nhịp tim – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 23 Nov 2018 15:19:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png nhịp tim – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nhịp tim chậm và cách chữa http://tapchisuckhoedoisong.com/nhip-tim-cham-va-cach-chua-17018/ Fri, 23 Nov 2018 15:19:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhip-tim-cham-va-cach-chua-17018/ [...]]]>

Tôi năm nay 50 tuổi, bị bệnh nhịp tim chậm đã hai năm nay. Gần đây do công việc căng thẳng tôi hay bị lịm người đi. Xin bác sĩ cho biết tình trạng bệnh của tôi phải điều trị như thế nào, ở đâu? Ăn uống có cải thiện được không?

Phạm Ngọc Hường (Thái Bình)

Nhịp chậm hay gặp ở người lớn tuổi và có nhiều nguyên nhân gây nhịp chậm. Nếu bác bị nhịp chậm đã 2 năm nay và đã có lúc bị lịm người đi rồi thì tình trạng bệnh của bác đã đến lúc báo động và đe dọa đến tính mạng. Các biện pháp ăn uống và dinh dưỡng nói chung không cải thiện được tình trạng bệnh của bác.

Hiện nay điều trị nhịp chậm có 2 phương pháp chính là dùng thuốc làm tăng nhịp tim và cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Thuốc tăng nhịp tim có hiệu quả điều trị thấp và có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khi phải sử dụng lâu dài.

Cấy máy tạo nhịp tim rất hiệu quả và an toàn nhưng giá thành cao.

Bác nên đến một trung tâm tim mạch để có được một chẩn đoán chính xác bệnh tình cũng như mức độ trầm trọng của bệnh để có được biện pháp điều trị tốt nhất.

BS. Quang Anh

]]>
Những điều cần biết về rung nhĩ – rối loạn nhịp tim thường gặp http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-can-biet-ve-rung-nhi-roi-loan-nhip-tim-thuong-gap-15572/ Wed, 22 Aug 2018 16:00:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-can-biet-ve-rung-nhi-roi-loan-nhip-tim-thuong-gap-15572/ [...]]]>

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất.

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, tại Mỹ theo thống kê có hơn 3 triệu người mắc rung nhĩ. Bình thường, hệ thống dẫn truyền điện học của tim phát ra các xung điện đến từng tế bào cơ tim, qua đó khiến quả tim co bóp một cách nhịp nhàng.

Rung nhĩ xuất hiện do sự rối loạn hình thành các xung động điện học của tim. Khi xuất hiện rung nhĩ: tâm nhĩ rung lên với tần số trên 350 chu kì/ phút thay vì co bóp một cách nhịp nhàng. Điều này làm hạn chế lưu chuyển của dòng máu và khiến cho máu bị quẩn lại trong nhĩ qua đó hình thành các cục máu đông và nếu cục máu đông rời khỏi nhĩ trái gây tắc mạch não  có thể gây ra đột quỵ.

Thống kê cho thấy bệnh nhân mắc rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường. Rung nhĩ là nguyên nhân trực tiếp gây ra khoảng 120,000 trường hợp nhồi máu não mỗi năm và chiếm 25% tổng số trường hợp đột quỵ não.

Đột quỵ não ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân, chính vì vậy việc phòng ngừa tai biến đột quỵ là mục tiêu nền tảng trong điều trị rung nhĩ.

Mặc dù có nhiều phương pháp để phòng ngừa đột quỵ, tuy nhiên việc sử dụng các chống đông luôn là phương pháp đầu tay trong điều trị rung nhĩ. Các thuốc chống đông thực sự hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ nhồi máu não.

Ngoài nguy cơ gây đột qụy, rung nhĩ còn là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như suy tim, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở. Rung nhĩ là bệnh lý tiến triển, điều này đồng nghĩa với việc nếu không điều trị bệnh sẽ ngày càng nặng lên. Khi đó các triệu chứng sẽ xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn. Rung nhĩ bền bỉ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho việc điều trị vì vậy hãy đi khám bệnh ngay khi có các triệu chứng của rung nhĩ.

