nhiễm khuẩn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 13 Dec 2018 14:29:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png nhiễm khuẩn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Bệnh dễ mắc khi trời lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-khuan-duong-ho-hap-benh-de-mac-khi-troi-lanh-17330/ Thu, 13 Dec 2018 14:29:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-khuan-duong-ho-hap-benh-de-mac-khi-troi-lanh-17330/ [...]]]>

Tại sao thời tiết lạnh dễ mắc bệnh đường hô hấp?

Hệ hô hấp của chúng ta được tính bắt đầu từ cửa mũi trước đến tận các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản, có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Các bộ phận của đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phế nang trong phổi), một phần chức năng thực hiện lọc không khí và phần chức năng còn lại là trao đổi khí.

Hệ hô hấp là cơ quan tiếp xúc với không khí nên rất nhạy cảm với thời tiết. Thời tiết lạnh ẩm của mùa đông là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển. Mùa đông lạnh cũng khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm… Tất cả những điều này làm cho tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp tăng lên. Hơn nữa, ở trên đường hô hấp cũng có những vi khuẩn ký sinh. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh hay sức đề kháng giảm thì nó trở thành nguyên nhân gây bệnh.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Tác nhân nào gây bệnh?

Nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp là do các virus, vi khuẩn (liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn) và một số loại nấm…

Các vi khuẩn, virus sẽ cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh. Cơ thể sẽ kháng cự lại với các kháng thể IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ. Thông thường tế bào niêm mạc hô hấp bị tổn thương và bị virus phá huỷ nhưng sau khoảng 2 tuần lớp tế bào mới lại mọc lên và đẩy lùi virus. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả, virus từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới, vào máu gây nhiều bệnh biến thể khác.

Ngoài ra, viêm đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên khác nhau như do dị ứng thời tiết, dị ứng với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hay hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra)…

Biểu hiện như thế nào?

Khi bị viêm đường hô hấp người bệnh thường có các triệu chứng: Sốt cao, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, nhức mỏi…

Đối với các  bệnh đường hô hấp trên, đặc điểm quan trọng là thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt. Chính vì thế mà sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn. Đi kèm với sốt là hắt hơi, sổ mũi, người bệnh hắt hơi nhiều hơn mức bình thường, có khi đến 4-5 cái/một lần và xuất hiện nhiều lần trong ngày. Sau đó người bệnh sẽ bị chảy dịch mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi. Khi virus gây bệnh ở thanh quản thì bệnh nhân sẽ bị khàn tiếng đến tắt tiếng vì dây thanh âm bị phù nề, viêm nhiễm…

Những đối tượng nguy cơ cao

Những bệnh hô hấp thường gặp mùa lạnh là: Cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và những bệnh mạn tính như hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn  mạn tính (COPD)… dễ tái phát những đợt cấp tính.

Cúm ác tính là một trong những bệnh hô hấp nguy hiểm nhất. Cảm cúm phần lớn là tự hết mà chưa có thuốc đặc trị, nhưng cúm ác tính có thể dẫn đến tử vong mà không có dấu hiệu báo trước. Bên cạnh đó, bệnh viêm phổi cũng rất nặng nề đối với trẻ nhỏ vì nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong. Đối với người lớn mắc viêm phổi hầu hết phải điều trị nội trú. Ngoài ra, hen suyễn và COPD cũng là những bệnh nguy hiểm, gây tử vong nếu vào đợt cấp mà không nhập viện kịp thời.

Nhiễm khuẩn đường hô hấpGiữ ấm cơ thể khi trời lạnh là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.

Trẻ em và người già là những đối tượng rất dễ mắc bệnh:

Trẻ em, nhất là trẻ dưới sáu tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Trẻ khi mắc bệnh thường diễn biến nặng và khó lường. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp cấp, viêm phổi, áp xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến tử vong.

Thời tiết lạnh ẩm của mùa đông là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển, cộng với sức đề kháng của cơ thể suy giảm… làm cho tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp tăng lên.

 

Đối với người cao tuổi, nguyên nhân mắc bệnh thường gặp nhất là sự thay đổi thời tiết, thời tiết lạnh, làm tái phát các bệnh mạn tính của hệ hô hấp. Các yếu tố ô nhiễm môi trường, các bệnh lý nhiễm khuẩn vùng răng miệng, nhất là các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu, khiến cho đối tượng này rất dễ mắc bệnh hô hấp. Bệnh gặp ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ, và thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao người cao tuổi thường đi khám muộn, khi bệnh đã nặng.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng cần quan tâm vì sức đề kháng trong giai đoạn mang thai yếu hơn bình thường. Hơn nữa, khi mắc cảm cúm, đối tượng này thường phải hạn chế dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bệnh kéo dài và cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, việc phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu với phụ nữ mang thai, bằng cách hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh hô hấp. Những phụ nữ có bệnh hô hấp mạn tính cũng cần theo dõi và kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe trong giai đoạn mang thai.

Cách nào để phòng bệnh?

