nhiễm trùng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 08 Oct 2018 15:19:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png nhiễm trùng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nhiễm trùng huyết, nguyên nhân gây tử vong cao http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-trung-huyet-nguyen-nhan-gay-tu-vong-cao-16314/ Mon, 08 Oct 2018 15:19:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-trung-huyet-nguyen-nhan-gay-tu-vong-cao-16314/ [...]]]>

Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết

Có thể nói nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn. Bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng vì quá trình phát triển bệnh lý phụ thuộc không những vào mầm bệnh mà còn phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng cơ thể người bệnh. Nhiễm trùng huyết thường tiến triển nặng và không có chiều hướng tự khỏi nếu không được xử trí điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu

Nói một cách khác, nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có nguyên nhân từ vi khuẩn lưu hành ở trong máu; chúng gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, làm suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao có thể từ 20 – 50% các trường hợp; trong đó sốc nhiễm khuẩn là một tình trạng biểu hiện trầm trọng của nhiễm trùng huyết. Trên thực tế, có một số yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến bệnh lý nhiễm trùng huyết bao gồm: người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ sinh non; người có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid kéo dài, thuốc chống thải ghép, đang điều trị hóa chất và tia xạ; người có bệnh mãn tính như: đái tháo đường, nhiễm HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn tính; người bệnh đã cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt; bệnh nhân có sử dụng các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập cơ thể nhưng đóng đinh nội tủy, đặt ống dẫn truyền, đặt ống nội khí quản…

Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào, những cơ quan như: da, mô mềm, cơ, xương, khớp, hô hấp, tiêu hóa… Các loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng huyết gồm vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kỵ khí. Vi khuẩn gram âm chủ yếu là vi khuẩn đường ruột họ Enterobacteriacae như: Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia và các vi khuẩn Enterobacter…; ngoài ra còn có Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia pseudomallei. Vi khuẩn gram dương thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis… Vi khuẩn kỵ khí thường gặp là Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.

Chẩn đoán xác định nhiễm trùng huyết

Trong thực tế, bệnh lý nhiễm trùng huyết được chẩn đoán xác định căn cứ vào các triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng và kết quả thực hiện những xét nghiệm có liên quan.

Về mặt lâm sàng: người bệnh phải có những quy định sau đây:

Bệnh nhân người lớn có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau đây mà không tìm ra được nguyên nhân nào khác như: sốt cao trên 38oC, hạ huyết áp với huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống hay nước tiểu ít dưới 20cm3 mỗi giờ; không thực hiện được việc cấy máu của bệnh nhân hoặc không tìm ra tác nhân gây bệnh hay kháng nguyên trong máu; không thấy tình trạng nhiễm trùng ở các vị trí khác trên cơ thể; bác sĩ đang thiết lập việc điều trị theo hướng nhiễm trùng huyết.

Bệnh nhân trẻ em từ 1 tuổi trở xuống có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau đây mà không tìm ra được nguyên nhân nào khác như: sốt cao trên 38oC, thân nhiệt hạ dưới 37oC, ngừng thở, tim đập chậm mà không tìm ra nguyên nhân nào khác; không thực hiện được việc cấy máu hoặc không tìm ra tác nhân gây bệnh hay kháng nguyên trong máu; không thấy tình trạng nhiễm khuẩn tại các vị trí khác của cơ thể; bác sĩ đang thiết lập việc điều trị theo hướng nhiễm trùng huyết.

Về mặt xét nghiệm: người bệnh phải có những quy định sau đây:

Bệnh nhân người lớn có một hay nhiều lần cấy máu cho kết quả dương tính, vi khuẩn được phân lập từ máu không có liên quan đến nhiễm trùng ở vị trí khác. Hoặc bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng như: sốt cao trên 38oC, rét run, hạ huyết áp với huyết áp tâm thu dưới 90mmHg; đồng thời có ít nhất một trong các dấu hiệu gồm: phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ hai hoặc nhiều lần cấy máu khác nhau, phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ ít nhất một lần cấy máu trên bệnh nhân có đường truyền mạch máu và bác sĩ thiết lập điều trị kháng sinh phù hợp nhiễm trùng huyết, có thử nghiệm kháng nguyên dương tính trong máu với vi khuẩn Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae… và triệu chứng, kết quả xét nghiệm không liên quan đến nhiễm trùng ở vị trí khác.

