nhau cài răng lược – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 08 Jan 2019 02:56:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png nhau cài răng lược – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bác sĩ của hai bệnh viện “cân não” cứu sản phụ nhau cài răng lược xâm lấn bàng quang http://tapchisuckhoedoisong.com/bac-si-cua-hai-benh-vien-can-nao-cuu-san-phu-nhau-cai-rang-luoc-xam-lan-bang-quang-17699/ Tue, 08 Jan 2019 02:56:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bac-si-cua-hai-benh-vien-can-nao-cuu-san-phu-nhau-cai-rang-luoc-xam-lan-bang-quang-17699/ [...]]]>

Sản phụ Nguyễn Thị T. (34 tuổi, ngụ tại huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) nhập viện với chẩn đoán con lần 2, PARA 1001, thai 34 tuần, ngôi đầu, vết mổ cũ, nhau tiền đạo theo dõi nhau cài răng lược. Qua thăm khám, kết hợp các kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng chuyên sâu phát hiện nhau tiền đạo cài răng lược bám toàn bộ vào cơ tử cung xâm lấn đến bàng quang vô cùng nguy hiểm.

Ngay lập tức, các Bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành mời hội chẩn liên viện với các bác sĩ chuyên khoa, gồm: Sản phụ khoa, Niệu khoa, Gây mê hồi sức, Huyết học,… Vào lúc 9h20, cuộc phẫu thuật lấy thai được tiến hành với sự phối hợp sẵn sàng của ekip phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm của BV Phụ sản TP. Cần Thơ  cùng với sự hỗ trợ của ekip bác sĩ đền từ Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ để có kế hoạch can thiệp một cách nhanh chóng, tích cực với đầy đủ phương tiện hồi sức mẹ/sơ sinh và ngân hàng máu.

Trong quá trình phẫu thuật, do vị trí nhau bám chặt, đâm xuyên cơ tử cung và xâm lấn sâu vào bàng quang nơi có nhiều mạch máu tăng sinh phức tạp, ekip các Bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật lấy thai, cắt tử cung thay vì bóc tách nhau, giúp sản phụ thoát nguy cơ tử vong do xuất huyết trầm trọng và tổn thương tử cung cùng các cơ quan lân cận. Với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa cùng các phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm, chị T. đã có cuộc “vượt cạn” an toàn, mẹ tròn con vuông sau gần 3 giờ tập trung phẫu thuật.

Nhân viên y tế của bệnh viện đang chăm sóc sản phụ

BS.CKII. Đỗ Thị Minh Nguyệt – Phó Trưởng khoa Sản bệnh, trưởng kíp phẫu thuật  cho biết: Nhau tiền đạo cài răng lược là nhau bám đoạn dưới tử cung, vị trí mà lớp cơ tử cung mỏng, mạch máu nuôi nghèo nàn nên các gai nhau dễ lan rộng và cắm sâu vào lớp cơ tử cung, thậm chí xuyên thủng cả lớp cơ tử cung, xâm lấn vào các cơ quan lân cận như bàng quang, ruột. Đây một bệnh lý góp phần làm tăng tai biến xuất huyết và tử vong trong lúc sinh mổ, thường xuất hiện ba tháng cuối thai kỳ. Thai phụ bị nhau tiền đạo; có sẹo mổ lấy thai; tiền căn bóc nhân xơ tử cung; sinh con nhiều lần; tiền sử nạo phá thai nhiều lần là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhau cài răng lược trong cuộc sinh nở.

Do vậy, thai phụ cần thăm khám, theo dõi thai định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa có uy tín để được tư vấn, chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe mẹ và thai nhi.”

Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ trong thời gian vừa qua đã tiếp nhận và cấp cứu thành công nhiều trường hợp bệnh nặng, cứu sống được mẹ và bé, đem lại niềm vui mẹ tròn con vuông cho các cặp vợ chồng. Bệnh viện luôn chú trọng đến việc cải tiến, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhằm mục đích chăm sóc và điều trị tốt nhất đối cho sản phụ và người bệnh nhằm tiến tới sự hài lòng của người bệnh, xứng đáng là “Nơi gửi trọn niềm tin”.