 

Hình ảnh tắc động mạch não giữa gây nhồi máu não ở bệnh nhân rung nhĩ

Các yếu t nguy cơ của rung nhĩ

Kể cả những người có lối sống lành mạnh và không mắc các bệnh lý nào khác cũng có thể bị rung nhĩ. Các yếu tố nguy cơ chính của rung nhĩ bao gồm:

  • Tuổi trên 60
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh động mạch vành
  • Suy tim
  • Bệnh lý van tim
  • Tiền sử phẫu thuật tim mở
  • Ngừng thở khi ngủ
  • Bệnh lý tuyến giáp
  • Đái tháo đường
  • Bệnh phổi mạn tính
  • Lạm dụng rượu hoặc sử dụng chất kích thích
  • Tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh lý nội ngoại khoa nặng

Triệu chứng của rung nhĩ

Rất nhiều bệnh nhân rung nhĩ nhưng hoàn toàn không có triệu chứng, mặt khác nhiều bệnh nhân có triệu chứng ngay từ khi mới mắc. Các triệu chứng của rung nhĩ khác nhau tùy từng bệnh nhân, phụ thuộc vào tuổi, nguyên nhân gây rung nhĩ (do bệnh tim mạch hay bệnh cơ quan khác) và ảnh hưởng của rung nhĩ đến sự co bóp của tim. Các triệu chứng bao gồm:

  • Cảm giác mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng (thường gặp nhất)
  • Nhịp tim nhanh hơn bình thường và không đều (lúc nhanh lúc chậm)
  • Thở nông
  • Hồi hộp trống ngực (cảm giác tim đập nhanh, thình thịch, rộn ràng)
  • Khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc giảm khả năng đáp ứng với vận động thể lực
  • Đau hoặc cảm giác tức nặng ngực
  • Tiểu tiện nhiều lần

Điện tâm đồ của bệnh nhân rung nhĩ

Chẩn đoán và điều trị rung nhĩ

Chẩn đoán xác định rung nhĩ bằng điện tâm đồ – đây là một xét nghiệm thường quy. Ngoài ra rung nhĩ có thể được phát hiện nhờ các thiết bị di động gắn trên người bệnh nhân để theo dõi nhịp tim trong khoảng thời gian dài như Holter điện tâm đồ.

Bệnh nhân được đeo Holter điện tâm đồ theo dõi nhịp tim trong khoảng từ 1-7 ngày có khi vài tuần. Các thiết bị này giúp ghi lại nhịp tim cả ngày lẫn đêm qua đó cung cấp những thông tin chính xác về biến thiên nhịp tim kể cả khi hoạt động lẫn khi nghỉ ngơi. Điều trị rung nhĩ cần được bắt đầu ngay khi xác định được chẩn đoán.

Để điều trị rung nhĩ có hiệu quả  chống được đột quỵ với ba mục tiêu chính là kiểm soat tần số thất, chuyển rung nhĩ về nhịp xoang và dùng thuốc chống đông phòng ngừa huyết khối. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị rung nhĩ. Một số bệnh nhân có thể được sốc điện chuyển nhịp về nhịp xoang.

Triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông là phương pháp mới được chi định cho các bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc không muốn điều trị nội khoa. Đây là phương pháp dùng năng lượng tạo ra những vết cắt nhỏ lên bề mặt nội mạc nhĩ trái để cô lập các đường xung động bất thường của rung nhĩ gây ra.

Rung nhĩ có thể dẫn đến đột quỵ do hình thành các cục máu đông, chính vì  vậy, các bác sỹ thường phải sử dụng thuốc chống đông máu cho bệnh nhân. Sự lựa chọn cũng như tính toán lợi ích, nguy cơ của việc sử dụng các thuốc chống đông cần được tính toán kĩ lưỡng dựa trên tuổi, bệnh lý kèm theo (như suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường).