Bệnh nhân trẻ em từ 1 tuổi trở xuống có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng như: sốt trên 38oC, thân nhiệt hạ dưới 37oC, ngừng thở, tim đập chậm; đồng thời có ít nhất một trong các dấu hiệu gồm: phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ hai hoặc nhiều lần cấy máu khác nhau, phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ ít nhất một lần cấy máu trên bệnh nhân có đường truyền mạch máu và bác sĩ thiết lập điều trị kháng sinh phù hợp nhiễm trùng huyết, có thử nghiệm kháng nguyên dương tính trong máu với vi khuẩn Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae… và triệu chứng, kết quả xét nghiệm không liên quan đến nhiễm trùng ở vị trí khác.

Điều trị và phòng bệnh

Việc điều trị nhiễm trùng huyết phải bảo đảm các nguyên tắc diệt mầm bệnh, điều chỉnh các rối loạn do nhiễm trùng huyết gây ra và nâng cao sức đề kháng của người bệnh. Điều trị nguyên nhân phải sử dụng kháng sinh đúng theo quy định, cần dùng kháng sinh theo mầm bệnh vi khuẩn bị nhiễm và theo kháng sinh đồ, liều thuốc kháng sinh dùng phải cao và theo đường tiêm truyền, tốt nhất là dùng đường tĩnh mạch trong những ngày đầu; nên phối hợp các kháng sinh với nhau để nâng cao hiệu lực điều trị đối với các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và chưa xác định rõ mầm bệnh vi khuẩn. Thời gian sử dụng kháng sinh phải bảo đảm yêu cầu không được dưới 2 tuần, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có chỉ định phải dùng kháng sinh đến vài tháng.

Thuốc kháng sinh được chỉ định dùng phối hợp để điều trị bao vây khi chưa phân lập được mầm bệnh, vi khuẩn đã kháng kháng sinh hoặc tình trạng nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn gây nên, dự phòng và làm chậm lại sự xuất hiện của chủng loại vi khuẩn kháng thuốc, tăng khả năng ức chế và diệt khuẩn của kháng sinh… Cần lưu ý phải giải quyết triệt để các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát, thứ phát bằng những thủ thuật ngoại khoa như rạch dẫn lưu ổ áp-xe, lấy bỏ các nguyên nhân gây nhiễm trùng như những ống dẫn truyền, xông dẫn lưu…

Hiện nay, các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phù hợp để giải quyết nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết có hiệu quả trên thực tế. Nếu nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram dương thường dùng kết hợp kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ I với nhóm quinolon hoặc nhóm aminoglycozid. Nếu nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm thường dùng kết hợp kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ III với nhóm quinolon hoặc nhóm amiloglycozid.

Người lớn sốt cao trên 38oC, huyết áp tâm thu dưới 90mmHg, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng máu

Ngoài điều trị đặc hiệu với các thuốc kháng sinh phù hợp, người bệnh còn cần phải được điều trị theo cơ chế bệnh sinh như: điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, giải độc bằng các loại dung dịch Dextro, Ringer lactat; chống toan hóa máu với độ pH dưới 7,2 bằng dung dịch bicarbonat; khi có hội chứng đông máu nội mạch lan tỏa DIC (disseminated intravascular coagulation) phải điều trị bằng heparin; dùng thuốc và phương pháp trợ tim mạch, hồi sức hô hấp và tuần hoàn; điều trị tình trạng sốc nhiễm khuẩn; tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng truyền máu, chất đạm và vitamin; thực hiện chế độ ăn với tiêu chuẩn tăng chất đạm, nhiều hoa quả…