 

H.Nguyên

]]>
Nhau cài răng lược – nỗi hãi hùng của cả bác sĩ và thai phụ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhau-cai-rang-luoc-noi-hai-hung-cua-ca-bac-si-va-thai-phu-16718/ Sun, 04 Nov 2018 12:50:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhau-cai-rang-luoc-noi-hai-hung-cua-ca-bac-si-va-thai-phu-16718/ [...]]]>

Nhau cài răng lược là tình trạng bánh nhau bám chặt bất thường vào lớp cơ tử cung của thai phụ. Tùy vào mức độ xâm lấn của bánh nhau mà chia làm 3 mức độ: mức độ nhẹ là nhau bám chặt và xâm lấn một phần cơ tử cung; mức độ trung bình là nhau xâm lấn sâu vào cơ tử cung nhưng chưa qua khỏi lớp thanh mạc tử cung; mức độ nặng là tình trạng bánh nhau xuyên qua khỏi lớp thanh mạc tử cung và xâm lấn đến những cơ quan lân cận như bàng quang và ruột. Đây là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm đối với các sản phụ. Nếu không xử trí kịp thời, sẽ nguy kịch tính mạng cho mẹ và con.

Mới đây các bác sĩ khoa Sản BV Sản Nhi Nghệ An vừa cấp cứu trường hợp sản phụ bị nhau cài răng lược hiếm gặp.

Sản phụ là L.T.T.H ( Nghĩa Thắng, Nghĩa Đàn, Nghệ An) có tiền sử mổ đẻ 2 lần, lần này thai 7 tháng rau tiền đạo ra máu nhập viện tại khoa Sản – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ xác định sản phụ nằm trong nhóm nguy cơ cao cho cả mẹ và con do sản phụ lớn tuổi, vị trí nhau tiền đạo trung tâm trên tiền sử bệnh nhân mổ đẻ cũ 2 lần. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành hội chẩn và quyết định xử trí phẫu thuật lấy thai với sự phối hợp sẵn sàng của các bác sĩ chuyên khoa gồm: Sản khoa, Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu, Huyết học truyền máu, Sơ sinh … đưa ra kế hoạch can thiệp một cách nhanh chóng, tích cực với đầy đủ phương tiện hồi sức mẹ/sơ sinh và ngân hàng máu.

Ca phẫu thuật lấy thai được tiến hành ngay khi sản phụ chảy máu âm đạo nhiều, tình trạng sản phụ hết sức nguy kịch. Do vị trí bánh rau bám mặt trước, mép dưới bánh rau lan qua lỗ trong cổ tử cung, có nhiều mạch máu tăng sinh ở mặt sau đáy bàng quang, máu chảy ồ ạt, ekip phẫu thuật quyết định cắt tử cung cùng sự phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ Gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu để kiểm soát tình trạng chảy máu.

Đồng thời truyền 12 đơn vị máu, 4 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh để ổn định tình trạng huyết động học cho sản phụ. Với sự cố gắng và hướng xử trí tích cực, ca phẫu thuật thành công sau gần 3 giờ, cả mẹ và bé đều an toàn, sản phụ đang được theo dõi tại khoa Sản – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bé gái chào đời nặng 1800 gram được cho thở ôxy và chuyển lên khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh điều trị tiếp, đến thời điểm hiện tại trẻ không phải thở ô xy, tự bú và phản xạ tốt.

Được biết, trong tuần vừa qua khoa Sản của bệnh viện liên tiếp tiếp nhận 4 trường hợp sản phụ bị rau cài răng lược.

Sản phụ đã ổn định sức khỏe và đang được theo dõi tạ BV Sản Nhi Nghệ An

Theo Ths.BsTrần Quang Hanh – Phó Trưởng khoa Sản – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết: ” Trường hợp Bệnh nhân H rất may mắn do được cấp cứu và xử trí kịp thời, bởi với những trường hợp bị nhau cài răng lược, xâm lấn bàng quang, tuổi lại cao như chị H nên nguy cơ thai kỳ cao cho cả mẹ và con, dẫn đến sinh con non tháng và xuất huyết nhiều trong lúc sinh. Do vậy, việc chẩn đoán và xử trí cần phải thận trọng, phẫu thuật chỉ nên thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa có đủ điều kiện, và bác sỹ giàu kinh nghiệm.