TS.BSCC. Phạm Quốc Khánh Viện phó Viện Tim mạch Quốc gia

Chủ tịch Phân Hội nhịp Tim Việt Nam

 

]]>
Rung nhĩ – Rối loạn nhịp tim thường gặp http://tapchisuckhoedoisong.com/rung-nhi-roi-loan-nhip-tim-thuong-gap-14781/ Wed, 08 Aug 2018 16:14:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/rung-nhi-roi-loan-nhip-tim-thuong-gap-14781/ [...]]]>

Thống kê cho thấy bệnh nhân mắc rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường. Rung nhĩ là nguyên nhân trực tiếp gây ra khoảng 120.000 trường hợp nhồi máu não mỗi năm và chiếm 25% tổng số trường hợp đột quỵ não. Đột quỵ não ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân, chính vì vậy, việc phòng ngừa tai biến đột quỵ là mục tiêu nền tảng trong điều trị rung nhĩ.

Các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ

Kể cả những người có lối sống lành mạnh và không mắc các bệnh lý nào khác cũng có thể bị rung nhĩ. Các yếu tố nguy cơ chính của rung nhĩ bao gồm: Tuổi trên 60; Tăng huyết áp; Bệnh động mạch vành; Suy tim; Bệnh lý van tim; Tiền sử phẫu thuật tim mở; Ngừng thở khi ngủ; Bệnh lý tuyến giáp; Đái tháo đường; Bệnh phổi mạn tính; Lạm dụng rượu hoặc sử dụng chất kích thích; Tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh lý nội ngoại khoa nặng

Hình ảnh tắc động mạch não giữa gây nhồi máu não ở bệnh nhân rung nhĩ.

Triệu chứng của rung nhĩ

Rất nhiều bệnh nhân rung nhĩ nhưng hoàn toàn không có triệu chứng, mặt khác, nhiều bệnh nhân có triệu chứng ngay từ khi mới mắc. Các triệu chứng của rung nhĩ khác nhau tùy từng bệnh nhân, phụ thuộc vào tuổi, nguyên nhân gây rung nhĩ (do bệnh tim mạch hay bệnh cơ quan khác) và ảnh hưởng của rung nhĩ đến sự co bóp của tim. Các triệu chứng bao gồm:

Cảm giác mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng (thường gặp nhất); Nhịp tim nhanh hơn bình thường và không đều (lúc nhanh lúc chậm); Thở nông; Hồi hộp đánh trống ngực (cảm giác tim đập nhanh, thình thịch, rộn ràng); Khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc giảm khả năng đáp ứng với vận động thể lực; Đau hoặc cảm giác tức nặng ngực; Tiểu tiện nhiều lần

Chẩn đoán xác định rung nhĩ bằng điện tâm đồ – đây là một xét nghiệm thường quy. Ngoài ra, rung nhĩ có thể được phát hiện nhờ các thiết bị di động gắn trên người bệnh nhân để theo dõi nhịp tim trong khoảng thời gian dài như Holter điện tâm đồ. Bệnh nhân được đeo Holter điện tâm đồ theo dõi nhịp tim trong khoảng từ 1-7 ngày, có khi vài tuần. Các thiết bị này giúp ghi lại nhịp tim cả ngày lẫn đêm, qua đó cung cấp những thông tin chính xác về biến thiên nhịp tim, kể cả khi hoạt động lẫn khi nghỉ ngơi. Điều trị rung nhĩ cần được bắt đầu ngay khi xác định được chẩn đoán.

Điều trị rung nhĩ thế nào?

Để điều trị rung nhĩ có hiệu quả  chống được đột quỵ với 3 mục tiêu chính là kiểm soát tần số thất, chuyển rung nhĩ về nhịp xoang và dùng thuốc chống đông phòng ngừa huyết khối. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị rung nhĩ. Một số bệnh nhân có thể được sốc điện chuyển nhịp về nhịp xoang. Triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông là phương pháp mới được chỉ định cho các bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc không muốn điều trị nội khoa. Đây là phương pháp dùng năng lượng tạo ra những vết cắt nhỏ lên bề mặt nội mạc nhĩ trái để cô lập các đường xung động bất thường của rung nhĩ gây ra.