Việc phòng bệnh nhiễm trùng huyết muốn đạt được hiệu quả tốt cần phải thực hiện công tác vô trùng trong bệnh viện một cách chặt chẽ; đặc biệt là khi làm các phẫu thuật, thủ thuật… Lưu ý điều trị triệt để các bệnh có ổ mủ và ổ áp-xe; không được tự nặn, chích sớm những mụn nhọt viêm nhiễm ở ngoài da như đinh râu là một loại mụn độc thường xuất hiện ở vùng quanh miệng, hậu bối là bệnh về da liên quan đến nhóm các nang lông tóc gồm nhiều nhọt cụm lại với nhau… Nên dùng kháng sinh sớm, đủ liều, có hiệu quả ngay từ đầu trong những bệnh tiên lượng có thể chuyển sang nhiễm trùng huyết do nhiễm tụ cầu khuẩn Staphylococcus, liên cầu khuẩn Streptococcus, phế cầu khuẩn Pneumococcus, các loại vi khuẩn đường ruột Enterococcus. Khi dùng các thuốc ức chế miễn dịch cần có chế độ giám sát chặt chẽ và sử dụng cùng với các thuốc để tăng sức đề kháng của bệnh nhân. 

 

Như trên đã nêu, tình trạng nhiễm trùng huyết thường có khả năng xảy ra tại bệnh viện, nhất là trên những bệnh nhân nặng được điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu với thời gian nhiều ngày. Khi bị nhiễm trùng huyết thì tì lệ tử vong khá cao chiếm từ 20 – 50% nên nguyên nhân dẫn đến tử vong trong một số trường hợp thường được các bác sĩ giải thích do nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn… Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa là vấn đề cần được mọi người quan tâm để hạ thấp bệnh lý nhiễm trùng huyết trong điều kiện hiện nay các loại vi khuẩn có xu hướng kháng lại với các loại kháng sinh đang sử dụng, làm khó khăn, hạn chế công tác điều trị.

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>
Trẻ bú sữa mẹ giảm nguy cơ nhiễm trùng tai mũi họng http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-bu-sua-me-giam-nguy-co-nhiem-trung-tai-mui-hong-11856/ Wed, 25 Jul 2018 12:22:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-bu-sua-me-giam-nguy-co-nhiem-trung-tai-mui-hong-11856/ [...]]]>

Các nhà nghiên cứu của Đại học Y Texas –Mỹ đã phân tích hồ sơ y tế của 367 trẻ sơ sinh để xem xét ảnh hưởng của sữa mẹ đến nguy cơ mắc các nhiễm trùng tai mũi họng ở trẻ. Các nhà nghiên cứu đã rút ra 3 yếu tố có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đó là : bú sữa mẹ, tiêm chủng và giảm tiếp xúc khói thuốc lá ở trẻ. Theo Tiến sĩ Nhi khoa Tasnee Chonmaitree « Thiếu sữa mẹ dường như là yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm trùng tai ở trẻ ».

tre-bu-sua-me-giam-nguy-co-nhiem-trung-Tai-Mui-Hong

Ngoài ra kéo dài thời gian cho con bú có thể làm giảm đáng kể các trường hợp cảm sốt và nhiễm trùng tai. Trong thập niên trở lại đây cùng với việc tiêm chủng  nhằm dự phòng viêm phổi, cúm cùng với việc giảm tiếp xúc khói thuốc lá ở trẻ đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh tai mũi họng ở trẻ em.

Tổ chức Y tế Thế Giới khuyến cáo nên cho con bú sữa mẹ từ lúc sinh ra cho đến 6 tháng tuổi sau đó tiếp tục cho đến ít nhất 2 tuổi, kết hợp thêm các thức ăn bổ sung cho phù hợp bởi vì sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và đặc biệt kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng thường gặp như viêm phổi, tiêu chảy, hai nguyên nhân thường gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới.

Bs Ái Thủy

(theo topsante.com)

]]>
Mẹo phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu cho bệnh nhân tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-phong-ngua-nhiem-trung-duong-tieu-cho-benh-nhan-tieu-duong-10985/ Wed, 25 Jul 2018 08:43:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-phong-ngua-nhiem-trung-duong-tieu-cho-benh-nhan-tieu-duong-10985/ [...]]]>

Dưới đây là những mẹo các chuyên gia khuyên bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Kiểm soát đường huyết

Bạn cần kiểm soát hàm lượng đường huyết nghiêm ngặt vì nó có thể gây tái phát UTI. Bạn nên tuân theo chế độ ăn kiêng cùng với tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc đầy đủ để giảm nguy cơ UTI.