BS Trần Quang Hanh cũng lưu ý, để giảm thiểu nguy cơ, phụ nữ cần chủ động trong kế hoạch hóa gia đình, tránh nạo hút thai và không lạm dụng mổ lấy thai để tránh nguy cơ gây nhau cài răng lược cho những thai kỳ sau.

 

 

H.Nguyên

]]>
Không nên nạo phá thai để tránh nhau cài răng lược http://tapchisuckhoedoisong.com/khong-nen-nao-pha-thai-de-tranh-nhau-cai-rang-luoc-3658/ Thu, 19 Jul 2018 07:03:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khong-nen-nao-pha-thai-de-tranh-nhau-cai-rang-luoc-3658/ [...]]]>
pregnant-1990034b-2889-1382089495.jpg

Ảnh: telegraph.co.uk

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đặng Lê Dung Hạnh (Trưởng khoa Khám bệnh A, Bệnh viện Hùng Vương TP HCM), đây là tình trạng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ, cũng như khả năng mang thai lần sau.

Bác sĩ Dung Hạnh cho biết, bánh nhau có vai trò là trạm trung gian trao đổi chất từ mẹ sang thai nhi và ngược lại. Máu mẹ đổ từ các mạch máu ở thành tử cung vào các hố máu sau bánh nhau (gọi là hồ máu). Mặt sau bánh nhau có cấu trúc như các gai, nhúng vào các hồ máu này. Máu con sẽ lưu thông trong các gai nhau. Chất dinh dưỡng và dưỡng khí đi từ máu mẹ qua gai nhau vào máu con; thán khí và chất thải đi từ máu con qua gai nhau đổ vào máu mẹ.

Sau khi thai nhi được sinh ra, sẽ có sự bong tróc gai nhau khỏi các hồ máu tạo nên sự bong toàn bộ bánh nhau khỏi thành tử cung và nhau thoát ra ngoài sau đó. Các gai nhau thường chỉ bám đến một phần nội mạc tử cung là lớp lót mặt trong của tử cung (tử cung có các lớp: nội mạc, lớp cơ, thanh mạc – là phần bao ngoài, hiểu nôm na là lớp lót mặt ngoài).

Khi nhau cài răng lược, tuỳ theo mức độ, các gai nhau sẽ bám chặt vào thành tử cung, xuyên hết phần nội mạc, xuyên đến lớp cơ, hay xuyên hết tất cả lớp của thành tử cung và ăn lan ra các cơ quan nằm cạnh bên như ruột, bàng quang. Do đó, sau khi thai nhi ra đời, các gai nhau sẽ không bong được một cách tự nhiên khỏi thành tử cung. Để thoát nhau, lúc này, cần phải can thiệp bằng cách bóc nhau. Nếu nhau bám quá chặt, bóc nhau cũng không lấy được hoàn toàn, có khi còn làm tổn thương thành tử cung (thủng, vỡ tử cung). Nếu nhau bám ra tới các cơ quan lân cận sẽ làm thủng cả cơ quan này.

Nguyên nhân gây nhau cài răng lược thường là do thành tử cung nơi nhau bám bị suy yếu, không đủ dinh dưỡng, nên các gai nhau phải tăng cường phát triển. Có thể gặp nhau cài răng lược trong nhau tiền đạo: nhau bám phần dưới của thân tử cung, vốn là nơi có lớp cơ mỏng; hoặc trên người nạo phá thai nhiều lần, trên người có vết sẹo ở tử cung (mổ sanh nhiều lần, mổ bóc nhân xơ tử cung), trên người có nhân xơ tử cung (làm cho thành tử cung có dinh dưỡng kém). Do vậy, chị em nên ngăn ngừa nhau cài răng lược bằng cách tránh nạo phá thai nhiều lần, tránh mổ sanh nhiều lần.