Với người khỏe mạnh không được chủ quan, cần đảm bảo chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất, các nhóm dinh dưỡng, tăng cường vận động, luyện tập, bổ sung vitamin trong trái cây, rau củ quả… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh và khi tắm không để nhiễm lạnh. Đối với trẻ em, tránh cho trẻ đi chơi, ra ngoài vào những lúc trời lạnh… Vì chỉ cần bị lạnh là cơ thể suy giảm sức đề kháng, sẽ làm cho vi khuẩn, virus cộng sinh trong cơ thể sẽ có cơ hội phát triển gây bệnh.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng để loại trừ vi khuẩn, virus… khỏi đôi bàn tay, do đó các tác nhân này không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp; nhà ở cần thông thoáng, ít bụi bẩn.

Nhiễm khuẩn đường hô hấpRửa tay bằng xà phòng để loại trừ vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp.

Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tránh khạc nhổ bừa bãi; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân; đeo khẩu trang cách ly với mầm bệnh; tránh những yếu tố nguy cơ như hút thuốc, nhất là trên đối tượng mắc COPD…

Tiêm phòng vắc-xin. Việc tiêm phòng hay uống vắc xin làm cho cơ thể nâng đáp ứng miễn dịch với virus hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Đối với trẻ em, cần được tiêm chủng đầy đủ, nhất là mũi phòng bệnh thường gặp như: Cúm, rubella, viêm phổi do phế cầu, sởi, ho gà… để được bảo vệ một cách tối đa.

Với những đối tượng có nguy cơ phải có sự tư vấn của bác sĩ, tuân thủ điều trị, sử dụng đều đặn và đầy đủ đơn thuốc của bác sĩ đối với những bệnh mạn tính để tránh trường hợp bệnh tái phát nặng hơn…

Tất cả những cách dự phòng trên, tuy đơn giản nhưng lại giúp ta phòng tránh tốt với những bệnh thuộc về hệ hô hấp.

BS. Lê Xuân Bách

]]>
Thoái hoá khớp gối: Cảnh báo nguy cơ nhiễm khuẩn nếu điều trị muộn http://tapchisuckhoedoisong.com/thoai-hoa-khop-goi-canh-bao-nguy-co-nhiem-khuan-neu-dieu-tri-muon-14120/ Sun, 05 Aug 2018 06:22:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thoai-hoa-khop-goi-canh-bao-nguy-co-nhiem-khuan-neu-dieu-tri-muon-14120/ [...]]]>

Thoái hoá khớp gối nhiều – vì sao tỉ lệ thay khớp ít?

PGS.TS. Kiều Đình Hùng, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện trường Đại học Y Hà Nội cho biết, tại Việt Nam, bệnh nhân bệnh lý khớp gối khá nhiều và gặp nhiều ở phụ nữ nhưng tỉ lệ thay khớp gối còn ít do kỹ thuật thay khớp vẫn còn khá mới ở nước ta. Ngoài ra còn một nguyên nhân quan trọng là bệnh nhân thường đến viện rất muộn, đã điều trị bằng các biện pháp đông y, tiêm các loại, bó lá… không khỏi mới đến bệnh viện khám thì không còn có thể mổ được nữa vì khớp đã hỏng, nếu mổ được thì cũng nhiều biến chứng hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao mà thay khớp bị nhiễm khuẩn thì là một thảm hoạ.

Hiện nay tại Bệnh viện đang áp dụng thay khớp gối toàn phần và đang cập nhật kỹ thuật thay khớp gối bán phần. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng là một trong những cơ sở sớm nhất ở miền Bắc thực hiện thay khớp gối, khớp vai và khớp háng. Hiện BV đã mổ khoảng 20 ca thay khớp gối toàn phần, nhiều trường hợp đạt hiệu quả rất tốt nhưng cũng có những trường hợp chưa được như mong muốn vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chỉ định mổ, giai đoạn mổ có phù hợp không. Nếu bệnh nhân mổ quá muộn thì sẽ khó khăn hơn vì phần cơ hỏng hết, khó cử động lại. Khớp gối ngoài xương, cơ, hệ thống dây chằng phải còn tốt thì mới cử động được, nếu mổ giai đoạn muộn quá thì dây chằng hỏng hoặc cơ thoái hoá quá nặng thì bệnh nhân sẽ không cử động được. Khớp thoái hoá chia làm 4 độ, thường ở đầu giai đoạn 4 là phải mổ và không được để quá muộn. Khớp nhân tạo thay thế được chọn theo kích cỡ có sẵn phù hợp với từng bệnh nhân. Chi phí thay khớp khoảng 40-50 triệu đồng.

PGS.TS. Kiều Đình Hùng.

Cũng theo PGS.TS. Kiều Đình Hùng, ở các nước phát triển thì tỉ lệ thay khớp gối cao hơn khớp háng, chiếm khoảng 55% trong các phẫu thuật thay khớp, còn ở nước ta thì chủ yếu là thay khớp háng, không phải vì bệnh lý khớp gối ít hơn mà vì thường đến bệnh viện muộn, ít cơ sở điều trị có đủ điều kiện thay khớp gối nên họ cố điều trị bằng nội khoa. Ngay tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng mới chỉ thực hiện thay khớp gối toàn phần được khoảng 2-3 năm nay. Ngoài ra ở khu vực miền Bắc cũng chỉ có một số bệnh viện lớn có đủ điều kiện thực hiện thay khớp gối toàn phần như: BV Việt Đức, BV Bạch Mai, BV TWQĐ 108, BV quân y 103… Trong quá trình từ khâu hội chẩn đến quyết định mổ, bác sĩ phải chuẩn bị nhiều phương án để có lựa chọn tối ưu nhất cho bệnh nhân trong quá trình mổ. Thay khớp là một kỹ thuật hiện đại và phải chuẩn bị rất chu đáo nhưng quyết định cuối cùng là trong lúc mổ chứ không phải chỉ chuẩn bị một phương án duy nhất.