Uống nhiều chất lỏng

Đây là mẹo giúp ngăn ngừa UTI hiệu quả. Uống nhiều nước có thể loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể, do vậy giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bạn bị bất cứ rối loạn nào về tim hoặc thận, bạn cần tư vấn bác sĩ trước khi tăng cường uống nước.

Mẹo phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu cho bệnh nhân tiểu đường

Giữ vệ sinh vùng kín tốt

Duy trì vệ sinh thích hợp có thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng. Thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt vì sử dụng băng trong thời gian dài có thể khiến vi khuẩn gia tăng, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Không nhịn tiểu

Nhịn tiểu lâu và thường xuyên có thể gây nhiễm trùng đường tiểu. Do vậy, tuyệt đối không nên nhịn tiểu.

Vệ sinh đúng cách sau khi giao hợp

Phụ nữ từng có quan hệ tình dục thường dễ bị viêm nhiễm vì niệu đạo chỉ dài 4cm và vi khuẩn dễ dàng di chuyển từ bên ngoài vào trong bàng quang. Do vậy, cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi có quan hệ để tránh nhiễm trùng đường tiểu

BS Thu Vân

(Theo THS)

]]>
Nhiễm trùng hậu sản http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-trung-hau-san-8694/ Sun, 22 Jul 2018 03:27:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-trung-hau-san-8694/ [...]]]>

Hiện nay vấn đề nhiễm trùng bệnh viện đang được các cơ sở y tế chú ý ngăn ngừa bằng nhiều biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng mắc phải, trong đó có nhiễm trùng hậu sản.

Nhiễm trùng hậu sản là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở sản phụ sau khi sinh xuất phát từ đường sinh dục như âm đạo, cổ tử cung, tử cung trong 6 tuần đầu sau đẻ. Một số vi khuẩn gây nhiễm trùng trên thực tế thường gặp là tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, E. coli, các vi khuẩn kỵ khí như Clostridium, Bacteroides… Đường lan truyền để gây nhiễm khuẩn có thể từ âm đạo qua cổ tử cung, qua vòi tử cung vào phúc mạc; đồng thời vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua chỗ nhau bám vào máu gây nhiễm trùng máu. Yếu tố thuận lợi để gây nên tình trạng nhiễm trùng hậu sản do sản phụ có điều kiện dinh dưỡng kém, bị thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, ối vỡ non, ối vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài, bế sản dịch; do thực hiện các thủ thuật sản khoa như bóc nhau, kiểm soát tử cung…

Các hình thái nhiễm trùng hậu sản thường gặp là nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo; viêm niêm mạc tử cung, viêm tử cung và viêm quanh tử cung, viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm trùng huyết, viêm tắc tĩnh mạch.

Nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo

Tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo bị nhiễm khuẩn thường do vết khâu tầng sinh môn không bảo đảm vô trùng, việc khâu phục hồi tầng sinh môn không đúng kỹ thuật hoặc bỏ sót không khâu, sót gạc trong âm đạo. Sản phụ có triệu chứng sốt không cao; tại chỗ vết thường có biểu hiện sưng, đỏ, đau và nung mủ; sản dịch không có mùi hôi. Biện pháp xử trí điều trị chủ yếu là chăm sóc tại chỗ bằng cách rửa sạch vết thương với thuốc sát khuẩn, cắt bỏ chỉ khâu tầng sinh môn khi có nung mủ, đóng băng vệ sinh, dùng gạc vô khuẩn để băng vết thương; có thể dùng kháng sinh nếu cần.