Rung nhĩ có thể dẫn đến đột quỵ do hình thành các cục máu đông, chính vì vậy, các bác sĩ thường phải sử dụng thuốc chống đông máu cho bệnh nhân. Việc sử dụng các thuốc chống đông đã được chứng minh làm giảm có ý nghĩa nguy cơ nhồi máu não. Tuy nhiên, các bệnh nhân dùng thuốc chống đông phải đối mặt với nguy cơ chảy máu tăng lên do các thuốc này ngăn chặn quá trình đông máu và hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó, mỗi loại thuốc chống đông đều có những lợi ích và nguy cơ khác nhau. Do vậy, sự lựa chọn cũng như tính toán lợi ích, nguy cơ của việc sử dụng các thuốc chống đông cần được tính toán kĩ lưỡng dựa trên tuổi, bệnh lý kèm theo (như suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường).

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Phòng ngừa đột quỵ là mục tiêu hàng đầu trong điều trị rung nhĩ. Bệnh nhân nên trao đổi với nhà điện sinh lý học (các bác sĩ chuyên ngành rối loạn nhịp tim), bác sĩ tim mạch và bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu về nguy cơ đột quỵ. Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc chống đông, bệnh nhân nên thảo luận cùng bác sĩ để hiểu rõ về lợi ích cũng như nguy cơ của các loại thuốc chống đông để qua đó quyết định lựa chọn thuốc điều trị tốt nhất cho mình. Có một số loại thuốc chống đông có thể lựa chọn cho bệnh nhân rung nhĩ như: thuốc kháng vitamin K, thuốc ức chế trực tiếp thrombin, thuốc ức chế yếu tố xa…

 

TS.BSCC. PHẠM QUỐC KHÁNH (Viện phó Viện Tim mạch Quốc gia)

]]>
Có đáng lo ngại khi nghe thấy tiếng động trong tai? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-dang-lo-ngai-khi-nghe-thay-tieng-dong-trong-tai-13170/ Sun, 29 Jul 2018 15:02:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-dang-lo-ngai-khi-nghe-thay-tieng-dong-trong-tai-13170/ [...]]]>

Nguyễn Hữu Bảo (Hải Phòng)

Những gì bạn mô tả giống như triệu chứng ù tai mạch đập, người bệnh có thể nghe thấy tiếng đập của máu khi chảy qua động mạch, nó hoàn toàn đồng bộ với nhịp đập của tim. Trong phần lớn trường hợp, người bệnh nghe thấy tiếng ở một bên, trong khi đó, nếu ấn mạnh vào động mạch cổ thì tiếng ù tai sẽ hết hoặc dịu lại một cách rõ rệt.

Việc dẫn đến chứng ù tai mạch máu gồm nhiều nguyên nhân, ví dụ như tăng huyết áp, huyết áp thấp, viêm tai giữa, u mạch máu, phình mạch, dị dạng động mạch hoặc khối u lành tính (glomus tumor) đằng sau màng nhĩ…, thậm chí phẫu thuật sửa chữa răng khôn cũng có thể dẫn đến chứng ù tai. Trong đó, có một số chứng ù tai có thể tự khỏi, nhưng có một số lại kéo dài trong suốt cả cuộc đời.

Để chẩn bệnh chính xác cần thăm khám kỹ hơn và kiểm tra cẩn thận, bao gồm khám tai, kiểm tra các động mạch ở cổ, làm một số xét nghiệm bổ sung, thử nghiệm thính giác, kiểm tra để tìm hẹp động mạch cảnh hoặc các dị tật khác… Phần lớn trường hợp ù tai có thể mất đi sau vài ngày. Nếu chứng ù tai không tự biến mất sau một vài tuần hoặc trở nên khó chịu, hãy đi khám nhé!