Thể thao đúng cách để phòng ngừa thoái hoá khớp

Theo TS. Nguyễn Văn Hoạt, khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện trường Đại học Y Hà Nội, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý khớp gối, trong đó thoái hoá là nguyên nhân đứng hàng đầu. Tiếp theo là nguyên nhân do chấn thương (do chơi thể thao hoặc lao động), khi chấn thương gây tổn thương sụn trên, sau đó sẽ tổn thương đến khớp và đây cũng là nguyên nhân chiếm tỉ lệ khá cao. Bên cạnh đó là nguyên nhân do các bệnh lý về các khối u vùng khớp nhưng tỉ lệ ít hơn, một số bệnh viêm mạn tính hoặc viêm khớp (thường gây tổn thương cả 2 bên).

Ca phẫu thuật thay khớp gối bán phần đầu tiên tại miền Bắc vừa được các bác sĩ BV Đại học Y Hà Nội thực hiện thành công với sự chuyển giao kỹ thuật của chuyên gia Đức chiều 23/6/2017.

Bệnh lý khớp gối do thoái hoá là bệnh tiến triển dần theo quá trình phát triển của mỗi người, có những người bị thoái hoá từ rất sớm do cơ địa hoặc do bản thân sinh ra kháng thể để chống lại chính những thành phần của khớp. Do đó, một trong những vấn đề dự phòng thoái hoá khớp là bằng các bài tập phục hồi chức năng, các bài tập thể thao đúng cách. Ví dụ như bệnh nhân thoái hoá khớp thì không nên chơi những môn thể thao đối kháng như tennis, bóng bàn, cầu lông, bóng rổ… vì khi chạy, nhảy nó sẽ dồn trọng lực vào khớp. Có thể tập bơi hoặc những môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe hoặc những môn thể thao không chịu lực lên khớp gối, đó là những cách hiệu quả để phòng chống thoái hoá khớp gối. Thường những người có cân nặng cao hay bị bệnh khớp gối vì khớp phải chịu trọng lực quá tải, do đó giảm cân cũng là một cách để dự phòng thoái hóa khớp. Những người chơi thể thao mà để cơ thể chịu lực quá nhiều, các khớp bị tác động lên nhiều cũng dễ bị thoái hoá. Người đạp xích lô cũng dễ bị thoái hoá khớp do vận động quá nhiều lên khớp.

Thoái hoá là một quá trình, nó nặng dần cho đến khi người bệnh không thể chịu được. Để phòng ngừa thoái hoá khớp gối, cần chịu khó tập thể thao nhưng phải đúng cách. Ngoài ra có thể bổ sung một số loại thuốc bổ trợ cho quá trình điều trị, đặc biệt trong giai đoạn cấp để giảm quá trình thoái hoá, còn khi người bệnh không chịu đựng được nữa thì cần phải khám và điều trị thích hợp.

Hạ Hiền

]]>
Nhiễm khuẩn bệnh viện – Nguyên nhân nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-khuan-benh-vien-nguyen-nhan-nao-13964/ Sun, 05 Aug 2018 05:57:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-khuan-benh-vien-nguyen-nhan-nao-13964/ [...]]]>

NKBV làm tăng tỉ lệ tử vong, làm chậm tiến triển của bệnh dẫn đến kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí chăm sóc người bệnh.

Thế nào là NKBV?

NKBV là nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện mà nhiễm khuẩn đó không có triệu chứng lâm sàng hoặc đang ủ bệnh tại thời điểm nằm viện. Nhiễm khuẩn (NK) xảy ra 48 đến 72 giờ và trong vòng 10 ngày sau khi bệnh nhân (BN) xuất viện được coi là NK mắc phải tại bệnh viện (trừ viêm dạ dày ruột do Norwalk virus thời gian ủ bệnh ngắn hơn 48 giờ, viêm gan siêu vi A lâu hơn 10 ngày).

Tỉ lệ NK trong một bệnh viện rất quan trọng, nó phản ánh công tác chuyên môn của một bệnh viện (khả năng chống NK, việc xây dựng, giám sát và thực hiện những qui trình chuẩn trong công việc hàng ngày…) và ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cả người bệnh và nhân viên y tế. Tỉ lệ NKBV trên toàn thế giới khoảng từ 3,5 – 10% tổng số người bệnh nằm điều trị nội trú và ở bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 1,4 triệu người bị mắc NKBV.