Viêm niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung bị viêm do các nguyên nhân như sót nhau, sót màng nhau, nhiễm khuẩn ối, thực hiện thủ thuật kiểm soát tử cung, bóc nhau bằng tay không bảo đảm vô khuẩn. Sản phụ bị viêm niêm mạc tử cung có biểu hiện triệu chứng sốt 38 – 38,50C sau khi sinh vài ba ngày, mệt mỏi, khó chịu; sản dịch ra nhiều, có mùi hôi, có thể lẫn cả máu và mủ…; khám thấy cổ tử cung hé mở, tử cung co lại chậm, ấn tử cung gây đau; cần xét nghiệm lấy sản dịch cấy tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Một hình thái nặng hơn của viêm niêm mạc tử cung là viêm tử cung toàn bộ, quá trình viêm nhiễm có thể lan tới lớp cơ tử cung với những ổ áp xe nhỏ; các triệu chứng lâm sàng có dấu hiệu nặng hơn viêm niêm mạc tử cung và dễ gây nên viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng máu. Biện pháp xử trí điều trị là dùng loại kháng sinh toàn thân như: ampicillin, gentamycin; thuốc làm tăng co bóp tử cung như: oxytocin, ergometrine; nếu nguyên nhân do sót nhau thì phải đợi đến khi nhiệt độ cơ thể giảm hoặc hết sốt mới được nong nạo buồng tử cung, nếu nguyên nhân gây viêm tử cung toàn bộ phải cắt bỏ tử cung toàn phần và xét nghiệm cấy máu để phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng huyết.

Viêm tử cung và viêm quanh tử cung

Bệnh lý viêm tử cung và viêm quanh tử cung làm cho sản phụ bị sốt sau khi sinh khoảng 8 – 10 ngày; lúc khám sờ nắn tiểu khung thấy một khối mềm, đau, bờ không rõ, hiện tượng di động hạn chế; sản dịch ra nhiều, có mùi hôi, cổ tử cung chậm đóng lại, tử cung co lại chậm. Tiến triển bệnh lý tùy theo từng trường hợp, bệnh có thể khỏi nếu được điều trị tích cực có đáp ứng hoặc trở thành viêm phúc mạc tiểu khung. Biện pháp xử trí điều trị là cho sản phụ nằm nghỉ ngơi, chườm đá lạnh và sử dụng loại kháng sinh thích hợp; trường hợp viêm nhiễm đã tạo thành túi mủ thì phải chọc túi mủ và dẫn lưu qua túi cùng âm đạo, nếu không đáp ứng phải cắt bỏ tử cung và sử dụng kháng sinh phù hợp với liều cao truyền bằng đường tĩnh mạch.

Viêm phúc mạc tiểu khung

Quá trình viêm phúc mạc tiểu khung không khu trú ở niêm mạc tử cung mà chúng phát triển vào tiểu khung để hình thành những giả mạc ở các tạng trong tiểu khung và gây dính với nhau. Phản ứng của phúc mạc sẽ sinh ra các túi dịch lẫn máu và mủ. Triệu chứng bệnh lý xảy ra trung bình khoảng từ 7 – 15 ngày sau khi sinh và có biểu hiện rầm rộ hơn viêm niêm mạc tử cung; nhiệt độ cơ thể tăng dần 38 – 400C, rét run, mệt mỏi, lưỡi bẩn; khám thấy có phản ứng thành bụng ở tiểu khung, bụng chướng nhẹ, ở phần trên của tiểu khung bụng mềm; khám âm đạo thấy cổ tử cung bé, tử cung to, di động và đau; các túi cùng âm đạo phù nề và đau; nếu khám âm đạo kết hợp với sờ nắn bụng thấy vùng tiểu khung có khối rắn, không di động, đau; xét nghiệm máu ghi nhận bạch cầu tăng, cần cấy sản dịch để tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Khi điều trị tích cực và đáp ứng, bệnh tiến triển tốt và có thể khỏi những cũng có trường hợp phát triển thành viêm múc mạc toàn bộ. Biện pháp xử trí điều trị bằng cách cho sản phụ nghỉ ngơi, chườm đá lạnh, dùng kháng sinh phù hợp với liều cao; nếu có ápxe ở túi cùng Douglas phải chọc dò và dẫn lưu qua túi cùng âm đạo; trường hợp điều trị không đáp ứng phải cắt bỏ tử cung và sử dụng kháng sinh thích hợp với liều cao truyền qua đường tĩnh mạch.