Tình trạng nhau cài răng lược hầu như không có dấu hiệu gì báo trước trong lúc mang thai, chỉ biết được khi sinh (sinh thường hay sinh mổ) mà nhau thoát ra chậm hay khó khăn dù có can thiệp bằng cách bóc nhau sau sinh. Thường khi có chẩn đoán tình trạng nhau tiền đạo hay trên các nhóm nguyên nhân đã kể, bác sĩ sẽ cẩn thận xem xét có nhau cài răng lược không. Khi siêu âm thai khoảng ba tháng cuối thai kỳ, người siêu âm cũng thường quan tâm xem có tình trạng nhau bám quá sâu không, nhất là khi có nhau tiền đạo. Do vậy, sẽ có chẩn đoán nhau cài răng lược trước hay sau khi sinh, xử trí cũng theo đó mà khác nhau.

Khi có chẩn đoán chủ động trước lúc sinh, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán cụ thể mức độ bám chặt của nhau, mức độ tổn thương các cơ quan lân cận. Khi thấy nhau bám quá chặt, xâm lấn các cơ quan lân cận, bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy em bé, để nguyên bánh nhau và cắt tử cung cùng với bánh nhau, vì nếu cố bóc nhau sẽ làm mất máu trầm trọng và tổn thương tử cung lẫn cơ quan lân cận. Khi cài răng lược ít hơn (không quá thành tử cung), có thể chỉ mổ sinh, cố gắng lấy phần nhau bong được, phần nhau khó lấy sau đó sẽ dùng thuốc để diệt. Cuộc mổ sinh có nhau cài răng lược là cuộc mổ khó, đòi hỏi tay nghề người mổ phải cao, khả năng mất máu nhiều (đã có cuộc mổ cần đến 5-6 lít máu, bằng cả lượng máu vốn có của một người bình thường), cũng như có khả năng ảnh hưởng việc mang thai lần sau.

Khi chẩn đoán nhau cài răng lược sau lúc thai nhi ra đời, tuỳ theo sinh mổ hay sinh thường, cần nghi ngờ có nhau cài răng lược nếu thấy nhau không bong tự nhiên sau khi em bé ra; sẽ cố gắng lấy phần nhau bằng cách bóc nhau, cầm máu khi có chảy máu quá nhiều (bằng thuốc hay bằng phẫu thuật), cũng có thể dùng thuốc tiêu diệt phần nhau còn lại. Nói chung, chẩn đoán lúc này là khá bị động, xử trí cụ thể tuỳ theo tình trạng nhau bám, sự mất máu của mẹ.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

]]>
Hạnh phúc của sản phụ nhiễm HIV giữ được chức năng làm mẹ http://tapchisuckhoedoisong.com/hanh-phuc-cua-san-phu-nhiem-hiv-giu-duoc-chuc-nang-lam-me-3540/ Thu, 19 Jul 2018 06:50:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hanh-phuc-cua-san-phu-nhiem-hiv-giu-duoc-chuc-nang-lam-me-3540/ [...]]]>

Kết quả siêu âm Doppler màu nghi ngờ nhau tiền đạo trung tâm, mặt trước nghi ngờ nhau cài răng lược, sản phụ 28 tuổi được thực hiện MRI chẩn đoán nhau cài răng lược thể Increta. Vì phần bánh nhau nghi ăn sâu vào lớp cơ tử cung, thai phụ bước vào phòng mổ với tư vấn có thể nguy cơ cao cho cả mẹ và con do có thể xuất huyết ồ ạt, không loại trừ trường hợp phải cắt bỏ tử cung để đảm bảo an toàn tính mạng. Vượt cạn thành công, con gái chào đời khỏe mạnh 2,9 kg, người mẹ nghẹn ngào hạnh phúc sau những chuỗi ngày lo lắng.

Phó giáo sư, bác sĩ Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Trưởng Khoa Sản Bệnh, Bệnh viện Hùng Vương cho biết đây là trường hợp hiếm gặp vì sản phụ chưa từng mổ sinh hay nạo phá thai trước đó, chỉ có một lần sinh thường nhưng vẫn xuất hiện nhau cài răng lược. Tần suất này  khoảng 7.000 người mới có một trường hợp bị.