Nhiễm khuẩn bệnh viện
Môi trường bệnh viện đông đúc là nguy cơ gây NKBV. Ảnh: TM

Các yếu tố dẫn đến NKBV

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến NKBV. Hàng đầu là do không khí trong môi trường BV bị NK. NKBV lây lan theo chất bẩn, hơi nước, hoặc các hạt bụi lơ lửng trong không khí. Gần đây người ta còn chú ý tới vai trò của các máy điều hòa nhiệt độ trong việc lây truyền vi khuẩn Legionella pneumophila gây viêm phổi. NKBV cũng có thể do thực hiện nhiều thủ thuật xâm nhập (tiêm truyền, phẫu thuật, thở máy, thủ thuật thai sản…); do dụng cụ y tế, thực phẩm, nguồn nước bị NK; do nhân viên y tế đặc biệt là tay nhân viên y tế trước và sau khi chăm sóc bệnh được xem là nguyên nhân quan trọng nhất trong việc phát tán vi khuẩn gây bệnh. NKBV có thể do sự lây lan từ BN này sang BN khác trong thời gian nằm viện. Đôi khi cũng có thể do những người nhà thăm nuôi BN vì họ có thể là những người đang NK, những người đang trong thời kỳ ủ bệnh hoặc là người lành mang khuẩn. Những người tham gia chăm sóc BN cũng góp phần vào việc lan truyền vi khuẩn từ BN này sang BN khác nếu không tuân thủ chặt chẽ các qui định về vệ sinh an toàn chống NK trong BV.

NKBV cũng có nguy cơ từ những khoa điều trị đặc biệt phải sử dụng nhiều loại kháng sinh dẫn đến sự tồn tại kéo dài hoặc phát sinh mới những chủng VK kháng thuốc. Điều nguy hiểm ở chỗ các đơn vị này không được thay đổi vị trí thường xuyên dẫn đến sự tồn tại các “ổ vi khuẩn” kháng thuốc trong bệnh viện.

Các loại nhiễm khuẩn thường gặp và chủng vi khuẩn gây bệnh

Hầu như tất cả các cơ quan của cơ thể đều có nguy cơ mắc NKBV tuy mức độ có khác nhau. NK huyết là rất thường gặp (gặp ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, suy giảm miễn dịch, người có các bệnh mạn tính như COPD, suy tim…). Tác nhân thường gặp là Staphylococcus aureus, Enterococci,… NK đường hô hấp, điển hình là viêm phổi (ở người lớn tuổi, những BN dùng máy thở, mổ lồng ngực, chấn thương ngực kín, tràn khí, tràn dịch màng phổi…). Tác nhân thường gặp là vi khuẩn Gram âm, trực khuẩn mủ xanh, acinetobacter B, tụ cầu vàng, nấm. NK tiết niệu (gặp ở người cao tuổi, phụ nữ, BN nặng tại các khoa HSTC phải đặt sonde tiết niệu, BN sau làm thủ thuật như nội soi, tán sỏi bàng quang, niệu quản, thận… ). Các vi khuẩn thường gặp: Gram (-), Gram (+), Candida sp, E.coli, trực khuẩn mủ xanh, Acinetobacter B… NK vết mổ là một NKBV rất thường gặp, đặc biệt là ở các BN được mổ cấp cứu (do điều kiện vô khuẩn không thể tốt như mổ có kế hoạch). Tác nhân chủ yếu là vi khuẩn Gram (-), Gram (+) chủ yếu là S.aureus, Enterococci và các vi khuẩn khác. NK thần kinh đặc biệt hay gặp ở khoa phẫu thuật sọ não (BN chấn thương sọ não hở), loại NK này rất nguy hiểm nếu nhiễm các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. BN viêm não thất do trực khuẩn mủ xanh hoặc Acinetobacter gần như chắc chắn tử vong. Các NK đường tiêu hóa cũng thường gặp ở các BN nặng tại các khoa Hồi sức tích cực. Ở các đối tượng BN này thường có liệt ruột, tưới máu ruột kém, dùng các thuốc giảm tiết dịch vị (chống loét do stress) dẫn đến tăng xâm nhập của VK vào lớp niêm mạc đường tiêu hóa gây tổn thương. Thường gặp là viêm ruột do vi khuẩn kỵ khí, tụ cầu, các cầu khuẩn đường ruột, vi khuẩn gram âm. Các NK ngoài da, viêm tĩnh mạch do tiêm truyền không đảm bảo vô khuẩn, do lưu kim luồn lâu, do đặt catheter tĩnh mạch trung tâm cũng thường gặp và chiếm khoảng 2 – 15% các NKBV nói chung. Tác nhân hay gặp nhất là tụ cầu (25%). Loại NK này có thể gây viêm tắc tĩnh mạch dẫn đến tắc mạch phổi cấp. Các NK cơ, xương khớp cũng chiếm khoảng 3% tổng số các NKBV. Tác nhân viêm thường do tụ cầu. Vi khuẩn lan theo đường máu hoặc tại chỗ trong khi làm các thủ thuật xâm nhập như tiêm bắp, tiêm nội khớp… Viêm nội tâm mạc NK, mặc dù ít gặp nhưng rất khó điều trị nếu nhiễm các chủng vi khuẩn đa kháng. Vi khuẩn thường vào theo đường tĩnh mạch trong khi tiêm truyền hoặc vào theo các tĩnh mạch lớn trong khi làm thủ thuật: đặt catheter TMTT, đặt máy tạo nhịp, phẫu thuật tim, lồng ngực. Các NK sản khoa: thường do vi khuẩn gram âm. NK sản khoa rất thường gặp do can thiệp thủ thuật nhiều, vị trí dễ bị NK và khó chăm sóc. Vi khuẩn thường gặp là gram âm, nấm.

Dùng kháng sinh trong NKBV như thế nào?