Viêm phúc mạc toàn bộ

Viêm phúc mạc toàn bộ xảy ra thường do nguyên nhân sau mổ lấy thai không vô khuẩn, sau viêm niêm mạc tử cung và viêm tử cung toàn bộ không được điều trị tốt, sau khi thực hiện các thủ tục sản khoa bóc nhau và kiểm soát tử cung; đồng thời cũng có thể do vi khuẩn lan tràn từ bệnh lý ứ mủ ở vòi trứng gây viêm phúc mạc. Triệu chứng viêm phúc mạc toàn bộ biểu hiện sau khi sản phụ sinh khoảng từ 7 – 10 ngày hoặc sau khi mổ đẻ khoảng 3 – 4 ngày với dấu hiệu môi khô, lưỡi bẩn, mắt trũng; có hội chứng nhiễm độc, nhiễm trùng; đại tiện có khi phân lỏng và mùi rất hôi, có phản ứng thành bụng hoặc cảm ứng phúc mạc nhưng nhiều khi không rõ; chụp phim X-quang bụng không chuẩn bị thấy bụng có quai ruột giãn, có mức nước và mức hơi; xét nghiệm điện giải đồ ghi nhận các thành phần Ca++. Cl giảm. Lưu ý cần chẩn đoán phân biệt với bệnh lý viêm phúc mạc tiểu khung, liệt ruột cơ năng. Xử trí điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh toàn thân phù hợp, bồi phụ nước và các chất điện giải, thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung bán phần, tiến hành rửa và dẫn lưu ổ bụng.

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là hình thái bệnh lý nặng nhất trong nhiễm trùng hậu sản. Sản phụ sau khi sinh bị sốt cao liên tục, nhiệt độ dao động, kèm theo triệu chứng sốt cao là rét run, toàn thân mệt mỏi; có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc như: môi khô, lưỡi bẩn, khó thở, da vàng, nước tiểu sẫm màu; nghe phổi có tiếng ran; có thể thấy các biểu hiện của các ổ nhiễm khuẩn thứ phát như ápxe cơ, ápxe gan, ápxe não; khám sản khoa thấy cổ tử cung hé mở, tử cung to và co hồi lại chậm, ấn tử cung đau, sản dịch có mùi hôi và bẩn lẫn máu mủ; cấy máu và cấy sản dịch nếu có kết quả dương tính là xác định chẩn đoán chắc chắn nhiễm trùng huyết, nếu kết quả âm tính cũng không thể loại trừ và chủ yếu vẫn căn cứ vào triệu chứng lâm sàng; thực hiện các xét nghiệm khác thấy hồng cầu giảm, bạch cầu tăng chủ yếu là tăng bạch cầu đa nhân trung tính, hematocrit giảm. Nhiễm trùng huyết có thể gây nên các biến chứng như suy thận cơ năng, viêm thận kẽ, ápxe phổi, viêm nội tâm mạc, ápxe não, viêm màng não… Tiên lượng bệnh tùy thuộc vào ổ nhiễm khuẩn thứ phát, việc điều trị có đáp ứng hiệu quả và kịp thời hay không. Điều trị nhiễm trùng huyết bằng cách sử dụng kháng sinh theo kết quả của kháng sinh đồ, khi chưa có kháng sinh đồ nên dùng loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng như nhóm cephalosporin, metronidazol, quinolon… kết hợp với biện pháp truyền máu, dùng thuốc trợ tim…; khi nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường hoặc giảm xuống phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung bán phần để loại trừ ổ nhiễm khuẩn tiên phát.

