nhiệt miệng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 19 Oct 2018 14:25:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png nhiệt miệng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Làm gì khi bị nhiệt miệng? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-bi-nhiet-mieng-16477/ Fri, 19 Oct 2018 14:25:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-bi-nhiet-mieng-16477/ [...]]]>

Nguyễn Lan Anh (Hòa Bình)

Nguyên nhân gây ra bệnh loét miệng có thể do virut hay vi khuẩn có khả năng gây loét ở bề mặt lưỡi, lợi khi hệ thống miễn dịch thấp; căng thẳng tinh thần; street, hay chế độ ăn kiêng không hợp lý dẫn đến thiếu sắt hoặc vitamin B12

Trong hầu hết các trường hợp vết loét sẽ tự khỏi không cần bất kỳ cách điều trị nào cả và chỉ cảm thấy khó chịu trong vài ngày. Bạn có thể áp dụng một vài cách sau để làm vết loét mau lành: Dùng các loại thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin bôi ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chúng có tác dụng giảm đau và rút ngắn thời gian điều trị; súc miệng ít nhất 4 lần/ngày với nước muối pha loãng; Chỉ nên ngậm trong miệng khoảng một phút và nhớ là đừng nuốt. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến cách ăn uống trong lúc bị viêm loét miệng như: Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa axit có vị chát hay tẩm nhiều gia vị (ví dụ như chanh, ớt, hạt tiêu cà chua, bưởi… sẽ làm xót vết thương gây đau đớn hơn). Uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng. Tránh để bàn chải hoặc thức ăn đồ cứng, sắc nhọn cọ xước nhiều lần vào vết thương sẽ làm vết thương lâu lành.

Nếu sau 7-10 ngày không thấy bệnh đỡ bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tìm ra căn nguyên của bệnh.

BS. Văn Hà

]]>
Cách đơn giản phòng tránh nhiệt miệng http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-don-gian-phong-tranh-nhiet-mieng-15564/ Wed, 22 Aug 2018 15:58:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-don-gian-phong-tranh-nhiet-mieng-15564/ [...]]]>

Mất ăn, mất ngủ vì nhiệt miệng

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi khiến ăn uống kém, không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và acid folic, là một trong những nguyên nhân chính gây nhiệt miệng.

Triệu chứng nhiệt miệng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất khó chịu và đau lúc nói hoặc khi ăn uống phải nhai nuốt.

Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi – lợi, ở đầu lưỡi… Các vết loét này cũng có thể tự biến mất sau 1- 2 tuần, nhưng sau đó rất dễ tái đi tái lại theo chu kỳ. Mỗi đợt tái phát thường xuất hiện 1- 3 vết loét hoặc  nhiều hơn, thường ở niêm mạc má, miệng, bờ và mặt dưới lưỡi, lợi, sàn miệng. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí gây sốt, ăn uống mất ngon, mất ngủ, rối loạn tiêu hoá. Trẻ bị nhiệt miệng thường quấy khóc, biếng ăn, dễ suy dinh dưỡng.

Cách phòng bệnh

Nhiệt miệng dễ mắc và dễ tái phát. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa rất đơn giản. Bạn chỉ cần tránh  làm  tổn  thương niêm mạc miệng, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees. Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc. Với trẻ em cần hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.

Trong những ngày nóng, dù có cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng cũng cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây… Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi.

Khi có biểu hiện nhiệt miệng, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng tốt, súc miệng nước muối loãng. Dùng thuốc kháng sinh trong đa số các trường hợp là không cần thiết, nếu dùng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu bị nhiệt miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần cần phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm.

Bác sĩ Thanh Bình

]]>
Phòng ngừa nhiệt miệng tái phát http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-nhiet-mieng-tai-phat-13419/ Fri, 03 Aug 2018 15:23:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-nhiet-mieng-tai-phat-13419/ [...]]]>

Tôi đã ăn đồ mát, uống bột sắn dây và hạn chế ăn các đồ cay nóng nhưng cứ khỏi lại bị. Vậy xin hỏi bác sĩ nên có chế độ ăn uống như thế nào để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng tái phát thường xuyên?

Nguyễn Thùy Hoa (Ninh Bình)

Cho tới nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh nhiệt miệng. Bệnh cũng không phải do nhiễm trùng, hầu hết các trường hợp không tìm được nguyên nhân liên quan gây ra bệnh lý này và bệnh thường thấy trên người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, tình trạng viêm loét niêm mạc miệng, có thể do virut, vi khuẩn gây nên. Mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi khiến ăn uống kém, không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và acid folic, là một trong những nguyên nhân chính gây nhiệt miệng.

