụng thuốc giảm đau. Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn (hoặc nước ấm pha với 1 thìa muối) vài lần 1 ngày có thể giảm bớt đau và viêm. Nếu đau vẫn tiếp tục, cần tới bệnh viện khám. Bác sĩ có thể làm sạch răng và kê thuốc kháng sinh nhưng cũng có thể cần loại bỏ răng.

Nếu răng khôn gây đau đớn hoặc gây tổn thương cho răng hoặc xương hàm, nó cần được loại bỏ. Có quan điểm cho rằng răng khôn nên được chủ động loại bỏ sớm, trước cả khi nó gây ra phiền toái. Tuy nhiên, loại bỏ răng khôn như thế nào, vào thời điểm nào là do quyết định của bác sĩ và sự bàn bạc đồng thuận của bệnh nhân, bởi việc loại bỏ răng khôn cũng có thể gây những nguy cơ khác. Việc loại bỏ răng khôn có thể từ đơn giản đến phức tạp, tùy thuộc vị trí của răng và tình trạng răng khôn.

Răng khôn dồn “dại”Khi răng khôn có vấn đề, cần tới nha sĩ.

Sau khi nhổ răng, có thể có đau và sưng trong vài ngày. Thuốc giảm đau như ibuprofen và thuốc kháng sinh, nước súc miệng có thể được kê toa. Điều quan trọng là phải làm theo hướng dẫn của nha sĩ sau khi điều trị. Tránh rượu và hút thuốc ít nhất 24 giờ để đảm bảo không có vấn đề về chảy máu.

Biến chứng của tiểu phẫu

Một số bệnh nhân có vấn đề trong hoặc sau khi xử lý răng khôn, nhưng thường thì không nghiêm trọng. Các vấn đề có thể bao gồm: Sưng, đau đớn, mệt mỏi hoặc cảm giác không khỏe, nhiễm khuẩn, khô miệng, chảy máu, rò, tổn thương thần kinh dẫn đến cảm giác tê môi, lưỡi hoặc má. Hãn hữu một số người có thể có phản ứng bất lợi đối với thuốc. Đôi khi loại bỏ răng khôn có thể gây ra tổn thương xương hàm.

Để đối phó với răng khôn “giở dại”, điều quan trọng là phải vệ sinh răng miệng tốt và kiểm tra răng miệng thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ bệnh nha khoa.

BS. Lê Thục Trinh

]]>
Nhổ răng khi niềng: “1001 nỗi trăn trở” được chuyên gia “gỡ rối” http://tapchisuckhoedoisong.com/nho-rang-khi-nieng-1001-noi-tran-tro-duoc-chuyen-gia-go-roi-16813/ Sat, 10 Nov 2018 04:53:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nho-rang-khi-nieng-1001-noi-tran-tro-duoc-chuyen-gia-go-roi-16813/ [...]]]>

Chào Yến Nhi, về thắc mắc “niềng răng có phải nhổ răng không?”, Bác sĩ Nguyễn Kim Hoàng, Tốt nghiệp ĐH Y Dược TP. HCM, Nha khoa Niềng răng Chuyên sâu Up Dental, giải đáp cho bạn như sau:

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Việc nhổ răng còn phải thuộc vào tình trạng răng của từng người. Chỉ định nhổ răng được Bác sĩ đưa ra nhằm mục đích tạo khoảng trống trên cung hàm để răng di chuyển trong quá trình niềng.

Đặc biệt, nếu răng của bạn thuộc tình trạng hô, vẩu hoặc mọc chen chúc thì chỉ định nhổ răng gần như là bắt buộc.

Hiểu một cách đơn giản, nếu răng của bạn bị hô và vẩu ra phía trước, khung xương hàm đã phát triển cân đối với toàn bộ khuôn mặt. Bác sĩ sẽ không thể di chuyển những chiếc răng hô phía trước lùi về sau, xếp đều hai hàm được nếu không có bất kỳ một khoảng trống nào.

Tình trạng răng hô, vẩu, mọc chen chúc thường phải nhổ răng khi niềng (ảnh minh họa)

Bác sĩ Hoàng gợi ý một số trường hợp cần phải nhổ răng khi niềng để Yến Nhi tham khảo nhé!

● Niềng răng trong độ tuổi trưởng thành: Lúc này xương hàm đã cứng chắc và cân đối với khuôn mặt. Do đó, khi niềng răng bạn cần phải nhổ răng để có khoảng trống giúp răng di chuyển thuận lợi hơn.

● Răng bị các khiếm khuyết chen chúc, khấp khểnh, hô, vẩu cần khoảng trống để kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm. Do đó chỉ định nhổ răng được đưa ra là hoàn toàn cần thiết.

●  Nhổ răng khôn khi niềng: Do tính chất mọc cuối cùng nên gần như răng khôn không còn chỗ trên cung hàm. Vì thế, nó có xu hướng mọc ngầm hoặc đâm ngang những răng khác. Điều này vô tình làm lệch lạc những răng kế cận hoặc cả hàm răng, gây đau nhức răng, khó chịu… Do đó để có khoảng trống di chuyển răng, tránh những nguy cơ xô lệch không mong muốn, Bác sĩ sẽ giúp bạn làm tiểu phẫu nhổ bỏ răng khôn trước khi niềng.