BS. Hoàng Hải

]]>
Nhịp tim nói gì về sức khỏe của bạn? http://tapchisuckhoedoisong.com/nhip-tim-noi-gi-ve-suc-khoe-cua-ban-12273/ Thu, 26 Jul 2018 12:32:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhip-tim-noi-gi-ve-suc-khoe-cua-ban-12273/ [...]]]>

Dưới đây là một vài lý do có thể giải thích những bất thường trong nhịp tim của bạn.

1. Căng thẳng

Stress có thể khiến cho nhịp tim và huyết áp tăng lên, đặt cơ thể vào tình trạng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Stress mạn tính khiến tim luôn ở trong trạng thái báo động cao, điều này làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

2. Bị tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường

Các bác sĩ không rõ nhịp tim nhanh gây bệnh tiểu đường hay tiểu đường gây ra nhịp tim nhanh, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hai yếu tố này có liên quan tới nhau. Thông thường, những người bị tiểu đường ít hoạt động và nhiều khả năng bị bệnh mạch vành và huyết áp cao hơn, tất cả những điều này gây căng thẳng cho tim. Và khi tim không khỏe, nó có thể dẫn tới những vấn đề khác. Có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa nhịp tim cao hơn, đặc biệt ở bệnh nhân bị tiểu đường với những kết quả bất lợi hơn.

3. Bất thường trong hệ thống điện tim

Tim có hệ thống điện riêng – mạng lưới tín hiệu giúp tim đập chính xác và nhịp tim chậm có thể bao hiệu bất thường. Những người có vấn đề về nhịp tim có thể cảm thấy chóng mặt hoặc đau đầu. Bác sĩ có thể phát hiện và xác định vấn đề chỉ với phương pháp điện tâm đồ đơn giản.

 

4. Không luyện tập đủ

Cụm từ “dùng hoặc mất” được áp dụng cho tim. Bạn cần tập luyện để tim hoạt động tốt. Lười vận động và béo phì thường góp phần làm tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi. Lý do là vì khi bạn tăng cân, tim phải hoạt động vất vả hơn để vận chuyển máu. Ngoài ra bạn càng béo tim càng cần nhiều máu hơn để đập bình thường.

Tuy nhiên, tập luyện quá nhiều có thể làm giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi. Một số vận động viên có nhịp tim khi nghỉ ngơi thấp hơn 60 nhịp/phút.

5. Thuốc (bao gồm cả thuốc kê đơn)

Một số thuốc có thể ảnh hưởng tới chỉ số nhịp tim. Thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh canxi là những loại chính có thể làm giảm nhịp tim. Cả hai thuốc này đều làm thư giãn tim, do đó có thể làm chậm nhịp tim. Điều này không phải lúc nào cùng gây nguy hiểm, nhưng hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất cứ lo ngại nào.

Mặt khác, caffein có thể làm tăng nhịp tim nhanh chóng. Chất này thường được tìm thấy trong các thuốc đau đầu và có mặt trong một số loại thực phẩm và đồ uống như trà và sô cô la. Theo các bác sĩ, một số người rất nhạy cảm với caffein, vì vậy khi uống cà phê hoặc đồ uống năng lượng,  ngay lập tức họ bị tăng nhịp tim.

6. Bị mất nước hoặc thừa nước

Các khoáng chất ở trong cơ thể chứa điện tích được gọi là các chất điện giải. Nếu uống quá nhiều hoặc không đủ nước, bạn có thể bị mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng tới hóa sinh của cơ thể. Nếu lượng kali, canxi hoặc magiê giảm thấp, nó có thể gây rối loạn nhịp tim, biểu hiện là nhịp tim nhanh hơn.

7. Suy giáp hoặc cường giáp

Tuyến giáp sản xuất các hormon giúp cơ thể hoạt động chính xác. Nếu nó không sản xuất đủ, bạn bị suy giáp, tình trạng này có thể khiến nhịp tim chậm lại. Mặt khác, nếu nó hoạt động quá mạnh và bơm ra nhiều hormon, bạn có thể bị cường giáp, làm tăng nhịp tim. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để đánh giá chức năng tuyến giáp.

BS Cẩm Tú

(Theo Prevention/univasdis)

]]>