Hiện tại chưa có biện pháp hữu hiệu cụ thể nào điều trị phòng ngừa chống tái phát bệnh lý này. Trong những trường hợp ổ loét nhỏ, ít đau, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống, đôi khi cũng không cần điều trị gì và thường tự khỏi trong vòng 1 tuần. Mục tiêu của điều trị là giảm đau, điều trị nâng đỡ giúp ổ loét mau hồi phục. Vì vậy, để phòng tránh tình trạng viêm nhiệt miệng, bạn cũng nên uống nước nhiều, khoảng 2-2,5l nước, thậm chí 3l nước/ngày. Ngoài ra có thể dùng nước quả ép như dưa chuột, củ đậu, cà chua, cả rốt; ăn canh rau có tính mát như: mướp, khoai lang, rau dền… rất tốt cho người có cơ địa nhiệt. Ăn các loại hoa quả như cam, chanh, thanh long, chuối, bưởi cung cấp nhiều vitamin để giảm bớt tình trạng nhiệt miệng.

Nếu nhiệt miệng tái phát gây đau miệng, khó chịu, ăn uống khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cần đi khám bác sĩ. Ngoài ra, nếu thấy xuất hiện ổ loét miệng, kéo dài hơn 2 đến 3 tuần không lành, trong những trường hợp này đôi khi cần phải sinh thiết ổ loét để xác định có ung thư miệng hay không.

BS. Lê Hải

]]>
Lở miệng ở trẻ nhỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/lo-mieng-o-tre-nho-10334/ Wed, 25 Jul 2018 06:48:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lo-mieng-o-tre-nho-10334/ [...]]]>

Lở miệng có khuynh hướng phát triển tại những vị trí giữa lợi răng và môi, ngay phần đầu hoặc vành lưỡi, lợi răng, vòm miệng, cuống họng… Vết lở miệng có đường kính dưới khoảng 1cm, có trường hợp từ 1 – 3cm. Vết thương có màu vàng tươi được bao quanh vùng viêm tấy có màu đỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ năm tuổi hoặc nhỏ hơn.

Bạn cần tránh nhầm lẫn lở miệng với tổn thương màng nhầy, thường xảy ra bất chợt hằng ngày. Nguyên nhân do cơ thể trẻ thiếu vitamin hoặc chất khoáng, một số trường hợp cơ thể của trẻ thiếu hụt chất sắt và vitamin thuộc nhóm B như B1, B6 và B12.

Nhiễm trùng tai mũi họng, bệnh viêm họng hoặc mũi – hầu có thể gây lở miệng ở trẻ. Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm tấy có nguồn gốc từ acid niflumique, căng thẳng tinh thần do tâm lý lo lắng thái quá trong các kỳ thi, bất hòa trong gia đình như cha mẹ ly dị… đều có thể dẫn đến bệnh. Một số loại trái cây và thực phẩm như dâu tây, chuối, kiwi, đu đủ, dứa, quả hạch, đậu phộng, cam quýt, chocolate và phó mát có thể gây rối loạn cân bằng khoang miệng ở một số trẻ. Nếu trẻ có vấn đề về răng miệng như răng sữa không được chăm sóc cẩn thận hoặc bị bể gãy để lộ phần nướu thịt có thể dẫn đến tổn thương lớp màng nhầy hơi khó phân biệt với lở miệng.

Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau khoảng một tuần lễ, sau giai đoạn trẻ cảm thấy đau nhức khó chịu từ 2 – 3 ngày.

Để phòng bệnh, luôn chải răng cho trẻ sạch sẽ đồng thời chú ý chọn lọai bàn chải lông mềm dành riêng cho trẻ và thường xuyên thay bàn chải mới đề phòng gây tổn thương cho lợi răng. Giữ bàn tay của trẻ luôn sạch sẽ. Cho trẻ súc miệng nước muối pha loãng, ấm, nhiều lần trong ngày. Hoặc bạn có hể cho trẻ dùng huyết thanh có chứa thành phần natri carbonatre 14%. Cách này giúp đề phòng những biến chứng có thể xảy ra do lở miệng. Nếu bệnh có khuynh hướng phát tán trong miệng, bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ vì lở miệng ở trẻ có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

ĐỖ QUYÊN

((Theo Santé))

]]>