Chỉ định nhổ răng khi niềng được Bác sĩ cân nhắc kỹ sau khi xem xét phim X-Quang trong miệng, ngoài mặt…

Trong một số trường hợp có thể niềng răng không cần phải nhổ răng như tình trạng thưa răng hoặc cung hàm có độ lớn hơn cung răng hoặc đã bị mất răng trước đó.

Bạn không cần quá băn khoăn về việc nhổ răng khi niềng răng mà thay vào đó, Yến Nhi có thể đến nha khoa chuyên sâu về niềng răng để chụp phim X-Quang cũng như để Bác sĩ chẩn đoán xem với tình trạng răng của bạn có cần phải nhổ răng hay không nhé!

Chào Bác sĩ, răng của em bị hô, đi khám thì Bác sĩ bảo phải nhổ răng mới có thể niềng được? Nhưng mẹ em bảo nhổ răng có thể bị thần kinh! Em hoang mang quá! Bác sĩ cho em lời khuyên ạ! Thanh H. (15 tuổi) – Q.1, TP. HCM

Chào Thanh Hiền, với lo lắng nhổ răng có thể bị thần kinh của mẹ Hiền, Bác sĩ Hoàng hiểu và đồng cảm rất nhiều! Lo lắng của mẹ em xuất phát từ sự yêu thương con gái, không có gì là sai cả mà ngược lại rất đáng trân trọng. Trên thực tế, điều mà mẹ Hiền quan tâm cũng không hoàn toàn vô lý, bởi lẽ sâu dưới chân răng là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng, nếu không cẩn thận hoặc không tỉ mỉ xem xét phim X-Quang mà nhổ răng bừa có thể dẫn đến nhiều nguy cơ không mong muốn.

Nhổ răng khi niềng răng là một dạng tiểu phẫu tương đối đơn giản trong nha khoa, được thực hiện nhẹ nhàng bằng cách gây tê tại chỗ, răng được lấy nguyên vẹn khỏi ổ răng.

Tuy nhiên, chỉ định nhổ răng khi niềng cần được Bác sĩ chỉnh nha đưa ra khi đã cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng, trong trường hợp thực sự cần thiết và luôn ưu tiên sức khỏe, sự an toàn tuyệt đối cho người niềng răng.

Do đó Thanh Hiền đừng quá lo lắng về việc “nhổ răng khi niềng có bị ảnh hưởng thần kinh không?”. Thay vào đó, Hiền có thể thuyết phục mẹ cùng đến nha khoa chuyên về niềng răng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, chi phí niềng răng hợp lý để được Bác sĩ tư vấn kỹ hơn nhé!

Lựa chọn nha khoa uy tín, chi phí hợp lý để đảm bảo an toàn khi nhổ răng để niềng răng ( Ảnh minh họa)

Bác sĩ ơi, em nghe nói, niềng răng phải nhổ mấy cái răng, nhổ nhiều răng như thế liệu có bị hóp má không ạ? Phương Uyên (23 tuổi) – H. Hóc Môn, TP. HCM

Phương Uyên thân mến, về thắc mắc “nhổ răng có bị hóp má hay không?”, Bác sĩ Hoàng giải đáp cho em như sau:

Một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng má bị hóp có thể do thói quen ăn nhai trong quá trình chỉnh nha. Một trong những thành phần giúp má đầy đặn hơn đó chính là hệ thống các cơ như: Cơ cắn, cơ gò má lớn, cơ gò má bé… giúp nâng đỡ phần má đầy đặn hơn.

Khi chỉnh nha, bạn có thể thường ăn những thức ăn mềm, lực nhai ít hơn bình thường. Hệ thống cơ làm đầy má cũng tương tự như những bộ phận khác của cơ thể. Khi bạn hoạt động nhiều, ăn nhai nhiều, hệ thống cơ sẽ trở nên rắn chắc hơn, nâng đỡ đầy đặn hơn. Nhưng ngược lại, nếu bạn lười hoặc ít ăn nhai, các cơ sẽ tự động chùng xuống và mềm nhũn đi dẫn đến tình trạng má bị hóp.

 

Má được cấu tạo bởi rất nhiều khối cơ liên kết chặt chẽ với nhau, hệ thống răng và xương hàm sẽ giúp má của bạn trông đầy đặn và căng tròn hơn.

Trường hợp bị hóp má chỉ xảy ra khi số lượng răng trên cung hàm bị mất nhiều. Chỗ răng bị mất xảy ra hiện tượng tiêu xương ổ răng, lúc này các khối cơ không còn nơi nâng đỡ hay làm đầy, theo cơ chế tự nhiên sẽ chùng xuống dẫn đến hiện tượng hóp má.

Nói như thế không có nghĩa là hễ nhổ răng thì sẽ bị hóp má. Khi nhổ răng thì phần xương ổ răng bị tiêu hõm là điều đương nhiên. Nhưng bạn không nên nhầm lẫn xương ổ răng là xương hàm. Dù xương ổ răng có bị tiêu hõm chỗ răng bị nhổ để niềng thì cũng không xảy ra tình trạng tiêu xương hàm dẫn đến hóp má như bạn nghĩ.

Ngoài ra, tình trạng hóp má, gương mặt trông gầy gò sau khi niềng răng còn có thể do chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tâm lý lo lắng, stress… Khi niềng răng cũng như giai đoạn nhổ răng để niềng, bạn cần có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không cần quá kiêng khem, chú ý những món ăn mềm, dễ nhai trong thời gian đầu để không bị hóp má, sụt cân…

Theo Nha khoa Niềng răng Chuyên sâu Up Dental

]]>