Trước hết, phải tuân thủ nguyên tắc dùng kháng sinh: Không dùng kháng sinh tràn lan tùy tiện. Dùng kháng sinh tập trung vào các loại vi khuẩn hay gặp như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, vi khuẩn gram âm, nấm, kỵ khí. Dùng kháng sinh đủ liều, nên dùng kháng sinh đường tiêm truyền. Loại bỏ tác nhân NK và các yếu tố nguy cơ. Dùng theo kháng sinh đồ nếu kết quả nuôi cấy đáng tin cậy và phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng.

Ts.BS. Vũ Đức Định

]]>
Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp háng: Xử lý thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-khuan-sau-phau-thuat-thay-khop-hang-xu-ly-the-nao-13860/ Sun, 05 Aug 2018 05:47:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-khuan-sau-phau-thuat-thay-khop-hang-xu-ly-the-nao-13860/ [...]]]>

Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều BN gặp phải các tai biến, biến chứng sau thay khớp như: sai khớp, gãy xương, mòn khớp, lỏng khớp, nhiễm khuẩn… trong đó biến chứng nhiễm khuẩn khớp sau thay khớp háng nhân tạo là biến chứng nặng nề nhất đối với bệnh nhân và cho cả thầy thuốc.

Phân loại nhiễm khuẩn sau thay khớp

Giai đoạn I (nhiễm khuẩn cấp): bao gồm nhiễm khuẩn cấp sau mổ, khối máu tụ nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn nông tiến triển thành nhiễm khuẩn sâu. Giai đoạn này có thể thấy dịch mủ, dịch tiết chảy ra từ ổ mổ, quanh vết mổ đỏ, nề, người bệnh có thể sốt cao.

Giai đoạn II (nhiễm khuẩn sâu): BN thấy đau tại khớp háng, trong khi vết thương đã liền tốt. Tuy nhiên, có nhiều BN để lâu, không điều trị có thể dẫn đến viêm rò ổ mổ. Chụp Xquang: có thể thấy dấu hiệu lỏng khớp ở ổ cối hoặc xương đùi hoặc cả hai vị trí. Xét nghiệm máu: máu lắng, CRP, bạch cầu có thể tăng cao. Chọc dò khớp háng quan sát dịch khớp, đếm số lượng bạch cầu, cấy khuẩn có thể giúp tìm vi sinh vật gây bệnh. Phương pháp đánh dấu đồng vị phóng xạ có giá trị chẩn đoán cao nhưng ít cơ sở y tế có thể triển khai, giá xét nghiệm đắt.

Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp hángNhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp hángHình ảnh lỗ viêm rò tại ổ mổ và hình ảnh tiêu xương, phản ứng dày xương tại quanh ổ cối và chuôi khớp nhân tạo.

Giai đoạn III (nhiễm khuẩn muộn từ máu): sau mổ BN không đau khớp một thời gian, sau đó BN than phiền vì đau tại khớp háng cấp tính, kết quả xét nghiệm các chỉ sổ bạch cầu, máu lắng và CRP tăng.

Cách gì chẩn đoán?

Giai đoạn I: việc chẩn đoán rất dễ dàng, chỉ cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng đã mô tả ở trên.

Giai đoạn II, III: việc chẩn đoán tương đối dễ dàng nếu đã xuất hiện viêm rò tại vết mổ.

Tuy nhiên, với những trường hợp không có viêm rò, vết mổ liền sẹo tốt, việc chẩn đoán không dễ dàng. Với những trường hợp này, để chẩn đoán nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp háng cần dựa vào các triệu chứng sau:

Đau tại khớp háng: đây là triệu chứng quan trọng nhất, vị trí đau có thể tại nếp bẹn hoặc dọc đùi, cảm giác đau sâu, đau trong xương, đau liên tục, âm ỉ cả khi nghỉ ngơi, đau tăng về đêm, khi đi lại, điều trị thuốc kháng viêm giảm đau không đỡ hoặc đỡ ít.

Các triệu chứng kèm theo: có thể có sốt nhẹ hoặc cảm giác gai rét.

Chọc dò dịch khớp háng để cấy khuẩn có thể phát hiện vi khuẩn gây bệnh, ngoài ra đếm số lượng bạch cầu đa nhân trong dịch khớp háng, nếu số lượng trên 400/mm khối có thể nghĩ đến nhiễm khuẩn khớp.

Xquang: có thể thấy hình ảnh đường thấu quang quanh khớp nhân tạo, các ổ tiêu xương, phản ứng dày màng xương…

Ngoài ra, có thể dùng chất đồng vị phóng xạ để đánh dấu, phương pháp này có giá trị chẩn đoán cao, tuy nhiên khá tốn kém.

Giải pháp điều trị

Tùy theo giai đoạn bệnh, áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau:

Nếu nhiễm khuẩn nông ổ mổ, dùng kháng sinh điều trị, tốt nhất theo kháng sinh đồ. Cắt chỉ ổ mổ, cắt lọc vết thương, điều trị hút áp lực âm (VAC), khâu da kỳ II.

Nhiễm khuẩn sâu: tùy theo thời gian và mức độ tổn thương, có thể áp dụng các phương pháp:

Cắt lọc và tưới rửa khớp.

Phương pháp này ít được áp dụng, thông thường chỉ định cho những trường hợp có khối máu tụ có khả năng gây nhiễm khuẩn.