Theo phó giáo sư Khánh Trang, nhau cài răng lược là tình trạng gai nhau xâm lấn qua màng đáy vào cơ tử cung. Trong trường hợp diện tích xâm lấn lớn, nhau bám quá chặt dẫn đến khi mổ có thể không lấy được bánh nhau, gây biến chứng băng huyết sau sinh trầm trọng, nhiễm trùng, thủng hoặc vỡ tử cung… Trước đây, đa số các trường hợp sản phụ nhau cài răng lược thường được xử trí cắt tử cung ngay sau khi mổ lấy thai để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả mẹ và con.

“Mỗi một phút động mạch tử cung chảy khoảng 600 ml máu. Cơ thể người phụ nữ mang thai chứa khoảng 4.000-4.500 ml máu. Trong cuộc mổ sinh khi phát hiện nhau cài răng lược nếu lúng túng, không xử lý kịp thời, không đủ máu để truyền thì chỉ trong vòng chưa tới 10 phút, sản phụ sẽ bị sốc do mất máu lượng lớn và có nguy cơ tử vong”, phó giáo sư Khánh Trang phân tích.

Tình trạng của sản phụ này nặng nề do sức khỏe yếu, nhau tiền đạo trung tâm, bánh nhau ăn sâu vào lớp cơ tử cung. Ê kíp chính phẫu thuật bao gồm phó giáo sư Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, bác sĩ Trần Thị Ngọc Tâm, bác sĩ gây mê Nguyễn Thị Kim Hà đã chủ động khống chế chảy máu, dự trù sẵn hồng cầu đậm đặc cùng nhóm, truyền máu kịp thời cho bệnh nhân để giúp cuộc mổ an toàn. Kết quả là bệnh nhân bảo tồn tử cung thành công, truyền 2 đơn vị máu và thời gian mổ khoảng 45 phút.

“Với thai phụ nhiễm HIV, ca mổ đòi hỏi các bác sĩ phải cẩn trọng, mọi thao tác đều bị giới hạn chậm hơn. Trong trường hợp bảo tồn tử cung ở bệnh lý nhau cài răng lược, vừa đòi hỏi tốc độ nhanh chóng để hạn chế xuất huyết, vừa phải xử lý từng bước kỹ lưỡng để tránh sang chấn gây nguy cơ phơi nhiễm là một thách thức với các bác sĩ”, phó giáo sư Trang phân tích. Nếu cắt bỏ tử cung thai phụ, ê kip đỡ phải áp lực “chạy đua” thời gian nhưng với tâm niệm “cố gắng đạt được điều tốt nhất cho người bệnh mà không có sự phân biệt đối xử”, các bác sĩ đã nỗ lực làm nên điều kỳ diệu. Sau mổ sức khỏe của cả mẹ lẫn con đều ổn định.

Phó giáo sư Khánh Trang khuyến cáo, phụ nữ có thai nên đi khám và siêu âm thai định kỳ. Chẩn đoán sớm nhau cài răng lược giúp có sự chuẩn bị cho mẹ và thai khi thích hợp sẽ có can thiệp kịp thời giúp giảm nguy cơ. Chỉ sinh mổ khi thật sự cần thiết, nên tránh nạo phá thai, hạn chế mổ trên tử cung nhiều lần để hạn chế nguy cơ nhau cài răng lược.

Các nghiên cứu trong y văn ghi nhận, sau mổ sinh một lần nguy cơ nhau cài răng lược tăng 0,65%, sau mổ 2 lần tăng 1,8%, sau mổ 3 lần tăng 3% và sau mổ 4 lần nguy cơ tăng 10%. Tại Bệnh viện Hùng Vương từ năm 1995 đến 2011, tỷ lệ mổ lấy thai tăng từ 17,1%  đến 42,8%, tỷ lệ nhau cài răng lược tăng từ 1/10.000 lên 1/4.762, đặc biệt trong nhóm có nhau tiền đạo trên vết mổ sinh cũ.

Lê Phương

]]>