Viêm tắc tĩnh mạch

Nguyên nhân gây viêm tắc tình mạch thường hay gặp ở những sản phụ mang thai con rạ có chuyển dạ kéo dài, lưu thông mạch máu ở hệ tĩnh mạch bị cản trở, có hiện tượng tăng sinh sợi huyết. Triệu chứng xuất hiện muộn khoảng 12 – 15 ngày sau khi sinh với biểu hiện sốt nhẹ, rét run, mạch nhanh; nếu viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thì chân phù, màu trắng, ấn đau, gót chân không nhấc được khỏi giường. Nếu điều trị không kịp thời và đáp ứng có thể gây viêm tắc động mạch phổi, thận với nguy cơ dẫn đến tử vong. Trong quá trình điều trị, cần làm xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông; tiểu cầu, thời gian Quick và tỉ lệ prothrombin để theo dõi tiến triển của bệnh và sự đáp ứng điều trị; nên bất động chi bị viêm tắc tĩnh mạch ít nhất 3 tuần sau khi sản phụ hết sốt; sử dụng kháng sinh toàn thân kết hợp với corticoides sau vài ngày dùng kháng sinh; điều trị thuốc chống đông máu như heparin 25.000UI/kg cân nặng trong 24 giờ bằng đường tiêm tĩnh mạch hay nhỏ giọt tĩnh mạch hoặc dicoumarol 2 – 10 mg trong 24 giờ để kháng vitamin K có tác dụng chậm; theo dõi kết quả điều trị bằng xét nghiệm thời gian Howell, Quick.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để đề phòng các bệnh lý nhiễm trùng hậu sản đối với sản phụ sau khi sinh đã được nêu ở trên, cần điều trị tích cực những ổ viêm nhiễm trong khi có thai như: viêm đường tiết niệu, viêm đường sinh dục…; lưu ý đề phòng nhiễm khuẩn ối và chuyển dạ kéo dài; trong khi sinh không để sót nhau, tuân thủ đúng các chỉ định kiểm soát tử cung, chế độ vô khuẩn và vệ sinh; sau khi sinh phải tránh tình trạng bế sản dịch, bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc tầng sinh môn đúng quy định.

 

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>
Ăn tỏi giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng mạn tính http://tapchisuckhoedoisong.com/an-toi-giup-chong-lai-cac-benh-nhiem-trung-man-tinh-5377/ Thu, 19 Jul 2018 14:04:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-toi-giup-chong-lai-cac-benh-nhiem-trung-man-tinh-5377/ [...]]]>

Ăn tỏi giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng mạn tính

 

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Copenhagen chỉ ra rằng tỏi có thể phá hủy thành phần quan trọng trong hệ thống truyền tín hiệu của vi khuẩn, bao gồm các phân tử RNA điều chỉnh.

Nghiên cứu này là sự bổ sung mới nhất kết quả của nhóm nghiên cứu do GS Michael Givskov dẫn đầu, từ năm 2005 tập trung vào tác động của tỏi lên vi khuẩn. Tại thời điểm này, các nhà nghiên cứu biết rằng chiết xuất tỏi có thể ức chế vi khuẩn và vào năm 2012 họ phát hiện thấy hợp chất lưu huỳnh ajoene được tìm thấy trong tỏi giúp tạo ra tác dụng này.

Nghiên cứu mới này đã đưa ra cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng của ajoene trong việc ức chế các phân tử RNA trong 2 loại vi khuẩn. Hai loại vi khuẩn chúng tôi nghiên cứu rất quan trọng. Chúng được gọi là Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa.

Chúng thuộc về hai họ vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên, hợp chất này trong tỏi có thể chống lại cả hai cùng một lúc và do đó có thể là một bài thuốc hiệu quả khi được sử dụng cùng với các loại kháng sinh.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tỏi cung cấp sức đề kháng tự nhiên mạnh nhất với vi khuẩn. Bên cạnh việc ức chế các phân tử RNA của vi khuẩn, thành phần tỏi hoạt tính cũng làm tổn thương lớp bảo vệ xung quanh vi khuẩn được gọi là màng sinh học. Khi màng sinh học bị phá hủy hoặc làm suy yếu, cả các thuốc kháng sinh và hệ miễn dịch của cơ thể có thể tấn công vi khuẩn trực tiếp hơn và do vậy loại bỏ nhiễm trùng. Những kết quả này được công bố trên tờ Scientific Reports.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

]]>