Thay khớp lại một thì

Phương pháp này thường sử dụng cho những trường hợp nhiễm khuẩn giai đoạn cấp, bán cấp, tỉ lệ thành công khoảng 75-80%. Phương pháp tiến hành: sau khi tháo khớp nhân tạo, cắt lọc, tưới rửa sạch ổ mổ, rửa sạch, tiệt trùng khớp vừa tháo, thay lại khớp luôn trong một cuộc mổ hoặc có thể thay thế bằng khớp nhân tạo mới trong cùng một cuộc mổ.

Thay khớp lại hai thì

Phương pháp này được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Thì 1: tháo khớp, trám xi măng kháng sinh.

Sau khi được chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn khớp háng nhân tạo, các bác sĩ sẽ tháo khớp, cắt lọc sạch ổ mổ 1 – vài lần, trám xi măng kháng sinh thay thế tạm thời khớp nhân tạo, cố định tạm thời khớp bằng nẹp chỉnh hình, điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch trong 4-6 tuần.

Thì 2: thay lại khớp.

Bệnh nhân được hẹn khám định kỳ 3-6 tháng, nếu vết mổ liền tốt, xét nghiệm bạch cầu, máu lắng, CRP trong giới hạn bình thường sẽ được xem xét phẫu thuật thay lại khớp háng.

Tháo khớp (cắt đoạn khớp)

Trong một số trường hợp bệnh nhân thể trạng yếu, không thể  phẫu thuật thay khớp, sau khi tháo khớp nhân tạo, làm liền ổ mổ bằng phương pháp điều trị áp lực âm (VAC) hoặc trám vạt cơ vào ổ cối, sau đó tùy vào từng bệnh nhân có thể xem xét thay lại hoặc không  phẫu thuật thay lại khớp háng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Như vậy, nhiễm khuẩn khớp háng sau thay khớp nhân tạo là biến chứng rất nặng nề, việc điều trị không đơn giản. Do đó, với mỗi bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng, phẫu thuật viên cần giải thích cho bệnh nhân đầy đủ, rõ ràng các biến chứng có thể xảy ra, trong đó có biến chứng nhiễm khuẩn, giúp bệnh nhân nhận biết được các triệu chứng bất thường sau thay khớp, đặc biệt là triệu chứng đau. Với mỗi người bệnh sau thay khớp háng, luôn nhớ khám lại định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, lắng nghe, thấu hiểu những nội dung phẫu thuật viên trao đổi, ngoài ra bệnh nhân có thể tự tìm hiểu tài liệu phổ thông qua các phương tiện như internet, sách báo, trao đổi với những bệnh nhân khác để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường, giúp thầy thuốc chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, giảm thiểu những hậu quả do nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp háng gây ra.

ThS.BSCKII. Phùng Văn Tuấn

((Khoa Phẫu thuật khớp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108))

]]>
Phòng bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn mùa xuân hè http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-ban-do-nhiem-khuan-mua-xuan-he-12976/ Sun, 29 Jul 2018 12:14:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-ban-do-nhiem-khuan-mua-xuan-he-12976/ [...]]]>

Bệnh thường lây qua đường hô hấp là chính như tiếp xúc với người bệnh khi hắt hơi, sổ mũi hoặc tay chạm tay sau đó lại đưa lên đường hô hấp gây thành dịch ở trường học, trong gia đình. Bệnh lành tính nhưng có thể gây nguy hiểm ở người suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, việc hiểu biết để phòng bệnh là vô cùng quan trọng.

Con đường lây truyền

Thời gian ủ bệnh khoảng 6-18 ngày. Ở giai đoạn phát ban, bệnh không lây nhiễm. Virut vào máu sau 5-10 ngày. Có thể tìm virut từ bệnh phẩm là dịch tiết của miệng hoặc mũi. Các đường lây truyền virut là không khí, lây từ mẹ sang con, lây quan đường máu. Virut có thể tồn tại lâu trong máu, tủy xương, da… Tuy nhiên, bệnh thường lây qua đường hô hấp là chính như tiếp xúc với người bệnh khi hắt hơi, sổ mũi hoặc tay chạm tay sau đó lại đưa lên đường hô hấp. Do vậy, có thể tìm thấy virut trong dịch tiết miệng hoặc mũi sau 5-10 ngày nhiễm bệnh.

Phát hiện các ban đỏ, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn.

Phát hiện các ban đỏ, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng khi bị ban đỏ nhiễm khuẩn thường là sốt nhẹ, đau đầu. Sau vài ngày, xuất hiện phát ban ở má, thương tổn đỏ da, cảm giác hơi nóng, rát như ai đó đánh vào hai má. Triệu chứng này kéo dài 2-4 ngày, sau đó xuất hiện ban đỏ màu hồng, dạng lưới ở các chi, có thể gặp ở cả thân mình. Các vết đỏ có thể nhạt đi nhưng sẽ trở nặng khi người bệnh tiếp xúc với hơi nóng như tắm vòi sen nước nóng hay lạnh, tắm nắng. Ban có thể mất đi sau vài ngày, nhưng một số trường hợp kéo dài vài tuần. Một số trẻ còn có triệu chứng: xuất hiện các hạch, viêm họng… Do triệu chứng của ban đỏ nhiễm khuẩn thường dễ lẫn với một số bệnh khác, do đó, khi nghi ngờ, cách tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, tư vấn và điều trị nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn không có biện pháp điều trị cụ thể, việc điều trị chủ yếu nhằm làm giảm các triệu chứng như: sốt, đau… Nếu mắc, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế để khám, tư vấn thuốc cụ thể. Không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh càng nặng thêm. Có thể dùng khăn lạnh chườm vào má để giảm cảm giác nóng, rát cho trẻ. Khi khỏi, bệnh sẽ không tái phát.

Nếu như con bạn bị rối loạn máu hoặc suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị ung thư mà bị bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn, cần cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế. Những trường hợp này có sức đề kháng yếu, do vậy, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn tuy lành tính nhưng có thể gây nguy hiểm ở người suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc ở phụ nữ mang thai. Parvovirus B19 không gây dị tật thai nhi nhưng có thể gây thai lưu. Các biến chứng khác có thể gặp là viêm đa khớp, viêm não, viêm gan, viêm cơ, bệnh tim…

Cách phòng bệnh

Trẻ mắc phải bệnh này rất dễ lây lan cho trẻ khác, đặc biệt khi trẻ đang trong giai đoạn có những triệu chứng giống như cảm lạnh. Tuy nhiên, đến khi phát ban, trẻ sẽ không lây nhiễm cho người khác nữa. Bởi vậy, khi thấy trẻ bị sốt hoặc phát ban, cần giữ trẻ tránh xa các trẻ khác và các thai phụ. Phụ nữ mang thai nếu nghi ngờ tiếp xúc với nguồn bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn thì cần đi xét nghiệm. Hiện nay, vẫn chưa có vắc-xin đặc hiệu để điều trị và phòng bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp ở trẻ, vì vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Những người đang mang thai, đã bị nhiễm virut hoặc từng có tiếp xúc với người nghi ngờ có virut nên tới bệnh viện để làm xét nghiệm máu, cần theo dõi chặt chẽ về sự phát triển của thai nhi nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.

BS. Hà Thị Quế

]]>
Dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhiem-khuan-duong-tieu-o-tre-11211/ Wed, 25 Jul 2018 09:10:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhiem-khuan-duong-tieu-o-tre-11211/ [...]]]>

Nhiễm khuẩn đường tiểu là bệnh rất hay gặp ở trẻ em, đa số là do vi khuẩn E. coli, đi từ đường ruột là hậu môn sang lỗ tiểu ngoài, đi ngược dòng vào đường niệu. Bệnh còn có thể do nhiễm khuẩn huyết gây ra, vi khuẩn từ máu bệnh nhân đi khắp cơ thể, đến đường niệu và gây nhiễm khuẩn đường tiểu. Dạng này rất nặng và nguy cơ cao. Ngoài ra, những trẻ có sức đề kháng kém hoặc có dị dạng đường niệu thì càng dễ mắc hơn. Bệnh không biểu hiện rõ ràng nhưng diễn tiến âm thầm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, vì vậy việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh

Nhiễm khuẩn đường tiểu là do vi khuẩn gây ra khi chúng xâm nhập vào nước tiểu. Hầu hết là do những vi khuẩn bình thường sống trong ruột. Chúng không gây hại gì khi ở trong ruột, nhưng có thể gây nhiễm khuẩn một khi xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể. Một số vi khuẩn nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, đôi khi có thể qua niệu đạo vào bàng quang, vào nước tiểu chúng sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm khuẩn đường tiểu. Nếu ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng có thể lên thận gây viêm thận.

Ở bé trai, nhiễm khuẩn hay gặp trong trường hợp có dị dạng đường tiểu, phần da của bộ phận dẫn tiểu bị túm lại, lỗ tiểu nhỏ. Khi đi tiểu, nước không ra được ngay mà ứ lại, đầu ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng. Chỉ đến khi nước tiểu căng quá mới xì ra, lúc theo hướng này, lúc theo hướng kia.

Tuy nhiên, nhiễm khuẩn đường tiểu hay gặp ở bé gái hơn bé trai vì đường tiểu nữ ngắn, vi khuẩn dễ dàng từ ngoài đi ngược vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Nhiễm khuẩn vùng âm hộ ở nữ cũng dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiểu vì lỗ tiểu và lỗ âm hộ ở kế bên nhau. Người ta thường thấy hai bệnh này đi cùng nhau ở những bé gái hay ngồi lê la dưới đất mà không mặc quần áo hay vải quần quá mỏng. Ngoài ra, các bà mẹ khi làm vệ sinh cho con gái thường hay có thói quen lau chùi từ dưới lên trên (khi trẻ ở tư thế nằm) tức là từ sau ra trước. Chính động tác này đã vô tình đem vi khuẩn từ hậu môn ra lỗ tiểu và lỗ âm hộ. Do đó, đa số các nhiễm khuẩn đường tiểu đều do vi khuẩn E.coli có rất nhiều trong phân gây ra.

Ngoài ra, những trẻ bị nhiễm giun kim, nếu không được điều trị thì chính giun kim là tác nhân đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước, hoặc khi trẻ lấy tay gãi ngứa vùng hậu môn và bộ phận sinh dục do bị nhiễm giun kim.

Cần phát hiện sớm

Những trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thể có nhiều triệu chứng như: sốt, nôn hay tiêu chảy, ngủ gà, quấy khóc, ăn kém, đau bụng, đi tiểu ra máu… Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng thường không rõ ràng. Do vậy, khi thấy trẻ sốt mà không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa… thì phải đưa tới bệnh viện vì có khả năng trẻ đã bị bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu.

Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng của bệnh thể hiện rõ hơn: Trẻ muốn đi tiểu mà không đi được hoặc trẻ thường xuyên tiểu són, tiểu lắt nhắt, tiểu dắt. Kiểm tra nước tiểu của trẻ thấy đục, thậm chí có trẻ tiểu ra máu. Một số trẻ có thể kèm theo sốt, đau bụng, đau hông lưng. Ðái dầm ở một đứa trẻ từ trước tới nay tiểu bình thường cũng có thể là một triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiểu.

Nhiễm khuẩn đường tiểu là bệnh gây nguy hiểm do biến chứng thường gặp là sẹo thận. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh sẽ nặng hơn. Sau mỗi đợt nhiễm khuẩn đường tiểu nặng hoặc nhiễm khuẩn đường tiểu tái phát nhiều lần, trẻ sẽ bị sẹo thận dẫn đến suy thận mạn sau này.

Cách phòng bệnh

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ gái, sau mỗi lần đi tiêu, đi tiểu, cha mẹ nên vệ sinh và lau chùi đúng cách, không lau từ sau ra trước, phải lau từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ đường tiêu hóa vào đường niệu. Nên thường xuyên kiểm tra tã lót và nên thay tã ngay sau khi bé đi tiêu, đi tiểu. Cho trẻ nhỏ uống đủ nước. Cha mẹ cần hướng dẫn và nhắc nhở trẻ không nên nhịn tiểu và nhịn uống nước. Bởi nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài, khi bị ứ trong bàng quang, sẽ là môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm khuẩn đường tiểu. Ngoài ra, uống nhiều nước sẽ giúp thận thải tốt các chất bã… Đối với những trẻ bị nhiễm giun kim cần điều trị ngay.

Nhiễm khuẩn đường tiểu nếu phát hiện sớm có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Những trẻ có dị dạng đường tiểu, dị dạng bàng quang khiến nước tiểu trào ngược lên thận, có thể phải cần đến can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh lại. Do đó các bậc cha mẹ nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh cần cho cho trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.

BS. Văn Bàng

]]>
Uống nước đun sôi để nguội đúng cách để tránh nhiễm khuẩn http://tapchisuckhoedoisong.com/uong-nuoc-dun-soi-de-nguoi-dung-cach-de-tranh-nhiem-khuan-3802/ Thu, 19 Jul 2018 07:39:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/uong-nuoc-dun-soi-de-nguoi-dung-cach-de-tranh-nhiem-khuan-3802/ [...]]]>

Nhiều ý kiến cho rằng nước ở nhiệt độ đun sôi có thể tiêu diệt được vi khuẩn và các chất độc hại nhưng đồng thời làm biến đổi cấu trúc tự nhiên của nước, mất oxy và một số nguyên tố vi lượng cần cho cơ thể. Cùng với đó, chất khử trùng Clo kết hợp với hợp chất hữu cơ trong nước như halogen hóa hydrocacbon là chất nguy hiểm có thể gây ung thư. Ngoài ra trong thành phần của nước tự nhiên có chứa amoniac. Dưới tác dụng của nhiệt, amoniac chuyển hóa thành nitrat là một tiền chất gây ung thư.

Uống nước đun sôi để nguội có thể gây ung thư?

Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết thông tin clo có trong nước phản ứng với chất hữu cơ halogen hình thành hydrocacbon là không có cơ sở khoa học. Các nhà y học trên thế giới đã nghiên cứu và chứng minh diệt khuẩn bằng clo là phương pháp đơn giản nhất mà an toàn.

Ngoài ra, khi nước được đun sôi, amoniac là chất có khả năng gây ung thư vốn tồn tại trong nước tự nhiên được thoát ra, vì thế không gây hại cho cơ thể. Kể cả với nước tự nhiên, thành phần amoniac rất thấp nên không thể tạo ra những hợp chất gây ung thư cho người uống.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ

Tiến sĩ Trần Hồng Côn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng chính cách sử dụng nước không đúng mới có thể gây ra ung thư. Khi thực phẩm nói chung và nước nói riêng được đựng trong các chai nhựa chứa hợp chất mononer, có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, nước sôi để nguội lâu ngày làm cho oxy trong nước mất đi gần hết, những vật hữu cơ bị phân giải và những vật vô cơ lắng xuống. Thời gian lưu cữu càng lâu càng là điều kiện tốt để vi khuẩn trong môi trường sống xâm nhập và phát triển trong nước đun sôi. Hơn nữa, khi nước sôi để nguội được đổ vào nước cũ còn lại trong bình, càng làm vi khuẩn phát triển sinh ra nấm mốc, nếu uống vào dễ gây bệnh ung thư.

Bác sĩ Côn khuyên:

– Nên uống hết nước đun sôi trong ngày.

– Nước đun sôi để nguội cần phải được đảm bảo trong khu vực sạch sẽ, dụng cụ chứa nước đạt tiêu chuẩn y tế, tránh sử dụng các loại nhựa tái sinh để chứa nước.

– Nước đóng chai khi đã chạm vào miệng người dùng thì nên bỏ đi hoặc vệ sinh chai, sau đó cho nước mới vào để uống tiếp.

Thúy Quỳnh

]]>